Dượng Bảy – Truyện ngắn Đỗ Nhựt Thư (Quảng Nam)
Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017
Tết nào
vợ chồng Thanh cũng đến thăm cô dượng Bảy. Hắn nghe vợ kể nên cảm nghĩa mà đến,
dần mến mộ ông.
Họ tên thật Đỗ Nhựt Thư
Địa chỉ: Tỉnh Quảng Nam
Email: dokongnhan@gmail.com
_____
Tưởng
niệm người thân
***
Tết
nào vợ chồng Thanh cũng đến thăm cô dượng Bảy. Hắn nghe vợ kể nên cảm nghĩa mà
đến, dần mến mộ ông.
Dượng thường lì xì cho con hắn 5 đồng – cái thời sau năm 1980 nớ là quá
lớn, hắn hốt trong lòng, từ chối mãi nhưng dượng bảo: “Bọn bay cực khổ, ở trên
núi ấy đã bao năm. Hương như con nuôi của tau, cứ cầm lấy.” Nhìn quán hàng lèo
tèo ba cái bánh sắn của dượng trước trường Thuỷ lợi ấy hắn ray rứt lắm.
Dượng cao ráo, quắc thước, hàng lông mày dài rủ như tiên ông, mắt to
sáng nhìn như ánh chớp khiến người nể sợ, Thanh cũng né. Còn cô thì thấp mà
hiền, sống như mẫu của người phụ nữ Việt ta thời ấy: đảm đang, trung trinh và
lo cho dòng tộc mình. Vợ hắn mang ơn nặng, thường nhớ và kể về cô dượng, Thanh
ngạc nhiên và kính phục lắm.
Ông
nội Hương chỉ còn 3 chị em, năm 1950 cô Ba lấy chồng mãi tận Kỳ Hương, cô Bảy
thì may mắn mà gặp dượng tại Hội An, còn cha Hương – thứ Mười theo Cách mạng từ năm 1945, năm sau Pháp tái chiếm, theo tổ chức bỏ quê Cẩm Hà vào
phục vụ chiến đấu cánh nam Quảng Nam.
Năm
1953 ông bị thương phải về nhà cô Ba chạy chữa. Nghe tin cô Bảy khóc suốt, sợ
tuyệt đường hương hoả, cô nhờ chồng vào đó dẫn em về. Thế mà dượng Hương lại
mạnh dạn lên đường. Thanh hốt: đang đánh nhau ngày càng lan rộng, nguy hiểm
chực chờ, đường sá xa xôi, sông nước trắc trở, phải đi bộ cả 70 cây số. Anh vợ
được mấy người như thế? Thế mà ông lo cho ba Hương về được, phải thuê người
dùng võng khiêng đi. Nhìn em ốm nhách, ghẻ lở đầy mình, vết thương chưa lành
lặn, cô vừa khóc vừa cười, cho cáng tuốt về từ đường, làm lễ cáo tạ ông bà,
quên cả công lao to như núi của chồng mình.
Sau
đó dượng cho em vợ phụ bán quán phở của mình để truyền nghề. Năm ấy mà cô dượng
đã mua được miếng đất ở khu trung tâm xây nhà mở quán là việc kinh hồn. Dượng
phải mấy năm vào quán phở lão Chệt phụ việc và học nghề bán phở thí công, chủ
chỉ cho ăn. 3 năm làm như đầy tớ rồi lão Chệt cảm thương mà truyền cho bí
quyết. Ngày chia tay lão lại ân cần: “Ta thương con chịu khó, trung thực mà
truyền nghề, phạm điều cấm của ông cha, nhưng con được. Dân chúng ngày càng
đông, mong con ra riêng thành công.”
Hội
An lúc đó là tỉnh lỵ Quảng Nam, công chức, binh lính nhiều, quán dượng lại gần
toà tỉnh, kinh doanh ngày càng phát đạt. Dượng lập cho cha Hương một điểm bán
bên sông gần chợ để làm ăn riêng.
***
Mười khi ấy mới 25, may mà đất nước đã hết chiến tranh, tư thương buôn
bán khá dần lên, nên gánh phở của anh đắt khách.
Mười bận rộn luôn tay mà không lo xuể, cứ mong cô gái đó đến giúp mình.
Người đâu mà rảnh dữ? Chỉ đứng trông chừng sạp hàng cho bà Đội mà giương mặt
đầy vẽ bi thương, thi thoảng nhìn anh
tất bật với gương mặt ái ngại, nửa muốn đến giúp nửa phân vân. Sao vậy nhỉ?
Mười vẫn vơ nghĩ. Cô ấy trạc tuổi anh, có lẽ từ xa đến nơi này, áo quần nhàu
nhĩ thấy thương. Cứ nhìn nhau hằng ngày nên lòng thấy vấn vương, tựa như một
gắn bó mơ hồ định đặt.
Hôm
ấy trời bỗng mưa, anh luýnh quýnh dọn dẹp không kịp nên mạnh dạn ngoắc gọi cô.
Nghe giọng Kỳ Hương của ông anh rễ anh sững sờ, dọ hỏi, nơi chị Ba làm dâu có
âm giọng khác ngoài này, nó thô mộc, cưng cứng, pha âm thổ trầm trầm. Hỏi, thì
y chang, hai bên thân tình như quen nhau từ lâu lắm.
Năm–
tên cô ấy, vừa khóc nức vừa kể chuyện đời mình, anh nghe mà khóc theo. Cha cô
ấy cũng học đòi ba chữ mon men nên muốn lên làm ông hương, ông đinh làng xã. Mẹ
cô lại là vợ lẽ. Ông gia trưởng lắm, vợ con hai nhà sợ một phép. Mãi cung phụng
mua danh nên mang nợ, một lão cứ cho ông mượn mà thoả lòng ảo tưởng. Cuối năm
ấy khi nợ đã hết đường trả, lão ấy tưng tửng: “Ông gã con Năm cho con tôi là
xong.” Con lão, một thằng khù khờ, dở khôn dở dại, nhưng đà hết nước, mà chắc
cũng không có gì đáng sợ đâu. Ông gật.
Năm
khóc hết nước mắt, “tại gia tùng phụ”, nhắm mắt mà vâng lời. Được một tháng cô
về lại nhà khóc than thưa bẩm. Thì ra cái thằng khờ ấy có biết gì đâu, cứ nhè
cô mà đánh. Mọi việc của nhà chồng đổ hết lên đầu cô, đầu tắt mặt tối cơm nước,
giặt giũ, xay lúa giã gạo, đồng áng, …, lại phải lo cho thằng dở dại ấy, đêm nó
cứ lang thang vừa tự lẩm bẩm những điều đâu đâu nghe phát sợ. Cuộc sống như địa
ngục.
Ông
điên lên, đánh cho một trận bán sống bán chết, buộc phải xuống lại ngay chiều
đó. Năm lê lết bước đi, bà mẹ gần như ngất xỉu. Nhưng cô không dám xuống lại
nhà lão ấy, rúc trốn trong cây rơm sau nhà.
Tối
đó lão kia lên nhà tru tréo, cha Năm sượng mặt nốc rượu tì tì, hứa sẽ đâu vào
đó, không thì giết nó rửa cái nhục bỏ chồng.
Vừa
canh tư mẹ Năm dúi vào tay con mấy đồng bạc lẽ và thầm nức nở: “Con đi đi, may mà đỡ khổ.” Đi đâu? Bà không biết, chỉ
thấy lòng hai mẹ con mù mịt như đêm ấy, tối đen thăm thẳm.
Cô
lang thang đi mãi về hướng tỉnh lỵ, nghe là ngoài đó dân tình thuần hậu lại làm
ăn dễ dãi. Đến chợ xin phụ giúp loanh quanh kiếm sống qua ngày, may mà bà đội
Hàn cần người mà nhận cho giúp việc.
Mười thấy nỗi thương cảm dâng ứ, nắm tay Năm
rụt rè: “Năm về với anh.” Cô nhìn anh đầy trân quý.
Về,
Mười xin anh chị vì thương mình mà đem lễ vào tận trong ấy trình báo xin cưới
Năm. Dượng Bảy lại cùng Mười gánh 1 gánh lễ vật tất tả đường xa, lên xe, xuống
đò, nhiều đoạn phải cuốc bộ, 2 ngày mới đến nơi. Gặp, cha Năm rút cây roi mây
đánh đét xuống mặt bàn, gầm giọng: “Cút! Nó đã là vợ người, đồ trốn chúa lộn
chồng. Nhục nhã. Gặp tao giết.”
Kệ,
họ cứ đến với nhau. Dượng Bảy lại cho một món tiền làm cái nhà nho nhỏ cho đôi
vợ chồng trẻ trên mảnh đất hương hoả của ông chú của Mười. Và họ hạnh phúc lắm.
Năm được hưởng một đời an vui vì Mười rất tốt, anh thương quý cô hết mực.
Hương– vợ Thanh là con gái thứ.
***
Năm
1967 nghe tin cha mất, bà Năm dẫn Hương về thăm mẹ, nhờ nó lanh lợi nhất nhà dù mới lên 8. Bà bùi
ngùi tay xách nách mang dọ bước trên đường mấp mô của quê hương đã bao năm ly
biệt. Đến đầu một ngõ, Hương lon ton chạy trước, thấy một bà già đầu tóc bạc
phơ chống gậy, gương mặt sầu thảm lảm nhảm một mình, đôi mắt lờ đờ nhìn xa vời
như ngóng trông ai. Hương ngờ ngợ hỏi: “Bà chờ ai vậy bà?” Bà đáp: “Bà chờ con
Năm của bà, nó đi biệt đã mười mấy năm nay chưa thấy về.” Rồi ứa nước mắt. Mẹ
Hương vừa đến, khuỵ xuống ôm chân bà nức
lên: “Mẹ! con là Năm đây. Con về thăm mẹ đây.” Bà lò mò rờ vai lẩn thẩn: “Không
phải đâu. Con Năm tui ốm lắm, không được như ri đâu.” Thời may, dì Bảy chạy ra khóc lu loa: “Chị
Năm! Trời ơi chị Năm về mẹ ơi.” Bà như lả đi, dìu vào vừa đi vừa rờ rẫm vừa mê
sảng: “Năm! Thiệt hả con? Con Năm hả con?” Nhỏ Hương cũng khóc.
***
Mẹ
Hương đau ít ngày rồi mất khi đã 72, mái tóc vốn xanh của bà bỗng bạc trắng làm
Thanh ngạc nhiên lạ. Cha Hương suy sụp từ ngày đó, đêm đêm ông nằm dưới ban thờ
với nỗi buồn thương vời vợi, ngày ngày lại thường dùng rượu giải sầu. Sau ngày
tiểu tường cho vợ ông ngã bệnh non một tháng rồi đi. Gia đình lo được cho ông
bà nằm bên nhau trong khuôn viên ngôi chùa mà thuở nhỏ ông đã từng làm chú tiểu
trước khi thoát ly.
Năm
2010 do nhiều chuyện khó nói Thanh làm ăn mang nợ ngân hàng phải trả mà tiền
bên A nợ mình gấp bội thì không hy vọng gì, đành phải bán ngôi nhà cũ để thoát
lãi vay hàng tháng của ngân hàng. Mảnh đất trong xóm mà Thanh xây ngôi nhà này
là do dượng Bảy đã mua sau 75, ông dặn lại anh Mỹ - người con trai độc nhất đã
có nhà ở Đà Nẵng là để cho vợ chồng Thanh từ năm 1987 khi dượng vĩnh biệt nhân
gian. Ngôi nhà cũ dượng đã bán để trả nợ sau cuộc tình ngoài luồng gãy đổ gây nhiều
hậu quả, dượng buồn nên tiêu hoang - nó là một phần của cuộc đời người đàn ông
nếu cứ sống ép mình vào trách nhiệm cao thượng. Và món phở lúc ấy ở đây không
ai có tiền để đến.
Hương cứ trăn trở kể: năm 1976 cả nhà đang ăn cơm tối thì dượng xách gói
về gương mặt buồn hiu, chả là cách đây 1 tháng một lão trọc phú ở Đà Nẵng mở
quán phở, nghe tiếng mời dượng ra dạy nghề. Cô Bảy ngạc nhiên: - Mai Chủ nhật
đông khách mà sao ông về? Dượng mếu xẹo: - Nó phỉnh mình truyền nghề, chừ nó
biết rồi nó đuổi mình bà ạ. Cả nhà bỏ đũa, Hương quặn thắt cả ruột gan, buồn và
hận đời không thể tả.
Vợ
chồng Thanh dành một khoảng tiền đến gặp anh Mỹ để tạ ơn và góp phần tôn tạo mộ
phần cô dượng, anh cười buồn buồn nói với Thanh:
- Cha
tôi mến ông đặc biệt là đúng. Ông có nhiều cái giống ổng, lại đúng là như tôi
nghĩ khi tặng cặp đối mừng nhà mới của ông 4 năm trước:
Xuân dẫu muộn nhưng tình xuân không muộn
Phố có phai mà hồn phố chẳng phai
Thanh
ngó lên ban thờ nhà anh, kinh ngạc khi thấy tàn hương của 2 bình cắm hương uốn
thành những vòng tròn là lạ.
30/04/2017
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Quảng Nam ngày 28/06/2017
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét