Home
» Lý luận phê bình
» Lại Quang Nam tâm tình cùng ba anh: NBàng, Nkhôi, PĐức Nhì qua việc “Thả thơ lên trời”
Lại Quang Nam tâm tình cùng ba anh: NBàng, Nkhôi, PĐức Nhì qua việc “Thả thơ lên trời”
Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017
Sự tồn tại của việc thả thơ lên trời chung quy là THÓI HÁO DANH. Một cố tật xấu, quá xấu là đất nước này đã chịu đựng, nhuếch nhác người trong cuộc rất dịp ngẩng mặt với bè bạn. Giá mà "Ai đó" làm bảng kê tổng kết, nêu đích danh kẻ háo danh cho lớp trẻ biết thì hay biết mấy. Hay rất mong "Ai đó" đó khởi sự viết như một di cảo, cuối đời thì cháu con in ra như trường hợp của Nguyễn Khải, của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh vv thì công việc của họ thật hữu ích.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Khôi
Bút danh Khôi Đình Bảng
Quê gốc Làng Đình Bảng Bắc Ninh, Hiện sống và viết ở Hà Nội.
Email: khoidinhbang@gmail.com
_____
(Tặng: BNN)
----
----
Thơ hay?... "Hội"
thả lên Trời
Cho mây, cho gió... ai
người nào hay?
Trời cao quay
tít say say:
- Bọn nào thả rác làm
"dây" bẩn Trời?
------
Văn Miếu, Hà Nội 15 giêng- Đinh Dậu- 2017
------
Văn Miếu, Hà Nội 15 giêng- Đinh Dậu- 2017
*****
BÀI VIẾT CỦA LẠI QUANG NAM
1
Sự
tồn tại của việc thả thơ lên trời chung quy là THÓI HÁO DANH. Một cố tật xấu, quá
xấu là đất nước này đã chịu đựng, nhuếch nhác người trong cuộc rất dịp ngẩng
mặt với bè bạn.
Giá
mà "Ai đó" làm bảng kê tổng kết, nêu đích danh kẻ háo danh cho lớp
trẻ biết thì hay biết mấy. Hay rất mong "Ai đó" đó khởi sự viết như
một di cảo, cuối đời thì cháu con in ra như trường hợp của Nguyễn Khải, của
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh vv thì công việc của họ thật hữu ích.
Các
cố gắng thu thập thói hư tật xấu cuả anh Lai Nguyên Ân tuồng như không giải
quyết được vấn đề
Và sự nổ lực từ Nguyễn huy Thiệp với câu thơ
cho một câu truyện ngắn của anh “Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ…
Anh
NHT đã không làm cho "Ai đó" tự xét lại đã không ăn thua thì liệu
ai trong chúng ta có đủ uy lực hơn anh?
Nay
dẫu có tiếp tục cố làm vài câu thơ trêu chọc cũng không qua được câu “Vợ
tôi nửa tỉnh nửa mơ …&“ đậm nét như trên
2
Về
thế nào là thơ hay.
Không
có giảng văn thì thơ hay khó mà tồn tại. Giảng văn do phe ta ngợi khen nhau còn
làm cho thơ "Ai đó" mau chết bởi sự dè bỉu của người đọc lời bình
của cánh hẩu. Vi dụ bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị
Do vì bản dịch việt văn quá hay, được đưa
vào giáo trình ngữ văn cho học sinh học, nếu để nguyên tác chắc gì đã hay
hơn và sâu hơn bài Long Thành Cầm Giả Ca của Nguyễn Du. Đó là một sự bất công
và kém cõi của giới làm văn học. Sức đầu tư cho văn thơ tiền nhân ta ít ỏi
quá cả về công sức, hay không đủ tầm?
Nay
thi nhân dịch thơ Đường quá đông, đẩy các bài thơ Đường của Tàu lên mây, có
ai trong số họ dịch và giới thiệu bài thơ Long Thành Cầm Giả Ca của Nguyễn Du
tới nơi tới chốn đâu?. Có lẽ ,điều đó không làm cho giới trẻ và
giáo viên dạy văn biết giá trị thật của bài Long Thành Cầm Giả Ca, thế nên từ
60 năm nay, “người ta“ cứ “phán bừa“ về thái độ của kẻ sĩ Nguyễn Du với triều
Nguyễn Gia Long, ngoài ra Họ còn đặt điều vu oan giá họa cho ông. Qua bài
ca này, nếu ta chịu hiểu đó là giòng nhật ký của Nguyễn Du thì ta
sẽ thấy Nguyễn Du đã mạt sát tội ác của Gia Long đối với văn hóa dân
tộc ta như thế nào và chính sách sai lầm về văn hóa mà Gia long thi hành trên
đất nước ta hiện ra rất rõ. Chỉ một bản văn này thôi nó đã giúp ta
biết rõ tình cảm và thái độ chính trị của Nguyễn Du hơn rất nhiều bài khác, qua
bài này Nguyễn Du đã kín đáo khen Tây Sơn về lãnh vực văn hóa, biết gìn giữ di
sản tiền nhân ta mà đâu có mấy người hay. Tại sao? Tất cả vì thói háo danh, tìm
hư danh và “dựa hơi” vào sự nổi tiếng của thơ đời Đường và “nhân cơ
hội để khoe ta rằng có biết chữ Hán”, một thói xấu của nhiều thi nhân dưới mắt
tôi. Bạn cứ gõ trong GOOGLE SEARCH “hoàng hạc lâu“ là bạn điểm mặt đã có những
ai dịch, ai khen, ai bình. Vậy mà ai trong số họ, chịu giải mã bản văn Long Thành
Cầm Giả Ca của Nguyễn Du? và nhiều bản văn của tiền nhân ta. Bản văn Long
Thành Cầm Giả Ca cho đến nay vẫn còn chịu phủi bụi thời gian, cho dù chúng ta vẫn
có một ban bệ “hoành tráng“ lo về di sản Nguyễn Du.
Ông
chủ tịch hội nhà thơ nhà văn Nguyễn hữu Thỉnh và ban bệ nằm ở đây họ đã làm gì?.
Có lẽ họ chỉ nghĩ đến việc thả thơ lên trời vào mỗi đêm nguyên tiêu?. Xưa thì
thả thơ của hội viên và quan chức, nay thì cho vài Bậc tiền bối góp mặt vào
nhăm mục đích “rằng thơ ta cùng chiếu với họ”, không biết nghĩ thế có oan
cho họ không. Rách việc.
Biết
lời thật mất lòng .nhưng không nói ra thì vấn đề này sẽ không bao giờ
được “giải phóng“ một cách triệt để
Thân ái
Laiquangnam
Xin góp
cùng bác Lại Quảng Nam mấy lời thưa lên các bác:
Nếu nhà thơ thực có tài năng và thơ văn
viết ra có giá trị đích thực cho cuộc đời thì không cần thả thơ lên trời cũng
sẽ được trời mời lên, được đón tiếp trọng vọng và đọc thơ văn cho trời và chư
tiên nghe như thi sĩ Tản Đà trong một đêm thanh vắng năm 1921. Thi sĩ Tản
Đà đã được trờikhông tiếc lời khen tặng:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít.
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”
Và, thơ văn của Tản Đà được khen
tặng như thế cũng vì nhà thơ đã viết thơ văn rất đúng ý trời:
Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay”
****
Nguyễn Khôi gửi đăng.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 18/02/2017
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét