Miền quê thương nhớ - Truyện ngắn Quang Nguyễn (Đồng Tháp)
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017
Đêm nay
những ánh sao của Sài Gòn đã mọc đầy, một vầng trăng đứng yên trên một nóc nhà
cao tầng, những tiếng còi xe inh ỏi ngoài đường, anh lại nhớ quê hương nông
thôn da diết. Nhớ những cánh đồng mơn mởn lúa vẫy chào khi gió thổi, nhớ luôn
hàng dừa quê ngoại mỗi khi trốn tìm tuổi thơ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả: Quang Nguyễn
Họ tên thật: Nguyễn Thành Quang
Ngày tháng năm sinh: 16-12-1991
Quê quán: Người gốc Quảng Ngãi
Sinh ra và lớn tên tại Tân Hộ Cơ, Tân Hồng, Đồng Tháp
Địa chỉ: 304 ấp Gò Bói – Tân Hộ Cơ – Tân Hồng – Đồng Tháp
Hiện đang sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 01642 417 137
Email: tacgiaquangnguyen@gmail.com
_____
Điện thoại: 01642 417 137
Email: tacgiaquangnguyen@gmail.com
_____
MIỀN
QUÊ THƯƠNG NHỚ
Mưa ào ào đổ xuống mái hiên nhà, tiếng sét
réo vang gầm từ xa lắc, mấy chú gà con nấp ẩn vội vào cây rơm sau nhà. Mưa đầu
mùa những hạt mưa thật lớn, rơi xuống từng bẹ dừa tạo ra nhiều thứ âm thanh
thật da diết và sâu lắng, chiều nay trời âm u không có một tia nắng xuyên qua
giàn bí, để làm khô quần áo đang phơi ngoài sau nhà, cảnh tượng xem rất buồn và
hồn nhiên như những chú gà con co rút vì lạnh.
Hùng
ngồi nhìn thật não nề, dường như những hạt mưa đã làm ướt hết cả tấm lòng của
anh, gợi cho anh nhớ lại thuở ban đầu tuổi nhỏ cùng tắm mưa như chiều nay. Mỗi
khi buồn đặt ngay tâm trạng mình vào những cơn mưa đầy hối hả, hôm nay cũng
vậy, nỗi buồn in hằn lên khuôn mặt cháy nắng của anh.
Hai mươi tuổi dáng người thấp bé, miệng ít khi cười cũng rất hiếm khi trò chuyện cùng ai, xóm làng bạn bè trang lứa đặt anh biệt danh là "Hùng Sầu". Anh đã thôi học vì hoàn cảnh gia đình, công việc mưu sinh của anh là phụ hồ nhưng đồng lương quá ít ỏi, nên anh quyết định bỏ quê lên Sài Gòn để tìm việc làm. Anh buồn vì sắp chia tay với căn nhà mà hai mươi năm nay anh đã sinh sống. Nơi có hình ảnh cha mẹ, bạn bè và hàng khối kỷ niệm đang sâu lắng trong tim.
Hai mươi tuổi dáng người thấp bé, miệng ít khi cười cũng rất hiếm khi trò chuyện cùng ai, xóm làng bạn bè trang lứa đặt anh biệt danh là "Hùng Sầu". Anh đã thôi học vì hoàn cảnh gia đình, công việc mưu sinh của anh là phụ hồ nhưng đồng lương quá ít ỏi, nên anh quyết định bỏ quê lên Sài Gòn để tìm việc làm. Anh buồn vì sắp chia tay với căn nhà mà hai mươi năm nay anh đã sinh sống. Nơi có hình ảnh cha mẹ, bạn bè và hàng khối kỷ niệm đang sâu lắng trong tim.
-
Hùng ơi! xuống ăn cơm con ơi, mẹ có nấu món canh chua cá lóc mà ba con mới bắt
được lúc mưa hồi nãy, kêu ba con nghỉ tay vào ăn cơm luôn.
-
Ba ơi nghỉ tay vào ăn cơm luôn.
Ông
Sáu cha Hùng đang cầm trên tay mấy cần câu, ông đứng nhìn Hùng mỉm cười trả lời:
-
Ba vào đây, ba cố gắng cắm thêm câu để bắt cá làm món thật ngon để tiễn con lên
thành phố.
Ông
Sáu bước vào với mình ướt đẫm vì mưa, trên tay cầm hai con cá, giọng hớn hở:
-
Má nó ơi, đem hai con cá này chiên luôn đi, làm thật nhiều để tiễn con, mai nó
lên đường!
Bà
Sáu vâng lời chồng làm ngay để có một bữa ăn thật ngon, vì bà, và Hùng. Ông Sáu
đều biết đây là bữa ăn chia tay, biết đến bao giờ Hùng mới được trở lại bên gia
đình với bữa cơm đầm thắm, tuy đơn sơ nhưng dạt dào tình cảm gia đình.
-
Thôi được rồi, như vậy là đủ lắm rồi ba mẹ ạ, hai con cá còn lại để ngày mai ba
mẹ ăn.- Ánh mắt Hùng trìu mến.
Gia
đình ngồi bên bữa cơm chiều, kể chuyện cho nhau nghe vì họ đều biết sắp có cuộc
chia tay diễn ra trong nước mắt. Nhà nghèo quá, dù muốn hay không thì Hùng cũng
phải lên thành phố tìm việc làm. Bà Sáu quay mặt về nơi khác vì sợ sự xúc động
lại trào dâng, đôi khi bà chỉ ú ớ đôi tiếng đáp cho qua chuyện, những câu đáp
thật ngắn gọn. Ông Sáu cũng buồn không kém, với ông Hùng là tất cả, nhưng giờ
đành phải để con trai tự mình bươn chải giữa chốn phồn hoa đô thị.
-
Thôi má nó ăn đi, không gì phải buồn cả chuyện đời mà, huống chi thằng Hùng con
mình nó đi làm kiến tiền phụ giúp gia đình, mình phải vui chứ bà.
Bà
Sáu nghẹn ngào trong giây phút rồi nhẹ lắc đầu thở dài:
-
Tôi ăn không nổi đâu, cũng chẳng biết là chuyện gì.
Bữa
cơm gia đình tưởng chừng sẽ đầm ấm nào ngờ lại tắc nghẹn trong một nỗi buồn rất
sâu thẳm từ đâu vọng về, chợt nhói đau như một vết thương từ lâu chưa lành
trong lòng bà, Hùng phải đôi lần lên tiếng an ủi, để cho cả ông bà được thấy
nhẹ nhàng hơn và mong không khí sẽ trở lại như ban đầu.
-
Mẹ à, con đã lớn rồi mà, biết tự chăm sóc cho mình huống gì con đã quen cực
nhọc, con hứa khi nào tìm được công ăn chuyện làm sẽ thường xuyên viết thư về
cho cha mẹ.
Ông
Sáu cũng nói vào để xua tan đi những ưu phiền, trong bữa cơm chiều đầy tiếng
mưa như nổi lên những khúc nhạc buồn văng vẳng trong căn nhà tranh.
-
Đó má nó thấy chưa, con đã lớn rồi mà, má nó còn lo gì nữa.
Miệng
nói vậy nhưng lòng của ông Sáu cũng tan nát không kém vợ, bà Sáu vẫn còn in sâu
nỗi buồn trên mặt:
-
Tuy là vậy nhưng nó chưa bao giờ đi xa nhà.
Ông
Sáu gạt ngang:
-
Đó thấy chưa. Bà đúng là, trong cuộc đời ai cũng có lúc bắt đầu ngay từ lần đầu
tiên, nó đi làm chứ có phải đi ra chiến trường đánh giặc đâu mà bà lo.
Hùng
phải lần nữa an ủi mẹ già để bà bớt lo lắng hơn:
-
Đúng rồi mẹ, ai cũng có lần đầu tiên mà, câu này mẹ hay nói đó.
Giây
phút chan hòa đã trở lại, họ cũng dần quên đi nỗi buồn, hai tiếng đã trôi qua
tiếng mưa càng nặng hạt hơn buổi chiều, thời gian hai ông bà được trò chuyện
cùng Hùng không được bao lâu nữa. Sáng sớm năm giờ Hùng phải ra bến xe để lên
đường ngay, cả ba người họ cùng trò chuyện trong đêm, ông Sáu chăm đầy bình trà
nóng với ánh mắt nhìn Hùng tràn đầy niềm tin ông nhẹ nhàng vỗ vào vai Hùng:
-
Hùng à, lần này ba cho con đi lên thành phố, nhà mình quá nghèo cuộc sống ở quê
thì không trang trải được, thứ hai cố gắng nơi đất lạ quê người, cho dù đi đến
đâu con cũng nên nhớ con là con của cha mẹ, con sinh ra tại đây thì phải trở về
tại đây, ra đi là để quay trở lại.
Bà
Sáu và Hùng hiểu được thái độ và những lời dặn của ông, Hùng lên tiếng:
-
Dạ con biết rồi, cám ơn ba.
Bà
Sáu cũng nắm lấy tay Hùng dặn dò:
-
Phải giữ gìn sức khỏe nha con, lên trên đó khi nào có việc làm viết thư về cho
cha mẹ biết.
Hùng
trấn an bà:
-
Ba mẹ cứ yên tâm, con hứa rồi mà.
Ông
Sáu đứng dậy đi vào trong và nói vọng lại:
-
Má nó kiểm tra lại đồ đạc trong hành lý nó xem đủ chưa!
Bà
Sáu nhìn theo dáng ông trả lời:
-
Có sẵn hết rồi! Ông yên tâm ngủ đi, mệt cho ông quá đúng là già hay lo xa.
Thời
gian đã chín giờ, những tiếng mưa vẫn ào ào từ chiều vẫn không thôi, Hùng hiểu
được tâm lý của cha mẹ khi có con một là lo vậy.
-
Thôi mẹ cũng đi ngủ sớm đi!
Bà
Sáu ngáp dài gương mặt đầy căng thẳng:
- Ừ
con cũng vậy, ngủ sớm đi! Mai cha mẹ tiễn con ra bến xe sớm.
Hùng
đáp cho qua chuyện:
-
Dạ chúc cha mẹ ngủ ngon!
Chỉ
còn lại mình Hùng, tâm trạng anh rối bời trong những tiếng mưa đêm, anh ước gì
thời gian đừng trôi qua nhanh để được ở lại căn nhà này lâu tí nữa. Bao nhiêu
suy nghĩ chưa có lời giải đáp thì ông Sáu bước lên với điếu thuốc trên tay nồng
nặc mùi khói.
-
Sao giờ này còn chưa ngủ hả Hùng, ngày mai phải đi sớm đó.
Hùng
đáp gọn:
-
Dạ lát con ngủ, sao giờ ba còn chưa ngủ?
Ông
Sáu trả lời:
-
Tại mưa lớn quá âm thanh rầm rầm làm ba khó ngủ quá.
Một
câu nói dối lòng của ông, mà Hùng nghe qua đã biết ngay. Cha anh nằm xuống là
đã ngủ. Người dân quê hay ngủ sớm, thời gian mà ông Sáu còn thức là có chuyện
đang lo lắng cho Hùng nhưng không nói ra, bà Sáu bước chân ra thì thào với
chồng:
Ông
ơi! Tôi không ngủ được.
Cả
đêm đó ba người họ cùng trò chuyện khá lâu, họ chỉ ngủ được hai tiếng đồng hồ
thì tiếng chuông báo thức năm giờ sáng réo vang lên.
Trời
vẫn chưa sáng hẵn những chú gà gáy sau cây rơm, ông Sáu lái chiếc xe cub chở
Hùng và vợ ra bến xe mà lòng ông đau nhói, đến nơi Hùng bước xuống ngồi bên
chiếc ghế đá chuẩn bị lên xe, hai ông bà đưa mắt nhìn con cầm lòng không được,
bà Sáu ú ớ chỉ nói được một câu khi Hùng đã lên xe.
-
Mẹ chúc con lên đường mạnh khỏe.
Ông
Sáu vẫy tay chào sau tiếng còi của tài xế, Hùng nhìn theo đăm chiêu, chuyến xe
đã lăn bánh, hai ông bà tựa vào nhau ngắm nhìn chiếc xe đang chạy, bà đã khóc
trên vai của ông Sáu. Hùng cũng nhỏ từng giọt nước mắt xuống áo, nhìn về phía
cha mẹ đang đứng và xa dần dần đến mất hút sau một cua quẹo, chỉ còn lại hai
ông bà với những tiếng nghẹn ngào, bà Sáu thì thầm cùng chồng:
-
Không biết chuyến xe này mang nó đi thời gian bao lâu mới mang nó trở về?
Ông
sáu nói:
-
Cầu trời phật cho con mình tìm được việc làm ở thành phố, mình về nhà thôi bà,
khi nào làm có tiền nó sẽ về quê thăm mình mà.
Lên
đến Sài Gòn, công việc ban đầu của anh là phụ hồ, đến bốc vác, làm quán cơm,
nhưng vẫn không ổn định vì tiền lương quá thấp. Mãi đến một tháng sau anh mới
được vào làm trong công ty chỉ là công nhân, nhưng công việc cũng khá nhẹ
nhàng, tiền lương cũng không thấp nên anh quyết định làm luôn, tiền lương tháng
đầu tiên anh vui như chưa bao giờ vui. Những lá thư của anh gửi về, dường như
không hết cảm xúc của anh viết ở đất Sài Gòn, người đông nhà lớn, anh lại thích
cái an nhàn mộc mạc của quê hương. Mỗi khi tan ca về anh hay ra ngõ trước nhìn
những áng mây cao trên trời, thèm cái nhìn và lắng nghe tiếng dịu của sông
nước, thèm luôn những chiều hoàng hôn giăng lối trên những cánh đồng quê, có
nắng chiều trong lành, những cánh chim bay về tổ ấm, dưới đường có đàn trâu,
nghĩ đến những cảnh ở quê hương anh chỉ bật khóc vì nhớ nó vô cùng.
Đêm
nay những ánh sao của Sài Gòn đã mọc đầy, một vầng trăng đứng yên trên một nóc
nhà cao tầng, những tiếng còi xe inh ỏi ngoài đường, anh lại nhớ quê hương nông
thôn da diết. Nhớ những cánh đồng mơn mởn lúa vẫy chào khi gió thổi, nhớ luôn
hàng dừa quê ngoại mỗi khi trốn tìm tuổi thơ...
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 10/02/2017
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét