Thơ trên các bức bích họa ở Sigiriya – Bản dịch Phạm Thanh Cải
Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014
Sigiriya là cố đô của nước Sri Lanka . Trên vách núi đá ở Sigiriya, các bức bích họa vô cùng cảm động, đó là những tác phẩm nghệ thuật vô cùng quý báu được vẽ từ 1500 năm trước đây dưới thời trị vì của vua Kassapa I. Các bức bích họa đa số là chân dung phụ nữ, tất cả họ đều mang trang sức rất đẹp, duyên dáng, sống động như thật. Trong thời gian khoảng 600, từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ X, rất nhiều khách du lịch đã đến tham quan, họ ngắm phong cảnh hữu tình, nhân lúc sảng khoái, cao hứng, dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ họ đã khắc lên vách đá các bài thơ với phong cách đa dạng, làm nên những bài thơ Sigiriya nổi tiếng. Tác giả của những bài thơ này, ngoài các nhà sư, các vị vua, các vị tướng, các văn nhân, mà còn có những thường dân.
Những bức họa trên vách núi |
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Phạm Thanh Cải
Địa chỉ TP. Hải Phòng
ĐT: 01696306682
Email: phamthanhcai@gmail.com
_____
Phạm Thanh Cải dịch theo bản tiếng Hoa
(Bài đã dăng trên báo giấy Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh)
Địa chỉ TP. Hải Phòng
ĐT: 01696306682
Email: phamthanhcai@gmail.com
_____
Phạm Thanh Cải dịch theo bản tiếng Hoa
(Bài đã dăng trên báo giấy Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh)
Sigiriya là cố đô của nước Sri Lanka .
Trên vách núi đá ở Sigiriya, các bức bích họa vô cùng cảm động, đó là những tác
phẩm nghệ thuật vô cùng quý báu được vẽ từ 1500 năm trước đây dưới thời trị vì
của vua Kassapa I. Các bức bích họa đa số là chân dung phụ nữ, tất cả họ đều
mang trang sức rất đẹp, duyên dáng, sống động như thật. Trong thời gian khoảng
600, từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ X, rất nhiều khách du lịch đã đến
tham quan, họ ngắm phong cảnh hữu tình, nhân lúc sảng khoái, cao hứng, dưới ánh
sáng mặt trời rực rỡ họ đã khắc lên vách đá các bài thơ với phong cách đa dạng,
làm nên những bài thơ Sigiriya nổi tiếng. Tác giả của những bài thơ này, ngoài
các nhà sư, các vị vua, các vị tướng, các văn nhân, mà còn có những thường dân.
Nội dung của các bài thơ muốn phá vỡ xiềng xích, phản ánh thực tế cuộc sống và
những suy nghĩ và cảm xúc của con người thực tại. Một số bài thơ có bốn câu gọn
gàng, không ít trong số đó là các câu đối không có vần. Nhà thơ sử dụng lối ví
von, hàm súc, tinh tế. Một vài bài thơ hiển nhiên chịu ảnh hưởng của bài “Vân
sứ” của Kalidasa,một nhà thơ lớn của Ấn độ. Thơ Sigiriya tổng số có 685
bài, trong đó có 357 bài có tên tác giả. Ở đây lựa chọn giới thiệu 11 bài thơ
ca tụng bức tranh phụ nữ trên tường.
I
Cô gái vàng trên vách đá,
Ngượng ngùng không nói một lần,
Tay cầm nhành hoa tươi nở,
Mở lòng bày tỏ ý xuân.
II
Hai cô gái bên nhau, đều đẹp,
Sen tím như quấn quít sen vàng,
Xẩm tối khách du vừa ngẩng mặt
Ngỡ hoa đang nở hé nhìn sang.
III
Trông thấy các cô gái,
Xao động cả tấm lòng,
Bạn có thể lạnh nhạt,
Còn ta thì buồn thương.
IV
Tranh cô gái xinh đẹp
Vẻ mặt đầy u buồn,
Nhảy ra khỏi đá núi
Có lẽ nàng chạy luôn.
V
Ngực thêu bông hoa vàng,
Vua bỏ đi đâu mất,
Kể người nghe giọng buồn.
VI
Bên núi, cung nhân tỏ nỗi lòng,
Giọng nàng vọng đến thật thê lương
Nhà Vua dù chết, ta còn sống,
Trần thế ai người sánh Quốc vương?
VII
Môi như đá quý hồng,
Chân mày lá liễu tím.
Ngực căng hai vú sữa
Xinh đẹp cặp thiên nga
Không bức tranh trước mắt,
Rõ nữ thần hiện ra.
VIII
Tiên nữ dạo chơi ở biển xanh,
Hai tay như cánh để bay quanh,
Chớp lòe, gió thổi tung dải lụa
Mưa lớn cuộc chơi vẫn rộn tình
Xuống trần bay đến bên núi đá
Ta dạo cung xưa tận mắt nhìn.
IX
Tranh thiếu nữ đẹp xinh
Nói cùng ta tình ái
Môi dịu dàng khi nói
Ánh mắt đưa
sóng thu
Cô nàng hay lẳng lơ
Tranh cũng không ngoại lệ.
X
Hoa vàng hương thơm ngát,
Xinh đẹp người cầm hoa;
Hoa bị nàng hái mất
Hoa là trái tim ta.
XI
Cô gái vàng phong lưu,
Thân mặc lụa Trung Quốc;
Không muốn ẩn núi hoang,
Nàng theo ta cất bước
Ta kiên trì chờ đợi
Không thể quá vội vàng.
Sưu tầm và
dịch theo bản tiếng Trung của Đặng Điện Thần (TQ)
Nguồn: my285.com
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hà Nội ngày 10.9.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét