Công và tội/ “Dương Xuân Bạch Tuyết” – Tạp văn Chân Diện Mục (Cần Thơ)
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016
Người
Việt mình hay có thói quen: Công một tí thì nói tới trời, tội một tí thì dìm
xuống đất đen. Thương ai thương cả đường
đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng. Hoặc có công thì tôn lên quá mức, ghét ai thì xúc đất đổ đi!
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Chân Diện Mục
Họ tên thật Phạm Huy Viên
Ông sinh năm 1936 tại Nam Định, di cư vào Nam năm 1954
Học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khóa 1957-1960, ban Việt Hán
Dạy học tại Rạch Giá, Đà Lạt, Cần Thơ.
Nghỉ dạy năm 1978. Làm đủ thứ nghề: làm rẫy, đi buôn....
Cuối cùng viết văn thơ tại nhà nhưng không in hay đăng báo.
Email: chandienmuc36@yahoo.com.vn
Người
Việt mình hay có thói quen: Công một tí thì nói tới trời, tội một tí thì dìm
xuống đất đen. Thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng.
Hoặc có
công thì tôn lên quá mức, ghét ai thì xúc đất đổ đi!
Nói tới Alexandre de Rhodes thì
nói ông ta xây dưng chữ Quốc Ngữ cho Việt Nam rồi đặt tên đường , lập tượng đài
…! Thực ra thì ông ta có góp phần bổ túc , hoàn thiện Việt Ngữ (để truyền đạo
thôi!) Ông ta là người đến sau những giáo sĩ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha như
Christopho Bori … Chỉ vì sau này ông ta thân Pháp, muốn làm lợi cho Pháp nên người
Pháp ca tụng thái quá …! Vậy ông ta vừa có công vừa có tội. Nhưng công của ông
ta không lớn lăm đâu, và tội của ông ta cũng không nhỏ.
Những người có công xây dựng
Việt ngữ tiếp theo là Huỳnh Tịnh Của và Trương Vĩnh Kí. Chỉ vì Huỳnh Tịnh Của
là quan huyện, Trương Vĩnh Kí là thông ngôn thân Pháp nên người ta ít nhắc đến
công của các vị. Cũng những người quá khích: Pháp bơm ông ta tới mây xanh:
Thiên tài, đại học giả, biết 27 thứ tiếng(!). Thật ra thì Trương cũng có tội.
Năm 1873 ông ta ra Bắc là… làm lợi cho ai? Rồi ông ta làm bí thư cho vua Đồng
Khánh là vì ai? Nhưng ông ta không làm lâu vì không muốn làm cái việc theo rõi
nhà vua! Ông ta không phài là Đại Việt Gian như người ta tưởng, ông ta không
làm quan lớn, không dựa thế, không giầu có! Nhưng ông ta có công lớn! Không
phải là công để khoe khoang! Nhưng là công đầu trong việc xây dựng Việt Ngữ!
Huỳnh Tịnh Của viết Đại Nam Quốc Âm Tự Vị. Trương Vĩnh Kí dạy thông ngôn, dạy
Hậu Bổ, viết chuyện đời nay, viết thơ, phú… Sau đó là những người dịch
truyện Tầu! Vậy hai vị là những người có công đầu! Ta không thể thấy họ làm
huyện, làm thông ngôn mà vỗ tuột công đầu của họ!
Hai người có công lớn! Công Vĩ
Đại trong tiếng Việt, chữ Việt là cụ Nguyễn Đình Chiểu và cụ Hồ Biểu Chánh. Hầu
hết người dân miền Nam đều có ngâm, có đọc các cụ. Nguyễn Đình Chiểu thì có đặt
tên Trường, tên đường, tượng đài! Nhưng Hồ Biểu Chánh thì im re! Phải chăng vì
cụ có làm huyện (Lại chuyện chống Pháp một cách quá khích, ngu xuẩn). Ngày
nay có ai đọc cụ Hồ! Truyện ngắn, truyện dài của cụ nay đọc thấy buồn tẻ, hai
lúa (!). Người ta tưởng bở khi tái bản truyện của cụ. Ế một cách thảm thiết.
Nhưng một người như cụ thật xứng đánh là một văn sĩ lớn ! Mỗi lần qua Long
Xuyên, Bạc Liêu, tôi lại ngậm ngùi than thở. Chẳng có tượng đài gì cả! Sao mà
bất công như thế! Sao mà vô ơn như thế!
Rồi những Tự Lực Văn Đoàn, tạp
chí Sáng Tạo, Tủ sách Học Làm Người…. Đã đóng góp cho văn học Việt Nam như thế nào?
Những người đọc sách có nghiền ngẫm đều đánh giá cao! Những người viết Văn Học
Sử một chiều thật là có tội với văn học!
Những cá nhân có ngòi bút lớn thì ta không thể không kể công: Nguyễn Hiến
Lê, Nguyễn Duy Cần, Phùng Tất Đắc, Giản Chi, Võ Phiến, Nguyễn Hoạt, Lí Chánh
Trung, Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn ngọc Lan, Thích Nhất Hạnh, Trịnh Công Sơn …
Viết nhận xét thì phải có công
tâm, phân minh, rạch ròi. Không thể vì ông này ông kia thiên bên nọ, thổi phồng
bên kia, mà ta phê bình lệch lạc.
Phong trào Phật Giáo lên quá
cao! Người ta đếm số Phật Tử! Đòi coi là Quốc Giáo! Ca tụng rầm rộ, tô hồng
thái quá. Thậm chí Lịch Sử Phật Giáo người ta tương hết những Đạo Sờ, Đạo Liếm,
Đạo Đâm thành những cao tăng giòng Lâm Tế chính tông đời thứ 35, 37, 38 … Hai
tên khốn nạn Chánh Hậu, Minh Đàn (người ta viết tránh đi là Minh Đằng, Minh
Đường) cũng được đôn lên làm cao tăng(!) Nhưng dân gian thì lạ gì Minh Đàn:
Vĩnh Tràng thấy Phật muốn tu
Ngặt chui qua cửa đội cu Minh Đàn
(Minh Đàn cho làm tượng mình trên gác cao cổng chùa)
Mặc cho các vị thiền sư Thích
Tâm Châu, Thích Trí Quang khua múa như các Đại Chính Trị Gia… tôi đọc tạp chí
Phật Học thì thấy các vị quả là uyên bác về tư tưởng Phật Học. Mặc dù Thích Nhất
Hạnh viết sai lầm về Bến Tre… tôi vẫn suy tôn thiền sư là người có công lớn!
Cái đánh buồn của Việt Nam là
các nhà phê bình thường lẫn lộn công tội! Cái đáng buồn là các hành giả, tác
giả hoạt động tuỳ hứng không làm việc với công tâm, không nghĩ mình phải làm vì
công ích, công lợi và còn mơ hồ về công tư nữa!
Tôi xin kể chuyện về công tư,
bởi người không phân biệt công tư thì cũng thường không phân biệt công tội!
Tôi nhớ bà Thủ Tướng Do Thái sai
lính chở bà đi chợ mua đồ ăn, người lính mách với Thủ Tướng. Thủ Tướng đã xin
lỗi người lính và bắt bà cũng xin lỗi nữa.
Tôi rất ấn tượng với hình ảnh
mà tôi đã được xem trong một cuốn phim Âu Mỹ. Một Trung Úi và một Đại Úi đang
ngồi nhậu nhẹt, mày mày tao tao với nhau. Một hồi còi hụ lên, giới nghiêm, sẵn
sàng tác chiến… Viên Trung Úy đứng bật dậy, nghiêm chào: Tôi: Trung úy, số
quân… xin chào Đại úy và đợi lệnh. Viên Đại Úy cũng nghiêm chào và ra lệnh sắc
bén: Trung Úy hãy đem quân tới điểm nọ…
Ngày 10-6-2016
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cần Thơ ngày 13/06/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
“Dương Xuân Bạch Tuyết” – Tạp văn Chân Diện Mục (Cần Thơ)
Một
người hát khúc “Hạ Lí Ba Nhân ngoài đường”, Thiên hạ bu lại nghe một cách thích
thú. Đến lúc người đó chuyển qua “khúc Dương Xuân Bạch Tuyết” thì thiên hạ từ
từ bỏ đi! Đó là phần đông người ta chỉ thích những bài dễ hiểu dễ hát! Ôi! Đa
số người ta chỉ thích những tác phẩm bình dân, dễ đọc, dễ nghe, dễ nhìn! Còn
nếu tác giả lập ngôn, dụng ý cao xa, ẩn í, uyên áo thì người ta chẳng hiểu ông
ta viết gì? Hát gì? Vẽ gì?
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Chân Diện Mục
Họ tên thật Phạm Huy Viên
Ông sinh năm 1936 tại Nam Định, di cư vào Nam năm 1954
Học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khóa 1957-1960, ban Việt Hán
Dạy học tại Rạch Giá, Đà Lạt, Cần Thơ.
Nghỉ dạy năm 1978. Làm đủ thứ nghề: làm rẫy, đi buôn....
Cuối cùng viết văn thơ tại nhà nhưng không in hay đăng báo.
Email: chandienmuc36@yahoo.com.vn
Một
người hát khúc “Hạ Lí Ba Nhân ngoài đường”, Thiên hạ bu lại nghe một cách thích
thú. Đến lúc người đó chuyển qua “khúc Dương Xuân Bạch Tuyết” thì thiên hạ từ
từ bỏ đi! Đó là phần đông người ta chỉ thích những bài dễ hiểu dễ hát! Ôi! Đa
số người ta chỉ thích những tác phẩm bình dân, dễ đọc, dễ nghe, dễ nhìn! Còn
nếu tác giả lập ngôn, dụng ý cao xa, ẩn í, uyên áo thì người ta chẳng hiểu ông
ta viết gì? Hát gì? Vẽ gì?
Từ hình thức tới nội dung càng
cao xa thì người ta càng quay đi, không truyền bá và… chẳng nhớ tác giả là ai!
Một trí thức uyên bác như ông Vũ ngọc Phan mà khi nói tới bài “Màu Thời Gian” của Đoàn Phú Tứ cũng gọi đó là thứ thơ “hũ nút “. Một người đọc nhiều như Hoài Thanh mà cũng không nhận ra Bích Khê là một thi sĩ lớn. Hoặc trích tuyển một thi sĩ mà chỉ nhè những bài tầm thường mà bỏ sót những bài tuyệt tác!
Một trí thức uyên bác như ông Vũ ngọc Phan mà khi nói tới bài “Màu Thời Gian” của Đoàn Phú Tứ cũng gọi đó là thứ thơ “hũ nút “. Một người đọc nhiều như Hoài Thanh mà cũng không nhận ra Bích Khê là một thi sĩ lớn. Hoặc trích tuyển một thi sĩ mà chỉ nhè những bài tầm thường mà bỏ sót những bài tuyệt tác!
Người ta trích dẫn những bài
kia, mà bỏ sót những bài Đà Lạt Trăng Mờ và bài “Bẽn Lẽn” của Hàn Mặc Tử.
Thơ miền Bắc người ta ít biết đến “Đôi Bờ” của Quang Dũng và bài “Em Bé Và Củ Khoai Lang” của Hoàng Cầm. Ở Miền Nam người ta càng ít biết đến “Trăng Thiếu Phụ” của Quách Thoại và “Khóc Quách Thoại” của Thanh Tâm Tuyền.
Thơ miền Bắc người ta ít biết đến “Đôi Bờ” của Quang Dũng và bài “Em Bé Và Củ Khoai Lang” của Hoàng Cầm. Ở Miền Nam người ta càng ít biết đến “Trăng Thiếu Phụ” của Quách Thoại và “Khóc Quách Thoại” của Thanh Tâm Tuyền.
Truyện “Bước Qua Lời Nguyền”
của Tạ Duy Anh tuy được một số người ca tụng, nhưng hình như những người này là
văn sĩ chuyên nghiệp, chứ có lẽ nhiều trí thức cũng chưa biết tới! “Muối
Của Rừng” của Nguyễn Huy Thiệp cũng cùng chung số phận.
Tôi nhớ cụ Nguyễn Hiến Lê có
nói: Một Đám Cưới là chuyện ngắn hay nhất của Nam Cao! Tôi cũng đồng ý với cụ
rằng Một Đám Cưới hay hơn Chí Phèo nhiều lắm!
Trần Thùy Mai viết “Nữ Thần Đi
Chân Đất”, thật là tuyệt vời! Có lẽ bà muốn ngụ ý: Vua chúa ngày xưa cũng biết
tuyên truyền chứ bộ! Nhưng hình như dụng ý này của bà ít người biết đến.
Lỗ Tấn viết những: “Thuốc,
Lễ Chúc Phúc, Người Ngu Người Thông Minh và Người Điên” là những truyện ngắn
tuyệt vời. Nhưng có lẽ nhiều người đọc không thấm!!!
Vũ Ngọc Tiến viết: “Âm Bản
Chiến Tranh, Vị Phồn Thực, Chù Mìn Phủ Và Tôi”, Phạm lưu Vũ viết “Chị Cả Bống”
cũng không được nhiều người đọc đâu! Một anh bạn tôi cũng trí thức, cũng viết
văn, nhưng… lại không biết Phạm lưu Vũ là ai! Người ta chỉ sưu tầm rới rở
những cuốn bị kiểm duyệt, bị thu hồi, bị… cho vào máy nghiền! Trong đó có
những vị sưu tầm với giá rất đắt để trưng ở phòng khách… chơi! Rồi sau đó người
ta quên luôn Phạm lưu Vũ mà không biết rằng ông còn nhiều bài hay nữa!
Người ta chỉ thích những bài dí
dỏm, đặc sệt giọng miền tây nam bộ, tươi rói, nghe sướng tai cũa Nguyễn ngọc Tư
trong khi người ta ít biết tới: Cái Nhìn Khắc Khoải, Núi Lở, Chuyện Cục Kẹo của
cô!
Phan Nhật Nam viết: “Bắt Đầu Từ Một Đêm Trăng”, thật là đầy tâm hồn nghệ sĩ. Một thứ tự do phóng khoáng đầy tình người của các chàng nghệ sĩ, nhưng không được người ta thưởng thức bằng thứ văn ngổ ngáo, thời thượng trong “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Phan Nhật Nam viết: “Bắt Đầu Từ Một Đêm Trăng”, thật là đầy tâm hồn nghệ sĩ. Một thứ tự do phóng khoáng đầy tình người của các chàng nghệ sĩ, nhưng không được người ta thưởng thức bằng thứ văn ngổ ngáo, thời thượng trong “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Vũ Thư Hiên rất nổi đình đám.
Tôi không dám nói là tôi không thích, nhưng tôi thích nhất là: “Lời Xưng Tội
Lúc Nửa Đêm của chàng”! Đây chính là: “Dương Xuân Bạch Tuyết”!!!
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cần Thơ ngày 13/06/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét