Tháng ba bà già đi biển – Thủy Điền (CHLB Đức)
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016
Đây là
câu chuyện có thật của anh Lê Văn Đức ở Hoà Lan kể trong tiệc nhậu ngày 15,
tháng 4, năm 2016 về gia đình anh, vì thấy tôi viết văn, làm thơ nên anh cho
phép tôi viết lại câu chuyện nầy, nếu có dịp đăng lên báo mạng cho bà con đọc
chơi.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả. Thủy Điền
Tên thật.Văn Màu Trần
Sanh ngày 15 tháng 10, năm 1960
Tại. Xã Tân hiệp, quận Bến tranh, tỉnh Tiền Giang (Định Tường)
Nghề nghiệp. Trung cấp ngành Thủy lợi
Cựu Học sinh. Nông Lâm súc Định Tường
Tốt nghiệp Khóa 2 ngành Địa chất Công trình
Trường trung cấp Thủy lợi 3 Tiền giang năm 1980
Hiện cư ngụ tại. Cộng hòa liên bang Đức
EMail : tran.vanmau@yahoo.de
_____
Đây
là câu chuyện có thật của anh Lê Văn Đức ở Hoà Lan kể trong tiệc nhậu ngày 15,
tháng 4, năm 2016 về gia đình anh, vì thấy tôi viết văn, làm thơ nên anh cho
phép tôi viết lại câu chuyện nầy, nếu có dịp đăng lên báo mạng cho bà con đọc
chơi.
Trên
đường đi chợ về, bỗng dưng cô Nga làm việc trong ban Bưu điện xã gọi.
- Bác
hai vô đây, nhận thư của anh Dương ở Hoà Lan gởi về nè.
- Ừ,
nó gởi về hồi nào vậy bây?
Dạ,
cũng cả tuần rồi, mà không thấy bác đi ngang, nên không có đưa cho bác được.
Thú thật ngày ấy khi có thư ngoại quốc gởi về, người phát thư gặp thì mới trao
lại, ngoài ra chẳng ai ở không mà mang đến tận nhà cho mình. Sự việc nầy có hai
mục đích rõ rệt.
Là
khi trao thư tận tay, không ít hay nhiều người phát thư cũng có ly Cà-phê sáng.
Là
xã không có nhân viên đi phát thư.
- Cám
ơn cháu và móc túi thưởng cho cô ta ba đồng.
Về đến nhà, bỏ giỏ đệm đồ ăn xuống, xé thư ra,
ngồi đọc. Trời đất ơi! Mầy điên rồi hả Dương ? Chỉ nằm chiêm bao
thôi, mà mầy bắt tao ra tận ngoài bắc lấy cốt ba mầy về. Con điên thật rồi con
ơi, từ Vĩnh Long ra đó, con tưởng như mẹ đi chợ Long Hồ mua cá, mua rau, rồi
còn giấy tờ đủ thứ nữa, tiền nông, gạo nước dọc đường, hơn nữa biết ổng ở đâu
mà tìm. Tay chóng lưng, đứng dậy, buồn bã, đem bức thư để sau lưng bức hình ông
Nội trên bàn thờ.
Sau giải phóng một năm, kể từ ngày ông Lang,
ba Dương đi học cải tạo ngoài bắc, Dương vừa lập gia đình và chín anh em đều
sống với mẹ tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long . Long Hồ là quê của bà, còn
trước ngày giải phóng thì ở quận nhất Sài- gòn. Và, từ đó gia đình Dương bắt
đầu lâm vào cảnh nghèo nàn, vất vả, thốn thiếu mọi bề, bởi, không có ruộng đất
canh tác, thất nghiệp dài dài như bao gia đình khác. Vì nghèo quá Dương tính
nước cùng, là đi vượt biên. Nếu may thì sống ngon lành, còn không may thì chết,
còn hơn ở nhà kiểu nầy cũng chết và chết lần, chết mòn. Nhưng muốn đi vượt biên
là phải có tiền, đàng nầy Dương chẳng có một xu nào cả (Câu hỏi? Được đặc ra
liệu phải làm thế nào) Cũng may, ba vợ Dương cho Dương một chiếc xuồng chạy
bằng máy đuôi tôm. Dương định dùng nó để đi vượt biên, về nhà Dương rủ chín anh
em đi cùng, nhưng tất cả đều từ chối và cho rằng, đi kiểu nầy khi ra khỏi biển
chừng năm trăm mét là toi mạng ngay. Tuy mọi người nói đúng, nhưng Dương nhất
quyết một lòng ra đi và cuối cùng cũng rủ ren thêm được mười người bạn khác
cộng vợ chồng Dương và đứa con nhỏ năm tháng, tất cả là mười ba người. Sỡ dỉ
Dương rủ được số người nầy là gì Dương nói dối với họ là xuồng của Dương đi chỉ
là Taxi, sẽ đưa ra gặp tàu lớn đậu ngoài khơi, nên họ mới dám đi, còn nói thật
như anh em trong nhà lúc trước thì cũng chẳng có con ma nào can đảm theo cùng.
Năm ấy tháng ba, trời yên, biển lặng, người đi
biển thường gọi “Tháng ba bà già đi biển” Hàm ý nói thời tiết rất tốt. Giữa
khuya, Dương cho khởi hành, đến mười giờ sáng hôm sau thì phát hiện được một
giàn khoan dầu xa xa đang có lửa bốc lên. Dương mừng quá và cả số người trong
chiếc xuồng cũng mừng, hò theo, mặt nước biển lúc bấy giờ rất êm ả và phẳng
lặng, như ta đang đi trên sông không hơn, không kém. Ngỡ chừng một giờ nữa là
sẽ đến đó nhờ họ cứu giúp. Nhưng không! Thấy thế mà đến ba giờ chiều mới đến
nơi, ai cũng bảo, sao mà xa thật. Khi đến nơi, họ cứu giúp, cho ăn uống rất tử
tế rồi chuyển sang chiếc tàu lớn mà họ dùng để ra vào đất liền, nghỉ một ngày.
Hên quá, khi vừa lên tàu lớn, ba tiếng sau, thì bão ập đến, nhưng đối với một
tàu lớn thì không sao, phải chi còn đang đi dưới xuồng một đoạn nữa. Có lẽ, tất
cả đã dâng cho cá mập hết rồi. Sau một ngày nghỉ dưởng, họ chở mọi người thẳng
vào trại tỵ nạn Malaysia và cho nhập trại.
Ở trại được một năm rưởi, gia đình Dương được
chính phủ Hòa Lan đón nhận trên tinh thần nhân đạo và đưa sang Hoà Lan sống cho
đến ngày nay. Khi sang Hoà Lan họ cho học tiếng người một năm và Dương xin vào
được hãng chế tạo Lò sưởi ấm. Thời gian làm việc được một năm, Bỗng dưng một
đêm, Dương nằm chiêm bao thấy ba mình về báo mộng. Rằng “Ba đã phù hộ cho vợ
chồng con đi vượt biên đến nơi, đến chốn và ba báo cho con rõ, ba đã ở tù tại
trại Hoàng Liên Sơn- Yên Bái, trại K7- Z21, nhưng đã chết lâu rồi, con hãy nói
lại với mẹ con ra đó lấy xác ba về, ba nằm nơi xứ lạ quê người cô đơn lắm” Rồi
Dương giật mình thức giấc, mồ hôi ướt đẩm trên vầng trán. Đêm ấy, Dương không
ngủ được nữa và kể lại cho vợ mình nghe tất cả. Ngỡ bà cùng chung ý nghĩ. Ai
ngờ! Bà bảo, ông vớ vẩn nằm chiêm bao rồi nói lung tung.
Vì có bản tính duy tâm, nên mấy ngày trời, vừa
đi làm, vừa suy nghĩ. Dương quyết định viết bức thư gởi về mẹ mình, kể rõ hết
đêm chiêm bao hôm ấy và muốn bà mọi cách phải ra tận ngoài bắc xem sao, dù bao
nhiêu tiền Dương cũng chịu hết. Thư từ qua lại hai ba lần, mất gần mấy tháng
trời, cuối cùng mẹ Dương chìu lòng Dương. Dương gởi về cho bà đường dây đen năm
ngàn Đô-la, hồi năm 1989 số tiền nầy lớn lắm, đủ trang trải cho công việc lo
lót và đi đường. Tiền về, bà bắc đầu xin giấy phép đi thăm chồng từ ấp- xã-
huyện- tỉnh và cuối cùng phải đến chi nhánh Bộ Nội vụ tại Thành Phố Hồ Chí
Minh. Nơi đây họ xem xét giấy tờ xong và xác nhận: Chồng bà là Đại tá Lê văn
Lang đang học tại Hoàng Liên Sơn-Yên Bái trại K7- Z21, sống hay chết thì họ
không nói. Bà mừng quá và về nói lại các con là Bộ Nội Vụ nói đúng y như thằng
Dương viết thư về. Khi nhận giấy xong, bà lập tức ra bắc ngay. Khi đến nơi bà
phải mất tám ngày, nào tàu hỏa, nào xe hơi, nào mướn người dẫn dắt. Bà kể «Hồi
ấy người miền bắc rất ác cảm với người miền nam, hơn nữa nghe bà là vợ một Sĩ
quan cấp tá ra thăm chồng, lại càng ghét hơn» Do đó việc quan hệ, hỏi thăm
đường xá rất khó, hỏi ai? Họ đều bảo là không biết, chỉ bỏ tiền ra mướn họ chỉ
đường, thì may ra. Nói thì nói vậy, nhưng cũng còn người tốt, mặc dù phải bỏ
tiền ra mướn họ và cuối cùng họ đưa bà đến trại K7-Z21. Đến nơi, văn phòng trại
bảo, ông Lang đã chết vì bệnh rồi, chết ngày 24, tháng 6, năm 1978 và được anh
em tù chôn dưới chân đồi, cách trại năm trăm mét. Hồi đầu khi nghe ông chết bà
bật khóc, nhưng rồi cố giữ bình tĩnh và mướn những người dân sống gần đó, lấy
cốt ông lên, làm vệ sinh và gói gọn mang về Vĩnh Long chôn cất.
Sau
gần một tháng đi và về, mang được hài cốt chồng về tận quê nhà, mặc dù chồng đã
chết, nhưng bà rất toại nguyện và thầm nghĩ, chuyện gì trên đời nầy đều cũng có
thể xảy ra. Và, những cơn mộng cũng có thể biến thành sự thật.
Ngày 20, tháng 4, năm 2016
Thủy Điền
Tran.vanmau@yahoo.de
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ CHLB Đức ngày 22/04/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Tran.vanmau@yahoo.de
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ CHLB Đức ngày 22/04/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét