Đặng Diệu Thoa bình thơ
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Thướt
tha mái tóc thay lời con tim – Đặng Diệu Thoa bình thơ Phạm Thanh Cải
Thứ
ba - 21/08/2012 10:46
Mái tóc
dài hay ngắn đều được coi là đẹp nếu như nó phù hợp với khuôn mặt, vóc dáng,
môi trường, tính chất công việc và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, mái tóc
dài luôn là biểu tượng của vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thướt tha, duyên dáng và
là niềm kiêu hãnh của người phụ nữ Việt Nam ở mọi thời đại, và nó đã nghiễm
nhiên trở thành một đặc trưng cho phái đẹp. Chả thế mà trong các mẩu chuyện
vui, các câu chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi học đường
người ta thay vì dùng một tên gọi cụ thể của người con gái hay một danh từ
chung chỉ giới nữ người ta đã sử dụng từ "Tóc dài"- một cách gọi rất
nữ tính và cũng thật chuẩn chỉ. ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Diệu Thoa
Tên
thật: Đặng Diệu Thoa
Nghề
nghiệp: Giáo viên
Hiên
sống và giảng dạy tại TP.Ninh Bình
Email: dangdieuthoa@yahoo.com.vn
_____
THƯỚT THA MÁI TÓC
THAY LỜI CON TIM
THƯƠNG LẮM, TÓC DÀI ƠI!
(Thơ Phạm Thanh Cải)
Nhớ thời mười chín, đôi mươi
Gặp em, tôi bỗng sững người nhìn em!
Tóc dài đen mượt đến duyên
Xòa buông tha thướt, dịu hiền làm sao.
Mới đôi câu hỏi câu chào
Mà thân thiết tự khi nào chẳng hay
Nắng chiều tóc gió bay bay
Đã mê ánh mắt, lại say tâm hồn.
Thế rồi, mỗi đứa một phương
Tôi mang suối tóc dài tuôn trong đời.
Tóc dài ơi, tóc dài ơi!
Thướt tha mái tóc thay lời con tim.
Bây giờ tôi gặp lại em
Ngập ngừng muốn gọi, sao nhìn chẳng ra
Vẫn là ánh mắt thẳm xa
Em tôi, tóc ngắn rối xoà chấm vai...
Tìm đâu mái tóc suôn dài
Bao nhiêu xuân sắc của thời mộng mơ?
Đâu rồi em của ngày xưa
Cái ngày tiếng sét sững sờ tình tôi?
Hỏi ra, tôi mới lặng ngưòi
Tóc em cắt bán mất rồi... còn đâu!
Bỗng nhiên em khẽ ngoái đầu
Nhìn con, hai đứa dắt nhau tới trường.
Vẳng xa ở cuối con đường
Tiếng rao bán tóc, buồn thương não nề...
Phạm Thanh Cải
(Thơ Phạm Thanh Cải)
Nhớ thời mười chín, đôi mươi
Gặp em, tôi bỗng sững người nhìn em!
Tóc dài đen mượt đến duyên
Xòa buông tha thướt, dịu hiền làm sao.
Mới đôi câu hỏi câu chào
Mà thân thiết tự khi nào chẳng hay
Nắng chiều tóc gió bay bay
Đã mê ánh mắt, lại say tâm hồn.
Thế rồi, mỗi đứa một phương
Tôi mang suối tóc dài tuôn trong đời.
Tóc dài ơi, tóc dài ơi!
Thướt tha mái tóc thay lời con tim.
Bây giờ tôi gặp lại em
Ngập ngừng muốn gọi, sao nhìn chẳng ra
Vẫn là ánh mắt thẳm xa
Em tôi, tóc ngắn rối xoà chấm vai...
Tìm đâu mái tóc suôn dài
Bao nhiêu xuân sắc của thời mộng mơ?
Đâu rồi em của ngày xưa
Cái ngày tiếng sét sững sờ tình tôi?
Hỏi ra, tôi mới lặng ngưòi
Tóc em cắt bán mất rồi... còn đâu!
Bỗng nhiên em khẽ ngoái đầu
Nhìn con, hai đứa dắt nhau tới trường.
Vẳng xa ở cuối con đường
Tiếng rao bán tóc, buồn thương não nề...
Phạm Thanh Cải
Lời
bình Diệu Thoa:
Mái tóc dài hay ngắn đều
được coi là đẹp nếu như nó phù hợp với khuôn mặt, vóc dáng, môi trường, tính
chất công việc và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, mái tóc dài luôn là biểu
tượng của vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thướt tha, duyên dáng và là niềm kiêu hãnh
của người phụ nữ Việt Nam ở mọi thời đại, và nó đã nghiễm nhiên trở thành một
đặc trưng cho phái đẹp. Chả thế mà trong các mẩu chuyện vui, các câu chuyện đặc
biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi học đường người ta thay vì dùng một
tên gọi cụ thể của người con gái hay một danh từ chung chỉ giới nữ người ta đã
sử dụng từ "Tóc dài"- một cách gọi rất nữ tính và cũng thật chuẩn
chỉ.
Với cách nhập đề rất tự
nhiên, không hề gượng gạo hay khuôn sáo, tác giả đã khéo léo đưa người đọc trở
về miền ký ức xa xôi nào đó, nơi mà lần đầu người trai ấy gặp tiếng sét ái tình
một cách bất ngờ không dự báo: "Gặp em, tôi bỗng sững người nhìn
em!". Chàng trai trong thi phẩm "sững người" trước vẻ đẹp mê hồn
của người con gái, trước những trang phục lỗng lẫy hay những phụ kiện đi kèm như
trang sức quý giá... của cô gái? Người đọc thoát khỏi những dự đoán đa chiều
ngay khi gặp những câu thơ tiếp theo:
Tóc dài đen mượt đến duyên
Xòa buông tha thướt dịu hiền làm sao!
Và rồi:
Nắng chiều tóc gió bay bay
Đã say ánh mắt lại say tâm hồn.
Thật là thỏa đáng trước
lời giải thích nhẹ nhàng mà đầy thuyết phục của chàng trai cho sự "bó giáo
quy hàng" của mình trước vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng, kiều diễm nhưng lại
rất nền nã, thánh thiện của mái tóc dài người con gái mà lần đầu anh gặp. Vâng!
Có lẽ chính cái vẻ đẹp kiêu sa mà gần gũi, tuôn chảy nhưng lại rất êm đềm của
mái tóc kia đã như níu giữ trái tim của chàng trai. Và sự níu kéo ấy không chỉ
dừng lại ở sự mê đắm, ngưỡng mộ cái vẻ đẹp bên ngoài mang tính cảm tính nữa mà
lúc này tình cảm ấy được đặc tả bằng điệp từ "say" một cách rất đắc
địa. Điều đặc biệt hơn nữa là cái "say" ấy tồn tại trong sự chuyển
đổi cảm giác từ "ánh mắt"- cái ta có thể cảm nhận cụ thể qua trực đến
"tâm hồn"- một thế giới nội tâm trừu tượng mà ta không thể cảm nhận
bằng các giác quan thông thường. Cái niềm say mê ấy hẳn ghê gớm lắm, âm ỉ lắm
và có thể nói nó đạt tới cái ngưỡng cao nhất đó là: Vẻ đẹp của người phụ nữ ấy
không chỉ dừng lại ở mái tóc dài đâu, mà chính từ mái tóc ấy, suối tóc ấy đã
toát lên vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong, đó là vẻ đẹp của tâm hồn.
Câu thơ như mềm mại, duyên
dáng, nuột nà khi đặc tả về mái tóc nhung huyền ấy như dòng suối tình tuôn phủ
tâm hồn chàng trai khi cuộc đời xô đẩy để hai người chia hai ngả, mỗi người một
phương. Song, trong thẳm sâu tiềm thức, chàng trai luôn ôm ấp, nâng niu vẻ đẹp
của mái tóc dài ngày xưa ấy với tất cả niềm luyến lưu, ngưỡng vọng:
Tóc dài ơi! Tóc dài ơi!
Thướt tha mái tóc thay lời con tim
Men theo từng câu chữ, ta
bắt gặp hết sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác. Sự thay đổi đột ngột dường như
đã gây sốc trong tình cảm của chàng trai sau bao năm xa gặp lại:
Bây giờ tôi gặp lại em
Ngập ngừng muốn gọi, sao nhìn chẳng ra
Vẫn là ánh mắt thẳm xa
Em tôi, tóc chấm rối xòa chấm vai...
Ánh mắt ấy, con người ấy
vẫn là đây mà sao chàng trai vẫn phải ngỡ ngàng đến thế! Sự ngỡ ngàng có gì như
nuối tiếc, hụt hẫng khi hình ảnh xưa, cái hình ảnh mà ta hằng ấp iu, gìn giữ
đâu còn nữa. Trong khoảnh khắc hụt hẫng ấy người con trai chợt thốt lên lời xót
xa, ai oán có gì như trách cứ vậy:
Tìm đâu mái tóc suôn dài
Bao nhiêu xuân sắc của thời mộng mơ?
Đâu rồi em của ngày xưa
Cái ngày tiếng sét sững sờ tình tôi?
Tôi (mà chắc không chỉ
mình tôi đâu) đã có những phán đoán trước sự thay đổi của mái tóc nơi người con
gái ấy. Có lẽ mái tóc dài óng ả thuở xưa từng làm điêu đứng trái tim của bao
người khác phái, giờ đây đã bị coi là lỗi mốt nên đã được người phụ nữ ấy cắt
đi cho hợp thời trang? Có thể lắm chứ(!)
Không để người đọc bị vây bủa lâu trong những tiên đoán đa chiều ấy, tác giả dẫn dắt người đọc đến một sự thật có thể nói là một sự thật xót xa nhưng đáng trân trọng:
Không để người đọc bị vây bủa lâu trong những tiên đoán đa chiều ấy, tác giả dẫn dắt người đọc đến một sự thật có thể nói là một sự thật xót xa nhưng đáng trân trọng:
Hỏi ra tôi mới lặng người
Tóc em cắt bán mất rồi... còn đâu!
Bỗng nhiên em khẽ ngoái đầu
Nhìn con, hai đứa dắt nhau tới trường.
Lúc này niềm trách giận,
hiểu lầm trước kia dường như tan biến hết, chỉ còn lại trong ta niềm cảm
thương, day dứt và niềm trân trọng trước sự tận tụy, hy sinh tất cả vì cuộc
sống của các con, vì tương lai tươi sáng của các con. Để các con được theo đòi
cùng chúng bạn, được cắp sách tới trường, người mẹ kia đã đánh đổi bao niềm
vui, thời xuân sắc, kể cả niềm kiêu hãnh của mình mà không hề xót xa, ân hận.
Có chăng chỉ là sự tiếc nuối (thầm thôi) trong sâu thẳm đáy lòng (tôi tin như
thế). Sự hy sinh thầm lặng ấy chính là nét đẹp truyền thống trong nhân cách của
người phụ nữ Việt Nam, một vẻ đẹp lung linh hơn bất cứ ánh hào quang nào. Ánh
hào quang kia cho dù rực rỡ đến mấy cũng không thể sánh nổi vẻ đẹp trong trong
sáng nơi tâm hồn người phụ nữ với đức hy sinh cao cả. Họ chính là những kiệt
tác mà tạo hóa ban tặng cho cuộc đời này- những kiệt tác xứng đáng được tôn thờ
về đức hạnh.
Bài thơ khép lại trong
niềm xúc động nghẹn ngào. Hai câu thơ cuối như một dư âm sâu lắng mà xót xa,
day dứt trước cuộc đời, khi mà đó đây còn nhiều lắm những mảnh đời còn vất vả,
gian truân... Tiếng rao mua tóc như một chuỗi âm thanh xoáy vào lòng người đọc,
một thứ âm thanh buồn thương, nhức nhối trước cuộc đời, một thứ âm thanh chẳng
bao giờ mong muốn mà sao vẫn vô tình điểm tô vào muôn vàn âm thanh trong cuộc
sống?
Cảm ơn tác giả Phạm Thanh
Cải đã mang đến cho chúng ta một thi phẩm hay và những ấn tượng thật ám ảnh về
tính nhân văn cao cả. Niềm xúc động lớn lao bỗng vụt sáng khi ta bắt gặp một
trái tim đồng cảm, một trái tim hòa nhịp cùng những buồn vui trần thế lành mạnh
và cao thượng. Cảm ơn anh đã đánh thức tình yêu thương đồng loại, niềm cảm
thông, chia sẻ trong trái tim mỗi con người. Riêng tôi còn cảm ơn anh vì anh đã
yêu thương mái tóc dài đến thế!
Bài viết được
Nhà thơ Phạm Thanh Cải gửi
đăng
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 27.01.2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Có tiếng gọi nào tha thiết hơn tiếng gọi "Yêu dấu ơi!” – Lời bình Diệu Thoa
Ngày
04.5.2012
Tình yêu nơi cõi
người vốn hàm chứa nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm. Không chỉ thế, nó còn
khác nhau bởi sức biểu đạt, biểu cảm mang dấu tích giai thời. Bởi vậy, ở mỗi
tác phẩm và mỗi khúc đoạn trong cuộc đời, cũng có những ngưỡng mức khác nhau.
Song, cái run rẩy thơ ngây, thánh thiện và vương vấn nhất vẫn là tình yêu thủa
học trò, dễ có mấy ai chưa từng một lần nếm trải.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Diệu Thoa
Tên thật: Đặng Diệu Thoa
Nghề nghiệp: Giáo viên
Hiên sống và giảng dạy tại TP.Ninh Bình
Email: dangdieuthoa@yahoo.com.vn
_____
CÓ TIẾNG GỌI NÀO THA THIẾT HƠN “YÊU DẤU
ƠI!”
YÊU DẤU ƠI!
(Thơ Trần Mai Hường)
Có giấc mơ buồn vương tuổi lớn
Ngược về hái biếc trái tinh khôi
Sân trường mỏng nắng xòe ô gió
Mắt liếc dọc mùa yêu dấu ơi!
Tự nhiên nụ nhớ ngày xưa lạc
Giờ khẽ bung mình nảy sắc hương
Những tưởng thiếp đằm trong cảm thức
Bỗng lật nghiêng đời nghe tim run.
Trần Mai Hường
Lời bình Diệu Thoa
(Thơ Trần Mai Hường)
Có giấc mơ buồn vương tuổi lớn
Ngược về hái biếc trái tinh khôi
Sân trường mỏng nắng xòe ô gió
Mắt liếc dọc mùa yêu dấu ơi!
Tự nhiên nụ nhớ ngày xưa lạc
Giờ khẽ bung mình nảy sắc hương
Những tưởng thiếp đằm trong cảm thức
Bỗng lật nghiêng đời nghe tim run.
Trần Mai Hường
Lời bình Diệu Thoa
Tình yêu nơi cõi
người vốn hàm chứa nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm. Không chỉ thế, nó còn
khác nhau bởi sức biểu đạt, biểu cảm mang dấu tích giai thời. Bởi vậy, ở mỗi
tác phẩm và mỗi khúc đoạn trong cuộc đời, cũng có những ngưỡng mức khác nhau.
Song, cái run rẩy thơ ngây, thánh thiện và vương vấn nhất vẫn là tình yêu thủa
học trò, dễ có mấy ai chưa từng một lần nếm trải.
Tình cảm thuở đầu đời
thơ dại ấy thật thiêng liêng, trong trẻo. Nó vừa nồng nàn, e ấp vừa đắm say,
ngọt ngào mê mụ mà ai đã mang nỗi tơ vương cũng không thoát khỏi tao đoạn phập
phồng với những buồn vui thầm kín. Và cái tình yêu tươi mơ, non dại của thời
trong trắng ấy tưởng đâu theo thời gian khuất lấp, nhòa mờ, thì nay đột nhiên
cựa mình hiển lộ đau đáu khi vẳng lên đâu đó từ xa vắng tiếng gọi bồi hồi, tha
thiết "Yêu dấu ơi!” qua bài thơ mà nhà thơ Mai Hường đã kí thác hồn mình
trong từng con chữ.
Bài thơ vẻn vẹn tám
câu, ngắn gọn, cô đọng nhưng đã chuyển tải được tình cảm và tiếng lòng
của chị. Men theo từng con chữ, người đọc như bị ngợp hồn giữa miền cảm thức
nào đó- nơi xưa xa có một tình yêu miền ký ức dội về. Thiết nghĩ, tám câu trong
"Yêu dấu ơi” không có câu nào lạc điệu hay nằm ngoài "từ
trường” cảm hứng của bài thơ. Điều này được khảng định ngay từ cách nhập
đề.
"Yêu dấu ơi!”- Tiếng gọi
tha thiết như một thanh âm được cất lên từ đỉnh cao của nồng nàn, lãng mạn đã
hút người đọc ngay từ khắc đầu khi chạm bài thơ. Với chỉ một vài chấm phá phớt
mỏng mà bức tranh không gian hiện lên ở khổ thơ đầu đã khá sinh động:
Có giấc mơ buồn vương tuổi lớn
Động từ sở hữu"có” án
ngữ đầu câu thơ thứ nhất đã hướng tâm cảm người đọc vào miền kí ức tươi
sáng, thơ mộng. Tiếp đó là hàng loạt các động từ với mức độ mạnh, nhẹ khác nhau
gợi nhiều liên tưởng kì diệu, tạo hiệu ứng mĩ cảm trong thơ cho người đọc.
Người thơ đang sở hữu một
"giấc mơ buồn”. Thật hồn nhiên, dịu nhẹ khi ta bắt gặp nỗi buồn
"vương tuổi lớn”- lứa tuổi trắng trong và đáng nhớ nhất trong đời. Động từ
"vương” nhẹ như sương khói, như vô tình, không chủ động, đặt trước đối
tượng mang tính ảo, trừu tượng "tuổi lớn” khơi gợi trường liên tưởng của người
đọc trên một giao diện rộng. "Sân
trường mỏng nắng xòe ô gió” là bức tranh tươi sáng mà người thơ đã tạo ra
sau khi phác những nét nhẹ, mềm mại, uyển chuyển. Kí ức thần tiên luôn chấp
chới trong tâm tưởng như tiền đề dẫn ra một hiện tượng minh họa tất yếu,
đặng đừng: "Mắt liếc dọc mùa yêu dấu ơi!”
Cảnh thanh trang, nét ít,
gợi nhiều. gợi nhớ lâu như một sự lựa chọn của tiềm thức. Động từ "ngược
về” là một động thái có chủ định đặt trước động từ cụ thể "hái”, những
tưởng sẽ có một kết quả nhỡn tiền nào đó. Nào ngờ, sau đó là một danh từ trừu
tượng "trái tinh khôi” khiến ta luôn ngỡ ngàng trước không gian mơ hồ, vừa
xác định mà như giả định. Có lẽ vì thế, cái dĩ vãng tình yêu càng da diết, ám
ảnh hơn. "Trái tinh khôi” chẳng phải là trái non tơ, trái chín bói ở
đời cây mới đơm hoa, kết trái mùa đầu sao? Khi ấy "trái tinh khôi”( nếu
không muốn nói là trái cấm) được kết hợp với tính từ "biếc” chỉ sắc độ
khác nhau của màu xanh càng tôn vẻ nõn nường, tươi mới cho một cái gì đó đương
thì nảy nở, tích chứa, căng mọng, tràn đầy nhựa sống, hứa hẹn mùa dâng hương.
Và tình yêu tuổi hồng luôn mang dáng dấp, hình hài, hương vị "trái tinh
khôi” là vậy.
Câu thơ "Mắt
liếc dọc mùa yêu dấu ơi!” bâng khuâng buông xuống kết khổ thơ thứ nhất gợi tả
đôi mắt mở to, trong veo với ánh nhìn hồn nhiên mà đeo đẳng và dễ thương biết
mấy! Ánh nhìn tinh nghịch, mang vẻ gì đó rất Mai Hường tưởng vu vơ mà
sao đằm lắng và mơ mộng thế! Chợt nghĩ: Sao không phải là cái "liếc
xéo” hay "liếc ngang” theo kiểu "Ghé mắt trông sang” của Hồ Xuân
Hương nhỉ? Nếu thế, cái nhìn ấy mới chỉ dừng lại ở sự nhìn, dừng lại ở khoảnh
khắc nào đó dễ tiêu tan. Sức ám ảnh liệu có được là bao? Cái "Liếc
dọc mùa yêu dấu…” gợi cảm giác xa xăm, hun hút theo bao mùa thời gian, mùa chờ
đợi "trái tinh khôi” nồng chín. Ánh nhìn gợi cảm giác chơi vơi, dịu
nhẹ mà đau đáu găm cài trong tâm tưởng, nuối dõi về chốn thẳm xa.
Những thi liệu mang
tính chọn lọc: (giấc mơ buồn, tuổi lớn, trái tinh khôi, mùa yêu dấu…) luôn là
những điểm nhấn tồn tại, lắng đọng trong tâm khảm người đọc. Là những điểm tựa
níu giữ chính xác một khoảnh khắc của cảnh, của một thời đã thuộc về dĩ vãng.
Cảnh của cõi nhớ nên sao mà gợi cảm đến vậy!
Tự
dưng nụ nhớ ngày xưa lạc
Giờ khẽ bung mình nảy sắc hương
Khổ thơ thứ nhất như một
bản lề tinh tế , đảm trách chức phận"tiền hô” thì khổ thơ thứ hai là sự
"hậu ủng” vẹn toàn, ăn ý. Bài thơ dướn lên một đợt thứ hai về giai điệu,
lấy lại sự thanh nhẹ, êm ái nhưng không kém phần mãnh liệt của tình yêu tuổi
ngọc. Tình yêu tinh khôi, mới chớm, đượm nét khiết thuần và cảm tính ấy được
"hậu ủng” bằng "nụ nhớ”, "ngày xưa lạc” thì quả là sự liên
tưởng thần tình. Dường như cái nỗi nhớ ngày xưa ấy cũng văn vắt trong và chúm
chím, e ấp hệt cặp môi thiếu nữ buổi ngập ngừng, bỡ ngỡ..... "Nụ nhớ” ấy chưa
dám hé nở, chưa dám phô túm nhụy nồng nàn hương sắc, mướt mát đê mê, mà ẩn kín
đâu đó. Nào dám hé - dẫu chỉ một lần(!)
Người đọc thích thú
đến ngỡ ngàng khi gặp sự nối kết uyển chuyển giữa hai câu thơ liên tiếp nhau.
Tưởng chừng chỉ là khoảng cách giữa dòng trên và dòng dưới, vậy mà chất chứa cả
quãng thời gian đằng đẵng của đời người. Quãng thời gian ấy được đặc tả chỉ ven
vẹn trong hai từ "ngày xưa” và "giờ” thì quả là đắc địa. Mỗi thi liệu
( nụ nhớ, ngày xưa, lạc, giờ, khẽ bung mình, nảy sắc hương…) lần lượt xuất hiện
như những trường đoạn lô gic trong điện ảnh. Sự xuất hiện liên tục, vừa mờ
chồng, vừa song hiện thật khéo léo tạo điệp khúc của thời gian.Tiếng thì thầm
khe khẽ trong trái tim người thơ đủ sức lay động lòng người, thức dậy miền cảm thức
đôi khi tưởng như có những rung lắc chông chênh nhưng thật đẹp đẽ và vững
bền.
Cái "nụ nhớ”
ngày xưa "lạc” miên man đâu đó, những tưởng đã "thiếp đằm trong cảm
thức”, một ngày kia, chẳng biết nhờ sự gọi mời của những tia nắng xuân ấm áp
hay sự đánh thức của những giọt mưa xuân mát lạ, bỗng trỗi dậy niềm khát khao
dâng tặng, đón đợi sự chiêm ngưỡng, tận hưởng hưởng của thế giới xung quanh.
Cái "nụ nhớ ngày xưa” ấy, qua tất cả những gì đã trải nghiệm, những gì
từng thao thức, giờ chợt "bung mình nảy sắc hương”. Thì ra, cái niềm yêu
xưa đã tự thanh lọc, tích tụ và kết trái. "Trái yêu”ấy đã hẹn giờ. Âm
thầm( khẽ) mà quyết liệt, dữ dội( bung mình, nảy). Cho dù sự cưạ mình có khẽ
khàng đến mấy cũng thừa khảng định sức quyết liệt trong ý thức hết mình cho
sự tách hé, dâng trao…
Đến đây, thực tình
người đọc không yếu bóng vía cũng chẳng tránh khỏi sự giao động về mạch nhịp và
huyết áp khi chạm câu thơ cuối cùng. Chiếc chìa khóa của buồng tim xuất hiện
thông qua tình thái từ " bỗng”! Phải chăng đây là một sự vỡ òa tột đỉnh
của một mối tình sau bao ngại ngùng, kìm nén? Có lẽ, sau sự chờ đợi, tích
chứa, nén dồn, rồi sự trỗi dậy đầy phán quyết của tình cảm, lí trí…chỉ
còn chờ đợi cái phút chót huy hoàng ấy. Chỉ cần chạm nhẹ vào "nút hẹn giờ”
thì "trái tinh khôi” ấy sẽ nổ. Một cái gì đó thật bất ngờ sẽ đến trong sự
tích lũy đủ đầy cả về lượng và chất. "Nụ nhớ ngày xưa” sẽ lạc vào mê hồn
trận tình yêu của thế giới tự nhiên với bao điều kì thú trong niềm khát khao
mọng chín. Niềm khát khao tưởng chừng được nén dồn từ thủa hồng hoang,
khởi thủy. Nhưng không! Ta thở phào nhẹ nhõm khi tiếp cận toàn bộ câu kết thú
vị này. "Bỗng!” Nguy hiểm là thế nhưng chỉ "lật nghiêng đời” để
"nghe tim run” thôi thì thật không chỉ đáng trân trọng lắm mà còn đáng nể
phục nữa kia! Sau sự đấu tranh, giằng kéo của thế giới nội tâm đầy mẫn cảm,
người thơ hướng cảm xúc vào sự vang động của hồn người để lắng nghe con tim yếu
mềm của mình đang run rẩy, chông chênh, tiếng lòng đang thổn thức, cảm
xúc đang trỗi dậy mơ man. Cảm nhận ở đây vượt xa cảm nhận của các giác quan
thông thường. Chị lắng tâm can để cảm nhận được những biến đổi run rẩy,
âm thầm mà mãnh liệt tận nơi khuất lấp nhất của lòng mình.Câu thơ cuối bài như
một nốt nhạc ngân rung da diết… Cảm giác hình như trong thanh điệu ấy có hơi
run rẩy bởi cảm xúc, nhưng lại là điểm sáng huyền diệu nhất của bản tình ca đâu
chỉ thuộc về một thời quá vãng.
"Yêu dấu ơi” là sự
đồng vọng về tình yêu trong hoài niệm mỗi người. Bài thơ ngắn gọn, xinh xắn,
ngôn từ tinh lọc tránh được những trơn mòn, đơn điệu không hiếm gặp ở nhiều bài
thơ viết về tình yêu thủa đầu đời. Bài thơ với cảm giác êm đềm, sâu lắng ấy
vuốt ve trái tim đa cảm của ta, đưa ta trở về sân trường ngợp gió, về với cánh
cổng trường thanh sạch, vô tư; Gọi ta về với miền yêu dấu, thân thương –
nơi bằng lăng vẫn ngăn ngắt sân trường, nơi tiếng trống mãi bập bùng trong kí
ức.
Cảm ơn Trần Mai
Hường– nhà thơ nữ đa tài với bài thơ tình ngọt ngào đầy phong cách. Đến với thơ
tình của chị, ta như được tiếp cận luồng sinh khí mới, một luồng gió ấm mang
theo bao đam mê và khát vọng . Nhà thơ đã, đang khảng định một phong cách
thơ tươi mới, ấn tượng mà bạn đọc luôn nâng niu và đón đợi.
Ninh bình, Đông 2010
Email:
dangdieuthoa@yahoo.com
DĐ:
0942987979
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày- 05/09/2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Bình ngày 04.5.2012
. Cập nhật lại ngày- 05/09/2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Bình ngày 04.5.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Nỗi
niềm chi thế bài thơ – Lời bình Diệu Thoa
Ngày 19.4.2012
Ngày 19.4.2012
Chiều
thu mênh mang nhạt nắng, tôi cùng mấy người bạn thân lang thang qua một con phố
nhỏ ngào ngạt hương hoa sữa. Chợt từ căn gác nhỏ khuất sau lùm Ti gôn màu tím
vọng ra giọng nam trầm nghe lâm li, đầy tâm trạng:
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Diệu Thoa
Tên thật: Đặng Diệu Thoa
Nghề nghiệp: Giáo viên
Hiên sống và giảng dạy tại TP.Ninh Bình
Email: dangdieuthoa@yahoo.com.vn
_____
NỖI NIỀM CHI THẾ BÀI
THƠ?
VẮNG
(Thơ Nguyễn Hữu Thanh)
Chỉ một chiều vắng em
Anh chợt thấy, anh chẳng là anh nữa
Em đã hóa thân trong anh, em là một nửa
Là hơi thở ngọt ngào trong những đêm sâu.
Là tiếng nấc nghẹn ngào trong lúc đớn đau
Là tiếng thở than những khi chờ đợi
Em là nguồn sáng soi đường khi bối rối
Là nỗi khát khao được dâng hiến cho đời.
Em chính là tôi, em là nửa cuộc đời
Là cảm hứng thơ ca, là khát khao sáng tạo
Em là em, là phần tôi thiếu
Là hơi ấm chiều đông, là gió mát trưa hè.
Khi ở bên em, anh như kẻ dại khờ
Để một chiều vắng em, anh mới hiểu ra một lẽ
Em đã hóa thân trong anh, em là một nửa
Em đã là tôi và tôi hóa là em.
(Vắng - Nguyễn Hữu Thanh)
(Thơ Nguyễn Hữu Thanh)
Chỉ một chiều vắng em
Anh chợt thấy, anh chẳng là anh nữa
Em đã hóa thân trong anh, em là một nửa
Là hơi thở ngọt ngào trong những đêm sâu.
Là tiếng nấc nghẹn ngào trong lúc đớn đau
Là tiếng thở than những khi chờ đợi
Em là nguồn sáng soi đường khi bối rối
Là nỗi khát khao được dâng hiến cho đời.
Em chính là tôi, em là nửa cuộc đời
Là cảm hứng thơ ca, là khát khao sáng tạo
Em là em, là phần tôi thiếu
Là hơi ấm chiều đông, là gió mát trưa hè.
Khi ở bên em, anh như kẻ dại khờ
Để một chiều vắng em, anh mới hiểu ra một lẽ
Em đã hóa thân trong anh, em là một nửa
Em đã là tôi và tôi hóa là em.
(Vắng - Nguyễn Hữu Thanh)
Lời
bình Diệu Thoa
Chiều thu mênh mang nhạt
nắng, tôi cùng mấy người bạn thân lang thang qua một con phố nhỏ ngào ngạt
hương hoa sữa. Chợt từ căn gác nhỏ khuất sau lùm Ti gôn màu tím vọng ra giọng
nam trầm nghe lâm li, đầy tâm trạng:
Chỉ một chiều vắng em
Anh chợt thấy, anh chẳng là anh nữa
Em đã hóa thân trong anh, em là một nửa...
Dẫu nghêu ngao, vô định
nhưng cái giọng trầm bổng của ai đó bỗng thức dậy trong tôi bài thơ mà tôi đã
vô tình đọc được trong tập thơ "Dại khờ" của nhà thơ Nguyễn Hữu
Thanh.
Tập "Dại khờ"
của nhà thơ NHT có khá nhiều bài thơ tình đặc sắc. Mỗi bài giống như một loài
hoa với màu sắc riêng, hương thơm riêng, hàm chứa một nỗi niềm riêng. "Vắng"
là một bài thơ như thế.
Một bài thơ gọn gàng, xinh
xắn với một tựa đề khá ấn tượng- Một tựa đề ngắn tới mức không thể ngắn hơn
được nữa. Song, đủ để gợi cảm giác nao nao, với những rung lắc chông chênh cho
người đọc ngay những phút đầu khi tiếp cận bài thơ. Không lạ lùng rối rắm, bài
thơ cứ hiện ra tự nhiên như cuộc sống vốn thế, như người làm thơ không có ý
định làm thơ. Mộc mạc, chân chất mà sao gần gũi và thân thương đến lạ! Có lẽ
chính cái tự nhiên bởi lời bộc bạch chân tình, giản dị ấy đã dẫn dụ ta theo
dòng cảm xúc của bài thơ một cách đặng đừng. Và rồi người ta, trong một chiều
se sắt heo may, qua tất cả những gì đã trải nghiệm, những gì từng thao thức sực
hiểu hết nỗi niềm, sực tìm ra sự đồng cảm để mà yêu bài thơ tới nao lòng.
Tình yêu trong
"Vắng" không dữ dội, ồn ào như "Chờ", không mạnh mẽ, khát
khao như "Gặp lại", cũng chẳng cuồng nhiệt, si mê như "Biển
lạnh" mà nó mang một sắc thái rất khác: Nó đằm thắm, dịu dàng chứa đựng
một nỗi buồn mênh mang, da diết nhưng không kém phần mãnh liệt. Cái mãnh liệt
của tình yêu khi người ta được ở bên nhau liệu có thấm tháp gì so với tình yêu
khi xa cách? Ngọn lửa tình yêu ấy sao mà kỳ diệu vậy? Nó tỏa sáng tới tận miền
thẳm sâu của tiềm thức để chàng trai chợt nhận ra được chính mình, nhận ra được
khoảng trống luôn hiện hữu trong tâm hồn không dễ gì khỏa lấp, nhòa mờ.
Chỉ một chiều vắng em
Anh chợt thấy, anh chẳng là anh nữa...
Dường như không thể kìm
nén lâu hơn những nén dồn cảm xúc. Chàng trai phải thốt lên :"Chỉ một chiều
vắng em" thôi mà anh đã cảm nhận hết nỗi cô đơn, trống vắng, cảm nhận sự
hụt hẫng đến tột cùng, để rồi "Anh chợt thấy, anh chẳng là anh nữa".
Tại sao vậy? Phải chăng lòng anh đang có sự đổi thay? Đổi thay theo cái quy
luật "xa mặt cách lòng"? Chẳng phải "Sự xa cách là mầm ly biệt”
đó sao? Khi trí tò mò của ta bị kích thích cao độ, tư duy bị vây bủa bởi những
phán đoán đa chiều thì chàng trai ấy mở lòng bộc bạch:
Em đã hóa thân trong anh, em là một nửa
Là hơi thở ngọt ngào trong những đêm sâu.
Hình như có một điều gì đó
thật huyền diệu đang xảy ra? Sự "hóa thân" để trở thành "một
nửa" trong nhau đâu dễ gì có được, càng không dễ gì nói ra được. Liệu ta
còn là ta chăng khi thiếu đi "một nửa" của chính mình? Sự huyền diệu
ấy được so sánh với "hơi thở ngọt ngào" thì quả là không có gì thần
tình hơn được nữa. Hơi thở là biểu hiện của sự sống. Giống như nhịp đập của
trái tim vậy, liệu có thể thiếu chăng khi con người chúng ta được đặt giữa hai
bờ sinh tử?
Biện pháp điệp từ kết hợp
nghệ thuật so sánh tu từ, những thi liệu chọn lọc khiến tứ thơ dù bình dị đến
mấy, nhẹ nhàng đến mấy vẫn tạc nên trước mắt ta một chàng trai đa cảm. Chàng
trai ay đang phải gồng mình lên chịu đựng những nỗi nhớ, niềm thương và cảm
giác chơi vơi, rỗng roãng do tình yêu đem lại. Vâng! Sự thiếu vắng ấy được đẩy
lên những thang bậc mới tưởng như thách thức sự chịu đựng của trái tim vốn đang
nhỏ lệ:
Là tiếng nấc nghẹn ngào trong lúc đớn đau
Là tiếng thở than những khi chờ đợi
Tình yêu là vậy. Dẫu người
ta không hét lên, không gào lên, không nức nở mà sao vẫn như đâu đây nhói vào
tâm can ta tiếng thổn thức, nghẹn ngào, tiếng thở than khắc khoải của những
người đã yêu, đang yêu và đã từng phải lặn ngụp trong cái cảm giác nhớ nhung, mỏi
mòn. Buồn đau, nhức nhối suy cho cùng đều bởi tại chữ yêu. Quả vậy, và ai đó đã
nói rằng "Câu chuyện đầu môi người ta thường sợ đau khổ nhưng tình yêu là
mầm mống gây ra đau khổ mà ai cũng thích bước chân vào".Thiên đường tình
yêu- Một con đường vừa thân quen vừa xa lạ, nhiều hoa thơm, trái ngọt nhưng
chẳng thiếu giông gió đắng cay.
Tình yêu thật kỳ diệu! Nó
không chỉ mang lại đớn đau, sầu não để người ta buộc phải bó tay mặc cho nỗi
buồn gặm nhấm cõi lòng và rồi phó mặc cuộc đời cho thời gian xô đẩy tựa cánh
buồm không phương hướng. Tình yêu đích thực sẽ là ngọn hải đăng trên biển, là
hoa tiêu đưa ta đến với những khát vọng thánh thiện mà cuộc đời đang cần ta
vươn tới:
Em là nguồn sáng soi đường khi bối rối
Là nỗi khát khao được dâng hiến cho đời.
Tất cả những ai đã yêu,
đang yêu với một tình yêu trong sáng, đẹp đẽ, sẽ không khỏi chạnh lòng khi bắt
gặp hồn thơ đồng điệu thế. Em và tất cả những gì là tình yêu của em không chỉ
là điểm sáng nhất thời trong hạn định để rồi lụi tàn khi gặp giông tố, cuồng
phong. Em là "nguồn sáng", cái nguồn sáng vĩnh hằng, nó luôn toả sáng
vô hồi, vô hạn. Tỏa sáng để anh "soi đường khi bối rối" thì còn gì ý
nghĩa bằng. Thật tuyệt vời khi tình yêu ấy được khẳng định trong cái giá trị
đẹp đẽ và đích thực. Hồn ta chợt thức dậy khi tình yêu hối thúc ta vươn tới
những gì thật trong sáng, thật ý nghĩa với niềm khát khao được cống hiến, dâng
tặng .Tình yêu ấy không chỉ để người ta "nhìn nhau" mà đã giúp ta
"cùng nhau nhìn về một hướng".
Lời yêu lúc này vừa nồng
đượm, vừa đằm lắng biết bao! Cảm xúc không hề thay đổi, tình yêu không hề vơi
cạn. Anh đang kiểm chứng lại cái "phần hồn" ẩn tàng trong cái
"phần xác" vô tư kia, để rồi thêm một lần hoang hoải, chống chênh cái
cảm giác "vắng" người yêu. Vắng không chỉ trong một chiều mà cả cuộc
đời này ta sẽ mãi "vắng" em:
Em chính là tôi, em là nửa cuộc đời
Là cảm hứng thơ ca, là khát khao sáng tạo
Em chính là em, là phần tôi thiếu
Là hơi ấm chiều đông, là gió mát trưa hè
Con thuyền tình yêu không
phải lúc nào cũng thuận chèo, mát mái và đến được bến bờ hạnh phúc như người ta
mong đợi. Thậm chí, đôi khi yêu đến mức có thể "Cháy hết mình không luyến
tiếc" nhưng gặp những trở ngại bất khả kháng, người ta vẫn phải ngậm ngùi
về hai ngả rẽ của con đường. Điều quan trọng là tình yêu ấy mãi còn với những
dư âm đẹp đẽ không thể mất. Biện pháp so sánh mang ý nghĩa khẳng định xuất hiện
với tần xuất lớn nhất đóng vai trò chủ đạo trong bài thơ góp phần minh chứng
cho tình yêu của chàng trai dành cho "một nửa" của mình. "Cái
nửa" ấy như một dòng suối mát bồi đắp cho những gì đẹp đẽ trong tâm hồn
anh nảy nở, là nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận để thơ ca của anh chắp cánh, nối
vần. Và chính "cái nửa" ấy góp phần đem đến những sáng tạo kỳ diệu để
thơ ca của anh trở thành kiệt tác?
Thiên nhiên xuất hiện nhẹ
nhàng mà độc đáo tới mức không ngờ. Gió là một hiện tượng tự nhiên, không chỉ
là chuyển động của không khí như trong thuyết vật lí học, không chỉ chứa khí
nóng, hơi nước... gió còn chứa đựng những nỗi niềm, cảm xúc, những buồn vui,
thay đổi của đất trời, của lòng người. Điều lạ lùng thú vị là, làn "gió
ấm” từ em xuất hiện vào những chiều đông để xua đi băng giá, những làn gió mát
trưa hè làm dịu cái oi ả, nồng ngột thì còn gì ý nghĩa hơn? Tác giả đã sử dụng
tài tình sự so sánh độc đáo này.
Yêu đến thế, khát khao đến
thế, cháy bỏng đến thế mà sao:
Khi ở bên em, anh như kẻ dại khờ
Để một chiều vắng em anh mới hiểu ra một lẽ
Em đã hóa thân trong anh, em là một nửa
Em đã là tôi và tôi hóa là em.
Có một chút gì như sự hối
lỗi hay nuối tiếc chăng? Nuối tiếc tình yêu, nuối tiếc những giây phút êm đềm
ngọt ngào và cảm giác thăng hoa do tình yêu dâng tặng. Khi thật sự xa nhau rồi
người ta mới thấy buồn thấy tiếc. Người ta chợt nhìn lại mình để thấy có cái gì
đó như không phải. Dịu nhẹ đấy, buốt đau đấy nhưng thứ mâu thuẫn ngọt ngào ấy
đã làm nên chàng trai đa cảm, làm nên cái tình khát khao tới nhức nhối trước
tình yêu, trước cuộc đời.
Bài thơ khép lại nhẹ nhàng
mà lay động. Có lẽ, chàng trai ấy thêm một lần nhói buốt nốt cái cảm giác
"vắng" đang vây bủa lòng anh. Anh không thể nào nói khác được:
Em đã hóa thân trong anh, em là một nửa
Em đã là tôi và tôi hóa là em.
Cứ ngọt ngào và êm đềm như
thế đến hết bài thơ. Mà sao những ngôn từ mộc mạc, giản dị ấy như mãi lay thức
lòng ta, gợi nên biết bao những nỗi niềm giăng mắc về tình yêu về hoài niệm.
Bài thơ bỗng dưng như một khoảng lặng đẹp đẽ, hiếm hoi chợt đến trong ta, vuốt
ve cả một miền ký ức ùa về. Với sự phối hợp nhẹ nhàng, ăn ý giữa khổ đầu và khổ
cuối, bài thơ đã đẩy được đến tận cùng của cảm xúc: Tình yêu- Những nỗi
niềm của tình yêu khi xa vắng.
Khi những trang thơ tình
đã cạn dòng, khi trăm ngàn lời lả lướt đã thành sáo sến thì bài thơ mộc mạc
giản dị kia bồi đắp thêm cho vốn sống, cho ý nghĩa của tình yêu thánh thiện
trước cuộc đời. Và có lẽ chính sự mộc mạc ấy đã khiến "Vắng" dễ dàng
đi vào lòng người đọc với sự rung cảm chân thành mà không cần đến những
"cài” "gút” hay điểm tô cầu kì của hình ảnh và câu chữ.
Tôi yêu bài thơ bởi nó mộc
mạc, chân thành.Tôi và bạn nữa, đã có những tháng ngày đẹp đẽ với những hoài
niệm dấu yêu như thế. Ta đã nghĩ gì và làm được những gì để nuôi dưỡng cho cây
tình yêu đơm hoa kết trái? Chúng ta hãy cùng nhau lắng lại để mà suy ngẫm và
càng thấy thấm thía hơn cái "tình" trong "Vắng" để mà cảm
ơn nhà thơ đã giúp ta gửi gắm chút nỗi niềm.
Ngoài kia, trời thu rời
rợi, gió thu hây hẩy nồng nàn. Đâu đó vẫn văng vẳng lời ngân nga da diết:
Chỉ một chiều vắng em
Anh chợt thấy, anh chẳng là anh nữa...
Biết bao mùa thu nữa sẽ
đến rồi sẽ đi. "Vắng" luôn cùng những hoài niệm dấu yêu trong ta len
vào tâm tưởng. Thời gian không ngừng trôi. Vạn vật sẽ không ngừng thay đổi,
song "Vắng" mãi là một bông hoa sắc vẫn tươi, hương vẫn ngát. Và
trong ta, những nỗi niềm về tình yêu, những nỗi niềm về "Vắng" mãi
còn.
Thành phố Ninh Bình
Email:
dangdieuthoa@yahoo.com
DĐ:
0942987979
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày- 05/09/2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Bình ngày 19.4.2012
. Cập nhật lại ngày- 05/09/2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Bình ngày 19.4.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Tầng Sâu Gửi Mẹ Nỗi Niềm - Lời bình Diệu Thoa
Ngày 25.7.2011
Chiến
tranh đã lùi xa, đất nước đã lặng rồi tiếng súng, mà sao trong lòng ta- những
người có mặt trên cõi đời này, trái tim vẫn rát bỏng một niềm đau? Niềm đau sau
chiến tranh khi người còn, người mất. Niềm đau khi trong cuộc đoàn viên, những
người ruột thịt, những đồng đội thân yêu đã không có mặt bao giờ. Đặc biệt là
niềm đau khi trên nấm mồ các anh hùng liệt sĩ vô danh, sau chiến tranh, nén
nhang thơm chưa một lần đỏ lửa. Niềm đau ấy luôn âm ỉ và nhức nhối trong lòng
mỗi chúng ta.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Diệu Thoa
Tên thật: Đặng Diệu Thoa
Nghề nghiệp: Giáo viên
Hiên sống và giảng dạy tại TP.Ninh Bình
Email: dangdieuthoa@yahoo.com.vn
_____
TẦNG SÂU GỬI MẸ NỖI
NIỀM
MẸ ƠI THEO GIÓ CON VỀ
CỐ HƯƠNG
(Thơ Nguyễn Thanh Tuyên)
Mẹ ơi, đồng đội lặng
im
Phát rừng rẽ lối kiếm tìm chúng con
Thêm lần "Xẻ dọc Trường Sơn”
Lại dầm mưa nắng đường trơn gió Lào.
Lội thác xiết, vượt đèo cao
Bỏng tay cuốc đá, bới đào tìm nhau.
Khác gì đãi ngọc biển sâu
Tại con… thưa chẳng thành câu rõ lời.
”Nhắn tìm” thăm thẳm khôn nguôi
Xót thương người sống suốt đời băn khoăn.
Khó về xếp trắng hàng "quân”
Thôi... coi như mới một lần con xa
Mẹ ơi, an ủi cha già
Mồ con núi ấp, mây qua bốn mùa
Quanh con biếc tím hoa mua
Nguyên thời trai tráng vẫn chưa nét già.
Gắng nguôi ngoai, hỡi mẹ cha
Nhớ con, giống lúc vắng nhà vài hôm
Mai ngày… thắp nén nhang thơm
Thay con… là cả xóm thôn, bạn bè
Khi chim ríu rít bốn bề
Mẹ ơi, theo gió con về cố hương.
Phát rừng rẽ lối kiếm tìm chúng con
Thêm lần "Xẻ dọc Trường Sơn”
Lại dầm mưa nắng đường trơn gió Lào.
Lội thác xiết, vượt đèo cao
Bỏng tay cuốc đá, bới đào tìm nhau.
Khác gì đãi ngọc biển sâu
Tại con… thưa chẳng thành câu rõ lời.
”Nhắn tìm” thăm thẳm khôn nguôi
Xót thương người sống suốt đời băn khoăn.
Khó về xếp trắng hàng "quân”
Thôi... coi như mới một lần con xa
Mẹ ơi, an ủi cha già
Mồ con núi ấp, mây qua bốn mùa
Quanh con biếc tím hoa mua
Nguyên thời trai tráng vẫn chưa nét già.
Gắng nguôi ngoai, hỡi mẹ cha
Nhớ con, giống lúc vắng nhà vài hôm
Mai ngày… thắp nén nhang thơm
Thay con… là cả xóm thôn, bạn bè
Khi chim ríu rít bốn bề
Mẹ ơi, theo gió con về cố hương.
Lời bình Diệu Thoa
Chiến tranh đã lùi xa, đất
nước đã lặng rồi tiếng súng, mà sao trong lòng ta- những người có mặt trên cõi
đời này, trái tim vẫn rát bỏng một niềm đau? Niềm đau sau chiến tranh khi người
còn, người mất. Niềm đau khi trong cuộc đoàn viên, những người ruột thịt, những
đồng đội thân yêu đã không có mặt bao giờ. Đặc biệt là niềm đau khi trên nấm mồ
các anh hùng liệt sĩ vô danh, sau chiến tranh, nén nhang thơm chưa một lần đỏ
lửa. Niềm đau ấy luôn âm ỉ và nhức nhối trong lòng mỗi chúng ta. Giữa những
ngày tháng Bẩy đầy vơi thương nhớ này, niềm đau như vết thương lòng lại tấy
buốt và ứ tràn trong huyết mạch của nhà thơ Nguyễn Thanh Tuyên - người chiến sĩ
năm xưa từng vào sinh ra tử, từng nếm trải sự ác liệt và tàn khốc của
chiến tranh, để anh bỗng nghe được lời thì thầm của những anh hồn đồng đội vọng
về từ những tầng hầm nằm sâu trong lòng đất.
Mọi sự hóa thân đều kỳ
diệu, song có sự hóa thân nào kỳ diệu thế này chăng? Bài thơ "Tầng sâu gửi
mẹ nỗi niềm”như một truyện cổ tích vừa thực, vừa mộng giữa đời thường. Ở đó, tác
giả đã hóa thân vào anh linh các anh hùng liệt sĩ dẫn hồn ta vào một huyền
thoại lung linh đầy an ủi, vỗ về. Chính ở đó, niềm xót xa, niềm ngóng trông
trong vô vọng của ta như phần nào được sẻ san, bù đắp.
Chúng ta từng cảm phục bao
nhiêu, trân trọng bao nhiêu những tấm gương chiến đấu anh dũng và hy sinh khi
tuổi đời còn rất trẻ. Các chiến sĩ ngã xuống nhưng máu thịt của họ đã hòa vào
từng nắm đất, linh hồn họ quyện vào hồn sông núi và sống mãi ngàn năm. Chiều
nay, từ cuộc sống yên bình này những người chiến sĩ anh dũng năm xưa lại tự
nguyện lên đường, thêm một lần" Xẻ dọc Trường Sơn" để
đi tìm đồng đội cũ. Họ "Lại dầm mưa nắng Trường Sơn, gió Lào". Tình
đồng đội thiêng liêng thôi thúc khiến họ đêm ngày "Lội thác xiết, vượt đèo
cao" mà không hề quản ngại khó khăn, gian khổ. Họ khát khao cháy bỏng tìm
được hình hài những đồng đội thân yêu của mình từ những di vật để lại vội vàng
có khi vào thời điểm "giao thừa giữa hai trận đánh" hay lúc hối hả
trên đường hành quân. Mặc dù giờ đây bom đạn quân thù đã cày xới, chiến tranh
tàn khốc và thời gian vô cảm đã xóa sạch mất rồi. Dù vậy, trong lòng họ vẫn
nhen nhóm niềm tin không hề tắt. Giữa đất trời mênh mông vô định, niềm đau đớn,
xót xa, day dứt lại bật òa trong mỗi câu thơ đầm đìa nước mắt, hỏi mấy ai không
thấy buốt lòng?
Như thấu hiểu tấm lòng của
bạn mình, của những người đang "Bỏng tay cuốc đá bới đào
tìm nhau", những anh linh liệt sĩ ấy, trong miền giao cảm của cõi tâm
linh còn cảm hết được những trở trăn, day dứt của đồng đội khi niềm hy vọng ở
cuộc kiếm tìm vẫn mong manh như sương khói, sự mất mát kia vẫn là chốn không
cùng. Rừng xanh, núi thẳm vẫn dang tay ôm chặt hình hài các liệt sĩ một cách vô
tình. Các anh linh ấy cũng khát khao lắm chứ được trở về trong vòng tay yêu
thương của mẹ, của người thân và của xóm làng, quê hương yêu dấu- nơi mà họ đã
oa oa cất tiếng khóc chào đời. Tiếng gọi"MẸ" bật ra từ nỗi niềm
khát khao cháy bỏng được trở về của các anh linh ấy cho dù chỉ còn là nắm đất
khiến lòng ta vô cùng xa xót! Cặp từ xưng hô" MẸ- CON" sao mà
gần gũi, thân thương và ấm lòng đến vậy! Mẹ của họ chính là Tổ quốc, là quê
hương, là người mẹ mà họ hàng yêu kính và vẫn đang từng giờ mòn mỏi ngóng
trông. Trong lòng họ, những tình cảm ấy luôn vẹn nguyên và trong sáng vô ngần.
Họ biết lắm những gian lao, vất vả, những mong manh trong cuộc kiếm tìm của
những người đang "đãi ngọc biển sâu". Những hương hồn ấy cũng nhìn
thấy, nghe thấy, cảm nhận được những luồng thông tin khắp đó đây đang tha
thiết nóng lòng tìm kiếm họ, mong mỏi được đưa họ về nơi họ đã ra đi.
Họ"Xót thương người sống suốt đời băn khoăn" để rồi họ day dứt,
tự nhận thấy có gì như không phải với những người đang đi tìm kiếm mình. Cảm
động biết bao khi từ tầng hầm sâu kia, ta nghe thấy lời các anh linh tự nhận
lỗi: "Tại con...thưa chẳng thành câu rõ lời". Ôi! cao thượng
quá, thánh thiện quá là tâm hồn người lính! Phẩm chất cao đẹp của những người
chiến sĩ cách mạng trung kiên năm xưa lại một lần nữa lung linh tỏa sáng. Trong
chiến đấu, họ sẵn sàng nhận hiểm nguy, xông lên hứng làn mưa bom bão đạn
của địch để cứu nguy cho đồng đội.Họ từng lấy thân mình chắn cửa hầm, chấp nhận
hy sinh để đồng đội được bình yên...Họ nhường nhau từng mẩu lương khô, từng
chiếc kẹo, từng quả bồ kết để gội đầu, từng chiếc tem thư hay từng viên thuốc
đắng...khi mà chiến tranh, đói rét, vết thương rồi những trận sốt rét rừng đang
tàn phá cơ thể họ đến kiệt cùng...Họ đã chiến đấu với tinh thần "Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Giờ đây họ vẫn vẹn nguyên tinh thần ấy. Mặc dù, trở
về quê hương hay những nơi quy tập mộ liệt sĩ để :xếp trắng "hàng
quân" với các anh là điều vô cùng khó và chưa thể thực hiện một sớm,
một chiều. Song, các anh luôn ước ao được chỉnh tề, ngay ngắn
trong "hàng quân" như những ngày nào trong quân ngũ. Một
ngày chưa về được là một ngày các anh linh ấy day dứt như chưa làm tròn quân
lệnh. Điều này khiến mỗi chúng ta- những người đang sống hôm nay nghĩ suy gì về
kỷ cương và nguyên tắc sống của bản thân mình? Nhà thơ đã lắng nghe bằng trái
tim để thấy được lời tâm tình của những liệt sĩ vô danh ấy. Họ không chỉ xót xa
cho đồng đội,cho những người thân đang kiếm tìm mình mà họ còn xót xa, day dứt
đối với cha mẹ khi đến tuổi mãn chiều, xế bóng mà phận làm con họ chưa kịp đáp
đền.. Ai sẽ chăm lo cha mẹ mỗi chiều khuya, ban sớm? Ai sẽ phụng thờ, nhang
khói lúc cha mẹ lâm chung? Ta không khỏi nghẹn ngào trước những nỗi niềm day
dứt của những anh linh liệt sĩ ấy. Phải có sự đồng cảm tuyệt đỉnh mới thấu đáo
tới ngạch nguồn tình cảm tâm linh đến vậy. Hồn người thấm đẫm nhân nghĩa
và luôn tỏa sáng chữ tâm khiến mỗi dòng thơ cứ thương cảm đầm đìa.
Các liệt sĩ ấy luôn lạc
quan, tin tưởng vào tình người, vào cuộc đời này như đã từng lạc quan, tin yêu cách
mạng. Họ an ủi mẹ cha hãy cố nguôi ngoai nỗi buồn đau và coi như "mới
một lần con xa" rồi hãy "Nhớ con, giống lúc vắng nhà
vài hôm"... Họ vẽ lên khung cảnh mình đang "sống” nơi chiến địa xưa
để cha mẹ an lòng:"mồ con trái núi" có "mây qua bốn
mùa", xung quanh con là rừng hoa mua tím biếc...Thi vị quá!
Hùng vĩ quá! Lãng mạn quá! Núi rừng, Tổ quốc mãi ôm các anh vào lòng. Tâm
hồn các anh hùng liệt sĩ ấy mãi trẻ trung, trong sáng như ngày nào, bởi họ
còn" Nguyên thời trai tráng vẫn chưa nét già" mà! Dẫu chỉ là là
những bông hoa dại thôi, loài hoa mãi chung thủy với núi đồi hoang dã ấy
thể hiện sức sống mãnh liệt, sự trường tôn vĩnh cửu của mình hay chính sự bất
diệt của những anh hồn đang nằm sâu dưới lòng đất Mẹ.Giữa cảnh núi rừng
đơn côi, hoang lạnh, màu tím của những bông mua rừng mới ấm áp làm sao! Sự điểm
xuyết kì diệu cho lòng người ấm lại, niềm tri ân mà tác giả muốn gửi tới sưởi
ấm vong hồn của những liệt sĩ vô danh.
Hồn thơ tài hoa đã nhập
vào hồn các anh linh như một phép thần kỳ diệu. Một bài thơ xứng đáng là
"Tiếng nói của một người mà làm rung động trái tim biết bao người".
Sức mạnh của thơ ca đích thực là vậy, chân chất, bình dị mà lay động đến từng
ngõ ngách của tâm hồn, gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thía về đạo nghĩa, về
tình người, về lẽ sống ở đời. Những câu thơ đã khảng định một tâm thế cao quý
của những người chiến sĩ cách mạng năm xưa trên mọi chặng đường lịch sử của đất
nước. Nỗi xúc động như lắng đọng trong từng câu chữ khiến chúng ta không khỏi
bồi hồi, cảm phục khi ngược dòng lịch sử trở về những ngày tháng đã qua. Ta
càng thấm thía cái đạo lý tươi đẹp, truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam:
Người còn sống thì luôn nhớ thương, day dứt và mãi nâng niu nét đẹp đạo lý tâm
hồn"uống nước nhớ nguồn" và phấn đấu sống thật tốt,
mong "đền ơn, đáp nghĩa" đối với người đã khuất. Người đã
mất thì lo phù hộ độ trì cho những người đang sống theo cái nghĩa chở che(!)
Xin chia sẻ sâu sắc cùng
gia đình các thân nhân liệt sĩ, những người chiến sĩ năm xưa đã, đang tâm
huyết đi tìm đồng đội. Xin thành tâm thắp nén tâm nhang trước vong linh các anh
hùng liệt sĩ năm xưa. Cầu mong cho phần mộ các anh sẽ mãi mãi không bị thiên
tai hay bom đạn quân thù cày xới thêm một lần nào nữa. Mộ các anh, dẫu đang còn
đơn côi hoang lạnh nơi vách núi, bìa rừng và nén nhang chưa một lần đỏ lửa thì
các anh hãy tin rằng, những người sống luôn nhớ tới các anh, luôn tự hào về các
anh và luôn tự hứa với lòng mình sẽ sống xứng đáng với các anh!
TP Ninh Bình
ĐC:
GV trường TH Đông Thành
DĐ:
0942987979
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày- 05/09/2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Bình ngày 25.7.2011
. Cập nhật lại ngày- 05/09/2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Bình ngày 25.7.2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét