Kim Như bình bài “Thơ ế” của Thanh Trắc Nguyễn Văn (Sài Gòn)
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016
Thơ là
tinh túy của ngôn ngữ, là nét đẹp của tâm hồn. Nhà thơ đem thơ đi bán là chuyện
bình thường. Bất bình thường ở đây là nhà thơ lại đem thơ đi bán ở những nơi
người ta không còn quan tâm đến thơ nữa.
Thông tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
BÌNH “BÀI THƠ Ế” CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Họ và tên thật: Nguyễn Văn Tạo
Địa chỉ hiện nay: Giáo viên trường PTTH Võ Thị Sáu,
95 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, tp.HCM
ĐT: 0913115094
Email: thanhtracnguyenvan@gmail.com
_____
BÌNH “BÀI THƠ Ế” CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
THƠ Ế
Gánh thơ rao phố đông
người
Giai nhân, người mẫu
xúm cười… Không mua!
Gánh thơ rao trước cổng
chùa
Sư ông thương tặng lá
bùa bình an!
Gánh thơ rao giữa chợ
làng
Mắm khô hút khách…
bàng hoàng thơ đau!
Gánh thơ lên cõi
trăng sao
Thiên Lôi chận hét:
“Thằng nào bán thơ?”.
Lời
bình Kim Như
Thơ
là tinh túy của ngôn ngữ, là nét đẹp của tâm hồn. Nhà thơ đem thơ đi bán là
chuyện bình thường. Bất bình thường ở đây là nhà thơ lại đem thơ đi bán ở những
nơi người ta không còn quan tâm đến thơ nữa.
Đầu
tiên nhà thơ rao bán thơ ở “phố đông người” chỉ toàn là “giai nhân” với “người
mẫu”. Dĩ nhiên những người này đâu có ai quan tâm đến thơ! Họ chỉ lo trang
điểm, lo tìm những trang phục đắt tiền sao cho hợp thời trang. Cái họ cần là
sàn diễn, là những cuộc thi sắc đẹp. Câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn thật
chua chát:
“Giai
nhân, người mẫu xúm cười… Không mua!”
Tinh ý một chút chúng ta
sẽ hiểu ai đang cười ai? Họ đang cười nhà thơ hay nhà thơ đang cười họ? – Những
người “văn hóa lùn”?
Tiếp đó nhà thơ lại đem
thơ rao bán trước cổng chùa. Chùa là nơi để thiền, để thấm nhuần đạo Phật. Mãn
Giác Thiền sư đã từng để lại hai câu thơ nổi tiếng:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Đừng tưởng xuân
tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước
một cành mai.) (Ngô Tất Tố dịch).
Tiếc thay cổng chùa giờ
đây không còn như ngày xưa nữa. Khách thập phương nhiều người đến đây chỉ lo
cầu tài, lo cầu quan chức, hoặc cầu cho cái ghế của họ được yên vị. Những người
như thế mấy ai quan tâm đến thơ?
Nhà sư tỏ ra rất thông
cảm với nhà thơ nên đã “thương tặng lá bùa bình an” cho nhà thơ. Nhưng hình như
có cái gì “sai sai” ở đây? Trong Phật giáo thật sự đâu có “bùa chú”? Nhà sư này
cũng đã bị ảnh hưởng của “cơ chế thị trường” mất rồi!
Tiếp tục cuộc hành
trình, nhà thơ đem thơ rao bán trước chợ làng, nơi mà chủ nghĩa thực dụng hiện
đầy đủ và rõ nét nhất. Đúng như dự đoán, người ta đi chợ để lo cái ăn là chính
nên với thơ chẳng mấy ai quan tâm. Càng “đắng lòng” hơn khi “mắm” và “khô” là
hai món ăn rất “nặng mùi” lại rất đắt khách, trong khi thơ thì ế chỏng ế chơ:
“Mắm khô hút khách… bàng hoàng thơ đau!”
Cuối cùng, nhà thơ quyết
định bắt chước Tản Đà đem thơ lên cõi “trăng sao” (lên trời) bán. Không ngờ nhà
thơ lại gặp ông Thiên Lôi chận đường. Đây là cái “xui xẻo cú chót” của nhà thơ
vì ông Thiên Lôi là dân võ biền đâu có yêu thơ.
Với lại ta hãy nghe ông
hét: “Thằng nào bán thơ?”. Nghĩa là Ngọc Hoàng Thượng Đế bấm độn đã biết sắp có
một người lên bán thơ nữa nên đã sai Thiên Lôi đón đường không cho lên. Thiên
đình bây giờ chắc cũng đã theo kịp thời đại. Mấy tiên nam, tiên nữ chỉ thích
nhảy hit hop, thích coi tấu hài, thích làm “hậu duệ mặt trời” đâu còn ưa thích
“cầm kỳ thi họa” như xưa! Thật đáng buồn cho thơ và nhà thơ.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP. HCM ngày 30/05/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét