Home
» Văn học dịch
» Mẹ câm (Tác giả: Khuyết danh) – Phạm Thanh Cải Dịch theo nguyên bản tiếng Trung
Mẹ câm (Tác giả: Khuyết danh) – Phạm Thanh Cải Dịch theo nguyên bản tiếng Trung
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016
Không
có người mẹ nào bình thường hơn mẹ tôi. Trong ký ức của tôi, dường như không
thấy mẹ có điều gì để tôi mang ra khoe khoang cả. Bà không biết chữ, dáng dấp
cũng bình thường, mà còn có điều chẳng hay ho là bà lại bị câm nữa. Hơn
hai mươi năm nay, chưa bao giờ tôi nghe được tiếng yêu thương của mẹ. Mẹ tôi
chỉ dùng cử chỉ bằng tay để ra hiệu, dùng ánh mắt để biểu đạt những điều muốn
nói, tôi thường chăm chú nhìn để hiểu ý mẹ.
Tác giả Phạm Thanh Cải
Tác giả: Khuyết
danh
Không có người mẹ nào bình thường hơn mẹ tôi. Trong ký ức của tôi, dường
như không thấy mẹ có điều gì để tôi mang ra khoe khoang cả. Bà không biết chữ,
dáng dấp cũng bình thường, mà còn có điều chẳng hay ho là bà lại bị câm
nữa. Hơn hai mươi năm nay, chưa bao giờ tôi nghe được tiếng yêu thương của mẹ.
Mẹ tôi chỉ dùng cử chỉ bằng tay để ra hiệu, dùng ánh mắt để biểu đạt những điều
muốn nói, tôi thường chăm chú nhìn để hiểu ý mẹ.
Có
lúc, tôi thực sự oán hận. Tại sao mẹ tôi sinh ra lại bị câm? Tại sao cha tôi
lại làm cho mẹ như một cái máy đẻ? Hàng chục năm không biết mệt mỏi, bà đã sinh
ra bảy người con, nhưng ông thì chẳng mấy quan tâm mà lang thang đi khắp mọi
nơi.
Tôi
vốn dĩ không biết cha tôi dáng dấp như thế nào. Chỉ những lần đi tảo mộ vào dịp
tiết Thanh minh, cả một lũ chúng tôi theo sau mẹ, tới thả giấy tiền, thắp hương
trước cái biển bằng gỗ đứng lẻ loi trong cỏ dại um tùm. Trong ký ức của tôi,
với đứa trẻ mới lớn như tôi không được gọi bằng tên của mình, mà lại gọi
là “cô Bảy con bà câm”. Điều này là rắc rối nhất của tôi. Vì vậy, tôi
luôn làm một cái gai trong người của mẹ, thường làm cho mẹ nhìn với ánh mắt
lạnh lùng.
Trong ký ức của tôi, mẹ thường mặc một chiếc áo khoác có hoa trắng và có
vạt áo màu xanh da trời. Sau này, chiếc áo dần dần bị phai màu. Đến khi tôi đi
học ở trung học cơ sở, chiếc áo ấy đã bị vá bằng những miếng vá nhàu nhĩ.
Tôi
nghe nói đó là chiếc áo cưới của mẹ. Chiếc áo đã phai màu theo những nếp nhăn
trên trán mẹ tăng dần. Mái tóc đen của mẹ cũng không tránh khỏi, cùng với việc
số chị em chúng tôi đông thêm thì nó cũng dần ngả sang hoa râm, rồi sau đó, mái
tóc của mẹ đã trở nên bạc trắng. Những bông hoa màu trắng trên áo khoác của mẹ
cũng đã mờ đi, chả còn nhìn thấy nữa...
Nhà
người nghèo khó vẫn còn có chút gặp may. Bảy anh chị em chúng tôi tuy vậy đều
là những người cao ráo, sáng sủa, người nào cũng khỏe mạnh. Trong bảy anh chị
em, tôi lại là người may mắn nhất. Các anh chị em nhờ có giúp đỡ của làng
xóm được học xong tiểu học, còn tôi không những được học trên thị trấn, vậy mà
còn đi thi đến tận trên huyện, học xong trung học phổ thông.
Gánh nặng của mẹ sớm nặng nề như vậy, nên mới 52 tuổi mà trông mẹ tôi đã
giống như những bà già sáu, bảy mươi.
Chúng tôi lớn lên, xinh đẹp, còn gì mà nói nữa!
Mẹ
thì càng ngày càng già càng xấu xí, vẫn không một lời ca thán!
Năm
ngoái, Lễ tốt nghiệp trung học phổ thông của tôi được tổ chức ở Trung tâm văn
hóa của thị trấn. Mẹ dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho tôi. Vì đi cùng tôi
đến thị trấn để báo cáo, không biết tự lúc nào mẹ tôi đã thay một chiếc áo
khoác màu xanh mới. Ngày hôm đó lần đầu tiên tôi nhìn thấy mái tóc của mẹ được
chải gọn gàng, ánh lên lộng lẫy. Tôi nghĩ rằng không nên đi cùng với bà ấy, dù
tôi không muốn đi cùng một người mẹ câm trước một đám đông lớn. Tuy nhiên, thấy
gương mặt rạng ngời của mẹ, tôi vui vẻ đồng ý để mẹ đi cùng với tôi tới Ủy ban
thị trấn. Tôi dùng xe đạp chở mẹ đi. Mẹ tôi gặp ai cũng tươi cười, nháy mắt và
gật đầu, còn miệng thì tỉnh thoảng phát ra những tiếng u u, ơ ơ . Có lẽ
mẹ tôi muốn khoe khoang với mọi người về đứa con gái của mình có tiền đồ triển
vọng hoặc là cách biểu thị niềm tự hào độc đáo của một người mẹ câm.
Ai
sẽ có thể nghĩ đến? Đêm đó, một thảm họa thực sự từ trên trời rơi xuống!
Đi
ngược chiều với đèn pha chiếu sáng của chiếc xe chạy tốc độ cao làm tôi bị chói
không mở được mắt, trong một tích tắc bị đâm vào xe. Chỉ nghe một tiếng “rầm”,
sau đó tôi không còn biết gì nữa….
Tôi
mới 20 tuổi mà đã đi đến một thế giới khác như thế đấy ...
Trong câu chuyện này, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới người lái xe có lương
tâm, anh ta không bỏ đi, mà kêu cứu khắp nơi. Không biết bao lâu, mọi người
nhận ra rằng: Thân thể đầy những máu này là: “Cô Bảy con bà câm”!
Sau
đó là tất cả các anh chị em khóc lóc và kêu la, nhưng không biết phải làm gì.
Mẹ tôi chạy đến, bà gạt đám đông qua một bên, nhẹ nhàng cúi xuống cố gắng để
ngón tay vào mũi của tôi. Cũng không có bất kỳ cử chỉ phân trần nào, bà chặn
một chiếc xe ba bánh trên đường, lấy từ trong ngực ra tờ 20 nhân dân tệ, vẽ một
cây thập tự trong lòng bàn tay của lái xe, ngụ ý nói: “Bây giờ anh hãy giúp đưa
con tôi đến bệnh viện!”. Những người có mặt ở trên đường lúc ấy, sau này nói
lại là lúc ấy mẹ tôi dường như là một người chỉ huy quyết định hết cả!
Lúc
ấy, anh trai và chị gái tôi như chợt tỉnh ngộ, ba chân bốn cẳng bế tôi lên xe,
đưa tôi đến bệnh viện huyện cách xa đấy những 20 cây số.
Các
bác sĩ phòng cấp cứu, sau khi nghe tin, đã tới nhanh chóng làm sạch vết thương.
Họ khám thấy hộp sọ của tôi đã bị lún xuống gần một nửa, chân phải thì gãy làm
ba. Hầu như không có huyết áp, tim gần như đã ngừng đập. Tất cả các bác sĩ điều
trị đều lắc đầu như trống bỏi, ra hiệu cho anh chị em tôi đưa người nhà về mà
chuẩn bị tang lễ. Tin ấy chẳng khác nào như tiếng sét giữa trời quang. Các anh
các chị tôi bật khóc òa lên, như thể tôi đã chết rồi ấy, thậm chí còn giận hơn
là anh cả lại còn vội ra dịch vụ tang lễ trước cửa bệnh viện mua “vải liệm,
giày liệm” cho tôi.
Trong lúc hoảng sợ, mẹ tôi vẫn giữ vẻ bình tĩnh, không chảy một giọt
nước mắt. Mẹ lần lượt vỗ vai anh chị tôi, ra ý bảo họ hãy lau nước mắt đi,
nhưng chính bà lại không cầm được nước mắt. Mẹ chìa ngón tay cái ra, và chỉ vào
thái dương mình, có ý là: “Các con đừng khóc, mẹ đã không rơi nước mắt, thì các
con khóc làm gì? Bây giờ không phải là thời gian để khóc, để tìm một cách để
cứu em của các con.”
Sau
đó, mắt mẹ ráo hoảnh, quắc lên bắt anh cả lập tức dừng lại không được đi mua
“vải liệm, giày liệm” nữa. Đưa hai ngón tay ra chỉ vào tôi, đưa ngón tay
cái, lắc lắc đầu, nhắm mắt lại. Điều đó có nghĩa rằng, nó đã 20 tuổi rồi, sức
sống mạnh mẽ lắm, bà tin rằng, sẽ không bao giờ nó chết!
Các
anh chị em tôi được sự khuyến khích của mẹ đã bình tâm lại. Bà quay lại và ra
hiệu cho anh chị em của tôi đi đến văn phòng của bác sĩ. Tiến vào cửa, bà nhìn
chằm chằm vào tấm biển khẩu hiệu treo tường: “Cứu người bị thương, là thực hiện
nhân đạo cách mạng”, bên cạnh đó treo vô số cờ thưởng thi đua.
Bà
không biết chữ, nên không đọc được khẩu hiệu đó viết chữ gì, nhưng bà đột nhiên
chạy nhào tới tấm biển và vuốt ve trên lá cờ thưởng thi đua, rồi bà sấn tới bên
các bác sĩ làm các cử chỉ ra hiệu. Ý bà muốn nói là, “Các vị hãy làm như những
lời đã viết ở trên, hãy cứu lấy con tôi!”
Bác
sĩ kiên nhẫn giải thích cho mẹ tôi, anh trai thì dùng ký hiệu dịch lại, họ nói
với mẹ: “Con của bà không còn cách nào cứu được nữa, phải tốn rất nhiều tiền.
Mà ngay cả tốn rất nhiều tiền cũng chưa chắc cứu được...”.
Mẹ
tôi đã không chờ cho anh cả dịch xong , dường như tất cả đều rõ ràng. Bà
làm các động tác như làm ruộng, cắt cỏ, nuôi lợn, chăn gà vịt…, chìa hai
tay làm động tác đếm tiền, làm các cử chỉ ra hiệu, ý bà muốn
nói, “Chúng tôi làm ruộng làm nghề phụ kiếm được 2.000 đồng, có thể cầm đến
ngay".
Bác
sĩ lắc đầu, con số này là không đủ.
Mẹ
tôi ngay lập tức chỉ vào 6 đứa con, nắm chặt tay và lắc lắc, lại chỉ lên trần
nhà ở trên đầu, chỉ mặt đất dưới chân, lắc lắc đầu, lại chỉ vào bác sĩ,
đặt tay lên ngực mình, ý muốn nói là, tôi có sáu đứa con, cả nhà tôi đoàn kết
một lòng, nhất định có thể trả được. Nếu không được, còn có nhà, còn có
đất (bà ấy không biết rằng ruộng đất không thể mua bán được) có thể được mua
lại, dù có khuynh gia bại sản cũng không tiếc. Tiền, không thành vấn đề, xin
các bác sĩ yên tâm ...
Anh cả vừa dịch xong, một nữ bác sĩ đã khóc
không thành tiếng.
Các
bác sĩ lại một lần nữa thanh minh với mẹ tôi: Phải mất rất nhiều tiền mà người
cũng không chắc sống được, không khéo sẽ chết trên bàn mổ.
Mẹ
tôi lại tiếp tục làm các cử chỉ, ý bà muốn nói rằng: chủ yếu là các anh chịu
phẫu thuật, dù người đã chết, bà cũng trả tiền, quyết không bao giờ hối
tiếc!
Một
người mẹ câm không có văn hóa, vì cứu tính mạng của con đã bày tỏ một cách tinh
tế .
Một
bà già thôn quê không biết dụng ngôn từ nghệ thuât, từ đầu đến cuối chỉ dùng cử
chỉ bằng tay sáng tạo của mình bày tỏ rất hoàn hảo. Cử chỉ của bà khiến người
ta hoa cả mắt, trình độ bày tỏ rõ ràng, thậm chí một người bình thường ăn nói
lưu loát, cũng không thể sánh kịp với bà, nhiều nhân viên lúc ấy không cầm được
nước mắt ...
Bác
sĩ chủ trị vẫy tay nói: “Phẫu thuật ngay lập tức!”.
Phòng chẩn trị đặc biệt im lặng như chết.
Thần Chết theo sát bủa vây tôi. Một ngày, hai ngày, năm ngày rồi bảy
ngày qua đi, tôi vẫn còn là một “người thực vật”. Nhiều người có lòng tốt đã
đến an ủi mẹ, khiến bà như đã chết cả con tim. Họ khuyên bà đừng tự làm tổn hại
thân thể của mình, khi đứa con như vậy rất khó có thể sống được trên đời này.
Tuy nhiên, bất cứ họ thuyết phục thế nào, bà luôn cuơng quyết lắc đầu, quyết
tin rằng đứa con của bà có thể sống lại! Mọi người nghi ngờ rằng bà câm không
biết có phải điên hay không nữa!
Nhưng mẹ tôi vẫn với một cơ thể gầy gò, ốm yếu đứng lặng lẽ trên giường
của tôi và hy vọng ...
Bệnh tật và Thần Chết cuối cùng bị đánh bại trong cuộc đọ sức với lòng
tin vĩnh cửu của mẹ tôi. Sau khi rời khỏi thế giới này chín ngày chín đêm tôi
đã mở mắt ra một cách kỳ diệu. Mẹ tôi đầu tiên nhìn thấy mi mắt của tôi khẽ
động đậy, bà nhận định rằng tôi đã sống lại rồi. Đúng vậy, tôi tỉnh dậy từ một
cơn ác mộng. Tôi chỉ nhớ khi những tia sáng đầu tiên đập vào mắt tôi, trong tầm
mắt tôi thấy mẹ im lặng, tóc lòa xòa, không nói một lờj.
Khi
tôi một lần nữa cảm nhận được là tôi lại thuộc về thế giới này, cảm thấy rõ
ràng từ hốc mắt trũng sâu của mẹ lăn ra hai giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống
mặt tôi, giọt nước mắt ấy như một dòng suối nhỏ tinh khiết từ từ chảy trong
trái tim tôi.
Tôi
muốn lấy hết sức nhào vào vòng tay của mẹ, gọi thật to: “Mẹ ơi!”
Tuy
nhiên, tất cả cố gắng đều chẳng ăn thua, hình như là tất cả các bộ phận không
phải là của tôi nữa. Tôi buộc phải cố sức mấp máy miệng. Mẹ tôi ngay lập tức
đưa hai bàn tay sù sì, thô ráp như vỏ cây khô vuốt nhẹ má tôi, lắc lắc đầu, chỉ
vào ngực, gật gật đầu. Ý bà muốn nói là không cần tôi nói bà đã mãn nguyện lắm
rồi.
Ánh
nắng mặt trời ấm áp từ ngoài cửa sổ chiếu vào. Người mẹ rạng ngời trong hào
quang bảy sắc nhìn tôi lặng lẽ mỉm cười, nụ cười mới đẹp làm sao, bình thản làm
sao!
Phạm Thanh Cải Dịch theo nguyên bản tiếng
Trung.
Nguồn: tuwangge.club
Dịch theo nguyên bản tiếng Trung
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hà Nội ngày 25/03/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
___________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét