Home
» Lý luận phê bình
» Nguyễn Bàng: Gã khờ hay thằng ngốc Việt Nam còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này?
Nguyễn Bàng: Gã khờ hay thằng ngốc Việt Nam còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này?
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016
…đọc
xong CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, tôi chẳng
được vui tý nào mà lại cảm thấy đắng lòng khi nhận ra gã Khờ này phải chăng là một THẰNG NGỐC VIỆT NAM còn sót lại ở đầu
thế kỷ 21 này. Đúng là gã Khờ của Đặng Xuân Xuyến không giống những chàng
ngốc, những thằng dại khờ như trong các truyện dân gian của ta với cái ngốc cái
dại không biết để đâu cho hết khiến mọi người phải ca thán bảo nhau: Một đêm quân tử nằm kề/ Còn hơn thằng ngốc
vỗ về quanh năm.
Tác giả Chử Văn Long
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Điện thoại: 01658818263
Email: haicv08@gmail.com
_____
Biết
tôi hay lò dò lên mạng để tìm đọc dăm ba thứ thay vì phải đọc báo in, nghe đài
hay xem nghe truyền hình thời sự nhưng lại là một ông già không biết chơi Phây,
không biết Gúc để tìm tòi các trang mạng hay, nhà văn Đặng Xuân Xuyến đã gửi
Mail chỉ đường dẫn mời tôi đọc CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ (chuyen-cua-ga-kho-truyen-ngan-ang-xuan_7.html), một truyện
ngắn anh viết năm 2006, ra sách năm 2007 (in chung) nhưng giờ mới post lên blog
của anh và gửi một số trang và như anh nói gửi để tôi đọc cho vui. Chính vì
thế, khi nhìn vào tên truyện, tôi ngỡ mình sẽ được đọc kiểu truyện chàng khờ
với hình tượng nhân vật trung tâm là các anh chàng ngốc nghếch với những hành
động, việc làm… ngây ngô ngớ ngẩn dại khờ đã đem lại tiếng cười sảng khoái và
những trải nghiệm vô cùng lí thú để từ đó người nghe, người đọc rút ra những
bài học cho bản thân. Nhưng đọc xong CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, tôi chẳng được vui
tý nào mà lại cảm thấy đắng lòng khi nhận ra gã Khờ này phải chăng là một THẰNG
NGỐC VIỆT NAM còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này.
Đúng
là gã Khờ của Đặng Xuân Xuyến không giống những chàng ngốc, những thằng dại khờ
như trong các truyện dân gian của ta với cái ngốc cái dại không biết để đâu cho
hết khiến mọi người phải ca thán bảo nhau:
Một đêm quân tử nằm kề
Còn hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm.
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu
mà
gã là một thằng ngốc đại gia trong xã hội Việt Nam đương thời “đã từng vụt sáng chói lóa trong mắt mọi
người”.
Những
chàng ngốc trong truyện dân gian vì ngốc quá nên luôn bị lừa như có anh
mười năm đi ở cho lão trọc phú chỉ được ba nén vàng giả nhưng cầm trên tay, anh
ngốc cứ tưởng là vàng thật. Rồi chàng hí hửng muốn đi du ngoạn khắp nơi, đầu
tiên có kẻ gạ chàng ta đổi 3 lạng vàng lấy sáu nén bạc mà thực ra chỉ là sáu
miếng chì, rồi có kẻ gạ đổi 6 miếng chì lấy bó "lụa đinh kiến" quý
hiếm mà thực ra chỉ là bó giấy dó, rồi đổi bó giấy dó lấy cái “thiên địa vận”
biết trước mọi việc trên thế gian mà thực ra chỉ là cái chong chóng, rồi đổi
cái chong chóng lấy viên ngọc lưu ly chưa chắc vua đã có được mà thực ra chỉ là
một con niềng niễng có đôi cánh xanh đỏ.
Gã
Khờ trong truyện của Đặng Xuân Xuyến bị lừa tiền, lừa nhà đi đến cảnh “bây giờ, hắn tiều tụy, thảm thương còn hơn
mèo đi kiết” hiển nhiên không phải vì gã ngu đần như chàng ngốc kia mà
chỉ vì gã có tính thương người và lòng trắc ẩn. Với tấm lòng tốt đẹp ấy,
gã rất tin vào tình người nên đã cho thằng bạn nối khố mượn tiền mà không cần
giấy ghi nợ, cũng không cần có người làm chứng, vì vậy khi cần đến đòi lại thì
được thằng bạn “nhướng đôi lông mày
thô đậm, xoăn tít, nhìn hắn từ đầu xuống chân rồi hô hố cười, bảo hắn là thằng
khùng, nếu đói quá, không có chỗ xoay sở thì cầm lấy vài chục nghìn mà đắp đổi
qua ngày, việc gì phải diễn trò ngớ ngẩn như thế”. Tiền không đòi
được, hắn tìm về lấy lại ngôi nhà nho nhỏ ở ngoại ô đã giao cho thằng em kết
nghĩa trông coi. Thằng em kết nghĩa này là một thằng bé đánh giày nhem nhuốc mà
gã đã lầm tưởng là người lương thiện nên đã cưu mang đem nó về nhà nuôi ăn học.
Nhưng khi đến ngôi nhà, chạy ra đón hắn không phải là thằng em kết nghĩa mà là
con chó có tên là “Tình Nghĩa”. Rồi thằng em ấy, khi biết ý định của
gã, nó đã không ngượng mồm, nói trắng phớ ra rằng: “Vâng, nhà này mua bằng tiền của anh nhưng em
đã làm sổ đỏ đứng tên là chủ sở hữu rồi” và đuổi hắn đi như đuổi một
con chó.
Hai
cái khờ dại, hai cái sai lớn nhất về sự ngộ nhận tình người đến nỗi gã bỏ ngoài
tai những nhận xét tinh tế của vợ gã về ông bạn nối khố và thằng em kết nghĩa,
không để tâm đến những lời can ngăn của thị, dẫn đến cảnh “nhà hắn thưa dần rồi mất hẳn nụ cười hạnh
phúc của người vợ” và đưa tới cảnh “vợ hắn nằng nặc nộp đơn ly dị”.
Trong
một xã hội mà mọi chuẩn đạo đức đang bị băng hoại, dối trá lừa đảo phát triển
như nấm độc khắpnơi nơi như: lừa đảo qua mạng, lừa đảo bán hàng đa cấp, lừa đảo
xin việc làm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản …, gã Khờ đã không thèm nhớ đến
lời mọi người vẫn thường bảo nhau: Cho bạn vay tiền: "Đứng" cho vay, "quỳ" đòi nợ, cho thằng bạn nối khố
vay tiền mà không cần giấy ghi nợ cũng không cần có người làm chứng. Trong lúc
chưa bao giờ câu nói “tấc đất tấc
vàng” đúng cả nghìn lần như bây giờ khiến cháu giết bà vì sổ đỏ, anh
em ruột thịt đâm chém nhau vì nhà đất, thì gã Khờ lại giao hết giấy tờ và nhà
đất cho thằng em kết nghĩa trông coi hộ. Gã Khờ tuy không ngu đần, không kém về
trí khôn nhưng đã suy xét, ứng phó, xử sự chỉ với thứ lòng tốt đơn thuần và cao
thượng của riêng gã nên mới ra nông nỗi thảm hại hơn cả những thằng ngốc trong
truyện cổ dân gian. Thế chẳng phải là một thằng ngốc còn sót lại ở đầu thế kỷ
này thì sao! Và thế thì làm sao mà vui được khi nghe chuyện về gã? Họa chăng có
một chi tiết làm người đọc vui gượng tý chút, ấy là thấy gã tinh thông về tử vi
lý số, biết về mình: “Thôi thì cũng
là do số phận. Cung nô của hắn chẳng ra gì thì đành chấp nhận. Đã Tham Lang hãm
địa lại đồng cung với Thiên Diêu hãm địa thì đời hắn tàn vì chữ tình là phải.” mà
vẫn mù quáng đi đến chữ “tàn”. Thật đúng là “Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”!
Kiểu
truyện chàng ngốc trong dân gian thường có hai xu hướng kết thúc, hoặc là chàng
ngốc phải chết hoặc là chàng ngốc gặp may mắn tìm được hạnh phúc, trở thành
người giàu có, khôn ngoan hơn. Gã Khờ trong truyện ngắn của Đặng
Xuân Xuyến đã không phải chết vì gã không phải là nhân vật xấu, không bị người
đời căm ghét; gã cũng không phải chết để khắc sâu bài học kinh nghiệm sống của
con người là: Đừng ngốc nghếch làm việc một cách máy móc thụ động, không biết
suy xét vấn đề một cách kĩ lưỡng, không hiểu gì về cuộc sống cả mà phải biết
làm chủ được những suy nghĩ và hành động của mình để tránh phải sẽ gặp sự thất
bại.
Không
bắt gã Khờ phải chết mà rốt cục, Đặng Xuân Xuyến cũng cho gã được gặp may,
nhưng trước khi đến với vận may, gã còn phải ê chề nếm thêm ít nỗi nhục
nhã đắng cay của thời đại mới.
Ấy
là, sau khi biết bình đã vỡ rồi,
gã Khờ cũng nhận ra là phải “lấy
thân mà trả nợ đời cho xong”. Đầu tiên, gã vùi mình trong men rượu rồi
tự nguyện làm một “Thằng đàn ông bán
thân nuôi miệng, một thằng điếm”.
Như
đã nói, gã Khờ trong truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến là một kẻ có học. Vậy
gã thừa hiểu, ở Việt Nam từ xưa đến nay người ta đã không mấy ưa loại người làm
đĩ, cho dù là đĩ cái. Thì kia, cô Kiều của Nguyễn Du trong văn chương Việt Nam
tuy đã được Kim Trọng khen ngợi là: “Như
nàng lấy hiếu làm trinh - Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”, và cô đã
sống trong niềm yêu mến của bao lớp người Việt từ bậc thức giả đến kẻ bình dân
xưa vậy mà cũng vậy, thế mà mấy lần cô Kiều đã bị cụ Huỳnh Thúc Kháng, một chí
sĩ yêu nước gọi là "Con
đĩ Kiều", "Cái giống độc
con đĩ Kiều”.
Ấy
là đĩ cái vốn đã cùng với mại dâm xuất hiện và phát triển từ thời nguyên thủy
huống chi đĩ đực mới chỉ đến thế kỷ này mới xuất hiện. Gã Khờ bất chấp mọi giá
làm một thằng điếm, một con đĩ đực vì “Hắn
cần tiền. Hắn cần tạo dựng lại cơ nghiệp. Hắn cần được tung hô, cần được trọng
vọng như ngày trước. Đời hắn không thể thiếu thứ hàng xa xỉ đó”. Làm đĩ
đực, ấy là con tàu tốc hành để gã nhanh chóng đi tới ga nhặt tiền.
Ngay
lần đầu tiên làm thằng điếm, gã đã may mắn không phải hầu hạ một máy bay bà già
sồ sề, nhăn nhúm nhưng thèm khát tình dục mà là gặp một “Khuôn mặt đẹp, da lại trắng hồng”. Mới
đầu, thấy “Ả đẹp. Hắn cũng thích” nhưng
khi vào cuộc gã mới nhận ra ả là một “con
vợ đĩ lên đĩ xuống, đĩ ngang đĩ dọc mà thằng chồng cấm dám ho he”,
một “con đàn bà đĩ thõa đang lên cơn
động đực”. Thế là “Hắn không
thích cuộc chơi này nhưng hắn không còn sự lựa chọn” vì gã cần tiền
như trên đã nói và thêm nữa vì sợ cái thằng vừa dẫn mối vừa bảo kê cho ả,
với “Một giọng nói sắc gọn, rờn rợn
vang lên”:
- Làm
bổn phận đi. Muốn chết à?
ở
đằng sau cánh cửa.
Hầu
hết các truyện dân gian về các chàng ngốc đều kết thúc có hậu như gặp vua được
vua ban thưởng một chức quan trong triều đình và sống cuộc đời giàu có sung
sướng hoặc nhờ nói mò mấy câu văn chương học lỏm mà cuối cùng được hưởng hạnh
phúc. Nhưng phổ biến nhất là các chàng ngốc đều may mắn có được cô vợ thông
minh hết lòng vẽ đường chỉ lối cho chồng làm ăn nhưng ngốc vẫn hoàn ngốc, hết
lần này đến lần khác đều thất bại khiến người vợ bị người đời mỉa mai muốn tự
tử cho xong đời nhưng rồi vì lòng thương chồng các nàng đã bỏ ngay ý định tiêu
cực đó, quyết tâm tìm cách giúp chồng trở thành người khôn ngoan
hơn.
Đặng
Xuân Xuyến cũng dành cho gã Khờ của mình một kết cục có hậu tuy rất khác các truyện
dân gian. Gã được một người 12 năm trước đã chịu ơn gã. Người ấy, khi xong việc
để lại cho gã một bức thư: “lấy lại
đầy đủ giấy tờ ngôi nhà từ tay thằng em kết nghĩa” của gã bằng
cách làm cho: “Nó thua bạc, gán nhà
trả nợ theo đúng kịch bản mà em cùng nhóm bạn thân dàn dựng”. Người ấy cũng
lấy lại “sợi dây chuyền “bảo bối” mà
anh rất quý, bị thằng bạn nối khố của anh chiếm đoạt” cùng “Số tiền
thằng bạn nối khố lừa đảo, em cũng đã đòi lại và chuyển vào tài khoản cá nhân
của anh”. Bằng cách: “dùng
các chứng cứ phạm pháp “uy hiếp”, bắt tên khốn kiếp phải trả lại anh số tiền đã
chiếm đoạt, bọn em đã chuyển cho nhà chức trách những bằng chứng phạm pháp của
nó, bắt nó phải trả giá cho những tội ác đã gây ra”
Một
cái hậu tưởng như mơ, đẹp quá sức tưởng tượng khiến CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ như một
cổ tích hiện đại và nhân vật Gã Khờ thấy lại lòng yêu trời, yêu đất và yêu cuộc
sống: “Hắn bước ra sân, ngước mắt
nhìn bầu trời xanh ngắt. Tiếng họa mi nhà ai lảnh lót làm hắn lặng người, rồi
bất chợt hắn mỉm cười.”
Một số bạn đọc cho rằng: “kết thúc truyện lộ bàn tay sắp đặt của tác
giả quá”, nói như các nhà phê bình văn học là tô hồng quá. Thì tác phẩm văn
học là đứa con tinh thần của nhà văn nên nhà văn tạo dáng cho đứa con tinh thần
ấy của mình ra sao là tùy thích. Vì vậy tôi có phần đồng ý với nhận định trên
của người đọc. Nhưng đọc xong CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, tôi có cảm nhận trong sự sắp
đặt lộ liễu ấy, Đặng Xuân Xuyến đã rất muốn giải trình cùng bạn đọc những suy
nghĩ ẩn dấu bên trong mà tác giả không thể nói trắng ra được. Theo tôi, thì đó
là:
Đành
rằng thời đại ngày nay ở nước ta không còn vua nên gã Khờ sao còn được vua cứu
giúp và ban thưởng. Đành rằng, vợ gã Khờ đã cám cảnh kiểu thương người một cách
mù quáng của chồng, đã ly dị gã nên gã đâu còn được cô vợ thương yêu giúp chồng
khôn ngoan hơn trong cách sống của một xã hội đang loạn chuẩn đạo đức để xóa bỏ
ảo tưởng về sự lãng mạn của tình yêu và sự chân thành của tình huynh đệ, bằng
hữu. Không có vua ban thưởng, không còn vợ giúp khôn nên phải có một người 12
năm trước đã chịu ơn gã nay ra tay cứu giúp gã. Như thế cũng hợp lý.
Nhưng
hà cớ gì người đó không phải là một người Việt đang sống cùng gã trên giải đất
hình chữ S này mà lại phải là một người Nhật gốc Việt, nói một cách khác là một
người Việt đã dời xa xứ sở Thiên
đường Xã hội chủ nghĩa của mình để đến sống ở “Đất nước Mặt trời mọc” tư bản đang giãy chết. Bao
nhiêu luật lệ để đâu, bao nhiêu người Việt đứng về lẽ phải đi đâu mà phải để
người Nhật gốc Việt đó về nước và như có phép lạ, lấy lại cho gã tiền bạc đã bị
thằng bạn nối khố bất lương quỵt nợ và nhà cửa đã bị thằng em kết nghĩa chó
chết chiếm đoạt. Đã thế người đó còn để lại trong thư cho gã những lời lãng mạn
đẹp như hoa hồng buổi sáng:
“Vâng! Nhất định khi trở về Việt Nam em sẽ
đưa vợ con đến chào anh. Lúc bấy giờ, em sẽ thoải mái được nói lời cám ơn anh,
cám ơn vị ân nhân đặc biệt của mình.
Ps: Anh!
Chị vẫn còn yêu anh nhiều lắm. Hãy đến làm
lành với chị để các cháu được sống trong vòng tay yêu thương của cả bố, cả mẹ.”
Và vì thế tôi coi nhân vật GÃ KHỜ trong
truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến là một THẰNG NGỐC VIỆT NAM còn sót
lại ở đầu thế kỷ 21 này. Một thằng ngốc hiện đại nên mới có được sự may mắn từ
những phép màu hiện đại như khả năng kỳ tài của anh chàng người Nhật gốc Việt
kia. Tôi thấy mình cần phải đọc CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ này kỹ hơn và ngẫm nghĩ sâu
hơn?
Sài Gòn, thứ sáu 09-09-2016
Đặng Xuân Xuyến Gửi đăng.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 14/12/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét