Home
» Tiểu thuyết - Truyện dài
» Văn học dịch
» Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/18) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/18) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020
Thiên đường theo sự tưởng tượng của Mon-mo-ran-xi - Niềm kiêu hãnh của sông Thêm - Nắng mưa là việc của trời - Lên gân với gió mùa - Hồi ức về mưa - Lần đầu cây đàn băng-dô được hoan nghênh - Cuộc trốn chạy vĩ đại.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Ngọc Châu
Họ tên Nguyễn Ngọc Châu
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
Chương Mười Tám (Chương cuối)
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
Chương Mười Tám (Chương cuối)
***
Thiên đường theo sự tưởng tượng của Mon-mo-ran-xi - Niềm kiêu hãnh của sông Thêm - Nắng mưa là việc của trời - Lên gân với gió mùa - Hồi ức về mưa - Lần đầu cây đàn băng-dô được hoan nghênh - Cuộc trốn chạy vĩ đại.
Chúng tôi có hai ngày khoan khoái ở Oc-xơ-pho-đơ. Nơi đây nhung nhúc những chó, con Mon-mo-ran-xi ghi công ngày thứ nhất bằng mười một cuộc ẩu đả, ngày thứ hai xẩy ra mười bốn trận kịch chiến. Cu cậu rõ ràng là đang lạc đến thiên đường!
Giữa bàn dân thiên hạ, có những người rất chi là yếu (hoặc lười) nên khó mà tìm thấy hứng thú trong việc chèo ngược dòng nước, họ thường thuê một con thuyền ở Oc-xơ-pho-đơ và thả cho trôi xuôi dòng. Tuy nhiên những người đầy năng lượng thì khoái chèo ngược dòng sông. Các ngài sẽ thấy khoan khoái không thể tả nổi khi cho các cơ bắp được căng thả sức, chiến đấu với dòng sông, gập người để đưa con thuyền tiến lên phía trước. ít nhất thì tôi thường có được cảm giác đó, đặc biệt khi ngồi giữ lái để cho tên Hari và tên Jord trổ tài!
Những con thuyền để chèo ngược dòng sông ở Oc-xơ-pho-đơ có thể thuê được ở bến, chúng không hề có khuyết tật gì trong việc chèo lái, có thể bơi cực nhanh ngoại trừ trường hợp hãn hữu vì lí do sao đó phải chìm xuống đáy sông hoặc vỡ ra từng mảnh, nhưng khá nhếch nhác bẩn thỉu, sẵn sàng tung bụi vào mắt ngưòi khác. Trên thuyền có tất cả mọi thứ cho việc chèo và lái nhưng ngoài ra không còn gì thêm.
Một lần vào mùa hè nhóm chúng tôi thuê một con thuyền đi dạo vài ngày ở thượng lưu sông Thêm. Trước đó bọn này chưa bao giờ thuê thuyền đua nên khi trông thấy cái vật nổi do người chủ bến đưa ra, không tên nào trong bọn đoán ra đó là cái gì.
Một lần vào mùa hè nhóm chúng tôi thuê một con thuyền đi dạo vài ngày ở thượng lưu sông Thêm. Trước đó bọn này chưa bao giờ thuê thuyền đua nên khi trông thấy cái vật nổi do người chủ bến đưa ra, không tên nào trong bọn đoán ra đó là cái gì.
Vốn là chúng tôi đặt thuê một chiếc thuyền thể thao bốn chỗ ngồi nên khi mang đủ bị gậy đồ lề ra bến người chủ thuyền bảo:
- Thế chứ gì, các vị thuê con thuyền bốn vị trí chèo phải không? ổn cả, đâu vào đấy cả rồi. Thằng Jim đâu, đưa chiếc "Kiêu hãnh của sông Thêm" ra đây!
Thằng cu chạy đi, năm phút sau nó quay lại, gân cổ kéo theo một chiếc máng gỗ nhà quê rõ to, theo phán đoán của chúng tôi cái máng này mới đào được từ dưới đất lên, được khai quật một cách cẩu thả nên có nhiều chỗ hư hại nặng. Tôi chợt nghĩ chắc bọn này đào được một vật thời cổ La Mã, không chừng là chiếc quan tài. Không hề có chút phóng đại nào trong tưởng tượng vì miền thượng lưu sông Thêm có khá nhiều cổ vật do quân La Mã ngày xưa để lại. Một tay thanh niên có vẻ nghiêm túc trong nhóm - nghe chừng có biết đôi chút về khảo cổ - phản đối luận thuyết của tôi, hắn cười to chỉ ra một số đặc điểm để bảo rằng đây chắc chắn là xương của một con cá voi thời hồng hoang!
Mặc cho chúng tôi nhao nhao phản đối thằng bé vẫn kiên quyết khẳng định đây là chiếc thuyền "Kiêu hãnh sông Thêm" của cha con nhà hắn. Bố thằng cu còn lấy làm bực mình vì sự chê bai của bọn tôi, ông ta bảo đã bao nhiêu người thắng cuộc trong môn bơi chèo nhờ có chiếc thuyền này. Cuối cùng vì chẳng lẽ lại quay về, bọn này đành phải bằng lòng nhận mấy miếng giấy bồi tường để dán vào vị trí nào quá nhếch nhác của cái "Niềm kiêu hãnh" này.
Đến ngày thứ ba ở Oc-xơ-pho-đơ thì trời giở chứng. Chúng tôi quay thuyền trở về trong cảnh gió thảm mưa sầu.
Trong những ngày nắng ráo dòng sông ngập đầy ánh mặt trời, sóng nước lấp lánh nhấp nhô lang thang chạy dọc ven bờ sông, đong đưa những cây dẻ gai, quẩn vào bánh xe những chiếc cối xay. ánh mặt trời nhảy từ trên đập xuống mặt nước sông, rải vàng lên toàn bộ cây cỏ núi rừng. Trong những ngày này con sông Thêm thật là trên mức tuyệt vời.
Nhưng vào ngày thời tiết giở chứng nó trở nên u ám, sóng mang bọt lạnh cứ nhẩy cẫng vào mặt khách du. Mưa rơi lộp bộp như tất thẩy các vị Thần vị Thánh đều đang xổ mũi hắt hơi xuống trần gian. Gió thì rền rĩ lượn quanh những hàng cây mặc đồ khâm liệm dệt bằng sương mù, xa trông như những hồn ma câm lặng - Một dòng sông chết, u ám, rầu rĩ, có thể tóm lại là vậy!
Suốt cả ngày chúng tôi chèo thuyền dưới trời mưa - một công việc tẻ như bánh đúc nát! - Đầu tiên cả bọn còn tỏ ra rất đỗi hài lòng, tranh nhau nói là rất lấy làm khoái khi được thay đổi trạng thái, được dịp làm quen với mọi điều kiện của con sông Thêm yêu dấu. Hari nói hắn đã chán ngấy nắng mặt trời và đang mong có được một ngày mưa, tên nọ làm cho tên kia tin tưởng rằng thời tiết thế này mới là hết ý, và nếu các vị Thần Thánh trên kia có bị cảm cúm dài dài đi chẵng nữa thì họ cũng chẳng chết hết đâu mà ngại.
Mấy giờ đầu tôi và Hari rất khoái vì chèo thuyền dưới mưa rất mát, thậm chí còn huy động mấy cái cổ ễnh ương hát váng lên bài ca của những người Di-gan du lãng, những con người đầu đội trời chân đạp cỏ (và phõn ngựa khụ), luôn luôn hồn nhiên thoải mái dưới mọi loại gió mùa. Jord cũng rất vui vẻ nhưng tay không rời cây ô.
Trước khi ăn sáng chúng tôi căng vải tuồn lên, chỉ để lại một khoảng hở nhỏ ở đằng mũi để sử dụng bơi chèo và quan sát cảnh quan, cứ như thế bơi cho đến chiều tối. Sau một ngày chúng tôi đi được cỡ chín dặm và ngủ đêm ở phía dưới âu thuyền Day-xơ-kơ một chút.
Mặc dù rất muốn lên gân lên cốt nhưng tôi cũng thấy ngường ngượng khi khẳng định là đã có một buổi tối vui vẻ. Mưa vẫn rơi một cách ngoan cố, mọi thứ đồ lề, quần áo đều dính ướt, chỉ còn hy vọng vào một bữa tối tử tế nhưng khi chưa thấy đói thì món bánh nướng nhân thịt bê nguội khó mà chui lọt cổ họng.
Tự dưng tên Hari lại ước ao có sốt cá, hắn vất mẩu bánh cho con Mon-mo-ran-xi nhưng tên gâu mất dạy này không thèm xực, lại còn ra vẻ bất mãn với món thết đãi của Hari và tỏ thái độ bằng cách lẳng lặng đi ra chỗ bánh lái ngồi một mình, chổng đuôi lại chỗ các ông chủ đang ướt át.
Sau bữa tối cả bọn bày trò chơi bài, ngồi lê đến một tiếng rưỡi, điểm lại thấy Jord thắng được bốn pen-xơ (thằng cha này luôn gặp may khi đánh bài), tôi và Hari mỗi tên thua mất hai pen-xơ. Đến lúc này Jord tự dưng kể rằng hai năm trước đây một người quen của hắn đi ngược dòng Thêm, cũng gặp cơn mưa hệt như thế này, cả đêm nằm lạnh và ướt rồi mắc bệnh thấp khớp, căn bệnh hành hạ anh ta đến mười ngày rồi mới cho phép đi gặp ông bà ông vải, theo Jord thì tay này còn rất trẻ khoẻ, lại đang chuẩn bị lấy vợ nữa, thế mới đau chứ!
Thế là Hari nhớ lại một tay bạn thân vốn ở đội hướng đạo tình nguyện, sau một đêm ngủ ở trong lều bạt ướt nước mưa ở On-de-so-hệt như cảnh bọn tôi lúc này - sáng hôm sau thức dậy đã thành người tàn phế cho đến hết đời. Hari nói là sau chuyến đi này sẽ dẫn chúng tôi đến thăm tay đó. Câu chuyện tự dưng mắc míu đến các chứng bệnh đau lưng, cảm thương hàn, viêm phế quản, viêm phổi và Hari nói rằng nếu bỗng dưng một tên nào trong bọn bị ốm nặng thì sẽ rất gay go bởi lẽ gần đây chả có tay bác sĩ cóc khô nào.
Tình cảnh thật hết sức thiểu não, tôi phải đề nghị Jord lấy đàn băng-dô ra gẩy một bài nào khí thế để lấy lại tinh thần. Jord đáp ứng ngay lập tức, anh chàng lôi cây đàn từ đâu đó ra như một trò ảo thuật và chơi bài " Cặp mắt huyền kì diệu".
Tình cảnh thật hết sức thiểu não, tôi phải đề nghị Jord lấy đàn băng-dô ra gẩy một bài nào khí thế để lấy lại tinh thần. Jord đáp ứng ngay lập tức, anh chàng lôi cây đàn từ đâu đó ra như một trò ảo thuật và chơi bài " Cặp mắt huyền kì diệu".
Từ trước đến nay tôi vẫn cho rằng bài hát này chỉ là bài ca tầm tầm nhưng hôm nay tay Jord đã thổi được linh hồn hắn vào đó, hắn chơi phải nói là hay khiến tôi kinh ngạc. Hari cất giọng hát theo và đến đoạn điệp khúc thì cả tôi cũng lên tiếng bò gào:
Cặp mắt huyền kì diệu
Nàng ơi sao mà điệu
Tim anh vỡ vụn rồi
Nàng cười khi anh mếu!...
Đến đây thằng cha Hari bỗng dưng nức nở, chắc hẳn hắn nhớ lại kỉ niệm về một cú đá vào mông, bằng chiếc guốc mộc của nàng nào đó, con Mon-mo-ran-xi cũng rít lên ư ử khiến tôi tự dưng thấy cứng cả quai hàm.
Chẳng còn biết làm gì hơn nên đành phải tìm chỗ nào khô ráo nhất, cuộn tròn lại để chuyển sang công việc ngáy nhưng nghe chừng việc thuyên chuyển công tác này thực hiện cũng không mấy dễ dàng.
Ngày hôm sau cũng hệt như hôm trước đó, không nhớ là ai đó (mà hình như tôi thì phải) cũng cố thử gại giọng bằng mấy bài ca vui vẻ của người Di-gan, để lên dây cót tinh thần cho cả hội nhưng lập tức đã phải ngừng ngay vì thấy quá ế ẩm, tuy vậy bàu đoàn vẫn ngoan cố ở một điểm: đã quyết định tiến hành cuộc du ngoạn thì phải tiến hành đến cùng. Chả nhẽ lại chịu thua các loại gió mùa!?
- Chỉ còn hai ngày nữa thôi, tòan là những bô lão trai trẻ, chưa có đoạn gân nào chùng, Diêm Vương nghe chừng cũng chưa có ý định thu xếp chỗ ở cho tên nào cả đâu - Hari nói thế.
Quãng bốn giờ chiều chúng tôi nhóm họp, bàn về chương trình buổi tối. Lúc đó con thuyền ở vào quãng dưới Go-rin-gu một chút, dự kiến sẽ đến được Pen-bo-rơn và ngủ đêm ở nơi ấy.
- Sẽ có được một buổi tối hay ho đây! - Jord lầm bầm.
Ba tên ngồi im như cá ướp đá. Hẳn là tới được Pen-bo-rơn cũng phải năm giờ chiều, bảy rưỡi tối mới có cái mà xực, sau đấy phải lựa chọn giữa hai phương án trước giờ có thể leo lên chuồng là hoặc đội mưa đi dạo phố, hoặc ngồi ở một quán ba âm u nào đó mà nghiên cứu lịch vạn sự.
- Nhưng thực sự là ngu khi quyết định làm cái gì cũng phải làm đến cùng - không nhớ đó là tên nào chợt nói ra câu này.
- Mà cái thuyền mục này càng lúc càng bẩn - Đúng là tên Jord phụ hoạ - Tàu hoả đi Luân-đôn dừng ở ga Pen-bo-rơn đúng vào sáu giờ tối đấy, về đến đất thánh vừa vặn lúc thiên hạ bắt đầu dùng đến bộ hàm và cổ họng…
Không ai thêm câu nào, kể cả con Mon-mo-ran-xi nhưng chẳng ai bảo ai mà đồ đạc cứ tự động được xếp đến phồng căng vào chiếc túi da to bự, chuyện bám con thuyền đến cùng bị các người hùng quên đi trong vẻ ngượng ngùng của cả ba, lục tục tay xách nách mang chuồn hết lên bờ.
Hai mươi phút sau đó toán người lôi thôi lếch thếch, có một con chó với vẻ rất xấu hổ tháp tùng ở một quãng xa xa, tiến về phía ga đường sắt. Con thuyền đã được gửi lại nhờ người ta chăm sóc hộ cho đến sáng hôm sau (nhưng kèm thêm câu lưu ý là nếu có vấn đề gì đặc biệt sẽ có thông tin đến sau, cùng với chi phí cần thiết cho việc thuê coi giữ).
Lại một lần nữa bộ ba hai chân (không kể một tên bốn chân) được tôi luyện qua thử thách của mọi sự quan chiêm và phẩm bình xã hội, hệt như lúc rời khỏi nhà dưới sự quan sát của đám đông với thủ lĩnh là ông lỏi con bà hàng rau.
Cuối cùng thì hội chèo thuyền vĩ đại có được một bữa ăn khá đàng hoàng trong một nhà hàng tầm tầm. Đầu tiên mấy bộ hàm ra vẻ uể oải nhưng chẳng cần ai nhấn ga, chúng cũng chuyển động với gia tốc tăng dần đều. Món ăn nóng sốt tỏ ra có hiệu quả trông thấy.
Chúng tôi ngồi ở bàn cạnh cửa sổ, ngoài trời mưa đang tiếp tục, lác đác mấy người lúc lắc cây ô chạy gằn trên đường nhựa lấp loáng nước, hai cô tiểu thư đang cố vén váy lên thật cao trông khá hài hước nên bỗng dưng chàng Hari vươn tay nâng chiếc cốc vại: "Nào! chúc mừng thành công rực rỡ của công cuộc viễn du! Nào! Hãy tri ân bà bủ Sông Thêm hay cằn nhằn nhưng tốt bụng! Chúc mừng ba quí nhân cùng hội cùng thuyền đã có được hành động thông thái cuối cùng là rời bỏ con thuyền mục đúng lúc!!
Cả con Mon-mo-ran-xi cũng tham gia vào cuộc chạm cốc vĩ đại của chúng tôi bằng động thái gác hai chân trước lên cửa sổ gửi mấy tiếng gâu gâu ra đường phố …
Hết
----------
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 12/01/2020
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét