Home
» Biên khảo - Tư liệu
» Người đẹp Tây Thi/ Chuyện về cái tình của lòng người – Phạm Khang (Thanh Hóa)
Người đẹp Tây Thi/ Chuyện về cái tình của lòng người – Phạm Khang (Thanh Hóa)
Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016
Người
đẹp Tây Thi của nước Việt cuối thời Xuân Thu đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của
Trung Quốc. Vì nàng cực kỳ xinh đẹp nên được Thừa tướng của nước Việt là Phạm
Lãi dâng cho Ngô Phù Sai vua của nước Ngô. Cuộc đời của nàng Tây Thi ngập tràn
màu sắc truyền kỳ. Đó là câu chuyện một cô gái giặt lụa ở thôn Trữ La đã phải
thay cho quân dân nước Việt gánh vác trách nhiệm nặng nề là cái nợ: PHỤC QUỐC.
Tác giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ tên thật Phạm Xuân Khang
Hội viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT: 0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
NGƯỜI ĐẸP TÂY THI
NGƯỜI ĐẸP TÂY THI
Người
đẹp Tây Thi của nước Việt cuối thời Xuân Thu đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của
Trung Quốc. Vì nàng cực kỳ xinh đẹp nên được Thừa tướng của nước Việt là Phạm
Lãi dâng cho Ngô Phù Sai vua của nước Ngô. Cuộc đời của nàng Tây Thi ngập tràn
màu sắc truyền kỳ. Đó là câu chuyện một cô gái giặt lụa ở thôn Trữ La đã phải
thay cho quân dân nước Việt gánh vác trách nhiệm nặng nề là cái nợ: PHỤC QUỐC.
Nàng đã không phải hổ thẹn với sứ mệnh của mình, khi đem sắc đẹp và tài trí gây
rối loạn vương triều nước Ngô, đưa Phù Sai vào mê cung tửu sắc thác loạn mà
quên đi chính sự, hưng quốc. Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tây Thi đã
đẩy nàng lên vũ đài lịch sử, một cô gái giặt lụa trong sáng bị cuốn vào cuộc
chiến của các quốc gia. Nàng đúng với câu “Nhan sắc thiên tạo không thể che
giấu”. Tây Thi không được học nhiều, nhưng nàng là người thông minh, lanh lợi
và yêu nước Việt của Câu Tiễn. Sau khi nàng được Phạm Lãi dâng cho Phù Sai như
một món quà tình dục, nàng tìm mọi cách để được Phù Sai sủng ái, đích đến là
làm sao cho Phù Sai nghe theo lời của mình. Ngô vương Phù Sai ban chỉ cho Vương
Tôn Hùng xây dựng cung Quán Khuê ở núi Linh Nham cho Tây Thi, lại xây thêm
Hưởng Điệp Lang, bằng cách đào một cái hố trên mặt đất, để cái chum to vào
trong, lót ván lên trên, rồi lót nền. Phù Sai để Tây Thi mang guốc bước lên
trên tạo ra âm thanh nghe hân hoan vui sướng. Đủ để thấy toàn bộ tâm trí Phù
Sai đã bị người đẹp chinh phục và Ngô vương đã quên việc chính sự quốc gia đến
mức nào.
Lại
nói, là người đích thân đi tìm người đẹp nhất nước Việt để dâng cho Phù Sai
tiến hành kế ly gian nhưng Phạm Lãi đã mang lòng yêu Tây Thi ngay từ cái nhìn
đầu tiên. Đó là tình yêu sét đánh đối với ông. Tây Thi cũng thế, nàng cảm mến
đức độ và tài hoa của Phạm Lãi nên cũng tỏ ra yêu thương đối với vị tể tướng
này. Năm đó Phạm Lãi 32 tuổi, Tây Thi 25 tuổi. Thật cảm động khi cả Phạm Lãi và
Tây Thi đã biết gác cái tình tri âm kia lại để tình nguyện ra đi đến nước Ngô
xa lạ tiến hành công cuộc khôi phục lại đất nước đã mất vào tay Phù Sai. Mối
tình này đã được nhiều người, nhiều giai thoại dân gian lưu truyền và ca ngợi
như là một bài ca đẹp về lòng hy sinh tình riêng để mưu việc lớn cho đất nước.
Thán phục thay, cảm động thay! Có người nói, sau khi diệt được nước Ngô và phục
hưng nước Việt, Phạm Lãi đã cùng với Tây Thi bơi thuyền vào Ngũ Hồ và mất tích
vĩnh viễn tại nơi đây. Cũng có người nói, sau khi đã cứu được nàng, chính Phạm
Lãi đã đưa nàng vào Ngũ Hồ và đẩy nàng xuống hồ để nàng chết đuối, bởi Việt
vương Câu Tiễn ham nhan sắc của nàng muốn giữ lại ở bên, Phạm Lãi yêu nàng
nhưng buộc phải cứu nước Việt bằng cách giết Tây Thi. Ôi cái hồng nhan nó có
sức mạnh còn hơn cả một đạo quân khổng lồ, một đất nước khổng lồ, nhưng nó cũng
là cái mầm của bi kịch đau đớn là thế chăng… Ôi Tây Thi lòng nàng có thấu…!
CHUYỆN
VỀ CÁI TÌNH CỦA LÒNG NGƯỜI
Người
đời ai cũng có cái tình. Người xưa cho rằng làm người phải biết lấy cái trí mà
xét đoán, mà nuôi dưỡng cái tình của bản thân. Mối thâm tình khi một lần dùng
nhầm chỗ sẽ gây họa một đời và về sau nếu có thêm thì không bao giờ được cái
tâm sáng như trước nữa. Bội tình với người trung nghĩa thương yêu mình một lòng
thì cũng như thế cả. Đó là cái đau của cuộc sống nhân gian, cái đau của nết
tình, cái bạc lòng của nhân thế. Khi ta quá tin yêu một người, bị người mình
tin yêu phản phúc, nếu sau đó có tìm được người trung hậu, chính trực, thủy
chung để mà yêu, thì tình cảm chắc chắn sẽ không còn mãnh liệt như xưa nữa. Có
câu chuyện kể rằng, thời Xuân Thu, có một người nước Yên, lúc sinh thì sinh ở
nước Yên, khi lớn thì sang nước Sở sinh sống, lúc về già thì lại quay về quê
hương nước Yên. Trên đường về cố quốc, qua nước Tấn gần nước Yên, bạn đường chỉ
tay vào cái thành mà nói dối anh ta: “Đây là thành nước Yên”. Anh ta thay đổi
nét mặt buồn rầu và xúc động. Khi qua một làng, người bạn đường chỉ vào nói:
“Đây là nền xã làng anh”. Anh ta ngậm ngùi than thở mãi không thôi. Gặp một cái
nhà, bạn đường nói: “Đây là nhà của ông cha anh” . Anh ta nấc lên rơm rớm nước
mắt. Bạn đường chỉ vào cái gò nói: “Đây là mồ mả ông cha anh”. Anh ta òa lên
khóc. Khi ấy đoàn người cùng đi về nước Yên với anh ta ai nấy đều phì cười,
nói: “Chúng tôi nói đùa đấy, đây chỉ là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh
ta nghe nói thế lấy làm xấu hổ lắm. Khi về đến nước Yên quê hương của mình, anh
ta trông thấy cái gì cũng thật cả thì lòng thương cảm lại hững hờ không còn
được như trước nữa. Đó là do cái sôi nổi, cái mong ngóng của tình yêu quê cha
đất tổ đã đánh mất đi lúc ở dọc đường vậy. Tình đã đánh mất thì không bao giờ
lấy lại được nữa…Thật đau lòng thế ư?
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 11/12/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét