Home
» Thư viện thơ
» Châu Thạch giới thiệu 3 bài thơ hay của 3 tác giả: Đặng Xuân Xuyến; Quang Tuyết và Nhã My (USA)
Châu Thạch giới thiệu 3 bài thơ hay của 3 tác giả: Đặng Xuân Xuyến; Quang Tuyết và Nhã My (USA)
Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017
Ta thấy
vườn trăng đêm ấy “nhễ nhại” nhưng không nhớp nhúa như những chốn lầu xanh đèn
mờ, vì trong ánh trăng “nhễ nhại” đó nồng nàn một thứ “hương tình tới giờ vẫn
tươi”. Chuyện Chí Phèo-Thị Nở thì ai cũng biết, cũng viết nhưng để diển tả hết
cái chất nóng kích dục cuồng nộ, cái hương tình âu yếm vọng đến trăm năm chỉ
trong vài câu thơ ngắn gọn thì Đặng Xuân Xuyến đã thàng công./.
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Đặng Xuân Xuyến/ Quang Tuyết/ Nhã My (USA)
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Đặng Xuân Xuyến/ Quang Tuyết/ Nhã My (USA)
CHÂU THẠCH GIỚI THIỆU THƠ HAY.
---00---
TÌNH NỞ
Nở
ơi... đận ấy... trăng hè
Giả
ngây Nở để Chí đè cưỡng yêu
Ơn trời
đêm ấy Chí liều
Cháo
hành Thị Nở còn phiêu đến giờ.
Vườn
trăng nhễ nhại chẳng ngờ
Hương
tình Thị Nở tới giờ vẫn tươi.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Đặng Xuân Xuyến
Cảm nhận ngắn:
Chỉ
mấy câu thơ ngắn gọn mà nó diễn đạt đến đỉnh cao của cảm xúc: cảm xúc xác thịt
và cảm xúc tâm hồn. Đọc thơ không ai không thấy máu nóng hình như cũng chảy rần
rần trong da thịt mình trước cảnh ân ái dưới trăng của hai con người bị dồn nén
sinh lý lâu ngày. Đọc thơ ta cũng thấy yêu mến cái thứ tình chất phát trong tâm
hồn của hai con người thật thà được bày tỏ qua tô cháo hành.
Ta
thấy vườn trăng đêm ấy “nhễ nhại” nhưng không nhớp nhúa như những chốn lầu xanh
đèn mờ, vì trong ánh trăng “nhễ nhại” đó nồng nàn một thứ “hương tình tới giờ
vẫn tươi”.
Chuyện
Chí Phèo-Thị Nở thì ai cũng biết, cũng viết nhưng để diển tả hết cái chất nóng
kích dục cuồng nộ, cái hương tình âu yếm vọng đến trăm năm chỉ trong vài câu
thơ ngắn gọn thì Đặng Xuân Xuyến đã thàng công./.
HƯƠNG
THƠ TƯỞNG NIỆM
(Kính dâng cô Phan Ngọc Lan)
Tháng
mười một về sủng ướt bài thơ
Nghĩ về
cô giữa lung linh ngọn nến
Trang
giấy trắng viết muôn lời thương mến
Vẽ hình
thầy tóc bụi trắng vai nghiêng
Đời
trôi mãi tuổi chồng lên gánh phận
Gởi về
đâu? Giữa cõi mộng thiên thu
Người
lặng lẽ ngủ say không từ biệt
Bao lời
kinh khép lại cõi sa mù
Người
ôm trọn phiều ưu số kiếp
Chỉ một
mình nguyện ước với riêng mình
Ôi cô
giáo?
Vòng hoa
in tưởng niệm
Nhớ câu
vàng giải trọn nghĩa nhân sinh
Chẳng
cần phấn- Bảng đời in nét rõ
“Sống
vô ưu. Để giữ nghĩa ân tình”
Tháng
Mười Một. Hoa cười- Người vắng
Lời ân
sư tỏa ngát lòng trò
Với tâm
thành khẩn nguyện giữa hư vô
Người
yên nghĩ ngàn thu yên tịnh.
Cảm nhận ngắn:
Đây là bài thơ Quang Tuyết đăng trên tập “Tưởng
Nhớ Gương Xưa” để tri ân và tưởng nhớ thầy cô trường Nguyễn Hoàng Quảng
Tri do thầy Lê Hữa Thăng chủ trì.
Chỉ
hai câu thơ mở đầu cũng cho ta tưởng tưởng một hình ảnh rất buồn: Cô gái ngồi
trước những ngọn nến lung linh trong một đêm trời mưa rất lớn. Trời mưa không
ướt bầu trời mà lại sủng ướt bài thơ trong lòng cô. Bởi vì sao? Bởi vì bài thơ
ấy là giai điệu yêu thương của cả một thời cắp sách đến trường trong giờ phút
nầy đã ướt vì “Người lặng lẽ ngủ say
không từ biệt”.
Bài
thơ có những tứ thơ thật tuyệt vời: “Trang
giấy trắng viết muôn lời thương mến”. Thật thế, không có trang giấy nào
viết đủ muôn lời thương mến với thầy cô.
Vậy cho nên trang giấy trắng không viết gì vào đó mới đủ sức chứa trọn
vẹn những gì muốn nói với thầy cô. Tôi nghĩ cái “hình thầy tóc bụi trắng vai nghiêng” rất đẹp mỹ thuật kia cũng chỉ
là sự tưởng tượng trong con mắt tác giả mơ hồ khi nhìn lên trang giấy trắng mà
thôi. Đọc câu thơ nầy tự nhiên tôi nhớ đến cái tượng đài tuyệt mỹ mà nhà thơ Phan
Thạch Giang muốn xây: “Sao em không về
cùng ta xây một tượng đài?/ Vâng! Một tượng đài bên dòng sông bụi phấn” (Người
Ở Lại Bên Sông). Câu thơ “Tháng Mười Một-
Hoa cười- Người vắng” đặt vào lòng ta đầy ấn tượng. Tháng mười một viết
hoa: Một dấu ấn trong đời. Hoa cười: niềm vui. Người vắng: nỗi buồn. Một câu
thơ ngắn và gói trọn tâm trạng của người, bộc lộ hết niềm đau hằng sâu trong
tim, chua xót oán than một sự nghịch lý đang xảy ra giữa đời ngang trái.
Đây
là một bài thơ rất cô đọng, khô lệ vì lệ lan tỏa trong mỗi dòng thơ. Bài thơ
không nhắc đến công ơn thầy, chỉ nói nhiều đến nỗi đau của một số khiếp, nhưng
nỗi đau đó đã tôn vinh thầy, đã diễn đạt hoàn toàn được tiếng khóc bi thương và
chân thật của người học trò yêu quý thầy cô, nó là nỗi đau hằn sâu trong con
tim mỗi chúng ta, khác với với những lời tán tụng nói ra trên cửa miệng thường
ngày./.
KHƠI XA
Em lạc
mấy mùa trăng cố xứ?
Hồn đi hoang
lữ thứ xa đưa
Nhớ
thương một mái nhà xưa
Bên
hiên tiếng võng mẹ đưa trĩu lòng
Trời
viễn xứ buồn trông quê cũ
Để nỗi
buồn ũ rũ chiều mưa
Đâu rồi
một tiếng gà trưa
Gáy bên
bờ dậu lưa thưa bồi hồi
Em ngày
cũ xa xôi cách trở
Đường
tương lai vạn thuở lao đao
Chuyện
tình một giấc chiêm bao
Dung
nhan đã héo nhạt màu áo phai?
Trăng
đã úa bên trời quan ngoại
Mây
giăng đầy mấy ải non cao
Bước
chân ghềnh đá chênh chao
Khơi xa
sóng vỗ bạc đầu nhớ thương…
Cảm nhận ngắn:
Bài
thơ dùng thể thơ song thất lục bát, một thể thơ đã được dùng trong hai kiệt tác
Chinh Phụ Ngâm và Cung oán Ngâm Khúc lưu lại cho đời hai áng văn chương tuyệt
vời. Tuy thế ngày nay thể thơ nầy hầu như không mấy ai dùng nữa. Nhà thơ Nhã My
đã cảm hứng, sáng tác ngắn gọn nhưng tính chất tài hoa, đài các, tinh xảo và
nhuần nhuyển của thể thơ nầy cũng hội đủ trong bài thơ. Đặc biệt không như
người xưa, tác giả không dùng điển tích, điển cố mà câu thơ vẫn được trau chuốt
một cách tuyệt xảo. Bài thơ bày tỏ nỗi nhớ cô hương của một người ở “khơi xa”
nghĩa là ở bên kia bờ biển. Nhạc điệu của bài thơ réo rắt như tiếng gió bay qua
đại dương. Nỗi buồn có góc cạnh, dội vào sâu thẳm lòng người. Hình ảnh trong
thơ nổi lên rõ mồn một như trên phim ảnh. Ta thấy võng mẹ đong đưa, ta nghe
vẳng tiếng gà trưa, và tất cả cảnh bên nầy và bên kia bở biển trôi trong nỗi
buồn diệu vợi len vào tâm hồn người đọc. Đặc biệt bốn câu thơ cuối chùng xuống
với hình ảnh bầu trời trăng úa, mây giăng, bước chân gập ghềnh bên bờ khơi xa sóng
vỗ bạc đầu đẹp đến diễm lệ nhưng lại buồn đến se thắt cõi lòng.
Bài
thơ ngắn gọn nhưng lại gói trọn tinh túy của một thể thơ bị lãng quên, nó làm
thức tỉnh trong lòng người đọc tên tuổi của những thi hào Đặng Trần Côn, Đoàn
Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều và những bụi phấn trên tóc thầy cô đứng trên bục
giảng một ngày xa nào đó trong ký ức ./.
(Đà Nẵng, Việt Nam)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 23/01/2017
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 23/01/2017
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét