Châu Thạch: Vài lời biện hộ về thơ Nguyễn Khôi (Hà Nội)
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017
Vừa qua trên một số trang web có bài viết của TS Ngữ Văn Nguyễn Ngọc Kiên với đề tài “Đầu xuân thì thầm với nhà thơ Nguyễn Khôi”. Bài viết nầy có một vài nhận xét của TS ngữ văn Nguyến
Ngọc Kiên mà khi đọc tôi có ý kiến khác. Xin mạo muội trình bày.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
Vừa qua trên
một số trang web có bài viết của TS Ngữ Văn Nguyễn Ngọc Kiên với đề tài
“Đầu xuân thì thầm với nhà thơ Nguyễn Khôi”.
Bài viết nầy có một vài nhận xét
của TS ngữ văn Nguyến Ngọc Kiên mà khi đọc tôi
có ý kiến khác. Xin mạo muội trình bày.
Trước hết bài
viết khen thơ Nguyễn Khôi, nhưng lời khen như sau: “Gần đây thơ Nguyễn Khôi xuất hiện khá
nhiều và đều đặn trên các trang báo mạng. Phần lớn thơ anh là những bài thế sự, thời sự, chính
trị mang tính ứng tác về cuộc sống diễn ra quanh ta”
“Nhà thơ Lê Mai thẳng thắn cho rằng: Thơ Nguyễn Khôi không độc đáo.
Không lạ. Không sang trọng! Nhưng thơ
Nguyễn Khôi
cuốn hút rất nhiều người đọc. Từ
nam phụ, lão
ấu. Từ những vị ni cô, sư nữ ở chùa tận Bình
Dương và Huế cho đến những phụ nữ có học vấn, học hàm
học vị cao ở trường ĐH Quốc Gia. Có người kín
đáo thư từ cho Nguyễn Khôi, có người thì
công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ nhà thơ trên facebook. Nó có sức ma mị”
Tôi xin mạo muội phản bác
lại các câu “không độc đáo”, “không lạ”, “không
sang trọng” và “ma mị”.
Với tôi
thơ Nguyễn Khôi đầy đủ ba tính chất mà
tiến sĩ Ngữ văn Nguyễn Ngọc Kiên đã dùng lời của nhà
thơ Lê Mai khẳn định là là không có đó:
-Thơ Nguyễn Khôi
có Độc đáo: Tôi xin dùng ngay lời viết của Tiến Sĩ để chỉ sự độc đáo của thơ Nguyễn khôi: “Phần lớn thơ anh là những bài thế sự, thời sự, chính
trị mang tính ứng tác về cuộc sống diễn ra quanh ta.”
Giữa hàng
ngàn rừng thơ hiện nay khóc lóc, than van, văn tục hay mơ mộng hảo huyền thì thơ Nguyễn Khôi đứng riêng
một cõi khác lạ đúng như lời nhận xét
trên. Nếu không gọi thơ ấy là đôc đáo thì là gì?
Càng độc đáo hơn khi thơ Nguyễn Khôi chỉ “ứng tác
về cuộc sống diễn ra quanh ta” nhưng nó như một ngón
tay vạch mặt, chỉ thẳng vào trò đời một cách
không ôn hòa mà cũng không cực đoan làm cho sự xấu như cây
kim lòi ra giữa bạch nhật và sự tốt cũng tỏa
hương đúng
với nó. Đó là một phương pháp tả chân
vẽ y sự kiện trong cái nhìn đằm thắm của tác
giả làm
cho thơ trở nên
độc đáo với một phong cách riêng mà xưa nay
hiếm có.
- Thơ Nguyễn Khôi
có Lạ: Cũng theo bài viết thì thơ Nguyễn Khôi
“cuốn hút rất nhiều người đọc”. Vậy
nó không
lạ thì làm sao cuốn hút được người đọc. Ngày
nay mỗi ngày phổ biến hàng ngàn bài thơ trên
các trang web. Nếu thơ không có gì lạ thì chẳng ai thèm
đọc chớ đừng nói đến sự ngưỡng mộ.
Tuy nhà
thơ Nguyễn Khôi viết về thế sự, về sự kiện
vây quanh
ta nhưng trong mỗi bài thơ của ông có vô vàn cái lạ mà
mắt ta như mù, lòng ta như đui không thấy được. Cái
lạ của thơ ông là cho ta thấy cái
thực của sự vật mà ta đã nhìn qua lăng kính bấy lâu
nay. Vì vậy, chính thơ ông làm cho ta sáng mắt ra thấy những điều rất lạ.
-Thơ Nguyễn Khôi
có Sang trọng: Tiến sĩ Kiên dùng lời của nhà
thơ Lê Mai viết ở trên: “Nhưng thơ Nguyễn Khôi cuốn hút
rất nhiều người đọc. Từ nam phụ, lão ấu. Từ những vị ni cô,
sư nữ ở chùa tận Bình Dương và Huế cho đến những phụ nữ có học vấn, học hàm học vị cao ở trường ĐH Quốc Gia”
Toàn nhưng người sang trọng yêu
thơ Nguyễn Khôi. Vậy nếu thơ ông bình dân thì họ yêu
được sao? Với tôi thơ Nguyễn Khôi
rất sang trọng. Sang trọng từ ý, từ tứ, từ từ và
cả cách
diển đạt. Đọc thơ ông ta biết ngay đây
là một tác giả trí thức có
phong cách sang trọng, thanh tao. Một vài bài thơ ông có lời thơ rất dí
dỏm nhưng bằng một phong cách
thâm thúy, bác học trong sự dí dỏm đó.
Và để giải nghĩa vì
sao thơ Nguyễn Khôi có ba cái không ấy mà được bạn đọc mọi giới yêu
mến thì Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Kiên dùng lời của nhà
thơ Lê Mai kết luận như sau: “Nó có sức ma mị”.
Trước hết tôi
tra tự điển hai chữ “ma mị” và thấy giãi
thích như sau: Ma mị (khẩu ngữ) như ma giáo. Sau đó tôi tra tiếp chữ “ma giáo” và thấy giãi
thích như sau: Ma giáo (khẩu ngữ) xảo trá bịp bợm. Như thế nếu nói
thơ Nguyễn Khôi “nó có sức ma mị” mà được nhiều giới ngưởng mộ,từ trẻ đến già, từ người bình dân đến người trí
thức. Vậy chẳng lẽ họ ngưỡng mộ cái sự xảo trá
bịp bợm hay sao?. Với tôi thơ Nguyễn Khôi
là loại thơ chính trực của những con người
hảo hán.
Những đề tài phơi bày thực tế. Tiếng thơ của ông không cuốn hút
người đọc bằng lời hoa mỹ, bằng âm bổng trầm, bằng xảo thuật ru hồn đối tượng mà tiếng thơ ông
cuốn hút người đọc vì lời thơ chân
thật, âm thơ khô khan nhưng sâu sắc. Đọc thơ ông
dầu tả cảnh, tả người, tả sự việc đều thấy nổi bậc lên những góc
cạnh chủ yếu. Đó chính là cái đẹp cái hay cái điêu luyện của người sáng
tác chớ không phải sự ma mị nào cả.
Tiếp đó
tôi cũng không thống nhất với nhận xét của TS Ngữ Văn
Nguyễn Ngọc Kiên
về chữ “tắt trăng” mà nhà thơ Nguyễn Khôi
đã dùng. Tiến sĩ viết như sau: “Trong bài tứ tuyệt “Ao làng”,
Nguyễn Khôi viết:
Vượt biển,
chơi hồ, trở quá
giang
Bỗng dưng lại thấy nhớ ao làng
Cái đêm hè ấy ai ra tắm
Để cả bầu
trời phải tắt trăng.
(1995)
Rồi Tiến sĩ bình luận tiếp:
“Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim thì
cho rằng chữ “tắt” trong “Để cả bầu trời phải tắt trăng” không thể thay thế bằng một chữ khác. Chúng tôi lại không nghĩ thế. Nhà
thơ Lê Mai cho rằng chữ “tắt” là tả thực chỉ hành động, dùng
ở đây
không thật tinh tế và không được “thơ” lắm! Có
kẻ nghịch ngợm, ngỗ ngược cho rằng nó gợi cho ta liên
tưởng tới chu kì của chị em phụ nữ.
Chữ “tắt” hoàn toàn có thể thay thế bằng động từ khác. Chẳng hạn, ta thử thay
bằng “lịm” hay “khuất”: “Để cả bầu trời lịm ánh trăng” nghe có vẻ ổn hơn. “Lịm” như một ngọn đèn vụt sáng trước khi tắt, thực tế làm
tỏa sáng rực cả bài thơ. Như vậy nói
không thể thay thế là hơi vội vã và hoàn toàn
không có cơ sở!”
Ý kiến của tôi
như sau:
Thật ra đọc bài
thơ nầy ta biết ngay ở câu chót tác giả muốn nói
đến các cô thiếu nữ tắm ao trong những
thời gian trời không
có trăng. Thường thì phụ nữ nông thôn mỗi khi tắm ao, họ lựa lúc trời tối, một là để tránh
con mắt của người khác, hai là bởi bản tính
e thẹn chính họ cũng ngượng ngùng
khi nhìn vào sự lỏa thể của mình. Chữ “tắt” ở đây nếu thay thế bằng chữ “lịm” hay chữ “khuất” đều có nghĩa là trời vẫn có
trăng thì không đúng thực tế. Thực tế là họ tắm vào
lúc không trăng, tối trời. Với tôi Nguyễn Khôi
dùng chữ “tắt trăng’ trong câu chót là một tứ thơ sáng
tạo, độc đáo, khác lạ và tuyệt hay đã
nâng cả bài
thơ lên tầm cao thị vị. Nếu tác giả dùng chữ “lịm” hay chữ “khuất” thì câu thơ “Để cả bầu trời phải lịm
trăng” hay “Để cả bầu trời phải khuất trăng” chỉ có ý nghĩa là trăng
nhìn thấy sự lỏa thể mà mê mẩn đến mờ đi ánh sáng hay trốn vào
đâu đó để ghé mắt nhìn trộm. Tứ thơ nầy đã
cũ quá và đã lạc hậu vô cùng vì đã có hàng ngàn thi nhân viết rồi từ xưa đến nay. Nguyễn Khôi dùng chữ “tắt trăng” đã
đưa trăng có cái nhân cách người, có cái đạo đức của chính
nhân quân tử khi trăng tự tắt ngọn đèn của mình,
hay quay lưng đi không nhìn những người phụ nữ tắm ao. Tứ thơ nầy hoàn toàn mới, diễn đạt một ý
thơ chỉ sự thanh cao của trăng, cũng chính bộc lộ sự thanh cao của tâm hồn tác giả mà
từ xưa đên nay chưa một ai nghĩ đến trong
thơ.
Theo tôi nếu có
người đọc nào thấy chữ “tắt’ mà “liên tưởng đến chu kỳ của chị em phụ nữ” như nhà thơ Lê Mai đã nói thì người đó
bị bệnh hoạn trong tâm thần, chưa chắc họ
đã xem
thơ mà ta cũng không cần đề cập tới những con người thô tục đọc thơ làm
gì.
Tôi cũng không đồng ý
với TS Ngữ văn Nguyễn Ngọc Kiên khi ông chỉ trích
chữ “nai tác” trong bài thơ “Đêm Mộc Châu”
của Nguyễn Khôi. Tiến sĩ viết như
sau:
“Nguyễn Khôi
đã viết:
Đêm Mộc Châu lần đầu nghe nai “ tác”
Dân đốt nương núi
cháy xém vầng trăng
Mới hay cuộc sống còn đói khát
Đốt cả đất trời kiếm
miếng ăn
Theo chúng
tôi đây cũng là một bài thơ hay của Nguyễn Khôi. Hai câu đầu là
tả thực. Hai câu cuối có sức khái
quát lớn. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ở nơi mà
đã có “dân đốt nương Núi cháy xém vầng trăng”, tàn
phá rừng, hủy hoại môi trường như thế thì không còn nghe thấy tiếng “nai tác”được nữa. Có
chăng chỉ còn
nghe tiếng thạch sùng mà thôi!” Sau đó tiến sĩ còn
khẳng định: “Ở đây Nguyễn Khôi chắc cũng trong cơn ngái
ngủ, mê sảng mà nghe thấy tiếng “nai tác”.
Vậy nên ta cũng không nên “chẻ sợi tóc
làm tư” mà làm gì miễn là đó là thơ hay!”
Đây là một nhận xét
thật sự sai lầm. Người viết bài nầy đã
từng nhiều lần nghe suốt đêm tiếng nai tác
trong một vùng tàn phá môi
trường hàng ngàn dặm. Sau 1975 tôi được điều đi khai hoang sản xuất trên vùng rừng núi.
Chúng tôi thường nghe tiếng nai “tác” bi thương kéo dài trong đêm. Hỏi ra mới biết đó
là tiếng của những con nai lạc bầy do môi trường bị hủy hoại. Bởi sự thay đổi của núi rừng làm cho những con nai con thường lạc mẹ, thế là con gọi mẹ hay mẹ tìm con cứ “tác”
suốt đêm trường. Tiếng gọi ấy của
nai khắc khỏi trong đêm
vọng vào hồn tôi cũng đang khắc khỏi vì
những biến động của cuộc đời tôi thuở ấy.
Thật tình
nếu muốn viết về cái “Độc Đáo” cái “Lạ” cái
“Sang Trọng” và tiếng thơ không “ma mị” rất “Chính
Trực” của Nguyễn Khôi thì tôi có đầy đủ tư liệu để chứng minh là “có”, nhưng phải viết hàng
trăm trang giấy. Trong khuôn khổ bài viết nầy tôi
chỉ xin tóm tắt những cảm nhận của mình vì thấy lòng
mình xốn xang bởi những lời khen hay chê tôi không hiểu trong bài
vết của TS Ngữ văn Nguyễn Ngọc Kiên. Nếu có
sự bất đồng ý kiến, xin tiến sĩ, ông Nguyễn Khôi
và bạn đọc tha thứ cho./.
Châu Thạch
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 10/02/2017
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 10/02/2017
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét