Home
» Lý luận phê bình
» “Mỹ Thuật Đô Thị Sài Gòn Gia Định 1900-1975” của Uyên Huy- Một tác phẩm công phu và gợi mở những chân trời sang tạo – Bài viết Thu Hoài (TP.HCM)
“Mỹ Thuật Đô Thị Sài Gòn Gia Định 1900-1975” của Uyên Huy- Một tác phẩm công phu và gợi mở những chân trời sang tạo – Bài viết Thu Hoài (TP.HCM)
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016
Tôi may
mắn được gặp họa sỹ Uyên Huy (HuỳnhVăn Mười), nhà giáo nhân dân, chủ tịch Hội Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh ở triễn
lãm của họa sỹ Nguyễn Quốc Hùng. Đó là khoảng khắc đầy ấn tượng đam mê và nghệ
thuật. Uyên Huy dáng người cao ráo có khuôn mặt phúc hậu, cởi mở nhưng rất thâm
trầm, đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và gợi nhớ những khoảng trời
mênh mông, thơ mộng của dải đất phương Nam Sài Gòn Gia Định năng nổ sang tạo,
dung dị và vẻ đẹp độc đáo của người Nam Bộ.
Tác
giả Thu Hoài
Tên khai sinh Nguyễn Thu Hoài
Quê An Nhơn – Bình Định
Tên khai sinh Nguyễn Thu Hoài
Quê An Nhơn – Bình Định
Nguyên
Tổng Thư ký Hội VHNT Nghĩa Bình - Bình Định (1983-1990)
Hiện
đang thường trú tại TP. HCM
ĐT: 08 38495227 & 0909859658
Email: xuan@qsbsteel.com - tam@qsbsteel.com
_____
ĐT: 08 38495227 & 0909859658
Email: xuan@qsbsteel.com - tam@qsbsteel.com
_____
“MỸ THUẬT ĐÔ THỊ
SÀI GÒN GIA ĐỊNH 1900-1975” CỦA HỌA SĨ UYÊN HUY-
MỘT TÁC PHẨM CÔNG
PHU VÀ GỢI MỞ NHỮNG CHÂN TRỜI SÁNG TẠO.
Tôi
may mắn được gặp họa sỹ Uyên Huy (HuỳnhVăn Mười), nhà giáo nhân dân, chủ tịch Hội Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh ở triễn
lãm của họa sỹ Nguyễn Quốc Hùng. Đó là khoảng khắc đầy ấn tượng đam mê và nghệ
thuật. Uyên Huy dáng người cao ráo có khuôn mặt phúc hậu, cởi mở nhưng rất thâm
trầm, đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và gợi nhớ những khoảng trời
mênh mông, thơ mộng của dải đất phương Nam Sài Gòn Gia Định năng nổ sang tạo,
dung dị và vẻ đẹp độc đáo của người Nam Bộ.
Đọc
tác phẩm “Mỹ Thuật Đô Thị Sài Gòn Gia Định 1900-1975” của Uyên Huy, tự nhiên
dâng lên trong lòng tôi tình yêu và niềm kính trọng, sự rung động bởi tấm lòng
yêu quê hương xứ sở của anh và hai chữ Sài Gòn Gia Định vang lên trong tác phẩm
của anh tôi nghe được những tiết tấu thật thâm trầm và sâu sắc; và tình yêu đó
của anh thực sự được lan tỏa và cuốn hút người đọc. Nó hiện lên trong cách suy
nghĩ đặt vấn đề khi anh viết đến 25 chương tổng cộng 656 trang khổ 17x24 với
một khoảng thời gian dài từ 1900-1975 trong một thời gian không gian đầy biến
động của lịch sử nước nhà, phong phú, phức tạp, đa dạng, những khoảng khắc vinh
quang, những nỗi đâu nhức nhối với khát vọng độc lập tự do thống nhất của cả
một dân tộc.
Nếu
ta chịu khó bỏ chút thời gian để suy ngẫm, so sánh, xem xét, đánh giá, ta sẽ
thấy con người Sài Gòn Gia Định và Nam Bộ nói chung đáng yêu, đáng kính biết
bao, ngay tính yêu Tổ quốc, yêu những anh hùng mang gươm đi mở nước, yêu Bác
Hồ, yêu những lãnh tụ của người dân Nam Bộ cũng độc đáo, khác hẳn các vùng miền
trong đất nước. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
một họa sỹ Nam Bộ đã lấy máu của mình vẽ nên bức tranh chân dung của Bác. Những
ngày Bác qua đời, nhiều tỉnh thành, nhiều làng quê, góc phố ở Nam Bộ nhân dân
đã lập bàn thờ, thờ cúng Bác trước sự khủng bố dã man của quân giặc. Ba chữ Hồ
Chí Minh vang lên trong lòng người Nam Bộ như một tình yêu thiêng liêng, vừa
nồng nàn, vừa sâu lắng thật lạ lùng.
Khi
đọc tác phẩm “Mỹ Thuật Đô Thị Sài Gòn Gia Định 1900-1975” của Uyên Huy, những ý
nghĩ trên mới xuất hiện trong tâm trí tôi và phát lên thành ngôn ngữ, tôi đọc
ba đêm liền mới hết tác phẩm của anh chính là vì tình yêu của anh đối với Sài
Gòn Gia Định và cũng chỉ khi gặp Uyên Huy, tôi mới mạnh dạn viết lên những dòng
này.
Không
phải ngẫu nhiên Uyên Huy dâng đến 8 trang (14-22) đi khái quát lịch sử Nam Bộ
từ 1900-1975 và trước đó.Khi đọc, ta có thể có nhận xét có cần viết dài như thế
không?Nhưng càng đọc ta càng thấy rất cần vì đó là tình yêu quê hương của họa sỹ,
là động lực thúc đẩy anh viết nên tác phẩm lớn này.
Tác
phẩm đã cho ta hiểu biết khá toàn diện quá trình hình thành và phát triển,
thành tựu của Mỹ Thuật Đô Thị Sài Gòn Gia Định 1900-1975.
Tình
yêu quê hương ở đây thể hiện rất cụ thể trong tình yêu nghệ thuật của Uyên Huy
và tạo ra một âm hưởng mạnh mẽ, lan tỏa, gợi cho ta nhiều điều suy ngẫm, đánh
thức cái trí nhớ của ta về một Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông.
Nhiều
độc giả, nhiều nhà phê bình hay căn cứ vào câu chữ, chủ đề, đề tài để đánh giá
tác phẩm. Họ thường quên đi âm hưởng và sự lan tỏa của tác phẩm vốn dĩ không có
trong tác phẩm ở bên bên ngoài tác phẩm. Nó là cái bóng rực rỡ của tác phẩm
được nhân lên nhiều lần như mặt trời với ánh bình minh, như vầng kim ô trong
hoàng hôn tráng lệ.
Lần
đầu, trong đời, tôi mới nhìn thấy hình tượng nghệ thuật khi đọc một tác phẩm
nghiên cứu kỳ lạ.Kỳ lạ thật. Vì …chỉ có trong tác phẩm văn học, tiểu thuyết,
kịch, opera, giao hưởng…
Đây
là một thành công nữa của Uyên Huy vì đó là kết quả ngoài ý nghĩ của anh.
Kiệt
tác thường có nhiều đánh giá khác nhau về nó. Vì khi đọc, người đọc sẽ có những
cảm xúc khác nhau, nhận xét khác nhau và đưa đến hình tượng khác nhau và đó
chính là sự trường tồn của kiệt tác, vượt qua không gian, vượt qua thời gian,
mặc cho dung lượng, mặc cho kết cấu và logic nội tại của tác phẩm. Đối với tôi,
điều lớn hơn nữa là tình yêu của tác giả đối với đất nước quê hương, thiết tha
yêu nghệ thuật và trân trọng những gì ông cha, bạn bè và đồng nghiệp để lại
trong một đất nước bị chia hai chiến tuyên.
Có
được cái nhìn khách quan, công bằng các di sản văn hóa văn nghệ trong một trạng
thái phức tạp như nước ta ở thế kỷ trước, cần có một bộ óc thông minh, uyên
thâm, một tài năng nghệ thuật lớn và một tấm lòng.
Với
tác phẩm “Mỹ Thuật Đô Thị Sài Gòn Gia Định 1900-1975”, họa sỹ Uyên Huy (Huỳnh Văn
Minh) xứng đáng là một nghệ sỹ có tâm và có tài, một nhà nghiên cứu lịch sử
nghệ thuật lớn ở nước ta.
Chỉ
riêng những tài liệu mà anh sưu tầm và tham khảo cho ta thấy cả một quá trình
kiên nhẫn và đam mê, chắc lọc và công phu đến mức nào, là một họa sỹ, một nhà nghệ
thuật làm công tác quản lý, Uyên Huy viết được một tác phẩm gần 700 trang khổ
17x24cm quả là kỳ công, đích thực là một nhà văn, chẳng thế mà anh đã dành đến
8 trang (14-21) để viết về các nhà phê bình lý luận văn học có lien hệ đến Mỹ thuật
đó…
Khi
đọc, ta thoáng nghĩ có cần viết dài như thế không, nhưng khi đọc xong, ta mới thấy
tình yêu của họa sỹ đối với… và nghệ thuật. Ta có cảm giác tác giả sợ quá trình
hoạt động văn học nghệ thuật của thời kỳ đó sẽ bị lãng quên bởi những định kiến
hẹp hòi, cục bộ và nói cho cùng là sự kém cỏi về văn hóa.
Điều
này làm ta nhớ lại những bài báo của Lê nin bàn về văn học trong những năm đầu
của chính quyền Xô viết ở nước Nga.
40
năm rồi không có một người lãnh đạo văn hóa nào, một nhà hoạt động nghệ thuật
nào chủ trương đặt vấn đề đánh giá một cách
khách quan, biện chứng các hoạt động văn hóa văn nghệ… vùng dịch chiếm
từ 1946-1954 và ở miền Nam từ 1955-1975 một các có hệ thống.
Thực
ra không thiếu gì người có tâm huyết nhưng nếu cơ quan chức năng không có chủ
trương, không có kế hoạch và phương hướng đặt vấn đề, thì có lẽ không ai dám
đột phá trong hoàn cảnh hiện nay. Như bản thân tôi khi vừa giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước, đã dám viết đề cương hội thảo khoa học về nhà soạn tuồng,nhà
thơ Đào Tấn và đi vận động trình bày với các cơ quan có thẩm quyền lúc đó như
ty văn hóa Thông tin Nghĩa Bình, UBND tỉnh Nghĩa Bình đều bị từ chối, hành hung
và đòi thi hành kỷ luật Đảng vì đã vận động kỷ niệm một ông quan phản động của
triều Nguyễn. May lúc đó, tôi đã dung thời gian nghĩ phép năm ra Hà Nội gặp đồng
chí Hà Huy Giáp; UVTW Đảng bí thư Đảng Đoàn Bộ văn hóa thông tin trình bày và
được đồng chí ấy chấp nhận và cho kinh phí tiến hành làm ngay. Và đến khi cuộc
hội thảo bắt đầu ở Hội trường Tăng Bạt Hổ cũng không phải là dễ dàng đối với các
bậc lão thành cách mạng.
Khi
đọc tác phẩm của Uyên Huy.Tôi bắt gặp nhiều điều lý thú. Văn học nghệ thuật là
sáng tạo, lý luận phê bình là sáng tạo phát hiện và khám phá chỉ ra những chân
trời của cái đẹp, không như vậy nghệ thuật chỉ là sự lặp lại sáo mòn và sao
chép, thậm chí đạo văn, đạo ý không cần chú giãi.
Tôi
nghĩ nếu các cơ quan chức năng về văn hóa nghệ thuật của nước ta dám đột phá đặt
ra cho mình nhiệm vụ phải đánh giá một cách có hệ thống quá trình hoạt động văn
hóa của nước ta ở hai miền đất nước trong cuộc chiến vừa qua, nhất định chúng
ta sẽ có những thành tựu văn hóa nghệ thuật lớn, phong phú và đa dạng, khó có
một quốc gia nào trong vùng có được vì thực chất nước ta là một nước anh hùng
và văn hiến, non sông gấm vóc của nước ta tráng lệ và tuyệt vời từng bước chân
đi của dân tộc.
Chỉ
nói riêng về lĩnh vực âm nhạc, ta có thể mạnh dạn nói rằng nền âm nhạc của
chúng ta, đặc biệt là ca khúc có thể sánh với các nước có truyền thống âm nhạc
như Nga, Đức, Pháp…
Nếu
thời gian trong hai mươi năm chiến tranh, chúng ta cón hứng hành khúc, ca khúc
của Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Hoàng Việt, Nguyễn Đình Thi, Huy Du, Huy Thục,
Nguyễn Trọng Hồi, Hoàng Vân, Nguyễn Văn Tý, Đức Toàn, Trần Hoàn, Chu Minh,
Hoàng Việt, Phan Nhàn, Văn Ký, Thuận Yến, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp,… đã trở
thành những ca khúc vượt thời gian, đã trở thành những dấu ấn lịch sử chiến đấu
hào hùng của dân tộc, dù ở miền Nam trong các đô thị bị chiếm đóng, các nhạc sỹ
miền Nam cùng sáng tạo nên những bài ca tuyệt vời mãi mãi đi vào long người và
làm xao xuyến bao thế hệ người Việt Nam, ngay những tác giả có những điều ta
chưa làm rõ như Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Trần Thiện Thanh, Ngô Thụy Miên… chẳng
hạn cũng có những tác phẩm thật tuyệt vời.
Phân
tích đánh giá, tổng kết một cách có hệ thống khách quan và biện chứng ta sẽ có có
một nền âm nhạc đồ sộ, to lớn đầy sức chiến đấu, hào hùng, bên cạnh đó lại có
một mảng trữ tình đầy chất nhân văn và lãng mạn, vừa hùng tráng vừa trữ tình.
Và mỹ
thuật ở miền Nam thời kỳ đó, chắc chắn cũng có được những nét cơ bản như lĩnh
vực âm nhạc tôi vừa đề cập trên.Họa sỹ Uyên Huy đã nhận xét là trong thời kỳ trước
1975, các họa sỹ ở miền Nam đã sáng tác rất tự do, sơn dầu, sơn mài với phong
cách hiện thực, lãng mạn, kể cả ấn tượng, trừu tượng nữa, khá đa dạng và phong
phú. Tất cả đã làm nên nét riêng của Mỹ thuật đô thị Sài Gòn Gia Định thời đó.
Mảng điêu khắc, tượng đài và kiến trúc, kể cả đồ họa và vẽ bìa sáng cũng được
Uyên Huy giới thiệu rất công phu.
Tôi
đánh giá cao lòng đam mê và công phu sưu tầm nghiên cứu của anh rất tâm huyết
và vô cùng trung thực. Một yếu tố rất cần thiết và cần có của nhà nghiên cứu.
Tôi
rất thích ba chương 12, 13, 14 của tác giả
- Tác
giả và tác phẩm (trang 155-238)
- Các họa sỹ nữ trước năm 1975 (234-248)
- Tóm
lược tiểu sử cùng một số tác giả Sài Gòn Gia Định xưa.
Rất
công phu.Rất tâm huyết.Rất trân trọng và trung thực. Ở đó không chỉ là tâm
huyết, là tình yêu thầy cô, bè bạn và còn là niềm tự hào của anh đối với quê
hương Sài Gòn-Gia Định của anh. Những tác phẩm mà Uyên Huy in lại trên sách
thật quý giá, nhất là các bức tranh của các nữ họa sỹ, rất nữ tính, khát khao vươn
lên cái đẹp. Và anh đã giới thiệu đến 129 họa sỹ và 5 bậc thầy của Mỹ Thuật đô thị
Sài Gòn của Mỹ Thuật đô thị Sài Gòn như Lê Văn Đệ, Lưu Đình Khải, Nguyễn Gia
Trí, Tú Duyên, danh họa người Hoa Lương Thiếu Hằng một cách khái quát nhưng sâu
sắc và đầy trân trọng.
Tác
phẩm “Mỹ thuật đô thị Sài Gòn Gia Định” của Uyên Huy đã đạt đến giá trị nhân
bản mang tính lịch sử.
Ở
đó, toát lên một tình yêu quê hương, yêu nghệ thuật sâu sắc, nồng nàn.Hai chữ
Sài Gòn hòn ngọc Viên Đông được anh nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm
như một điệp khúc tình yêu, sự tiếc nuối một thời vàng son của xứ sở và sự khát
khao vươn lên của đất nước.
Ở
đó là công phu, tìm tòi và khám phá.
Ở
đó là sự đam mê và cống hiến.
Ở
đó là sự đánh thức các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật phải có trách nhiệm,
phải có cái nhìn mới mẻ, đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, mở
cửa kho tàng văn hóa nghệ thuật của cả hai miền đất nước trong thời kỳ đầy biến
động, phức tạp của lịch sự dân tộc, đển hận dạng,đánh giá một cách khách quan, biện
chứng.
“Mỹ
thuật đô thị Sài Gòn Gia Định” của họa sỹ Uyên Huy là một tác phẩrm nghiên cứu mỹ
thuật lớn, có tầm cỡ đáng đọc và đáng suy ngẫm.Nó cần một cuộc hội thảo, một
cuộc giao lưu. Và đó sẽ là cánh cửa trí tuệ mở vào kho tàng của nghệ thuật.
TP. Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 4 năm
2016
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 05/06/2016
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
- La Thụy: Lương Minh Vũ- Lãng đãng khói sương hoài niệm (LaGi)
- Châu Thạch: Đọc “Nhớ cây đa Chùa Viên Giác” Thơ Trần Trung Đạo (ĐN)
- Phạm Đức Nhì: Cái tội không cài lại khuy áo ngực (USA)
- Đặng Xuân Xuyến: Vài lời về mấy bài viết gần đây của ông Nguyễn Lạc (HN)
- Châu Thạch: Một bài thơ vịnh ảnh không đề tuyệt hay (ĐN)
- Ninh Giang Thu Cúc: Đọc “Lá nhớ” của Đỗ Tấn (SG)
- Ninh Giang Thu Cúc: Đọc “Hoa cỏ mặt trời” lời ru tình mẹ, quê hương (SG)
- Bùi Đồng: Lời bình ngắn về ‘Em’ của Đặng Xuân Xuyến (HN)
- Bích Hà bình thơ: Ngồi lại khói hương – Thơ Tần Hoài Dạ Vũ (H)
- Dung Thị Vân viết cảm nhận "Hương nắng" của nhà thơ Hư Vô (SG)
- Phạm Đức Nhì: “I am not yours” – Dấu hiệu của một cuộc tình tan vỡ (USA)
- Ninh Giang Thu Cúc: Đọc “Trăng cài bến gió” của Thanh Phong (TP.HCM)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét