Thân Cò Lặn Lội (Phần 5) – Truyện ngắn Một Lúa (USA)
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
Khởi
đầu phương pháp trị liệu, tự tin có thể ngăn chận những cơn đau nhức kinh niên
dưới tác động bệnh chứng thần kinh cột sống của thím Hai Phó. Ji-hoon hy vọng
từng bước xoá mờ thành kiến trong xã hội về khoảng cách gần gấp đôi số
tuổi, hay chính xác là 18 tuổi già hơn. Cũng như anh cần thời
gian chinh phục tình cảm của Thảo, Ji-hoon quyết định gọi về nhiệm sở
ở Seoul.
Tác giả Nguyễn Thế Điển
Sinh năm 1952
Bút danh: Nguyễn Thế Điền, Lí Lắc, Một Lúa
Quê quán: Ấp 5, Tam Bình, Vĩnh Long
Chỗ ở hiện tại: New Jersey, USA
Email: diennguyen52@gmail.com
_____
Bút danh: Nguyễn Thế Điền, Lí Lắc, Một Lúa
Quê quán: Ấp 5, Tam Bình, Vĩnh Long
Chỗ ở hiện tại: New Jersey, USA
Email: diennguyen52@gmail.com
_____
THÂN CÒ LẶN LỘI
(Bài viết dựa trên một sự cố thương tâm. Tất cả còn lại là hư cấu)
Phần 5
(Bài viết dựa trên một sự cố thương tâm. Tất cả còn lại là hư cấu)
Phần 5
Khởi
đầu phương pháp trị liệu, tự tin có thể ngăn chận những cơn đau nhức kinh niên
dưới tác động bệnh chứng thần kinh cột sống của thím Hai Phó. Ji-hoon hy vọng
từng bước xoá mờ thành kiến trong xã hội về khoảng cách gần gấp đôi số
tuổi, hay chính xác là 18 tuổi già hơn. Cũng như anh cần thời
gian chinh phục tình cảm của Thảo, Ji-hoon quyết định gọi về nhiệm sở
ở Seoul.
Hiệu
trưởng Park biết rõ Kwon Ji-hoon là đứa con mồ côi mẹ và hiếu thảo chăm sóc
người cha đau yếu. Ông đã không đắn đo nhận làm cha đỡ đầu theo yêu cầu
của ba ruột Ji-hoon lúc ông ấy còn mạnh giỏi từ nhiều năm trước.
Trong cuộc điện đàm gọi từ Việt Nam, ông Park kinh ngạc với việc Ji-hoon xin phép nghỉ
dạy niên khoá 2003-04. Cuối cùng ông vui mừng khi hiểu ý đứa con nuôi muốn làm
mọi việc trong khả năng để mong cầu sự rung động tâm tư người con gái mà
nó mới gặp đã yêu say đắm. Ông Park chấp thuận cho anh nghỉ một học kỳ.
Bằng mọi cách, ông tìm ngay một thầy người Hàn hay người Mỹ ký hợp đồng cho
niên học chỉ còn 2 tuần là đến ngày khai giảng. Nếu không có thầy tương
đương, thì ông và một thầy dự bị sẽ đứng lớp tạm thời để trao lại Ji-hoon.
Ông hiệu trưởng nhắc nhở anh ta sớm về Seoul, để ký và chuyển giao các
giấy tờ cần thiết cho trường.
Đang
lơ lững giữa trời trên chuyến bay từ Sài Gòn trở về Seoul, Ji-hoon háo hức lên
kế hoạch cho chuyến trở lại. Anh ta soạn ra "list" đồ dùng trong việc
châm cứu và các vật dụng vật lý trị liệu cần cho bệnh trạng của thím Hai.
Ngoài ra còn một trang giấy dài ghi những món quà để tặng Thảo và ông bà Hai
Phó, các cô Trâm Anh và Hiền là những người xem như tác nhân mai mối.
Ji-hoon cũng không thể quên anh chàng thông dịch Quân công ty môi giới và anh
tài xế taxi bay nhảy như chim trời cá nước. Một số quà thông dụng linh tinh dự
trù cho lối xóm bạn bè hoặc thân thuộc của Thảo. Và những món
bắt buộc dành riêng cho ngày trọng đại mơ ước của đời anh.
Ji-hoon
trở qua Sài Gòn vào đầu tháng Chín năm 2003. Lần nầy người đi đón anh ta
tại phi trường Tân Sơn Nhất không phải người anh họ kinh doanh hãng may
mặc, mà là thím Hai Phó và Hiền. Hiền giải thích với Ji-hoon là Thảo ở lại
trông nhà, chứ nó biết Thảo thẹn thùng vì việc giao thiệp quá mới nầy. Không
biết họ đã hẹn hò ra sao mà có thêm một điều lạ khác, Ji-hoon và anh
tài xế mang đống hành lý chất lên xe thím Hai thuê từ dưới quê.
Chiếc
xe 7 chỗ ngồi chở 3 hành khách đậu ngay trước nhà dì dượng Tư
của Hiền ở thị trấn Duyên Hải lúc gần 5 giờ chiều. Dượng Tư và Thảo đứng trong
sân nhà để chờ phái đoàn từ Sài Gòn tươi cười về tới. Thảo đưa tay ra bắt
bàn tay của Ji-hoon chìa ra chờ đợi, cô mắc cỡ chào Ji-hoon, dù tiếng Anh thời
trung học của Thảo rất giỏi:
-
Anh có khoẻ không?
Dượng
Tư và Hiền phá lên cười khi thấy Thảo rút tay ra khỏi tay Ji-hoon thật
nhanh. Ánh mắt chế diễu của Hiền khiến Thảo sượng sùng cúi mặt. Ánh nắng chiều
xuyên qua tán lá hoàng lan, Hiền nhận ra 2 má Thảo như ướp đỏ hây hây.
Thị
trấn nhò xíu nầy có thêm lịch trình cho một công việc thật mới. Ba tuần
lễ trôi qua của chàng cư dân ngoại quốc, mỗi ngày vào khoảng 9-10
giờ sáng, Ji-hoon đạp xe khoảng đường chừng hai cây số từ nhà của dì
dượng Tư đến nhà của Thảo. Ai cũng thắc mắc tại sao Ji-hoon không đi con đường
nhựa rất gần như mọi người, lại chọn con đường nông thôn quanh co
chật hẹp, xa gấp 4 lần. Việc nầy chỉ có Ji-hoon tự hiểu.
Ngày
đầu tiên đi bộ trên đoạn đường nhựa thoáng rộng từ nhà dì Tư đến nhà thím
Hai Phó, Ji-hoon thích thú vì cảnh trí hao hao như con đường thôn từ nhà
anh đến trường tiểu học trên đảo Jindo. Con đường nhựa đơn sơ quê hương
anh cũng có những bãi cỏ mênh mông và hàng dương reo vi vu của thời thơ ấu. Nơi
đó anh có cả chục đứa bạn thân cùng trạng và Myung, người bạn gái hứa
hôn sau nầy. Cô dâu sắp mặc áo cưới đã tử nạn trong chuyến tàu qua đất
liền để sắm đồ cưới của họ.
Một
buổi tối từ nhà thím Hai Phó trở về nhà trọ, dưới ánh trăng đủ sáng cho
Ji-hoon an tâm nhẹ bước. Những ngọn gió bất tận khua lá hàng dương, rít
những nốt oán than cao vút. Ji-hoon chợt nhớ Myung, nhớ những đêm
vào mùa nghỉ hè mười mấy năm trước, hai người và nhóm bạn quê thường đi
xem phim ở rạp đầu làng. Vãn phim, Ji-hoon và Myung đi bộ về đến hàng dương
cũng nghe tiếng lá reo trong gió như đêm nay, lúc đó hai người mới
chịu buông tay ra, ai rẽ về nhà nấy.
Cảnh
mới gợi chuyện cũ khiến Ji-hoon bâng khuâng khó ngủ, tâm trí anh trôi miên man
về vùng trời kỷ niệm êm đềm xưa cũ. Rồi chợt nhớ lời vị sư nơi ngôi
chùa cổ ở ngoại ô Seoul lúc Ji-hoon đưa ba anh tới lui nhờ điều trị.
Giọng sư phụ hiền hoà nhưng rõ ràng cương quyết: "Thầy không cản cũng như
ủng hộ con tôn thờ Myung. Thầy cũng tôn trọng ước nguyện cuộc sống độc
thân trọn đời. Nhưng khi con cưới một cô gái khác, con phải xoá sạch hình ảnh
Myung ra khỏi ký ức. Con có vợ mà còn nghĩ về một cô gái dù đã chết, con cũng
có lỗi như đã ngoại tình bằng hành vi"
Sáng
ra, Ji-hoon hỏi dì dượng Tư có con đường nào đến nhà thím Hai Phó khác hơn
con đường nhựa hàng dương. Cũng trong buổi sáng đó, Ji-hoon vào chợ ráp một xe
đạp để mỗi ngày đạp trên con đường nông thôn xa gấp 4 lần mà anh nói cho
đủ độ dài thể thao. Ji-hoon cố gắng đoạn tuyệt đến những gì có thể gợi anh nhớ
về người tình dĩ vãng.
Sinh
hoạt nhàn nhạt buồn tẻ của nhà chú thím Hai lâu nay đang chuyển mình thay
đổi. Một lần chưa từng có trong quá khứ, tàu cá về tới bến không lâu là chú
Hai Phó kéo về nhà mấy người bạn ghe và ông chủ vựa cá, chú vui vẻ bày
tiệc nhậu ì xèo. Dĩ nhiên là trong bàn tiệc phải có mặt anh chàng
Ji-hoon cầm chơi chai bia cho chú Hai khoe tài châm cứu và công hiệu thuốc
thang từ Hàn Quốc. Mà không cần chú nói ra, ai quen biết gia đình nầy
đều thừa nhận: Thím Hai Phó như được truyền một sức mạnh thần kỳ. Hình ảnh một
người đàn bà xanh xao bệnh hoạn u sầu, đã dần dần thay hình đổi sắc. Thím
Hai trông hồng hào và hoạt bát hẵn lên. Bà con và bạn bè lối xóm không ngại
mà khen thằng chuẩn rể của chú thím. Người dè dặt mấy cũng đinh ninh
tết nầy họ sẽ dự một đám cưới Hàn-Việt linh đình. Cũng trong chuyến tàu vô
bờ lần đó, chú Hai bàn riêng với thím:
-
Sức khoẻ của bà khá rồi. Tui nghĩ mình đã gặp trúng thầy và bịnh bà gặp đúng
thuốc. Số tiền mấy chục triệu mình dành dụm để lên Cần Thơ trị bịnh cho bà, bây
giờ chắc không cần nữa. Bà bàn với con rồi giao hết cho nó, để con Thảo dẫn
thằng Ji-hoon đi du lịch. Thời biểu châm cứu cũng đã thư thả, thuốc thang thì
bà rành quá rồi. Tui muốn con làm như vậy, trước là cảm ơn thằng Ji-hoon, sau
là tạo cơ hội cho chúng thân mật cảm tình.
-
Ông cũng biết con gái ông rồi, có bữa tui xách giỏ đi chợ, ngày nào không đi
làm thì đòi đi theo tui nằng nặc. Tui không cho thì nó ngồi ngoài băng ghế
cả buổi chờ tui về tới. Có lần tui về gặp thằng Ji-hoon quét nhà rửa chén và
lau bếp sạch trơn. Còn con Thảo ngồi ngoài ghế xích đu học tiếng Anh mà
không cho thằng Ji-hoon theo dạy. Ông nhắm nó có dám đi chơi một
mình với thằng Ji-hoon không.
-
Thời buổi con gái muốn bưng trầu cau ruợt cưới con trai mà con mình sao
quá nhút nhát. Vậy thì bà kêu nó coi bữa nào vựa cá ít việc làm thì rủ thêm con
Hiền. Hai đứa xin ông Tư Tỏ cho nghỉ vài hôm rồi mướn xe đi thăm những
chỗ nổi tiếng gần vùng mình như chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, tượng phật Bà Nam
Hải, nhà thờ Cha Trương Bữu Diệp, vườn chim Bạc Liêu. Nhà xưa Hắc
Công Tử. Bà khoẻ thì đi theo cho con an tâm.
-
Ông chỉ ra toàn là đi chùa. Tui nghe người ta du lịch là đi Vũng Tàu, Phú Quốc,
Nha Trang, Đà Lạt, Huế, chớ ai đi chùa chiềng bao giờ.
-
Xứ sở của Ji-hoon có nhiều bãi biển đẹp. Bà đã xem một lô hình cảnh
quan đồi núi, thành phố lộng lẫy, di tích, cảnh xưa, vườn cây, nông trại không
thiếu ở đất nước Hàn. Giao thiệp lâu nay, bà biết nó tâm hiền nhân đạo, thế nên
vị sư già mới truyền hết nghề y thuật. Mình dẫn nó đi chùa, tui bảo đảm nó
thích liền. Nó nghĩ mọi thứ về mình, mình phải nghĩ về nó. Thêm
chuyện nầy nữa nghen bà, nhắc tụi nó quay phim chụp hình nhiều nhiều. Tui
nghe mấy gia đình có con lấy chồng hay vợ là Việt kiều hay Tây Mỹ rặt, họ
nói cần phải đệ nạp hình đi chơi và băng dĩa quây phim đám hứa hôn hay đám
cưới. Không biết sứ quán Hàn Quốc có cần vụ hình bóng hay không. Nhưng dù sao
tui cũng cần xem hình chụp vợ đẹp con sang, rể hiền bạn quý kỷ niệm đi
chơi, mới nghĩ đã hào hứng quá trời rồi.
- Lúc nào ông cũng giỡn được. Để tôi bàn với
2 đứa con gái trước, tụi nó chịu thì ông liệu thế mà nói chuyện hay ra dấu
với Ji-hoon. Ừ nè ông! Hôm trước chú Ba Chánh có việc ra thị trấn và ghé
thăm mình, chú mời Ji-hoon có rảnh rổi vô nhà chú chơi, nhìn xem mấy
vuông tôm cá và cơ ngơi của chú. Chú hỏi anh khi nào cần xem tuổi tác xung hạp
và ngày lành tháng tốt thì gọi cho chú. Chú Ba Chánh nói nhỏ với tôi chuyện
này, kêu tôi đừng nói lại với anh. Con Thảo nhà mình và thằng Ji-hoon khắc tuổi
nặng lắm, phải coi ngày cưới hỏi thật kỷ hoặc nhờ thầy cao tay làm phép
thế thân đổi mạng, thì mới mong ăn đời ở kiếp.
-
Ối cái thằng xưa cổ lổ. Cả năm không đến thì thôi, tới nhà là có chuyện. Nó mà
còn nhắc ba cái vụ tuổi tác xung khắc và ngày giờ hung kiết với gia đình mình,
tôi không mời đám cưới hỏi gì hết. Chú Ba nó không nhận ly rượu xuất giá
của con cháu thì đừng trách ai. Lâu nay tui bực thiên hạ cứ thắc mắc, tại
sao tên tôi là Hai Phó, còn thằng em là Ba Chánh, thứ tự đảo ngược kỳ cục.
Lúc tôi còn đỏ hỏn, nội nói với ba má là tuổi tôi kỵ tuổi ba khó làm ăn, phải
đặt tên tôi là Phó. Đứa em kế tôi là trai hay gái đều phải đặt tên Chánh, có
nghĩa đứa em sẽ nhận vai tuồng chánh khí mà hoá giải vận xấu xung
khắc của tôi và ba. Chánh phó xoay chuyển gì tui chưa thấy, mà ba vẫn nghèo
truyền tới đời tui. Tôi không tin mấy chuyện dị đoan đó đâu.
-
Không phải chú Ba Chánh nhờ được bộ sách của ông nội mới giàu nứt vách.
- Thằng
Tây thằng Mỹ thằng Nhật có xài sách tử vi phong thuỷ không sao tụi nó
giàu dữ vậy.
(Hết Phần 5)
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ New Jersey, USA ngày 24/03/2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét