Home
» Lý luận phê bình
» “Sóng sánh mẹ và anh”- khoảng lặng tinh tế – Bài cảm nhận của Thu Hoài (TP.HCM)
“Sóng sánh mẹ và anh”- khoảng lặng tinh tế – Bài cảm nhận của Thu Hoài (TP.HCM)
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016
Đọc
“Sóng sánh mẹ và anh” của nữ sỹ Trương Gia Hòa mới thẩm thấu cái
sóng sánh của tình yêu, gia đình và xã hội. Ở đây ta bắt gặp một
tâm hồn thơ sâu lắng, tinh tế nhưng không kém phần nồng nàn, gai góc.
Trong góc nhìn tình yêu, cuộc đời và sự nghiệp.
Tên khai sinh Nguyễn Thu Hoài
Quê An Nhơn – Bình Định
Nguyên Tổng Thư ký Hội VHNT Nghĩa Bình - Bình Định (1983-1990)
Quê An Nhơn – Bình Định
Nguyên Tổng Thư ký Hội VHNT Nghĩa Bình - Bình Định (1983-1990)
Hiện đang thường trú tại 170/40 Vườn Lài, Tân Thành, Tân Phú,TP. HCM
ĐT: 08 38495227 - 0909859658
Email: xuan@qsbsteel.com - tam@qsbsteel.com
_____
SÓNG SÁNH MẸ VÀ ANH
KHOẢNG LẶNG TINH TẾ
Email: xuan@qsbsteel.com - tam@qsbsteel.com
_____
SÓNG SÁNH MẸ VÀ ANH
KHOẢNG LẶNG TINH TẾ
Một
chiều tôi nhìn thấy tập thơ “sóng sánh mẹ và anh” của Trương Gia Hòa
nép mình giữa những bộ sách dày cỡ lớn trong tủ sách của tôi. Nó
nhỏ nhắn và xinh đẹp về khổ sách, cỡ chữ và cả cách trình bày, do
Nhà Xuất Bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2005.
Tôi
đứng bên tủ sách, lật đọc hết tập thơ.Tôi ngồi vào bàn và đọc lại
một lần nữa. Quả nhiên có những bài hay, có những khoảng lặng làm
tôi xúc động.Vài tháng trước đây, tôi đã đọc hàng chục tập thơ cuả
các bạn ở quê gửi tặng. Giờ đây, lần đầu tiên tôi đọc tập thơ mà
tác giả của nó là một nữ sỹ người Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ, nơi
có con sông Vàm Cỏ chảy dọc theo biên giới Việt Miên. Dù gì, tác giả
đã thành công khi bắt độc giả đọc đến hai lần và dẫn dắt đưa anh ta
vào vườn thơ của nàng. Ở đó đầy tiếng chim kêu, bướm lượn, suối reo,
cả những cánh bướm vô tình chết ngay trên khung cửa, mây trôi lướt
thướt trên đại ngàn Đà Lạt, những cánh đồng miền Tây bát ngát,
những chiều trên đôi bờ Cửu Long giang tráng lệ, những cánh diều, tiếng
sáo bỗng trầm trong gió, những đàn trâu mộng, những nông dân cần cù,
sáng tạo, nhân hậu, một nắng hai sương, rất mực đáng yêu và những
miền ký ức của tuổi thơ, tình yêu, nỗi giận hờn, ghen tuông, lừa
lọc, khổ đau…
Trương
Gia Hòa làm nhiều thơ phá thể, ngay một bài thơ lục bát cũng bị Hòa
bẻ ra, gây nên những gãy gập, tưởng chừng như không vần điệu, song
phóng túng, không khuôn sáo, giàu chất âm nhạc, biểu cảm, tiết tấu
không ngừng thay đổi trong logic nội tại của bài thơ, câu thơ, gây cho
người đọc sự trẻ trung và hiện đại.
Bài
thơ mở đầu “Đà Lạt và em”
Em sẽ đến quê anh
Đà Lạt ngàn năm sương phủ
Chạy lên đồi
Hái một ít trăng
Câu thơ thứ tư “hái một ít trăng” làm
người đọc thích thú và cảm tình với tác giả vì nó đưa họ vào cõi
mộng mơ mà chủ nhân của nó là người đàn bà tinh tế, đa tình và một
chút vờ khiêm tốn. Nàng thật đáng yêu. Chính câu thơ thứ 4 này đã
làm cho ba câu thơ trước hầu như tự sự , trở nên có hồn và làm lối
nhỏ đưa ta vào những khoảnh khắc trầm lắng của Đà Lạt mộng mơ và
cũng nói với ta rằng tâm hồn nàng lãng tử, kiều diễm vì ai đến Đà
Lạt cũng chỉ mong được ngắm hoa và nghe suối reo trên vách đá, còn
nàng thì hái một ít trăng. Có lập dị không chứ?
Em sẽ về thăm mẹ anh
Người đàn bà gánh mưa phùn đem
đổ
Xuân Hương mờ bước chân già
Đà Lạt thật nhiều hoa
Em biết chọn hoa nào cho mẹ
Tạ ơn người đã sinh ra anh
Em sẽ về quê hương
Đà Lạt hoang đường mây tím
Đứng giữa đại ngàn
Thẩm thấu hồn thong
Chỉ
vài nét chấm phá, tác giả đã vẽ được một Đà Lạt đẹp và huyền ảo
qua đó ta biết được tâm hồn nữ sỹ giàu có, tinh tế, sâu lắng và
cũng dễ rung động.Nhưng rỏ ràng nàng là một cô gái khôn ngoan và
hiện thực, ngay đến tặng hoa cho mẹ nàng cũng nghiên cứu loại hoa nào
hợp với tâm hồn của bà.Và tinh tế như vậy cho nên nàng phải đến nơi
đã sinh ra chàng để tìm hiểu. Đứng giữa đại ngàn thẩm thấu hồn
thông.Thông là loại cây quý làm đẹp cho Đà Lạt và đó cũng chính là
chàng.
Trong
“Cửa sổ sáng đèn’’ (trang 10), ta đột ngội bắt gặp một biến tấu
khác lạ, trái chiều, đầy cung bậc, gập gềnh.
Ô cửa sổ sáng đèn
Bướm hoang ngập ngừng bay rồi
đậu
Đêm thở dài
Đàn
Hờ hững buông rơi.
Tự
con bướm hoang nhởn nhơ kia hay tại người thiếu nữ sau ô cửa sổ sáng
đèn. Và tình cảm người con gái đã xoay chiều quyết liệt, nàng nhận
ra dấu vết của những cuộc truy hoan sau ô
cửa sổ.
Ô cửa sổ sáng đèn
Hạnh phúc xoay thiêu thân ánh lửa
Ở trong kia là dấu vết tình
lừa
Từ con suối này ta lạc mất
nắng mưa
Tình yêu là thế. Nàng quay về “Cánh
đồng của tôi” (trang 14) và ký ức tuổi thơ đã làm tâm hồn nàng thanh
thản với bao nhiêu cuộc đời lam lũ, với một miền sông nước kỳ thú
của đôi bờ Cửu Long giang tráng lệ và mộng mơ.
Thênh thang cánh võng gió nồm
Lúa hát bâng quơ thì con gái
Đòng đòng gió về gào thét
tuổi thơ…
Bước chân qua những lỗ chân trâu
Những lỗ hổng thật to trong ký
ức
Nhớ nhớ thương thương một giọng
đờn Kìm
Từ bãi này đến ngun ngút bờ xa
Nắng xóa bàn tay hộ pháp trên
đồng
Người đàn ông suốt đời cúi mặt
Tôi bước qua những mùa gặt âm
thầm
Không nói được một lời cùng rơm
rạ
Xa xăm vọng về tiếng gió của
mùa sau
Bài
thơ dung dị, những khổ thơ ba câu dung dị nói được tấm lòng mình với
quê hương xứ sở. Đọc “Cánh đồng của tôi” ta mới thấm thía hai chử quê
hương trong ta, da diết đến muôn đời. Ba câu kết thật buốt giá cõi
lòng.Thơ mộc như thế.Viết được ba câu thơ này không dễ, vì chỉ mộc
như thế nó mới diễn tả được đồng quê, diễn tả được tấm lòng mình
với rơm rạ.Tôi bước qua những mùa gặt âm thầm không nói được một lời
cùng rơm rạ, xa xăm vọng về tiếng gió của mùa sau. Tiếng gió hay
tiếng người, tiếng đất hay nỗi đau muôn đời của người nông dân xứ
sở?Nghĩ như vậy ta yêu biết mấy mẹ ta, cha ta, anh chị ta và các em ta
ngày ngày còng lưng trên đồng ruộng trong nắng mưa bão lũ để làm nên
những mùa màng nuôi sống hàng triệu con người. Bài thơ thật cảm
động, sâu sắc và đầy ý nghĩa của cuộc đời. Và nghệ thuật thơ ba câu
một khổ trong bài này đã đọng lại trong người đọc hình ảnh và ý
tưởng của từng khổ thơ, bắt họ đọc lại từng khổ thơ, để suy ngẫm,
liên tưởng.
Và
“Nỗi đau của con” là mọt bài thơ hay. Một cuộc đời thật đã được nâng
thành thơ và thơ cũng được bay lên như cánh diều mùa gió chướng, hay
con thuyền trên dòng nước Cữu Long giang.
Chợt rùng mình sông trở dòng trôi
Chèo chống bao mùa gió xô sóng
bạt
Ngẩng đầu
Nhìn tương lai con bay
Cúi lưng
Tìm dáng mẹ hao gầy
Người ta phụ con cứ đến không
ngờ
Chiều nay ngẩn ngơ con thấy mình
bật khóc
Gia tài mẹ – tình yêu con trao
hết
Người ta nhận thật nhiều rồi
lặng lẽ mang đi
(Gia tài của mẹ – Trang 26)
Hắn
thật sở khanh và nàng không hề trách móc. Nỗi đau trong vần thơ yêu
thật chân thật đến nghẹn ngào.
Tất nhiên rồi
Không thể là hoa hồng
Cho anh nâng niu chiều chuộng
Không là hoarau muống
Mọc từ cằn cỗi lòng anh
Em sẽ là hoa chanh
Trắng trong tinh khiết
…
Tôn giáo trong em chỉ là tình
yêu
Không mùa thời gian chỉ mùa chờ
đợi
Thắp nén hương tình
Lụy hạnh phúc mùa sau
(Tất
nhiên – Trang 28)
Tình
yêu nàng thơm tho, tinh khiết như hoa chanh, hoa bưởi. Chỉ tiếc dáng núi
kia cũng có nhiều điều phủ lấy giữa làn mây.
Em ngồi trên con tàu xuyên đêm
Nên mọi thứ cứ xa và bạc tình
như gió
May còn sót lại trái tim người
Sáng mai ra rồi cũng chia tay
Dáng núi đợi chờ
Dáng núi lại cong theo ngày
tháng
Những
hiểu biết và dự cảm tình đời giúp cho nàng nhận ra những mặt xấu
của xã hội, của tình yêu, nhưng nàng không giận hờn gay gắt, nàng
không hề thất vọng mà luôn vươn lên, đi tìm mọt tình yêu đích thực.
Gia tài mẹ tình yêu con trao hết
Người ta nhận thật nhiều rồi
lặng lẽ mang đi
Lời
thơ buồn và nỗi đau chưa kịp giấu kín giữa hai khoảng lặng của tư
duy. Lời thơ nhẹ như một tiếng sương rơi và êm như một chiếc lá bay
trong gió. Đó là bản chất của nàng hiền diệu và trắng trong, yêu
tình yêu và yêu cuộc sống chứa đầy ký ức của tuổi thơ, ông bà cha
mẹ, anh chị em và tiếng đàn Kìm, tiếng đàn bầu, đàn nhị và dòng
song đầy ắp đôi bờ, và người hàng xóm không một lần gõ cửa. Tất cả
là chấm phá, những chi tiết vô cùng quý giá để làm nên cuộc đời
tình yêu và tác phẩm.
Trong
bài “Sóng sánh mẹ và anh” (trang 60) bài thơ mang tiêu đề của tập thơ
là cái gì hiện hữu và không hiện hữu, thực và mộng không thể nào
vứt bỏ được vì nó là cuộc đời, là tình yêu, nó cứ sóng sánh như
thế đó, một bên tình một bên hiếu, nó là thơ, là ký ức và gia
đình.
Sóng sánh đời
Sóng sánh thơ
Anh không tan đi được
Hương bưởi thơm tóc xanh
Em lại ngồi bên thềm
Hơi ấm của anh không xua đi được
Hơi ấm của mẹ không xua đi được
Chỉ còn nén nhang thơm
Suốt hành trình nước mắt
Những
bản vẽ của anh (trang 16) là nỗi khắc khoải của ước mơ. Họ dệt ước
mơ trên từng bản vẽ của công trình, ở đó có những ngôi trường và
những mái nhà từ thiện, một làng đại học… Nhưng thực tế rất phủ
phàng.Tất cả đều nằm im trong tủ.
Những bản vẽ chờ một lần được
sống
Những ước mơ của anh
Em lau bụi hàng ngày.
Đây
là sự báo động cho các nhà lãnh đạo về những tài năng bị bỏ quên,
những đề án không hiện thực hoặc làm tắt trách.Nó là khoảng cách
của ước mơ và hiện thực?Và tập thơ đi sâu vào ngóc ngách cuộc đời.
Anh mua về một chùm đèn màu
vàng
Sáng dịu dàng trong căn phòng
tinh tươm
Anh mua về một chai nước hoa xịt
phòng
Một con búp bê nho nhỏ
Một chậu cây xanh xanh
Và thả tôi trong đó
Anh mệt nhoài sau một ngày đi xa
Tôi chán chường sau một ngày ở
nhà
Giấc mơ tôi và anh mỗi ngày mỗi
khác
Tất
cả sự yêu kiều nhung lụa, nhà cửa, tiện nghi, xe cộ, tiền bạc… Vật
chất chưa đủ đề giữ một tình yêu. Và tình yêu được miêu tả trên kia
chẳng khác gì sự đùa chơi của một kẻ giàu vời một con búp bê biết
nói. Vật chất mau già nua và chán vì đã tiện nghi là theo mode mà
đã là mode rất mau lỗi thời và già cỗi. Ngày nay không thiếu gì
kiểu yêu như thế và cuối cùng là tan vỡ, khổ đau, vô vọng.
Và
nàng đi đến quyết định
… Xin chào
Mai sau mỗi đứa phương nào
Mặc nhau
Đêm xuân
Giấc ngủ buồn đau
Buốt lòng mới biết
Xa nhau
Thật rồi
(Không
đề 1 – Trang 66)
Tất
cả diễn ra quá vội vã, thiếu hẵn sự đắn đo suy nghĩ và khi bình tâm
mới thấy tiếc nuối, đau khổ.
Đà Lạt
Đà Lạt ơi mất rồi
Pha lê thác bạc vọng tình thiên
thu
Giấc ngủ chim gù Đà Lạt ơi!
Đừng đèo bòng mơ mộng
Anh bế trên tay xác tôi lạc lỏng
Ngất ngất buồn say khước quỳ
hoa
Xuống phố hoàng hôn
Trăng chết tự bao giờ
(Vẫn
là tình yêu đó thôi – Trang 68)
Anh
tưởng có tiền là có tất cả, tình yêu và hạnh phúc. Nhưng đó chỉ
là tình yêu như xác chết, hạnh phúc vô hồn, không hương không sắc. Chao
ôi, tìm đâu ra thứ tình yêu tuyệt vời thơm nồng mùi trinh bạch giữa
chợ trời thời mở cửa. Song bạn hãy tin rằng còn con người là còn
có tình yêu đẹp và chân thành.
Đọc
“Sóng sánh mẹ và anh” của nữ sỹ Trương Gia Hòa mới thẩm thấu cái
sóng sánh của tình yêu, gia đình và xã hội. Ở đây ta bắt gặp một
tâm hồn thơ sâu lắng, tinh tế nhưng không kém phần nồng nàn, gai góc.
Trong góc nhìn tình yêu, cuộc đời và sự nghiệp.
Đây
là một tập thơ hay và đáng đọc. Nó góp một tiếng nói riêng thâm
trầm và sâu lắng của một nữ sỹ Nam Bộ trong dòng thơ đương đại của
đất nước.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 5 năm
2016
170/40 Vườn Lài, Tân Thành, Tân
Phú, TP. Hồ Chí Minh
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 09/06/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét