Home
» Tiểu thuyết - Truyện dài
» Văn học dịch
» Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/7) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/7) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019
Sông Thêm ngày chúa nhựt – Màu quần sắc áo Luân-đôn – Phục trang của các thành viên – Các quí cô trong buổi pich-nich – Tay chèo thanh lịch – Nơi mộ địa – Hari nổi cạu.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Ngọc Châu
Họ tên Nguyễn Ngọc Châu
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
Chương Bảy
***
Sông Thêm ngày chúa nhựt – Màu quần sắc áo Luân-đôn – Phục trang của các thành viên – Các quí cô trong buổi pich-nich – Tay chèo thanh lịch – Nơi mộ địa – Hari nổi cạu.
Hari kể cho tôi nghe những gì hắn biết về mê cung cho đến khi con thuyền tới âu thuyền Mau-xay. Sẽ mất vô khối thời gian đợi chờ vì âu thuyền này rộng mà chỉ có một con thuyền nhỏ của bọn tôi. Tôi không nhớ đã có bao giờ tới âu thuyền này một mình như hôm nay hay không, chỉ biết đây là âu thuyền sôi động nhất trên sông Thêm, kể cả so với âu Boi-tơ.
Không ít lần tôi đã qua âu thuyền khi không thể nào nhìn thấy được nước trong âu: thay cho mặt nước là tấm thảm sặc sỡ của các loại áo bu-dông, áo thể thao, các loại ô dù đủ mọi màu, phất phới áo choàng, áo khoác, váy trắng váy đen. Đứng trên bờ âu nhìn xuống có thể nghĩ rằng đây là chiếc hòm khổng lồ mà Chúa trời đang pha màu trong ngày tạo ra trái đất.
Vào những ngày chủ nhật đẹp trời thì bức tranh này quí vị có thể nhìn thấy từ sáng đến tối. Sông Thêm mở ra khả năng vô hạn để mọi cư dân phô truơng đủ loại phục trang có ở trên đời. Cánh đàn ông chúng ta có dịp để trình diễn năng khiếu chọn lựa sắc màu của mỗi người. Ví dụ như tôi, rất khoái trí khi mặc bộ áo khoác đỏ đen kết hợp. Cần phải nói để các vị biết rằng tóc tôi màu vàng, người ta khen là đẹp nên màu đen-đỏ tôi cho là hòa hợp, tôi bổ xung cho toàn cảnh bằng chiếc ca-vát xanh lam, giày màu mận chín với chiếc khăn phô-la bằng lụa đỏ quấn quanh eo lưng – một chiếc khăn quàng quanh eo trông hay ho hơn nhiều so với một chiếc thắt lưng bình thường.
Hari khoái những gam màu khác nhau và thứ hỗn hống của màu da cam với màu vàng, tuy nhiên màu vàng rất khó coi đối với nước da của hắn. Nếu tôi là hắn hẳn tôi sẽ trang bị thêm chiếc khăn phô-la xanh có điểm thêm thứ gì đó màu trắng hoặc màu kem sữa. Nhưng có Chúa chứng giám, con người ta càng dùng ít màu sắc thì càng cứng đầu cứng cổ giữ nguyên thứ màu đó, tôi rất tiếc rằng hắn không có ai nẫng khăn xẻ túi cho, vì lẽ trong thiên nhiên còn một vài màu sắc khác có thể giúp hắn nâng cấp vẻ ngoài một cách hữư hiệu, tỷ dụ như lúc này nếu hắn ấn chiếc mũ vành sâu xuống tí nữa thì trông cũng khí thế ra phết!
Giành riêng cho chuyến đi này Jord đã đặc biệt mua thêm những bộ đồ mới toe, nhưng tôi rất muốn nổi cạu với sự lựa chọn của hắn. Chiếc bu-dông thể thao của tên này thực sự là hoa hoét, tôi không muốn hắn biết tôi nghĩ như thế nhưng quả thực chả còn cách diễn đạt nào khác. Vào chiều hôm thứ tư hắn mang chiếc áo về khoe. Chúng tôi hỏi đây là màu gì, hắn bảo hắn không biết. Người bán hàng nói với hắn rằng đó là những họa tiết phương đông. Jord mặc chiếc áo mới mua hỏi chúng tôi có ưng ý không. Hari nói rất sẵn sàng ban phát lời khen, nếu như vào đầu xuân treo nó ra hàng rào để đuổi bọn quạ, còn nói thêm rằng có lẽ người bán hàng rút nhầm nên đã gói cho hắn chiếc áo của thằng hề rạp xiếc.
Jord ta rất tức tối nhưng Hari tỉnh khô bảo rằng nếu hắn không muốn nghe ý kiến cởi mở của người khác thì mở cuộc trưng cầu dân ý làm chi?
Tôi và Hari quan tâm đến vấn đề này hơi nhiều vì lẽ chiếc bu-dông của Jord hẳn sẽ làm cho bàn dân thiên hạ phải quan chiêm đến con thuyền của bọn này.
Trang phục của các bà các cô ở trên thuyền cũng không xoàng chút nào.
Nghĩ rằng không còn gì đã mắt hơn khi ngắm nhìn trang phục của đám chiếm hơn nửa thế giới này khi ở trên thuyền. Nhưng theo tôi “trang phục đi thuyền” là loại quần áo để mặc khi ngồi trên một con thuyền – mong các quí bà quí cô hiểu tôi cho đúng – quyết không phải loại quần áo mặc khi ngồi trong nhà kính.
Nếu quí vị đưa theo thuyền của mình những nhân vật chỉ chuyên tâm đến việc ăn mặc điểm trang hơn là việc đi chơi thì không còn gì phải nghi ngờ rằng mọi hứng khởi của cuộc dạo chơi sẽ đi đời nhà ma. Một lần tôi đã có dịp được đi chơi thuyền với hai tiểu thư như vậy và kết cục vui vẻ ra sao xin mời các vị nghe phần dưới đây và cho lời phân xử:
Nếu quí vị đưa theo thuyền của mình những nhân vật chỉ chuyên tâm đến việc ăn mặc điểm trang hơn là việc đi chơi thì không còn gì phải nghi ngờ rằng mọi hứng khởi của cuộc dạo chơi sẽ đi đời nhà ma. Một lần tôi đã có dịp được đi chơi thuyền với hai tiểu thư như vậy và kết cục vui vẻ ra sao xin mời các vị nghe phần dưới đây và cho lời phân xử:
Hai nàng diện ngất trời, lụa là, đăng ten, băng dải, găng tay mỏng như không có, măng-set mĩ miều và hoa cài khắp chỗ. Họ mặc để chụp ảnh chứ không phải để đi pich-nich. Cuả đáng tội họ mặc theo đúng mô-đen đi thuyền của các tiểu thư Pa-ri chính hiệu. Nhưng với thói quen của dân Ăng-gờ-lê Xăc-xông tôi không sao hiểu nổi những bộ quần áo như vậy sẽ va chạm với đất đai, không khí và nước nôi trần tục như thế nào?!
Khởi đầu bằng việc họ cảm thấy con thuyền không được sạch sẽ cho lắm. Chúng tôi đã lau chùi thật kĩ càng chiếc ghế dài và cam đoan rằng thuyền rất sạch nhưng vẻ nghi ngờ vẫn còn đó. Một trong hai nàng đưa ngón tay đi găng trắng quệt vào chỗ ngồi rồi trưng bày kết quả khảo sát cho bạn gái. Hai nàng thở dài rồi đành ngồi xuống chiếc ghế, như các tội đồ ngồi trên đống củi của dàn hỏa thiêu trong thời sơ khai Thiên chúa giáo. Việc chèo thuyền dù cố gắng cách nào cũng khó tránh được có những giọt nước văng ra, nhưng lúc đó chúng tôi mới biết rằng một giọt nước có thể để lại dấu vết vĩnh hằng và làm tiêu đời bộ cánh của một mỹ nhân.
Tôi chèo ở đằng lái và đã cố gắng chèo một cách thận trọng mang tính viễn tưởng: ghì mái chèo vào sát mạn thuyền, sau mỗi nhát chèo lại dừng đợi cho nước chảy xuôi hết xuống sông mới tiếp tục nhát chèo tiếp theo và đặt nó xuống nước nhẹ nhàng đến mức mấy con gọng vó bơi theo không thèm né tránh. Anh bạn tôi chèo ở đằng mũi sau mấy nhịp đã buông xuống nói rằng không thể nào có đủ nghệ thuật chèo thuyền, để có thể làm thành một cặp chèo cỡ thần tiên như tôi, nên đành xin một suất khiêm tốn ngồi ngắm và học tập cách thức tôi đưa đẩy.
Nhưng mọi nỗ lực của tôi vẫn không đủ để tránh khỏi sơ suất nên một vài giọt nước vẫn cứ rớt vào áo các cô nàng. Hai tiểu thư không trách cứ, nhưng họ ngồi nép vào nhau như những con dán tội nghiệp và môi thì mím chặt, họ giật tanh tách và ngọ nguậy như con sâu đông-tây-nam-bắc mỗi khi có những giọt nước tóe lên từ mái chèo. Khi nhìn thấy các tiểu thư xinh đẹp phải chịu đựng sự hành xác một cách can đảm như vậy tôi bỗng nẩy sinh lòng kính phục. Bản chất tôi vốn nhậy cảm, do hồi hộp nên các nhát chèo bỗng trở nên cứng nhắc và đôi khi nhảy cẫng lên trên mặt nước, và hậu quả là càng cố gắng bao nhiêu nước từ mái chèo càng bắn lên tung tóe bấy nhiêu.
Cuối cùng đành phải đầu hàng. Tôi xin chuyển lên chèo đằng mũi. Anh bạn tôi bằng lòng cho rằng có lẽ như vậy sẽ tốt hơn khi cả hai đổi chỗ cho nhau. Hai cô gái không nén được tiếng thở dài nhẹ nhõm khi thấy tôi chuyển ra vị trí xa hơn, thậm chí còn trở nên hoạt bát. Thật khốn khổ! Giả dụ họ chấp nhận tôi lại hóa hay! Bây giờ ở vị trí cũ của tôi là một anh chàng vô tâm, thẳng tuột ruột ngựa, mặt bọc da tê giác, cảm giác biết lỗi với người khác của hắn chắc chỉ lớn hơn hạt vừng!
Quí vị có thể nghiêm nghị nhìn chằm chằm vào hắn hàng mươi mười lăm phút, hắn cũng chẳng lưu tâm mà giả dụ có thấy thì hắn cũng chẳng biết ngượng nghịu luống cuống là gì. Hắn bắt đầu vung mái chèo quên chết, tạo thành vòi rồng trên mặt nước sông và con thuyền, khiến hai tiểu thư vội vàng co cụm lại trong một tư thế khó tả. Mỗi lần tóe nước vào áo hai cô, tay chèo mẫu mực lại hì hì nói lời xin lỗi và đưa khăn mùi-xoa của hắn cho hai cô thấm nước.
– Xin anh cứ tự nhiên, không phải lo gì đâu! Hai nàng khốn khổ cố gắng khẽ đáp lời, họ xoay tư thế, rụt cổ né vai, cố dùng chiếc ô để che chắn các tia nước bắn.
Hai nữ khách còn phải chịu nhiều khổ sở trong lúc cả hội ngồi ăn sáng. Hai tiểu thư được mời ngồi lên thảm cỏ nhưng đám cỏ quá là bụi đối với hai cô nường, còn thân cây mà chúng tôi mời họ tựa lưng thì không ai biết được có bao nhiêu gió trời đã thổi qua đây từ ngày chúng được nhát chổi quét qua lần cuối! Họ đành trải khăn mùi xoa lên cỏ để ngồi xuống đó.
Một tên trong bọn tôi bưng chiếc đĩa đựng thịt và bánh nướng chợt vấp phải rễ cây làm các chiếc bánh văng tứ tóe, may là không có chiếc nào rớt vào người hai tiểu thư, nhưng dù sao cũng báo hiệu về một nguy hiểm mới và họ lại tiếp tục cảnh giác. Sau vụ việc nếu có ai trong chúng tôi đứng lên, cầm trên tay chén đĩa gì có thể gây hiểm họa là cả hai lại dõi mắt theo lo lắng, cho đến khi mối nguy đã ngồi yên vị mới thôi.
– Nào, các bạn gái – anh bạn vui tính của tôi nói khi bữa sáng đã xong – Bây giờ chúng ta rửa chén đĩa đi nhỉ!
Thoạt kì thủy hai tiểu thư không hiểu hắn nói gì, đến khi hiểu ra sự việc họ nói rằng cả hai làm việc đó chắc là rất vụng vì chưa hề có khái niệm gì.
– ồ, tôi sẽ chỉ cho các cô thấy ngay – tay bạn tôi nói rất vô tâm hồn nhiên – dễ như trở bàn tay ấy mà! Cần phải nằm rạp…, à tôi định nói là cúi người xuống bờ sông và xúc tráng chén bát trong nước sông.
Cô lớn hơn trong hai nàng nói rằng để làm việc đó phải có quần áo thích hợp và rất lấy làm tiếc…
– Không sao, không sao đâu, áo ấy cũng được mà – Anh bạn tôi đáp hết sức vô tư – Chỉ cần vén gấu lên tí chút thôi!
Cô lớn hơn trong hai nàng nói rằng để làm việc đó phải có quần áo thích hợp và rất lấy làm tiếc…
– Không sao, không sao đâu, áo ấy cũng được mà – Anh bạn tôi đáp hết sức vô tư – Chỉ cần vén gấu lên tí chút thôi!
Và anh chàng cứ đưa ra lời chỉ dẫn để hai nàng luống cuống thực hiện theo. Hắn bô bô rằng việc này là thú vị nhất trong một buổi pich-nich. Hai tiểu thư cũng đỏ mặt thừa nhận rằng công việc thật là thú vị.
Giờ đây khi nhớ lại vụ việc tôi đâm ra ngờ vực: thực chất thì tay bạn tôi có phải là thằng cha mặt thịt vô tư dốt nát như hắn đã thể hiện? Nếu như đó chỉ là… Không, không thể được, vì lẽ mặt hắn lúc đó trông thực sự hồn nhiên chất phác như đúa trẻ ngây ngô mới lớn!
Giờ đây khi nhớ lại vụ việc tôi đâm ra ngờ vực: thực chất thì tay bạn tôi có phải là thằng cha mặt thịt vô tư dốt nát như hắn đã thể hiện? Nếu như đó chỉ là… Không, không thể được, vì lẽ mặt hắn lúc đó trông thực sự hồn nhiên chất phác như đúa trẻ ngây ngô mới lớn!
*
* *
Hari muốn ghé vào bờ ở tu viện Hemp-ton để xem lăng mộ của cô To-mac.
– Thế cái cô To-mac là ai nhỉ? – Tôi hỏi để biết.
– Sao mà tớ biết được! – Hari đáp – Đó là người phụ nữ có ngôi mộ được nhiều người biết nên tớ cũng muốn đến xem.
Tôi phản đối. Có lẽ tính nết tôi có đôi chút dở người nhưng quả thực tôi chả ham thăm xem các loại mồ mả một chút nào. Tôi biết rằng khi du khách tới thăm một thành phố hoặc miền quê nào đó người ta thường ba chân bốn cẳng chạy tới nghĩa địa để tận mắt xem các lăng mộ, nhưng tôi không có khả năng tiêu khiển thời gian kiểu ấy. Tôi không có chút hứng thú nào với việc kéo bè đoàn đi theo một tay nào đó quanh các khu nghĩa địa hay lăng mộ phủ đầy rêu để sờ đọc những tấm văn bia.
Một lần vào buổi sáng đẹp trời ấm áp tôi đứng tựa lưng vào bờ đá làm thành bức tường rào của một nhà thờ nhỏ miền quê, rít thuốc và tận hưởng cảm giác khoan khoái mát lành của thiên nhiên, đưa mắt ngắm nhìn bức tranh thanh bình đẹp tuyệt: Ngôi nhà thờ nhỏ cổ kính phủ những dải trường xuân mượt mà với cánh cửa tiền bằng gỗ sồi chạm khắc, con đường uốn như dải lụa trắng quanh khu gò có hai hàng cây du sóng theo hai bên, những ngôi nhà mái rạ ló ra sau dãy tường rào xén tỉa ngăn nắp, nhìn con suối bạc lấp lánh dưới thung lũng và núi đồi phủ cây xanh ngát mắt chạy dài tận tới chân trời.
Thật là một khung cảnh tuyệt vời. Rất mộng và rất thơ. Nó làm cho con người cảm thấy mình như trở nên tốt lành hơn, muốn tránh xa điều xấu và cái ác, muốn thực hiện điều gì đó hay ho cho những người ruột thịt và bà con họ hàng, thật là những giây phút thần tiên bay bổng. Nhưng đúng vào phút đó một giọng nói the thé chói tai làm tôi rơi phịch xuống nền đất mộ:
– Quí ngài! Quí ngài! Xin một phút, quí ngài!
Tôi ngoái cổ nhìn lại thấy một ông già đầu hói bé nhỏ đang chạy vội chạy vàng băng qua các ngôi mộ đễn chỗ mình đứng, vừa chạy lão vừa rít lên the thé:
– Tôi tới đây, tới đây, thưa quí ngài! Tôi bị thọt mà, ngài thấy không. Tuổi già đâu phải niềm vui, xin ngài quá bộ lại đây. Mời ngài, xin mời ngài!
– Đi chỗ khác đi, bố già! – Tôi làu bàu.
– Tôi tới ngay đây mà, không uổng công ngài đâu. Mời đại nhân đi theo tôi!
– Đi chỗ khác – Tôi lặp lại hết sức cương quyết – Để cho ta yên, nếu không ta nhảy qua tường cho lão một trận đấy.
Lão già dừng lại.
– Ngài không muốn xem các di tích ạ? – Lão hỏi
– Không – tôi đáp – ta chỉ muốn đứng yên một mình ở cạnh bức tường này, lão đi chỗ khác đi, nếu lão tiếp tục quấy rầy, ta sẽ cho linh hồn lão sớm về thế giới bên kia cùng với các di tích của lão.
Lão già hói bối rối trong khoảng khắc, lão trố mắt nhìn rất lấy làm kinh ngạc nhưng thấy tôi vẫn đủ hai chân hai tay và có đầu như mọi người khác. Lão hỏi:
– Ngài ở nơi khác đến đây? Ngài không phải người ở đây à?
– Không, – tôi đáp – Nếu ta mà ở đây thì lão đã không còn sống đến giờ đâu.
– Thế có nghĩa là ngài muốn xem các di tích, lăng mộ ấy mà, ngài có hiểu không? Quan quách, di hài..
– Lão là tên đại bịp! Tôi phát cáu – Ta không muốn xem di tích chi hết, ta cần gì đến các thứ ấy. Gia đình ta đã có vô khối các di tích. Mộ bác Polin ở nghĩa trang Ken-xen Grin là niềm tự hào cho những người ở đấy. Phần mộ của ông nội ta ở Bay có đủ chỗ đứng cho mười tên bịp như lão, còn ở Phần lan mộ bà ngoại ta đã làm thiên hạ tròn mắt, nếu ta muốn ngắm nghía các mộ phần thì chỉ đến những nơi đó là quá đủ, tuy nhiên ta sẵn lòng đến nhòm phần mộ của lão, nếu lão chịu khó chết sớm để không bao giờ còn đến quấy rầy ta như hôm nay.
– Lão là tên đại bịp! Tôi phát cáu – Ta không muốn xem di tích chi hết, ta cần gì đến các thứ ấy. Gia đình ta đã có vô khối các di tích. Mộ bác Polin ở nghĩa trang Ken-xen Grin là niềm tự hào cho những người ở đấy. Phần mộ của ông nội ta ở Bay có đủ chỗ đứng cho mười tên bịp như lão, còn ở Phần lan mộ bà ngoại ta đã làm thiên hạ tròn mắt, nếu ta muốn ngắm nghía các mộ phần thì chỉ đến những nơi đó là quá đủ, tuy nhiên ta sẵn lòng đến nhòm phần mộ của lão, nếu lão chịu khó chết sớm để không bao giờ còn đến quấy rầy ta như hôm nay.
Tay hói già đáng ghét vẫn cứ bám theo lải nhải về văn bia chưa ai đọc được, về di thể hóa thạch, cuối cùng hắn tiến đến sát tôi thì thầm:
– ở quan tài trong tu viện tôi có hai chiếc sọ người, ngài có muốn xem không. Ngài đang nghỉ hè mà, phải tìm thứ gì độc đáo tiêu khiển tí chút đi chứ. Tôi sẽ cho ngài xem ngay.
Đến đây thì tôi đành co giò tháo chạy mà mãi vẫn còn nghe tiếng lão ở phía sau:
– Quay lại đi quí ngài, chiếc hộp sọ hay lắm cơ !…
Nhưng tay Hari lại khoái những thứ đó. Hắn nói hắn đã mơ ước được tới xem lăng mộ cô To-mac ngay từ giờ phút đầu khi bàn tính đến chuyến đi này. Tôi cố thuyết phục hắn rằng còn phải đón Jord ở Sep-pe-tơn vào lúc năm giờ, thế là hắn quay sang nhiếc móc tên Jord. ”Quỉ tha ma bắt thằng cha ấy đi, hắn làm cái quái gì ở đấy cả ngày để mình phải lôi ngược lôi xuôi con thuyền thổ tả này theo những khúc ruột lợn thối của con sông Thêm quái quỉ, chỉ cốt để đón nó ở chỗ nào đó?! Sao hắn không chịu góp công góp sức cùng kéo thuyền với bọn mình? Tớ cầu cho cái nhà băng của nó rỉ hết các loại két sắt đi! Mà hắn sủa gâu gâu gì ở nhà băng ấy nhỉ?
– Bao nhiêu lần tớ đã ghé vào chỗ nó làm việc – Hari nói thêm – Chưa bao giờ tớ gặp nó làm cái gì ra công ra chuyện. Nó chỉ ngồi như tượng gỗ ở sau các vách kính ra vẻ mình đang làm việc. Một thằng cha chỉ ngồi suốt ngày như ông phỗng giữa các vách kính thì có lợi ích gì nhỉ? Như tớ chẳng hạn, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt để kiếm miếng bánh mì. Nếu lúc này hắn ở trên thuyền này có phải mình đã có thể ghé vào xem lăng mộ cô To-mac. Này, tớ phải ghé vào bờ để kiếm chút gì làm mát cổ họng đây.
Tôi bảo rằng trong phạm vi mấy dậm quanh đây chẳng có quán ma nào mà hy vọng làm mát cổ, đến lúc này Hari quay sang rủa con sông Thêm. Hắn bảo một con sông sẽ có ích lợi gì, nếu như để một người ở giữa dòng của nó phải khát đến khô cổ. Trong trường hợp này biện pháp tốt nhất là không nên trái ý tên dở người ngồi cùng thuyền với mình làm gì, phải kiếm cái gì cho hắn mát cổ họng, sau đó hắn sẽ thuần lại ngay như một con bò Tây-Ban-Nha không còn tìm thấy tấm vải đỏ của đấu sĩ nữa.
Tôi gợi ý rằng trong làn có bình nước chanh cô đặc và ở đằng mũi có bi đông đầy nước, chỉ cần bạo tay đổ hai loại đó vào nhau, ngó ngoáy một tý là có thứ chất lỏng tuyệt vời làm mát cổ ngay lập tức.
Hari còn đang trong cơn hăng rủa xả, hắn moi ra đủ thứ xấu xa của cái gọi là nước chanh nhưng cuối cùng cũng đi ra đằng mũi, tìm chiếc giỏ bự có chai nước chanh. Cái chai ở tận dưới đáy, tìm được nó không phải dễ, tên bò mộng cứ cúi mãi cúi mãi sang một bên mạn làm con thuyền đập vào bờ, Hari mất thăng bằng ngã chúi vào bên trong chiếc giành, hai chân chổng lên trời như tên hề trồng cây chuối. Hắn không dám cựa quậy thêm, sợ rằng cả người cả làn sẽ được uống no nước sông Thêm nên đành giữ nguyên tư thế đó chịu trận, cho đến khi tôi chạy lại gần cầm cẳng hắn lôi ngược trở ra.
Khỏi phải nói vụ việc đã bắt cổ họng của tên này phải phập phồng thêm bao lâu nữa!
(Hết chương bảy)
---
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 09/12/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét