Home
» Lý luận phê bình
» Lê Huy Mậu: Mỗi con người phải chăng là hạt nắng (Đọc “Lật từng trang kỷ niệm” của ĐHữu Trung)
Lê Huy Mậu: Mỗi con người phải chăng là hạt nắng (Đọc “Lật từng trang kỷ niệm” của ĐHữu Trung)
Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017
Trong
rất nhiều trường hợp, thơ là sự hoài niệm về thời gian; là vọng âm của quá khứ.
Ngôn ngữ của thực tại, của đời sống, phải đã là quá vãng, nó mới vọng âm trở
lại trong tâm tưởng, trong trí nhớ của mình. Không phải toàn bộ, chỉ một số
trong đó trở thành kỷ niệm. Người làm thơ nhặt trong ký ức những ám tượng,
những chi tiết, những hình ảnh, sắp xếp tổ chức lại theo một quy tắc nào đó
thành ra những bài thơ. “Lật từng trang kỷ niệm”, là kết quả những lục tìm sắp
xếp những vọng âm ký ức của nhà thơ Đặng Hữu Trung.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Đặng Hữu Trung
Quê quán Hà Tĩnh
Đã công tác tại các Đại sứ quán VN ở Ba Lan, Hoa Kỳ và LB Nga
Hiện nay đã nghỉ hưu- Thường trú tại TP. Vũng Tàu.
Email: danghieutrung@yahoo.com
_____
MỖI CON NGƯỜI PHẢI CHĂNG LÀ HẠT NẮNG
(Đọc tập thơ “Lật từng trang kỷ niệm” của Đặng Hữu Trung)
Trong
rất nhiều trường hợp, thơ là sự hoài niệm về thời gian; là vọng âm của quá khứ.
Ngôn ngữ của thực tại, của đời sống, phải đã là quá vãng, nó mới vọng âm trở
lại trong tâm tưởng, trong trí nhớ của mình. Không phải toàn bộ, chỉ một số
trong đó trở thành kỷ niệm. Người làm thơ nhặt trong ký ức những ám tượng,
những chi tiết, những hình ảnh, sắp xếp tổ chức lại theo một quy tắc nào đó
thành ra những bài thơ. “Lật từng trang kỷ niệm”, là kết quả những lục tìm sắp
xếp những vọng âm ký ức của nhà thơ Đặng Hữu Trung.
Còn nhớ, trong một lần trò chuyện chia tay với nhà thơ Võ Thanh An để vào Vũng Tàu sống cùng con trai, nhà thơ Võ Thanh An giới thiệu tôi với anh. Vào Vũng Tàu, tôi và anh gặp nhau. Kể từ đó tới nay, tôi và anh là chỗ quen biết, thân tình. Cả chuyến đi Mỹ và đi Châu Âu của tôi đều được anh ân cần quan tâm lưu ý giới thiệu tôi với những người quen của anh ở nước ngoài. Anh là một trí thức, một nhà ngoại giao. Trong giao tiếp anh luôn lịch lãm, nho nhã. Tôi thật may mắn được quen biết anh.
Còn nhớ, trong một lần trò chuyện chia tay với nhà thơ Võ Thanh An để vào Vũng Tàu sống cùng con trai, nhà thơ Võ Thanh An giới thiệu tôi với anh. Vào Vũng Tàu, tôi và anh gặp nhau. Kể từ đó tới nay, tôi và anh là chỗ quen biết, thân tình. Cả chuyến đi Mỹ và đi Châu Âu của tôi đều được anh ân cần quan tâm lưu ý giới thiệu tôi với những người quen của anh ở nước ngoài. Anh là một trí thức, một nhà ngoại giao. Trong giao tiếp anh luôn lịch lãm, nho nhã. Tôi thật may mắn được quen biết anh.
Nhận
được tập bản thảo thơ của anh qua email, tôi cẩn thận in ra giấy, rồi cầm theo,
tranh thủ đọc những khi họp hành. Bài viết gần như đã rõ trong suy nghĩ nhưng
khi ngồi vào bàn gõ phím lại thấy, hình như mình chưa đủ độ chín nên chữ nghĩa
cứ rời rạc ra. Mãi vẫn chưa bắt mạch được!
Thực
ra, để viết được một bài giới thiệu có chiều sâu về chuyên môn, về một tập thơ
có thời gian trải dài hơn năm mươi năm, với một người từng bôn ba khắp thế
giới, với nhiều vị trí công tác, với nhiều vùng đất xa lạ, với nhiều cuộc tiếp
xúc văn hóa và thơ ca trong nước và thế giới… nó đòi hỏi người viết cũng phải
theo cùng, trước hết là để hiểu những ký thác tâm hồn mà tác giả muốn gửi gắm
đã, sau đó mới đến thẩm bình.
Anh
Đặng Hữu Trung quê Thạch Hà, Hà tĩnh. Anh có một lý lịch học tập, phấn đấu thật
đáng nể. Học Đại học và làm Tiến sĩ tại Ba Lan; Thực tập sinh sau Đại học tại
Liên Xô (cũ). Đã từng công tác tại: Đại học Mỏ- Địa chất Hà Nội; Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp (sau là Bộ Giáo dục - Đào tạo); Ban Cán sự Đảng ngoài
nước; Đại Sứ quán Việt Nam tại các nước: Ba Lan, Hoa Kỳ và Liên Bang Nga... Anh
là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga và Hội Văn học
Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tuy
sống ở nước ngoài khá lâu, nhưng thơ anh lại chủ yếu là hoài niệm về quê hương
đất nước. Hơn một nửa trong số 71 bài thơ của anh trong tập này là viết về quê
hương, đất nước. Trong vài lời tâm sự đầu sách của anh, tôi muốn trích dẫn lại
sau đây, như là một đoạn tiểu sử, lột tả được chân dung con người, chân dung
tâm hồn anh mà tập thơ anh là sự chi tiết hóa những tâm sự đó: “Hơn nửa thế kỷ
đã trôi qua, tôi "xuất dương" không chỉ một lần mà rất nhiều lần để
học tập, công tác ở nhiều nước trên thế giới… Vì lẽ đó nên suốt 50 năm qua, dù
ở đâu, làm việc gì, trong hoàn cảnh như thế nào lòng tôi vẫn đăm đắm hướng về
gia đình, quê hương, đất nước; nhớ về những nơi đã qua, những người đã gặp và
có những ấn tượng, kỷ niệm sâu sắc”.
Bài
thơ “Áo tơi” ghi lại những năm tháng tuổi thơ trong trẻo, tuy khổ nghèo, nhưng
mỗi khi nghĩ về nó anh cảm thấy tự hào, bởi:
…
Chiếc áo tơi cùng với luỹ tre làng
Là hình bóng quê hương Xứ Nghệ
Hào kiệt, danh nhân bao thế hệ
Miền quê nghèo từng khoác áo
tơi.
Dẫu đi xa góc bể, chân trời
Lòng vẫn nhớ áo tơi quê mẹ!
(Áo
tơi)
Đọc
thơ anh Đặng Hữu Trung điều dễ nhận thấy là sự chân thành dung dị. Thơ như là
sự bộc bạch nội tâm. Tình đất, tình người, tình quê… mỗi bài thơ là một địa chỉ
yêu thương, địa chỉ tri ân.
Một thời...Nghĩ lại mà thương
Chỏng chơ mâm chỉ nhút, tương, khoai,
cà.
Nghĩ càng thương mẹ, thương cha
Cả đời chân đất chưa qua cổng làng.
(Một thời)
“Em”
ở trong thơ anh rất ít. Thảng hoặc mới có. Tôi thích bài thơ rất kiệm lời nhưng
có cách biểu đạt ngắt nhịp sáng tạo và dễ nhớ:
Nếu
ngày đó
ai chưa có...
chắc lòng
ai
đã ngỏ...
Và
đường đời
rẽ lối khác
xa.
Già
ngẫm lại
thấy
con người
ta
có số
Và
tình duyên
như hạt mưa
sa.
(Nếu)
Có
thể chia thơ anh ra ba mảng đề tài lớn. Một là, mảng thơ viết về gia đình, quê
hương, đất nước. Hai là mảng thơ đúc rút trải nghiệm và suy ngẫm. Và ba
là, mảng thơ hồi ức và kỷ niệm những năm công tác ở nước ngoài.
Thơ
viết về gia đình, quê hương, đất nước của anh Đặng Hữu Trung mường tượng như là
những bức tranh thủy mặc bằng lụa, không rực rỡ mà là man mác, ảo huyền:
Chập chờn bóng nhạn sương pha
Chập chờn vó ngựa dặm xa hành trình
Chập chờn thế thái nhân tình
Chập chờn cảm xúc gập ghềnh câu thơ
(Chập chờn)
Mảng
thơ suy ngẫm của anh Đặng Hữu Trung không có nhiều triết lý cao siêu
mà thường khi là sự man mác một nỗi buồn thương, tiếc nuối; là sự
liên hệ chiêm nghiệm được mất, thành bại của cõi nhân sinh; là một chút buồn vu
vơ về nhân tình, thế thái:
Chập chờn mộng vẫn thấy quê
Nhưng đến khi về lại ngỡ chiêm bao
Cây đa, giếng nước, cầu ao
Mái đình đầu xóm thuở nào, còn đâu!
…
Nửa đời về lại, quê ơi
Bê tông hoá. Nhớ một thời... bâng
khuâng.
(Quê ơi!)
Thực
ra, đề tài trong thơ anh Đặng Hữu Trung phong phú và đa dạng. Có đề
tài liên quan tới những vấn đề thời sự của đất nước; có đề lài là nhửng cảm xúc
bất chợt gặp đây đó trên những hành trình công tác; có nỗi niềm với bạn học,
bạn quê vv... Nhưng trước sau, thơ anh vẫn chủ yếu và lắng đọng nhất, nổi bật
nhất, là nỗi niềm cố quốc tha hương:
Có những phút êm đềm, bình yên
Lòng bỗng dưng dạt dào nỗi nhớ
Khi nghĩ về quê hương, xứ sở
Đang cách xa thăm thẳm chân
trời.
…
Lặng lẽ, âm thầm cùng với tháng năm
Nỗi nhớ bạn thân chưa lần gặp lại.
Và, nỗi nhớ bùng lên như lửa cháy
Khi con về vắng bóng mẹ yêu thương.
(Nỗi nhớ)
Đọc
thơ anh Đặng Hữu Trung, tôi lại muốn nhắc lại, dù biết, có thể là thừa, rằng,
thơ là người, đọc thơ anh, ta hình dung ra lý lịch, ra tâm tư, tình cảm, ra
nhân sinh quan, thế giới quan của anh. Anh là một trí thức, một tiến sĩ về khoa
học kỹ thuật. Anh là người làm công tác đảng, công tác đối ngoại, công tác quản
lý… Anh không phải là một người viết chuyên nghiệp. Thơ như là người bạn đồng
hành, người bạn tâm giao chia sẻ cùng anh những vui buồn trong cuộc sống. Anh
đến với thơ cũng chân thành, dung dị, và thơ anh cũng đầy sự chân thành, dung
dị.
Tôi
cảm ơn anh đã tin cậy cho phép tôi được nói lên đôi điều vào đầu tập thơ nhiều
tâm huyết này của anh. Sự phiến diện của tôi rất mong được tác giả và bạn đọc
lượng thứ:
Biển mênh mông, vũ trụ vô cùng
…
Mỗi con người phải chăng là hạt nắng
(Trước biển
tự ngẫm)
Vũng tàu 11/8/2016- L H M
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.Vũng Tàu ngày 30/01/2017
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét