Tản Mạn Vầng-Trăng-Tâm – Tạp văn Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (VT)
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019
Thơ Tìm về bản thể Để đối diện linh hồn… Trí-công-cụ Như máy móc vô cảm Một vần thơ Hiển lộ ánh trăng tâm.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Họ và tên: Lê Bá Bôn
Bút danh: Tuệ Thiền
Sinh ngày: 05/4/1951;
Tốt nghiệp đại học ngành Hành chính;
Nhà giáo hưu trí;
Nơi sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
Nơi ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
Email: lebabon04@gmail.com
_____
TẢN MẠN VẦNG TRĂNG TÂM
Bút danh: Tuệ Thiền
Sinh ngày: 05/4/1951;
Tốt nghiệp đại học ngành Hành chính;
Nhà giáo hưu trí;
Nơi sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
Nơi ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
Email: lebabon04@gmail.com
_____
TẢN MẠN VẦNG TRĂNG TÂM
(Chùm thơ & Một số góp nhặt minh triết tâm linh)
1.
Thơ
Thơ
Tìm về bản thể
Để đối diện linh hồn…
Trí-công-cụ
Như máy móc vô cảm
Như máy móc vô cảm
Một vần thơ
Hiển lộ ánh trăng tâm.
.
2.
Lưu bóng giai nhân
Gương hồ dậy sóng
Trăng tan
Quên chốn an nhiên theo dục vọng
Bặt Chân Tâm
Cỏ nội
Mây ngàn...
.
3.
“Nhân bất học bất tri lí”
Nhưng Trí-Lương-Tri
Soi sáng lòng người…
Nhân hữu học
Lắm phường ma quỷ
Mất vầng trăng
Lạc nẻo vô minh.
.
4.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã”
Mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống (đạo, đời)
Ngọn đuốc hiện sinh Chân-Thiện-Mĩ...
Gặp lại Trí-Vô-Sư
Giữa vầng trăng vô tướng
Tâm vô ngôn
Soi sáng muôn lời.
---------------------
.
Một số góp nhặt minh triết tâm linh
A.- HƯỚNG ĐẾN MẪU SỐ CHUNG
* “Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một nền văn minh mới”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991).
--
* - “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; nxb Văn Nghệ, 2007).
--
* - “Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần. Chuyển y xuất sinh đốn ngộ.
- Lời giảng nhằm giúp người nghe hiểu về lí đạo lí thiền, lời đó chỉ có “phẩm chất giảng sư” (vì “hiểu về” khác với “thấy biết trực tiếp”). Lời chỉ thẳng nhằm giúp người nghe (đã từng dò tìm tự tâm) tự thấy lại tâm mình (không suy nghĩ, đốn kiến), lời đó mang “phẩm chất thiền sư” đích thực. Ví dụ: “Vô niệm, niệm tức chánh”, đây là lời nói mang “phẩm chất thiền sư” đích thực, giúp người nghe trực ngộ và tự ấn chứng (vì không thể suy nghĩ để hiểu câu nói này)”. (Thiền Ngôn; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen org).
--
* (Kính mời đọc thêm ở: C.- PHẦN BỔ SUNG).
-----------------
B.- TRÌ DANH “QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT”
(Một trong những phương tiện hỗ trợ Sự Sống Tỉnh Thức)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.
--
Trì danh Ngài Quán Thế Âm
Trí-bi hội nhập Chân Tâm đất trời
Vơi bao nghiệp chướng cõi đời
Ngày về Tịnh độ tiếp lời Tâm kinh…
Niệm thầm theo hơi thở thiền
Tháng ngày an lạc như hiền triết xưa
Trăng tâm lặng lẽ bốn mùa
Hương trà thấp thoáng Chân Như vĩnh hằng.
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
-----
- Có thể thay danh hiệu này bằng các danh hiệu mang năng lượng tâm linh đại trí-đại bi khác của các tôn giáo.
- Chân Tâm: Bản Thể Vũ Trụ, Thượng Đế, Viên Giác, Phật Tính, Pháp Thân, Chân Như, Chân-Thiện-Mĩ…
- Bồ-tát Quán Thế Âm có truyền bá một câu chân ngôn mang thần lực cứu khổ cứu nạn, giảm nghiệp chướng tham-sân-si và trợ lực giác ngộ là: Án Ma Ni Bát Di Hồng (Om Ma Ni Pad Mé Hum). (Ngài là một vị Phật thời quá khứ xa xưa đang hành Bồ-tát đạo; nhiều người dù không theo đạo Phật vẫn có lòng chánh tín ở Ngài).
---
- Thí nghiệm của M. Emoto cho thấy, khi dán 2 mẩu giấy mang tên người có tính cách tốt-xấu khác nhau vào 2 chai nước, thì cấu trúc và chất lượng nước cũng biến đổi khác nhau. Thí nghiệm này giúp hiểu rõ hơn thần lực của các danh hiệu thánh nhân, các chân ngôn… (Báo Giáo Dục & Thời Đại Chủ Nhật số 47 năm 2006).
- Hai tác giả John Spencer (tiến sĩ y học) và Karen Nesbitt Shanor (tiến sĩ sinh học) viết trong tác phẩm Trí Tuệ Nổi Trội: “Một nghiên cứu xuất sắc đánh giá vai trò của sự cầu nguyện (cho người khác) trong việc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa tim Randolph Byrd tiến hành đã khích lệ rất nhiều các nghiên cứu sau đó. (…) Các nhóm tôn giáo khác nhau được cử đến để cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện (bệnh nhân không biết). (…) Các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện ở một số khu vực so sánh với những người trong nhóm không cầu nguyện: Họ dùng thuốc kháng sinh ít hơn năm lần; họ ít bị mắc chứng phù ở phổi hơn ba lần; không ai trong số họ cần đến ống thở (…); và có rất ít bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện bị chết.” (Trí Tuệ Nổi Trội; Karen Nesbitt Shanor; dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt).
- A. Einsten có phát biểu đáng lưu ý: Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng; tôn giáo mà không có khoa học thì mờ ảo. (Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lí, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
---
- Theo các kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ, thời Đức Phật còn tại thế, Ngài không đặt ra điều luật ăn chay trường cho cả tu sĩ và cư sĩ, mà chỉ khuyên dạy diệt trừ tham ái (bao hàm tham ăn).
- Theo Thiền Luận (D.T.Suzuki), ngày xưa có các vị Bồ-tát tu hành trong nghịch cảnh như làm kĩ nữ, bán cá ở chợ, mò tôm để sinh nhai… Vì thế, dù còn phải sống trong nghịch cảnh, chúng sinh cũng có thể tu tập hướng thiện hướng thượng tâm linh, chuyển hoá nghiệp.
---
- Hành thâm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát” chính là “phản văn văn tự tánh - xoay cái nghe nghe tự tánh”; cũng chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”... Kinh Pháp Hoa nói: “Diệu âm quán thế âm/ Phạm âm hải triều âm/ Thắng bỉ thế gian âm/ Thị cố tu thường niệm.”
- “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết; Thuvienhoasen org - bản có bổ sung, có bảng mục lục ở cuối file; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
---
- Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí.
Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
Những chữ trong ngoặc đơn và những chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa:
“Krishnamurti: Động thái TRỞ THÀNH (về mặt tâm lí-tức là thời gian tâm lí) dựng lên một trung tâm ở bên trong, TRUNG TÂM VỊ NGÃ, phải không? (Trang 9).
(...)
Krishnamurti: Tôi hiểu. Nhưng tôi đang thử khám phá NGUỒN GỐC của những nỗi đau khổ, hỗn loạn, xung đột, đấu tranh này – chỗ bắt đầu của chúng ta là gì? Khởi đầu buổi nói chuyện tôi đã hỏi: phải chăng nhân loại đã đi sai đường? Phải chăng NGUỒN GỐC LÀ CÁI “TÔI” và “cái không phải Tôi”.
David Bohm: Tôi nghĩ ta đã tiếp cận được vấn đề rồi. (Trang 9).
(...)
David Bohm: Chắc ông thấy, ta phải làm rõ, bởi vì ông nói rằng thế giới tự nhiên là sự sáng tạo của cái TÂM VŨ TRỤ, tuy thế tự nhiên vẫn có thực tại riêng.
Krishnamurti: Mọi điều đó hiểu được.
David Bohm: Nhưng hầu như toàn thể tự nhiên đều do cái tâm vũ trụ tạo.
Krishnamurti: Tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ. Tôi thử tìm cách chấm dứt cái tâm cá biệt; bấy giờ chỉ còn có TÂM, tâm vũ trụ đúng chứ? (Trang 38-39).
(...)
Krishnamurti: Vâng. Trong trật tự vũ trụ có vô trật tự, vô trật tự ấy có liên quan đến con người.
David Bohm: Không phải vô trật tự ở bình diện vũ trụ.
Krishnamurti: Không phải. Ở bình diện thấp hơn nhiều.
David Bohm: Vô trật tự, hỗn loạn ở bình diện con người.
Krishnamurti: Và tại sao con người đã sống trong tình trạng này từ khởi thuỷ?
David Bohm: Bởi vì con người còn VÔ MINH-ignorant, chưa thấy ra sự thật.
Krishnamurti: Nhưng CON NGƯỜI VỐN THUỘC VÀO CÁI TOÀN THỂ, cái nguyên vẹn, nhưng trong MỘT GÓC HẸP, con người tồn tại và sống trong hỗn loạn, vô trật tự. Còn cái TRÍ THÔNG MINH TỈNH THỨC MÊNH MÔNG này thì không. (Trang 41).
(...)
Krishnamurti: Bởi vì “X” (người giác ngộ) không “bằng lòng” với việc thuyết giảng và thảo luận suông. Cái mênh mông vô tận đó, chính là “X”, phải thực sự có hiệu quả, phải làm cái gì đó. (...).
David Bohm: Nhất thiết phải làm thế. Nhưng cái mênh mông vô tận ấy sẽ TÁC ĐỘNG hay thay đổi nhân loại cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.
Krishnamurti: Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).
David Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng (bản thể vũ trụ), nên hoạt động này ẢNH HƯỞNG TOÀN NHÂN LOẠI cũng từ NỀN TẢNG.
Krishnamurti: Vâng. (Trang 228-229).
(...)
Krishnamurti: Từ cái cá biệt riêng tư, cần thiết phải đi đến cái chung, cái phổ biến, rồi từ cái phổ biến vẫn tiếp tục vào sâu hơn nữa và có lẽ, có cái tánh thuần khiết được gọi là TỪ BI, TÌNH YÊU và TRÍ TUỆ. Nhưng điều đó có nghĩa rằng bạn phải đặt hết trí, tâm và toàn bộ tự thể của bạn vào công cuộc TRA XÉT, KHÁM PHÁ này. (...). (Trang 369-370)”.
-------------------
C.- PHẦN BỔ SUNG:
PHẦN 1:
* Theo vũ trụ quan của Phật giáo, từ vô lượng kiếp đến nay, và nếu còn vô minh thì chúng sinh còn LUÂN HỒI mãi trong sáu cõi (nghiệp báo phiền não-đau khổ có khác nhau), tùy theo TÂM Ý ĐÃ TẠO NGHIỆP thiện lành hay xấu ác. Sáu cõi luân hồi lên xuống mãi trong vô minh là: địa ngục, ngạ quỷ (quỷ đói), súc sinh, a-tu-la (thần), loài người, chư thiên (chúng sinh các cõi trời).
Một viện sĩ khoa học Liên Xô (cũ), ông M.A.Mikhiher phát biểu về vấn đề này như sau (Báo Giáo dục & Thời đại CN 9/3/1997): “Mỗi con người là một NĂNG LƯỢNG TINH THẦN trong một vỏ vật chất. Chết chỉ là băng hoại vỏ vật chất, còn năng lượng tinh thần thì tiếp tục LUÂN HỒI, tiếp tục vòng phát triển mới”.
Ông Nguyễn Chung Tú, nguyên hiệu phó trường Đại học Hùng Vương-giáo sư tiến sĩ vật lí, nói: “Có thể nói rằng GIEN NGHIỆP là cái do chính mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy”. Ông nhắc lại lời một học giả khác rằng: TÂM TÍNH LÀ ĐỊNH MỆNH. (Nguyệt san Giác ngộ số 17/1997). Vì thế, giảm bớt hành vi xấu-ác của thân-khẩu-ý sẽ góp phần cải thiện nghiệp chướng khổ đau-phiền não cho kiếp sống này và các kiếp sau, cho nghiệp riêng (biệt nghiệp) và nghiệp chung (cộng nghiệp).
Trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E.Mun-đa-sep, nhà bác học lớn quốc tế-giáo sư tiến sĩ y học Nga) có nói rằng: “Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm karma (NGHIỆP), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ (đu-khơ là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn – nói theo sách). GIAI ĐOẠN TRẦN THẾ ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá.”
“(Thầy Đa-ram nói) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng TÂM NĂNG MẠNH MẼ VÔ CÙNG, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau.(…) TÂM NĂNG TIÊU CỰC (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”. (Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu; E. Mun-đa-sep; dịch giả: Hoàng Giang).
-----
* Đọc trong Ý Nghĩa Của Việc Hồi Hướng Công Đức Cho Người Quá Cố (K. Sri Dhammananda; Thích Tâm Quang dịch; Phattuvietnam net):
“Theo Đức Phật, trong tất cả mọi hành động, TƯ TƯỞNG mới là điều thực sự quan trọng. Hồi hướng công đức căn bản là MỘT HÀNH ĐỘNG CỦA TÂM. (...).
Nguồn gốc và ý nghĩa việc hồi hướng công đức được các học giả đem ra bàn cãi. Mặc dầu tập tục cổ xưa này còn hiện hữu đến ngày nay tại nhiều quốc gia Phật giáo, chỉ một số RẤT ÍT Phật tử theo tập tục cổ xưa này HIỂU ĐƯỢC ý nghĩa của việc hồi hướng công đức và cách thức thích đáng để thi hành.
Nhiều người đã phí phạm thì giờ và tiền bạc vào những lễ nghi và trình diễn vô nghĩa để tưởng niệm người đã qua đời. Họ không hiểu là KHÔNG THỂ NÀO giúp đỡ được người chết đơn giản bằng cách xây dựng mộ phần, mộ chí và nhà táng to lớn và những đồ tế nhuyễn khác. Cũng chẳng có thể giúp đỡ được người chết bằng cách đốt hương, vàng mã, vân vân...; và CŨNG CHẲNG THỂ giúp đỡ người chết bằng cách giết các súc vật và đem các loại thực phẩm khác để DÂNG CÚNG. (...).
CÁCH DUY NHẤT để giúp đỡ người chết là làm một số công đức theo đúng cách thức đạo giáo để tưởng nhớ đến họ. CÔNG ĐỨC gồm có những hạnh lành như bố thí, xây trường học, tự viện, cô nhi viện, thư viện, bệnh viện, ấn tống kinh sách để tặng, và các công việc từ thiện tương tự.
Tín đồ của Đức Phật nên hành động khôn ngoan và không nên mù quáng làm theo bất cứ điều gì MÊ TÍN.
Tín đồ của Đức Phật nên hành động khôn ngoan và không nên mù quáng làm theo bất cứ điều gì MÊ TÍN.
-----
PHẦN 2:
HƠI THỞ MINH TRIẾT
(Bài thực hành)
Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa
.
Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền
.
An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi
.
Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa
.
Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền
.
Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh
.
Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa…
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
--
* Đọc trong Trí Tuệ Nổi Trội (Karen Nesbitt Shanor; tiến sĩ sinh học; viết chung với John Spencer, tiến sĩ y học; dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt; nxb Tri Thức, 2007): “Các phương phápthiền khuyến khích sự THỞ SÂU TỪ CƠ HOÀNH, được biết đến với chức năng nuôi dưỡng các cơ quan cần thiết và làm tăng các mức độ năng lượng, tăng tỉ lệ trao đổichất và tái sinh các khu vực trì trệ của cơ thể.
(…) 20 năm trước khi chúng tôi đề nghị các bệnh nhân tập thiền để có sức khoẻ, chúng tôi thường gặp phải những thái độ hoài nghi. Giờ đây người ta đến các khoá học thiền ngày càng đông. Một công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Benson và Wallace cũng như HÀNG NGHÌN các nghiên cứu khoa học đã cho thấy các lợi ích VẬT CHẤT và TINH THẦN của thiền và đặt nó ở một vị trí tuyệt vời, như một câu nói của người Scotland như sau “nó tốt cho những gì làm bạn đau đớn” mà không có tác dụngphụ nào cả. Bên cạnh đó, sự THIỀN ĐỊNH còn cung cấp cho người ta thêm năng lượng và khiến họ suy nghĩ tốt hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung và nâng cao tính sáng tạo”.
* Đọc trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E-rơ-nơ Mun-đa-sep; giáo sư tiến sĩ y học (Nga), nhà bác học lớn quốc tế; dịch giả: Hoàng Giang; nxb Thế Giới, 2009):
“Cụ thể là, nhờ tham thiền, sinh trường của tu sĩ ở trạng thái áp đảo quá trình tái sinhbệnh hoạn (ung thư), ổn định chức năng của các tế bào bệnh và kích thích các tế bào bình thường của cơ thể tái sinh. Nói một cách khác, bí quyết trường thọ ở các môn đồkhông phải vì chu kì sống của các tế bào gia tăng, mà là SỰ THAY THẾ các tế bào già nua bằng các tế bào mới và phòng ngừa suy biến thành ung thư.
(…) Trên bước đường khoa học của mình, tôi luôn luôn đi theo cách thứ hai, nghĩa là từ cái chung đến cái riêng. Vì đã nhằm mục đích là giải quyết những vấn đề y học cụ thể, trước tiên là bệnh ung thư, muốn hay không chúng tôi cũng phải nghiên cứu NĂNG LƯỢNG TÂM THẦN và những vấn đề liên can là NGUỒN GỐC loài người và vũ trụ”.
* Đọc trong Trí Tuệ Nổi Trội (K.N.Shanor-tiến sĩ sinh học; dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt): “Các nhà khoa học cũng đang quay lại và hướng sự tập trung vào việc tìm hiểu cách thức suy nghĩ và trạng thái của chúng ta THỰC SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN lực từ trường bên trong VÀ XUNG QUANH chúng ta. (…) Thông qua cuốn sách này, chúng tôi phát hiện ra được năng lực của Ý THỨC SÂU KÍN và cách khai thác nguồn năng lượng khổng lồ, tình yêu thương và sự thông thái. Ý thức sâu kín được mọi người biết đến là phần trí tuệ sâu nhất. Nó được gọi với nhiều tên: quan sát viên giấu mặt, nhà tư tưởng phía sau những suy nghĩ, TRÍ TUỆ ĐIỀU HÀNH, người chỉ huy, chứng nhân, KHOẢNG KHÔNG GIAN GIỮA NHỮNG SUY NGHĨ (…)”.
----------
PHẦN 3:
* Đọc trong Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh (Deepak Chopra-tiến sĩ y học; dịch giả: Trần Quang Hưng): “TRƯỜNG Ý THỨC LÀ CƠ SỞ của mọi hiện tượng trong Tự nhiên, bởi vì KHE HỞ TỒN TẠI GIỮA mọi electron, MỌI Ý NGHĨ, mọi khoảnh khắc thời gian. KHE HỞ LÀ điểm khống chế, SỰ TĨNH LẶNG Ở TÂM của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện. (…) Chúng ta cần nhớ NGUỒN GỐC CHUNG của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết CHÚNG TA LÀ TÂM TRÍ VÀ TINH THẦN (…).
Có thể là ý thức KHÔNG NẰM TRONG bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới. (…) Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận SỰ TỒN TẠI CỦA CÁC THẾ GIỚI VÔ HÌNH. Hoàn toàn ngược lại”.
--
* Đọc trong Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng (J.Krishnamurti; dịch giả: Phạm Công Thiện. Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti, người không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc tôn vinh): “Nếu ngài thấy rằng Ý THỨC CỦA MÌNH ĐƯỢC CHIA SẺ bởi tất cả con người khác sống trên trái đất này, lúc đó toàn bộcách sống của ngài sẽ đổi khác. (…) MUỐN CHUYỂN HOÁ THẾ GIỚI, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi thì chúng ta phải CHUYỂN HOÁ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.
--
* Đọc trong Sự Sống Sau Cái Chết (Deepak Chopra-tiến sĩ y học; dịch giả: Trần Quang Hưng): (…) Ở đây chúng ta có thêm một chứng minh là TẤT CẢ CHÚNG TA ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI NHAU TRONG CÙNG MỘT TRƯỜNG Ý THỨC. Các đặc tính của trường này vận hành LÚC NÀY VÀ Ở ĐÂY:
Trường hoạt động như một TỔNG THỂ.
Nó liên kết các sự kiện cách xa ngay tức thời.
Nó NHỚ mọi sự kiện.
Nó tồn tại ngoài thời gian và không gian.
Nó sáng tạo toàn vẹn bên trong mình.
Sáng tạo của nó lớn lên và mở rộng theo hướng tiến hoá.
Nó là Ý THỨC”.
--
* Đọc trong Thiền Luận-quyển trung (Daisetz Teitaro Suzuki-thiền sư cư sĩ; dịch giả: Tuệ Sỹ): “Mười phương thế giới thu vào MỘT ĐIỂM HIỆN TIỀN; quá khứ, hiện tại, vị lai tụ trong MỘT NIỆM ĐƯƠNG THỜI. Dù ở giữa hàng chư thiên cũng khó có niềm vui nào so được với đây; ở loài người lại càng hiếm lắm. Sự tiến bộ như thế trong đời sống tâm linh CÓ THỂ THÂU ĐẠT ĐƯỢC CHỈ TRONG VÀI BỮA, nếu hành giả dốc lòng tu tập”. (Thiền sư Bạch Ẩn).
--
* Đọc trong Lửa Giác Ngộ của ngài Jiddu Krishnamurti (dịch giả: Đào Hữu Nghĩa). (Những chỗ trong ngoặc đơn do người đọc làm cho rõ nghĩa).
“Không phải “tiếp xúc” mà là GIÁC VÀ SỐNG; nó có đó để bạn vươn tới nắm lấy. Để vươn tới và tiếp nhận cái đó, TƯ TƯỞNG HAY THỨC, (trong trạng thái vô minh) như ta biết, PHẢI CHẤM DỨT, bởi vì tư tưởng (trong trạng thái vô minh) thực sự là kẻ thùcủa cái đó. Tư tưởng là kẻ thù của lòng từ, quá rõ rồi, đúng không? Và để đốt lên ngọn lửa TỪ BI VĨ ĐẠI ấy không đòi hỏi phải hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một TRÍ TUỆ TỈNH THỨC để THẤY động niệm. Và GIÁC ĐỘNG NIỆM LÀ CHẤM DỨT ĐỘNG NIỆM, đó mới thực là THIỀN.
(...) Hiện tại là cái “bây giờ”, cái hiện tiền. Cái hiện tiền chứa toàn bộ vận động của thời gian tư tưởng. (...) Đó là toàn bộ cấu trúc. Nếu cấu trúc của thời gian (tâm lí quy ngã) và tư tưởng (trong trạng thái vô minh-phiền não-xung đột) chấm dứt, CÁI HIỆN TIỀN mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Cái “BÂY GIỜ” bấy giờ là KHÔNG. Và cái KHÔNG (trường tiềm năng, tánh Không) thì dung chứa mọi cái có.
(...) Tôi tin rằng trong truyền thuyết cổ đại của Do Thái giáo người ta chỉ có thể nói về THƯỢNG ĐẾ - hay tên gọi gì cũng được - như thế này: “I am”-Tôi là-Tat tvam asi, bằng Phạn ngữ”.
--
* “Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: “Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ... HIỆN TẠI là cái duy nhất không có kết thúc”. (Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lí, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn“Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
--
* “Triết gia Descartes nói một câu thâm sâu: “Tôi suy tưởng, vì vậy tôi hiện hữu.” Câu này rất đúng với trí thức, nhưng đối với thiền nó lại hoàn toàn sai. Trong thiền, ta càng suy nghĩ bao nhiêu, ta càng xa chân thân bấy nhiêu. Nếu ta lệ thuộc vào “cái tôi suy tưởng” ta sẽ không thể kinh nghiệm được sự thức tỉnh. Khi ta nói “tôi hiện hữu”, ta bắt buộc phải đẩy Chúa ra ngoài thành một đối tượng. Nhưng bản thể của Chúa là “Ta Là” (I Am) trong trạng thái “ĐANG LÀ” ở mọi nơi và trong HIỆN TẠI”. (Thiền Kitô Giáo; nhà nghiên cứu Đỗ Trân Duy; Daminhvn net).
--
* “Tột trước cùng sau trở về NIỆM HIỆN TIỀN”. (Kinh Lăng Già Tâm Ấn; Thiền sư Thích Thanh Từ dịch).
--
* “Dĩ nhiên chúng ta phải sử dụng các ngôn từ khi một điều gì đó được truyền đạt từ người này sang người khác, nhưng các ngôn từ chỉ là sự nêu trỏ suông chứ không phải là chính sự thực. Như kinh bảo, chúng ta phải dùng đến ngọn đèn ngôn từ để ĐI VÀO TRONG CÁI CHÂN LÍ NỘI TẠI của kinh nghiệm VƯỢT KHỎI NGÔN TỪ VÀ TƯ TƯỞNG. Nhưng quả thực là hoàn toàn khờ dại khi tưởng ra rằng ngọn đèn ấy là mọi sự”. (Thiền sư D.T.Suzuki) – (Nghiên Cứu Kinh Lăng Già; D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).
--
* Sống thì vượt ngoài thời gian (thời gian tâm lí, tức là cái “tôi” tâm lí-vọng tưởng), SỐNG LÀ HIỆN TIỀN SINH ĐỘNG, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian (tâm lí). SỐNG LÀ CHÚ TÂM (tỉnh thức), không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa (thực tại) nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian (tâm lí) luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong HIỆN TIỀN. Chính lối sống này là BẤT TỬ, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian (tâm lí) là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. ĐAU KHỔ SẼ CHẤM DỨT khi thời gian (tâm lí) chấm dứt. (Thiền sư Jiddu Krishnamurti. Trích trong Bút Hoa-nhật kí; dịch giả: Ẩn Hạc). (Những chỗ trong ngoặc đơn do người đọc làm cho rõ nghĩa).
--
* “Thiền, cốt yếu nhất là nghệ thuật KIẾN CHIẾU VÀO THỂ TÁNH của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát. (…) Bấy giờ, ta nhận ra ý nghĩa cuộc sống, ta biết rằng đó không phải là một nỗ lực mù quáng, mà cũng không phải là trường thao diễn những bạo lực vô tri; nhưng dầu không thấu hiểu được những ý nghĩa tối hậu của kiếp người, VẪN CÓ CÁI GÌ ĐÓ khiến ta VUI KHÔNG CÙNG để mà sống, và qua mọi cuộc thăng trầm ta vẫn thảnh thơi mà an thân lập mệnh, không thắc mắc, không hoài nghi, không bi quan yếm thế”. (Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển thượng, luận I; D.T.Suzuki; dịch giả: Trúc Thiên).
--
* “Một ngày nào đó của thiên niên kỉ thứ 3, con người sẽ hỏi đâu là sự khám phá quan trọng nhất của thế kỉ 20 đối với nền văn minh Tây phương, khi ấy câu trả lời không phải là sự khám phá ra năng lượng nguyên tử, cũng không phải là sự khám phá ra những vũ trụ song đối, mà chính là sự khám phá về trạng thái TỰ DO TỐI THƯỢNG của BẢN THỂ CON NGƯỜI”. (Question de Albin Michel số 77/1989; Nguyễn Thế Đăng dịch).
--
* Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó SỰ GẶP GỠ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại MỘT NỀN VĂN MINH MỚI”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991).
© Tác giả giữ bản quyền. . Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Vũng Tàu ngày 04/8/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét