Home
» Thư viện văn xuôi
» Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội): Hoa hồng dại/ Bản sonat.../ Thằng Ngốc/ Thằng Hèn/
Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội): Hoa hồng dại/ Bản sonat.../ Thằng Ngốc/ Thằng Hèn/
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016
Hoa hồng dại – Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)
Ngày 13/01/2012
Tôi không biết có phải là định mệnh không mà mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi sự lên voi xuống chó của tôi đều dính dáng đến thơ. Từ một chàng kĩ sư quèn, vua không biết mặt, chúa chẳng biết tên, đột nhiên, một hôm giám đốc của tôi bảo:
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
HOA HỒNG DẠI
Tôi không biết có phải là định mệnh không mà mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi sự lên voi xuống chó của tôi đều dính dáng đến thơ. Từ một chàng kĩ sư quèn, vua không biết mặt, chúa chẳng biết tên, đột nhiên, một hôm giám đốc của tôi bảo:
- Này, cậu lên văn phòng cục gặp cục trưởng!
- Gặp cục trưởng? Tôi hỏi lại– Có việc gì ạ?
- Có giời biết.– Giám đốc của tôi nói - Tớ cũng chỉ vừa nhận được điện thoại của ông ấy bảo cậu phải lên ngay. Tôi lọc cọc đạp chiếc xe đạp lên văn phòng cục. Vừa thấy tôi xưng danh, tay bảo vệ đã vội nói:
- Ông vào đi! Ông cụ đang đợi ông.
Tôi mở cửa bước vào phòng cục trưởng mà trong lòng hơi lo lắng. Tôi biết ông cục trưởng này không phải vì ông ta là cục trưởng mà là vì những bài thơ thỉnh thoảng ông đăng trên mặt báo. Ông viết không nhiều, nhưng bài thơ nào của ông cũng có hồn. Tôi rất thích.
Thấy tôi mở cửa, cục trưởng của tôi vồn vã hỏi:
- Cậu là Duy đấy à? Tận hôm qua tớ mới biết cậu làm ở cục này. Ngồi xuống đây - Ông vừa nói vừa lôi trong tủ lạnh ra mấy chai bia, rót vào cốc - Đọc thơ cậu mãi mà bây giờ mới biết mặt. Mà này, cậu có đi lính không mà sao cậu lại viết được câu “Nai bỗng lạ rừng sau một chiều pháo dập”?
Tôi bắt đầu thấy hoang mang. Đúng là tôi hay làm thơ thật nhưng ở cơ quan tôi không một ai biết điều này cả. Hay ông ta nhầm tôi với ai đó? Tôi dè dặt:
- Có lẽ cục trưởng nhầm tôi với ai đó?
- Nhầm thế nào được- Ông cười thân mật- Hôm qua tay Chấn ở đài đến cục mình viết bài. Hắn nói tớ mới biết cậu làm ở cục của mình.- Anh chàng Chấn này thì tôi biết. Hắn là biên tập viên của buổi phát thanh tiếng thơ. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp hắn để trao đổi về những câu cần phải sửa trong những bài thơ tôi gửi phát trên sóng của đài - Mà này,ông nói tiếp - Sao cậu không gọi tớ bằng anh xưng em được nhỉ? Tớ hơn cậu gần ba mươi tuổi đấy!
- Cái đó thì không được ạ. –Tôi trả lời dứt khoát - Tôi là quân của cục trưởng, gọi bằng anh xưng em tôi cứ cảm thấy nó nịnh bợ thế nào ấy. Trong công việc, tôi chưa xưng em với ai cả. Nó làm cho tôi kém tự tin khi làm việc.
- Đúng là cái gàn của thằng làm thơ. - Ông thân mật vỗ vai tôi - Thế còn trong thơ thì sao?
- Đấy là một chuyện khác.
- Thế thì hôm nay không có công việc. Hôm nay chỉ có thơ thôi!
Từ sau buổi gặp đó, tôi đột nhiên thăng tiến như diều. Chỉ sau có ba năm, tôi đã chễm chệ ngồi trên chiếc ghế giám đốc. Tôi trở thành một giám đốc trẻ nhất cục. Thật là láo toét khi ai đó nói “Phúc bất trùng lai” Với tôi, phúc cứ ùn ùn kéo đến. Sau khi lên làm giám đốc, tôi lại vớ được một cô nàng xinh như mộng. Em là sinh viên của trường đại học sư phạm. Nàng yêu thơ lắm và nàng rất thích thơ của tôi.
Nhưng! Vâng lại là chữ “Nhưng”, cái chữ quái quỷ luôn luôn xuất hiện trong đời con người vào những lúc con người đang ở những đỉnh cao chất ngất. Sau khi tôi làm giám đốc được ít lâu thì ông thầy đỡ của tôi về hưu. Tôi biết chắc sau khi ông đi rồi là tôi sẽ có chuyện. Một thằng quý cái mặt của mình hơn tiền thì làm sao có chỗ trong bầy lục súc tranh công của thời buổi này. Tôi còn nhớ có một lần, sau khi làm việc với đối tác, hắn mở cặp rút ra một phong bì hai tay đưa cho tôi. Tôi nhìn cái phong bì lạnh nhạt hỏi.
- Bao nhiêu?
- Dạ thưa anh hai mươi triệu ạ.
- Hai mươi triệu? Tôi hỏi lại rồi đột ngột chỉ vào mặt mình, hỏi hắn – Cái mặt tôi rẻ đến thế sao? Anh cầm tiền về đi. Hợp đồng tôi đã kí rồi. Nhớ làm cho tốt không các anh sẽ không nhận được một xu nào của tôi đâu.
Một người như thế, mất thầy đỡ chết là cái chắc. Mà tôi cũng chẳng tha thiết gì với cái chức giám đốc này cả. Tôi vốn không thể ăn bẩn. Làm quan chức mà không cầm tinh tuổi tuất thì làm làm gì cho mệt vì vậy khi nhận quyết định thôi chức giám đốc mặt tôi cứ tỉnh như không. Tôi cầm quyết định chạy ngay đến chỗ nàng nói như reo:
- Thế là từ nay anh có thể chuyên tâm làm thơ được rồi.
- Anh nói gì, em không hiểu?
- Có gì mà không hiểu. Anh mất chức giám đốc rồi. Nhẹ cả người. Từ khi làm giám đốc đến giờ anh chẳng làm được bài thơ nào nên hồn cả.
- Thế bây giờ anh làm gì?
Nàng hỏi. Tôi thấy mặt nàng tái đi, chiếc cốc đang cầm trên tay rơi xuống đất vỡ tan tành. Tôi ngạc nhiên nhìn nàng:
- Việc mất chức giám đốc quan trọng với em thế sao?
- Anh thật ngốc.
Nói xong, nàng chạy vào phòng trong đóng sầm cửa lại. Đúng! Tôi thật ngốc. Từ trước đến giờ tôi cứ tưởng nàng yêu tôi vì thơ hóa ra không phải. Nàng không yêu cái đầu thơ mà yêu cái đít giám đốc của tôi. Tôi hoàn toàn sụp đổ.
Ra khỏi nhà nàng, tôi đi lang thang suốt đêm trong thành phố. Sáng hôm sau tôi quyết định đi Cửa Lò. Tôi phải đi xa khỏi thành phố này một thời gian để lấy lại thăng bằng cho mình.
Đêm Cửa lò thật yên tĩnh. Trời tối đen như mực. Mặt biển cũng đen ngòm. Bãi biển vắng ngắt. Tôi gọi nửa lít rượu, mấy con mực nướng ngồi nhâm nhi một mình. Biển hôm nay sao cũng giống tôi vậy? Đen tối và hoang vắng. Tôi rót đầy một li rượu, uống ực một nhát. Tôi cố say nhưng không say. Bỗng có một tiếng nói ngay đằng sau tôi.
- Anh giai, có chuyện buồn hay sao mà ngồi đây một mình uống rượu vậy?
Tôi quay lại. Dưới ánh sáng mờ mờ hắt ra từ những cái quán phía xa khiến tôi không nhìn rõ mặt cô gái nhưng tôi biết đấy là một cô gái bán hoa. Tôi vốn khinh bỉ những cô gái mại dâm thế mà không hiểu sao tối hôm ấy cảm giác này trong tôi lại biến mất. Tôi hận. Tôi muốn trả thù cuộc đời.
- Em ngồi xuống đi. Bao nhiêu?
- Còn tùy thuộc anh muốn đi loại tầu nào. Tầu nhanh hay tầu chậm?
- Tầu suốt.
- Tầu suốt?- Cô gái hỏi lại rồi chăm chú nhìn tôi- Ở đây chẳng ai đi tầu suốt đâu anh.
- Em sợ tôi không đủ tiền sao?
- Không! Em chỉ tiếc cho túi tiền của anh thôi. Đi tầu suốt cũng chẳng hơn gì được nhiều đâu.
Tôi bật cười. Có một cô gái bán hoa tiếc cho túi tiền của tôi. Chao ôi! Thế giới này điên hết rồi. Nàng! Cô gái tôi cứ ngỡ trong sáng như pha lê, cô gái tôi ngưỡng mộ, tôn thờ vì túi tiền mà bỏ tôi còn em, một cô gái bán hoa, thì lại tiếc hộ cho túi tiền của tôi. Tôi nhìn ra phía biển xa. Trong cái màn đêm đen kịt của trời và biển, một ánh đèn của một chiếc thuyền câu mực đang nhấp nháy. Tôi đã ngà ngà say.
Đêm đen, trời đen và biển đen
Ánh đèn câu mực chớp trong đêm
Đời đen ta tìm một đốm sáng
Tôi đọc đến đây thì tắc tịt. Loay hoay mãi tôi vẫn không tìm được câu kết của bài thơ cho hợp với tâm trạng của mình. Đột nhiên cô gái nói:
- Anh cho phép em nối câu kết nhé!
Rồi không đợi tôi trả lời, cô gái thủng thẳng đọc:
Chợt nhìn sang bên bỗng thấy em
Tôi ngỡ ngàng nhìn cô gái. Trong lòng dấy lên một cảm giác chua sót. Trời ơi! Đốm sáng của đời tôi là một cô gái bán hoa sao? Hình như cô gái đọc được ý nghĩ của tôi. Cô ta lặng lẽ rót hai li rượu đầy tràn cả ra ngoài.
- Ta cụng li một cái nào - Tôi im lặng cụng li cùng cô gái. Cô ta ngửa cổ uống ực một nhát hết chén rượu. Đặt chén xuống bàn rồi nói với tôi. Giọng trầm hẳn xuống - Em biết, em không xứng đặt ở cuối bài thơ. Thôi chào anh.
Cô gái cúi xuống nhắt chiếc túi xách trên bàn khoác lên vai quay mình bỏ đi. Tôi nắm tay giữ lại.
- Em chê tôi không có tiền sao?
- Năm trăm nghìn, anh đồng ý không?
Tôi móc túi đưa cho cô gái hai tờ giấy bạc năm trăm nghìn. Cô gái trân trân nhìn tôi một lúc rồi im lặng cất tiền vào túi và ngồi xuống bên cạnh.
- Anh giầu thế mà vẫn còn bị thất tình sao?
- Sao em cho là tôi thât tình?
-Trời đen, biển đen, đêm đen, đời đen, mọi thứ đều đen thì chỉ có thất tình mới thế.
- Thế tôi vừa mới phá sản thì sao?
Cô gái nhìn ra phía ngoài biển xa nói nhỏ như không phải là trả lời tôi mà là đang nói với chính mình.
- Tiền chỉ là một nửa của cuộc đời. Tiếc rằng nó lại là nửa quan trọng nhất. Nếu chỉ phá sản thì trong bốn thứ đó ít nhất phải còn một thứ sáng.
Tôi kinh ngạc về sự tinh tế của cô gái. Quay hẳn người lại, tôi im lặng cố nhìn xuyên qua ánh sáng lờ mờ ngắm kĩ cô gái ngồi cạnh mình nhưng tối quá tôi không nhìn rõ được.
- Sao em lại đi làm nghề này?
Bây giờ thì lại đến lượt cô gái nhìn tôi chằm chằm. Cô vớ lấy chai rượu, không rót ra chén mà cứ thế ngửa cổ tu ừng ực. Tôi vội giằng lấy chai rượu. Đột nhiên cô gái bỗng bật cười. Trong ánh sáng mờ mờ tôi thấy hai giọt nước mắt từ từ ứa ra.
- Sao anh ngốc thế? Chẳng ai lại đi tin vào một con điếm trình bày lí do đâu.
- Tôi tin.
- Anh tin? Thật không?
- Thật.
Cô gái nuốt nước bọt định nói nhưng rồi lại đột nhiên thay đổi. Cô vớ lấy chai rượu, rót ra hai chén, đưa cho tôi rồi nói:
- Thôi mà, nói những chuyện ấy làm gì. Uống đi anh. Mà sao anh cứ ngồi như phỗng thế. Ôm em đi. Anh trả tiền cho em để làm việc đó mà!
Thật khốn nạn cho tôi. Sau khi bị phản bội, tôi cứ tưởng từ nay, gặp bất cứ cô gái nào, nếu có điều kiện tôi sẽ chà đạp, vò sé. Sẽ tận hưởng để bù cho những gìn giữ, trân trọng một cách ngốc nghếch của tôi ngày trước. Tôi nhầm. Tôi không làm được điều đó. Cô gái đứng dậy bảo tôi:
- Ta về khách sạn thôi. Muộn lắm rồi - Rồi cô quay lại gọi chủ quán - Thanh toán đi chị ơi!
Tôi đã say lắm rồi nhưng vẫn đủ sáng suốt không cho chủ quán cầm tiền của cô gái.
- Tôi muốn ngồi đây suốt đêm. Tiền đây! Chị cứ dọn quán để riêng bàn này lại đây.
- o O o -
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên cái ghế xích đu trên bãi biển, mình đắp cái áo khoác của cô gái. Thấy tôi tỉnh giấc, chị chủ quán đi đến trao tôi một phong bì thư và một bông hoa hồng dại. Tôi mở phong bì, ở trong là hai tờ giấy bạc năm trăm nghìn và một mảnh giấy với một dòng ngắn ngủi.
“Cám ơn anh, người đầu tiên và duy nhất đã dám tin em.”
Tôi đưa bông hồng dại lên mũi hít một hơi dài. Một mùi thơm nhè nhẹ lan tỏa khắp người tôi. Phóng tầm mắt ra biển, Mặt trời từ từ nhô lên khỏi đường chân trời.
Nguyễn Thế Duyên
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 09/01/2016
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi Hà Nội ngày 13/01/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 09/01/2016
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi Hà Nội ngày 13/01/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bản sonat “Nụ hôn và những bông hồng” – Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)
Ngày 24/09/2011
Tôi viết truyện ngắn này là vì một người nhưng rất tiếc tôi lại không thể đề tặng nó cho người ấy vì kết thúc đau thương của câu chuyện. Tôi có thể viết khác đi cho câu chuyện đỡ đau thương hơn nhưng rất tiếc tính lôgíc của cuộc đời và của câu chuyện đã không cho phép tôi làm điều đó. Đấy âu cũng là nỗi đau của người cầm bút. Không biết có ai đó hiểu cho nỗi đau này của tôi không?
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
BẢN SONAT “NỤ HÔN VÀ NHỮNG BÔNG HỒNG”
Quote (Lời dẫn):
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
BẢN SONAT “NỤ HÔN VÀ NHỮNG BÔNG HỒNG”
Quote (Lời dẫn):
Tôi viết truyện ngắn này là vì một người nhưng rất tiếc tôi lại không thể đề tặng nó cho người ấy vì kết thúc đau thương của câu chuyện. Tôi có thể viết khác đi cho câu chuyện đỡ đau thương hơn nhưng rất tiếc tính lôgíc của cuộc đời và của câu chuyện đã không cho phép tôi làm điều đó. Đấy âu cũng là nỗi đau của người cầm bút. Không biết có ai đó hiểu cho nỗi đau này của tôi không?
Đột nhiên, tôi cong cả mười đầu ngón tay lại, quật mạnh tay xuống phím đàn buông ra một hợp âm chói tai để kết thúc bản nhạc. Với đôi tai rất thính của mình, tôi nghe thấy một tiếng “ Ôi!” rất khẽ, thoảng thốt từ ngoài vườn lọt qua khung cửa sổ lúc nào cũng đóng kín vào trong nhà. Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi.
- Sao hôm nay con lại kết thúc bản nhạc như vậy? Con hãy tưởng tượng ra một buổi hoàng hôn, trời đã tím sẫm, mọi thứ cứ nhòe đàn đi theo thời gian rồi mất hẳn vào đêm. Một cảnh thanh bình, yên tĩnh như muốn níu kéo ta lại…
Tôi đứng dậy, quay người lại. Chắc trong mắt tôi có điều gì lạ lắm nên đang diễn tả cho tôi cái nhạc cảnh mà tôi cần truyền đạt thì mẹ tôi bỗng dừng lại.
- Mẹ! Tôi khẽ kêu lên.
- Con còn sống được bao nhiêu lâu nữa để có thể theo được những quy luật khắt khe của âm nhạc, của cuộc đời hả mẹ? Con hiểu ý mẹ muốn. Con cũng hiểu Traicốpski muốn bản nhạc được kết thúc bằng những âm thanh cứ chìm dần, chìm dần rồi dứt hẳn trong cái day dứt của người nghe. Nhưng con không muốn thế.
Đột nhiên tôi nắm tay lại đấm mạnh xuống bàn phím. Một âm thanh chát chúa vang lên lay động cả cái rèm cửa sổ và tôi thoáng thấy một bóng người.
- Con muốn âm thanh cuối cùng của bản nhạc đời con là một âm hưởng vút lên để thách thức với số phận. Mẹ! Từ nay con sẽ không tập đàn nữa.
Tôi nói với một giọng kiên quyết. Mẹ tôi đau đớn nhìn tôi.
- Thế con định làm gì? Mẹ hỏi giọng đầy lo lắng.
- Con làm gì mẹ cũng ủng hộ.
- Con định viết nhạc mẹ ạ. Tôi nói to, cố tình để cho bóng trắng ngoài cửa sổ nghe thấy.
- Cuộc đời con còn ngắn lắm. Con muốn rằng nếu không thể để lại được cho cuộc đời này cái gì thì ít nhất con cũng có thể để lại được cho người con yêu một bản nhạc của riêng mình.
Tôi lại nghe thấy một tiếng động nữa bên ngoài cửa sổ. Mẹ nhìn tôi sửng sốt:
- Con có người yêu rồi sao?
- Vâng!
Tôi trả lời một cách dứt khoát và khẳng định.
- Ôi! Mẹ tôi ôm ngực thốt lên.
- Thế thì tốt quá. Cô ta là người như thế nào? Tên là gì?
- Con không biết mẹ ạ.
Mẹ tôi sửng sốt nhìn tôi. Tôi ẩn mẹ ra cửa.
- Thôi mẹ về phòng mẹ đi. Con muốn ở lại một mình.
Mẹ đi rồi, tôi ngồi xuống bên cây đàn dương cầm của mình, lấy ra tờ giấy viết nhạc đặt lên mặt đàn. Tôi nhìn ra cửa sổ, bên ngoài im lặng không một tiếng động. Có tiếng gió thì thào, tiếng lá cây xào xạc. Tôi cố lắng tai nghe và thầm mong có một tiếng động nhẹ ngay sau khung cửa sổ phòng tôi nhưng không thấy. Tôi đứng dậy đi ra mở rộng cánh cửa kính cho âm thanh của đêm tràn vào phòng và tôi lại nhìn thấy một bông hoa hồng trắng nằm ở đấy từ bao giờ đang im lặng nhả hương. Lòng tràn đầy cảm xúc, tôi cầm bông hoa hồng lên đi lại cây đàn và những âm thanh đầu tiên của bản nhạc vang lên khe khẽ, chậm rãi trong tôi.
Hai giờ sáng, ngực tôi bắt đầu nhói buốt. Tôi biết là không thể viết tiếp được nữa. Tôi vội vàng lấy một viên thuốc đặt ở dưới lưỡi và lấy một mảnh giấy trắng viết vội mấy dòng:
Em!
Anh không biết em là ai. Anh không biết em tên là gì nhưng anh biết em là một cô gái. Cám ơn em vì những bông hồng đêm đêm em đã đặt ở cửa sổ phòng anh. Chắc đêm qua em đã nghe thấy hết những gì mà anh đã nói với mẹ. Đây là chương một của bản nhạc anh định viết tặng riêng em. Nó có tên là hoa hồng. Không biết ngày mai anh có thể viết tiếp chương hai được hay không, Nếu anh còn sống thì đêm mai em hãy đặt lại bản nhạc này vào chỗ cũ cho anh, anh sẽ viết tiếp.
Anh.
Viết xong, tôi cuộn bản nhạc đang viết dở và bức thư lại, buộc bằng một sợi chỉ ngũ sắc tháo từ chiếc bùa bình an mà mẹ đã đi tận một chùa nổi tiếng ở Ninh Bình cầu xin cho tôi. Tôi đặt bản nhạc vào sau cửa và đóng cửa sổ lại.
Sáng hôm sau, mẹ tôi vào phòng bà im lặng nhặt những tờ nháp của bản nhạc mà đêm qua tôi vo lại vứt bừa bãi trong phòng. Bà ngồi xuống giường vuốt tóc tôi rồi nhẹ nhàng nói:
- Con có thể đàn cho mẹ nghe phần con viết đêm qua được không?
Tôi vội vàng nhỏm ngay dậy đi ra chỗ cây đàn. Mẹ tôi là giáo viên dương cầm của nhạc viện, một nghệ sỹ ưu tú nên tôi rất muốn bà nghe bản nhạc để góp ý cho mình. Tôi ngồi xuống mở nắp dương cầm. Những tình cảm đêm qua lại ùa về xâm chiếm tâm hồn tôi. Tiếng đàn vang lên dìu dặt. Khi hợp âm cuối cùng của chương một kết thúc, tôi quay sang nhìn mẹ hỏi bà giọng đầy lo lắng:
- Mẹ thấy thế nào hả mẹ?
Mẹ tôi lấy tay lau vội giọt nước mắt đang ứa ra. Ánh mắt bà lộ vẻ vừa ngạc nhiên vừa xúc động.
- Hay lắm con ạ. Nhưng sao con lại đi ngược hẳn lại với những quy tắc thông thường của âm nhạc thế? Ngay chương một mẹ đã thấy có một cái gì đó đang từ hư vô dâng dần lên tràn đầy trong âm nhạc của con.
Tôi cười:
- Đáng lẽ phải ngược lại phải không mẹ. Từ cuộc đời chìm dần vào hư vô. Mẹ định nói thế đúng không? Nhưng cuộc đời con cũng ngược với các nhạc sỹ khác mà mẹ.
Mẹ tôi trầm tư gật đầu:
- Ừ! Có lẽ cũng đúng thế thật. Thôi con cứ viết tiếp đi.
Đến tối, tôi ra mở cửa sổ. Bản nhạc của tôi nằm ở đấy với một bông hồng trắng và một bức thư vẻn vẹn có một dòng:
“Bản nhạc hay lắm anh ạ. Em đợi chương hai của anh.”
Tôi cầm bản nhạc quay lại chỗ cây đàn. Một tình cảm mãnh liệt xô đẩy tâm hồn tôi. Có lúc nó dịu dàng vuốt ve những thương tổn trong cơ thể tôi, nó nâng tôi bay bổng đến một chân trời xa lạ. Có lúc nó lại gào thét như muốn đập phá đi tất cả, Những lúc ấy âm thanh của cây đàn dưới tay tôi rung lên trong một khao khát đến vô bờ. Một khát khao được sống. Tôi đàn mà hai má tôi đẫm nước mắt. Tối hôm ấy tôi viết xong được chương hai của bản nhạc. Tôi đặt tên cho chương hai bản nhạc của mình là “Tình yêu”. Tôi lại cuộn bản nhạc lại đặt sau cửa sổ. Tối hôm sau, tôi ra cánh cửa sổ tình yêu của mình. Bản nhạc lại nằm ở đấy, một bông hồng trắng và một mảnh thư đẫm nước mắt.
“Em thương anh quá!”
Tối hôm ấy tôi ngồi bên cây đàn đến hai giờ sáng mà không viết thêm được một khuông nhạc nào. Tôi cố mường tượng ra cái điều tôi định viết mà không sao hình dung ra nổi. Tôi đành đứng dậy cuộn bản nhạc lại và viết một dòng thư ngắn đính kèm:
“Anh xin lỗi anh không thể viết tiếp được. Hẹn em đến tối mai.”
Tối hôm sau, tôi cũng không viết được gì. Tối hôm sau nữa cũng thế. Đến tối hôm thứ tư, khi tôi mở bản nhạc ra tôi thấy một dòng chữ của em đề:
“Sao thế hả anh? Sao anh không thể viết được nữa?”
Vừa đọc đến đây thì mắt tôi tối sầm lại. Một cơn đau thắt lồng ngực khiến cho mặt tôi tái nhợt. Tôi lảo đảo gục xuống. Tôi còn kịp nghe thấy tiếng mẹ kêu thất thanh:
- Gọi cấp cứu!
***
Khi tỉnh lại tôi thấy mình đang nằm ở bệnh viện trên người tôi toàn những dây dợ chằng chịt. Ngước mắt lên, tôi thấy một ống truyền đang chậm rãi nhỏ giọt. Cảnh này với tôi là quá quen thuộc. Hai mươi nhăm năm nay tôi đã liên tục gặp nó. Tôi tưởng rằng mình đã chai đi nhưng sao lần này, cảnh này lại làm cho tôi nặng nề đến vậy? Tôi chỉ muốn dứt tung tất cả những dây dợ chằng chịt đang níu giữ cuộc sống lại cho tôi. Tôi muốn gào lên:
- Phật tổ! Sao người bất công vậy? Trời ơi! Con muốn sống. Hãy cho con sống để con làm nốt một việc cuối cùng của cuộc đời.
Nhưng tất cả chỉ là một sự im lặng đến khủng khiếp. Tôi đột nhiên nghĩ đến bản nhạc. Không biết khi tôi gục xuống liệu có ai cất hộ tôi bản nhạc. Nếu tôi chết ở đây hôm nay, liệu em có đến nhà tôi nhận bản nhạc mà tôi đang viết dành riêng cho em. Trời ơi! Bản nhạc tôi còn chưa kịp đề một dòng chữ tặng em. Mà em tên là gì tôi cũng đâu đã biết. Không! Tôi không thể chết ở đây hôm nay. Tôi phải về nhà để ít nhất còn viết một dòng chữ tặng em lên bản nhạc của mình. Tôi gượng nhỏm dậy thì một bàn tay giữ tôi lại.
- Anh phải nằm im đừng cử động.
Tôi quay nhìn sang, một cô gái lạ, nhỏ nhắn đang ngồi bên cạnh giường. Một bàn tay của cô đặt lên ngực tôi giữ tôi lại. Tôi nhìn vào bàn tay, một bàn tay nhỏ có những ngón tay rất dài. Tôi đột nhiên nghĩ: “bàn tay này mà chơi dưông cầm thì thật tuyệt.”
- Em là ai?
Tôi buột mồm hỏi. Cô gái nhìn tôi với ánh mắt thân thiết như là chúng tôi đã quen nhau từ lâu lắm rồi
- Em là Bạch Diệp. Tại sao anh lại không thể viết tiếp chương ba của bản nhạc. Mà chương ba của anh có tên là gì vậy?
Tôi bàng hoàng không thể tin vào tai và mắt của mình. Tôi hấp tấp hỏi lại:
- Là em sao?
Mặt cô gái bỗng đỏ hồng lên. Em khẽ gật đầu:
- Vâng! Là em.
Tôi vội vàng nắm chặt lấy tay em như sợ rằng em bỗng nhiên bay đi mất. Tôi có mơ không? Không! Bàn tay của em mềm và ấm không thể là tôi đang trong cơn mơ. Em vẫn để im tay em trong tay tôi, đăm đăm nhìn tôi vừa thân thiết vừa thương cảm.
- Anh trả lời em đi chứ?
Em khẽ nhắc làm tôi quay lại với thực tại. Tôi nhìn em, đắn đo rồi im lặng. Trời ơi! Tôi biết nói thế nào với em đây?
- Anh nói đi!
Em lại giục tôi lần nữa.
- Chương cuối cùng anh định viết có tên là nụ hôn em ạ.
Nói đến đấy, tôi hơi dừng lại quan sát. Em chăm chú nhìn thẳng vào khuôn mặt tôi, lắng nghe từng lời.
- Vâng! Thế thì sao ạ? Sao anh không thể viết tiếp được nữa?
Tôi hít mạnh một hơi rồi nhìn thẳng vào em trả lời:
- Vì anh chưa biết đến hương vị của nụ hôn. Bốn hôm liền anh đã cố hình dung ra nó để viết. Nhưng em biết đấy âm nhạc khác hẳn với văn học. Chỉ khi nào ngôn ngữ bất lực mới là lúc âm nhạc lên tiếng. Trong anh không hề có rung cảm của nụ hôn thì làm sao anh viết được.
- Anh chưa từng hôn cô gái nào trong đời sao?
Cô gái nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi buồn bã gật đầu xác nhận.
- Chưa! Chưa một lần.
Cô gái nhìn qua những tấm kính nhìn ra ngoài sân bệnh viện. Một khoảng im lặng ngắn ngủi giữa hai đứa chúng tôi. Đột nhiên tôi thấy mặt cô gái cứ hồng dần lên một lần nữa. Cô quay lại phía tôi, gỡ tay mình ra khỏi tay tôi và hỏi lại:
- Có đúng là phải có sự rung động thực sự thì âm nhạc mới cất tiếng không anh?
Tôi gật đầu.
- Vậy anh hãy nhắm mắt lại. Lúc nào em cho phép anh mới được mở mắt đấy. Anh hứa đi.
- Anh hứa!
Tôi nhắm mắt lại không biết cô gái sẽ làm gì .Đột nhiên tôi thấy một mùi thơm, một hơi thở rất nóng, gấp và nhẹ áp dần đến mặt tôi. Rồi một làn môi mềm êm và ấm đặt lên môi tôi. Tôi rùng mình. Toàn thân tôi tê dại. Một nỗi đê mê dịu ngọt lan khắp toàn thân. Một cảm giác cả đời tôi chưa bao giờ biết đến. Bỗng nhiên, tôi thấy một vị mặn trên môi mình. Nước mắt! Tôi biết chắc đấy là nước mắt. Tôi vội vàng mở bừng mắt ra và còn kịp nhìn thấy em đang cắm đầu chạy ra ngoài cửa, vừa chạy vừa lau nước mắt. Một bông hồng trắng đặt ở đầu giường tôi im lặng nhả hương.
Đến chiều, mẹ tôi đến bệnh viện. Tôi bảo với bà:
- Ngày mai con sẽ ra viện.
- Sao vội thế? Con hãy cứ nằm đây mấy ngày cho tim con ổn định đi đã.
- Không mẹ ạ! Tôi kiên quyết.
- Con phải về để viết tiếp bản nhạc của mình.
- Viết sau cũng được mà con.
- Không! Tôi lắc đầu.
- Nếu ngày mai con không viết thì sẽ chẳng bao giờ con có thể viết được nữa mẹ ạ.
Mẹ tôi nhìn tôi rồi nhìn bông hồng trắng để trên đầu gường tôi. Có lẽ bà đã hiểu điều gì đang diễn ra trong tôi nên bà im lặng không nói gì nữa.
Hôm sau tôi rời bệnh viện. Bản nhạc đã được mẹ nhặt lên đặt ngay ngắn trên giá nhạc. Tôi ngồi xuống bên cây đàn. Mẹ kê lưng cho tôi bằng một cái gối mỏng và ngồi xuống bên cạnh canh chừng. Tôi cầm bút và viết vào bản nhạc.
Chương ba
Nụ hôn
Đột ngột, một hợp âm trưởng đầy mạnh mẽ bung ra dưới tay tôi. Mẹ tôi kinh ngạc. Tôi biết mẹ tôi sẽ kinh ngạc và chính tôi tôi cũng ngạc nhiên với chính mình. Nụ hôn bao giờ cũng được diễn tả bằng những quãng thứ êm dịu. Nhưng mẹ ơi! Đây đâu phải chỉ là nụ hôn. Đây là lửa! Một ngọn lửa mãnh liệt, bất diệt mà nàng muốn con cảm nhận được nó. Ngọn lửa ấy đã đốt cháy tâm can con. Đốt cháy tâm can nàng. Nàng đã truyền ngọn lửa ấy sang con và muốn con mang ngọn lửa ấy đốt cháy lên trong những nốt nhạc. Cả căn phòng tràn ngập trong những giai điệu mãnh mẽ và cuồng nhiệt. Tự nhiên bản nhạc lặng đi. Một quãng nghỉ kéo dài rồi một hợp âm thứ bỗng vang lên, ngân mãi trước khi tắt hẳn.
Tôi gục xuống, chỉ còn đủ sức đưa mắt nhìn vào bản nhạc và đưa mắt nhìn ra phía chiếc cửa sổ. Mẹ tôi vuốt ngực cho tôi và nói qua hai hàng nước mắt.
- Mẹ hiểu rồi. Mẹ sẽ cuộn bản nhạc lại và đặt vào chỗ cửa sổ cho con. Tôi nở một nụ cười cuối cùng đầy mãn nguyện.
Ba năm sau.
Người mẹ đau khổ được mời làm giám khảo của một cuộc thi âm nhạc quốc tế dành cho tuổi trẻ tổ chức tại Hà Nội. Đại diện cho Việt Nam là một cô gái còn rất trẻ. Bà nhìn vào tờ lịch trình của cuộc thi và bà ngạc nhiên. Cô gái sẽ biểu diễn một bản so nát có một cái tên mà chưa bao giờ bà nghe thấy trong suốt quãng đời giảng dạy âm nhạc của bà, bản sô nát “Nụ hôn và những đóa hoa hồng”.
Cô gái bước ra sân khấu, duyên dáng cúi chào mọi người nhưng đáng lẽ ngồi xuống bên chiếc đàn dương cầm thì cô lại đi ra giữa sân khấu và cầm lấy micro.
- Thưa ban giám khảo, thưa toàn thể các bạn. Vào đúng ngày này cách đây ba năm, tôi nhận được một bản sô nát viết riêng tặng cho tôi của một nhạc sỹ mà cả cuộc đời ngắn ngủi của anh, anh chỉ viết được mỗi một bản nhạc. Đó là bản sonát “Nụ hôn và những đóa hoa hồng” Món quà tặng quá lớn khiến cho tôi không thể hưởng nó một mình vì vậy đêm nay tôi mang nó đến đây để tặng lại cho các bạn.
Cô gái ngồi xuống bên cây đàn và khi hợp âm đầu tiên của bản nhạc bung ra thì nước mắt bà từ từ lăn dài trên gò má. Bà đã nhận ra đây chính là bản nhạc của con trai mình. Cả hội trường lặng đi chỉ còn tiếng nhạc bay lên lúc cuộn xoáy gào thét. Lúc trầm lắng suy tư và khi hợp âm thứ cuối cùng kết thúc của một cung trưởng tắt hẳn, một khoảng im lặng kéo dài rồi hội trường bỗng vỡ tung bởi những tràng pháo tay không dứt. Bà lao lên sân khâu. Họ ôm chầm lấy nhau.
- Anh ấy vẫn sống phải không bác?
Cô gái thầm thì hỏi:
- Ừ! Cám ơn con.
Giọng bà nghẹn lại cũng gần như thì thầm.
- Nhờ con mà nó còn sống mãi với cuộc đời.
Nguyễn Thế Duyên
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 09/01/2016
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi Hà Nội ngày 24/09/2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 09/01/2016
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi Hà Nội ngày 24/09/2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thằng Ngốc – Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)
THẰNG HÈN
CHỒNG NHẶT
YÊU KHÔNG HỐI HẬN
Ngày 25/09/2012
Hắn bước ra khỏi nhà xuất bản, một cảm giác chán chường xâm chiếm lấy hắn. Lần trước, khi bước vào nhà xuất bản tuy có một chút hồi hộp nhưng trong hắn vẫn đầy tự tin. Hắn không thuộc loại “Văn mình vợ người”. Trước khi cầm bản thảo đến nhà xuất bản hắn đã đăng tác phẩm của mình lên mạng và theo dõi rất kĩ những phản hồi từ độc giả. Cẩn thận hơn, hắn đem copy bản thảo của mình đóng thành mấy cuốn gửi đi nhiều nơi gồm đủ mọi đối tượng từ những giáo viên dạy văn đến cô bán bánh cuốn đầu ngõ nhà hắn.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
THẰNG NGỐC
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
THẰNG NGỐC
Hắn bước ra khỏi nhà xuất bản, một cảm giác chán chường xâm chiếm lấy hắn. Lần trước, khi bước vào nhà xuất bản tuy có một chút hồi hộp nhưng trong hắn vẫn đầy tự tin. Hắn không thuộc loại “Văn mình vợ người”. Trước khi cầm bản thảo đến nhà xuất bản hắn đã đăng tác phẩm của mình lên mạng và theo dõi rất kĩ những phản hồi từ độc giả. Cẩn thận hơn, hắn đem copy bản thảo của mình đóng thành mấy cuốn gửi đi nhiều nơi gồm đủ mọi đối tượng từ những giáo viên dạy văn đến cô bán bánh cuốn đầu ngõ nhà hắn. Với những người không có trình độ hắn chỉ hỏi mỗi một câu.
- Đọc có thích không?
Và khi tất cả đều nói rằng “Thích” thì hắn mới quyết định mang cuốn sách đến nhà xuất bản.
Mà có lẽ hắn viết tốt thật nên hôm nay, cô bé biên tập viên trẻ tuổi đã trố mắt lên nhìn hắn kinh ngạc khi hắn xưng danh:
Mà có lẽ hắn viết tốt thật nên hôm nay, cô bé biên tập viên trẻ tuổi đã trố mắt lên nhìn hắn kinh ngạc khi hắn xưng danh:
- Tôi là Duy, tác giả của cuốn Lễ máu.
- Bác là Duy?
Cô bé hỏi lại như có vẻ không tin.
- Vâng! Sao?
- Ồ! Không! - Cô gái lúng túng. - Cháu không nghĩ là bác lại già đến thế. Đọc truyện của bác cháu cứ nghĩ là bác chỉ khoảng ba lăm đến bốn mươi tuổi là cùng.
Nghe cô gái nói, hắn giật mình.
- Truyện tôi viết dở lắm à?
-Không! - Cô gái vội vàng xua tay.- Truyện bác viết rất hay, rất trẻ. Cháu đọc một mạch hết tác phẩm của bác. Cháu đã đề nghị cho in cuốn sách này.
Trong hắn lại tràn trề hy vọng.
- Thế sách đã được duyệt chưa cô? Có hy vọng gì không?
- Cháu nghĩ là rất nhiều hi vọng. Bác ngồi chờ ở đây một lúc chị trưởng phòng của cháu về sẽ trao đổi lại với bác.
Cô gái đứng dậy đi pha trà. Ngồi buồn, hắn tiện tay mở một cuốn sách vừa in xong đang chất đống trên bàn ra đọc. Mới chưa hết một trang, mặt hắn đã nhăn lại, gấp vội cuốn sách vứt lên bàn, quay sang hỏi cô biên tập viên.
- Cô thấy cuốn này thế nào?
Cô gái cười, buông thõng một câu.
- Cho ma nó đọc.
- Thế sao nhà xuất bản vẫn cho in?
Hắn hỏi, trong tâm trí hắn thoáng có một chút nghi ngờ. Chắc có điều gì đó mờ ám ở đây? Cuộc đời đã có quá nhiều những điều mờ ám, hắn biết vậy nhưng không bao giờ hắn nghĩ là trong văn chương, một nơi tập trung toàn những tinh hoa của tư tưởng lại có thể có điều gì đó mờ ám. Văn chương là nơi kết tinh những gì tinh khiết nhất của cuộc đời.
Cô gái cầm tách trà mang đến, cô không biết đến những suy nghĩ vừa thoáng qua trong đầu hắn, cô thản nhiên trả lời.
- Đây là những cuốn sách mà tác giả của nó mang đến thuê chúng cháu xuất bản. Mọi chi phí họ chịu hết. Chúng cháu chỉ có mỗi một việc nhận tiền.
- Nhưng cuốn sách như thế này mà…
Hắn đã kịp dừng lại, nhưng cô gái vẫn hiểu hắn định nói gì. Cô bình thản trả lời:
- Thì chúng cháu cũng phải sống chứ bác.
- Tôi tưởng các cô hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Bác lạc hậu quá. Bây giờ “Xã hội hóa” hết rồi bác ơi.
Nghe ba từ “Xã hội hóa” mà hắn sởn hết cả gai ốc. Mẹ ơi! sao ba cái từ ấy kinh khủng vậy còn sợ hơn là gặp ma. Vợ hắn đi nằm viện đúng thời kì xã hội hóa y tế thế là hắn mất đứt cái xe máy để lấy tiền lo thuốc thang cho vợ. Con hắn vào đại học lại rơi đúng vào lúc xã hội hóa giáo dục và thế là cái lưng của hắn còng gập xuống để đóng hai trăm năm mươi nghìn một tháng học phí. Mọi thứ đều xã hội hóa chỉ có đồng lương hưu còm của hắn lại chẳng chịu xã hội hóa cho. Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ hắn bỗng bật cười. Đúng thật! Cả cái học viện chính trị quốc gia mấy chục năm nghiên cứu mới tìm ra được độc một từ “Xã hội hóa” Làm gì chẳng hay, chẳng đẹp. Hay thì hay thật! Đẹp thì đẹp thật!. Chỉ mỗi một tội ai nghe thấy cũng sợ. Hôm nay hắn lại nghe thấy ba từ này.
Đúng lúc ấy thì cô trưởng phòng biên tập đi họp về, thấy hắn, cô cười tươi như hoa.
- Anh đây rồi, em định gọi điện báo tin mừng cho anh. Ban giám đốc vừa họp quyết định cho in cuốn của anh rồi. Ai cũng khen cuốn của anh hay và cách viết độc đáo. Giám đốc của em còn bảo.
- Lâu lắm rồi mới có một tác phẩm hay mà người viết lại có trách nhiệm với bạn đọc đến như vậy. Bây giờ toàn một lũ viết nhăng viết cuội.
Nghe cô trưởng phòng nói mà hắn mừng rơn:
- Thế hả cô? Ôi! Tốt quá rồi. Thế in tất cả bao nhiêu cuốn?
- In một nghìn năm trăm cuốn và anh chỉ phải chịu có năm trăm cuốn thôi.
Một thùng nước đá lạnh âm năm mươi độ dội ùm lên đầu hắn. Hắn ngơ ngác nhìn cô trưởng phòng, hình như hắn vẫn chưa hiểu cô vừa nói cái gì. Cô trưởng phòng nhìn hắn với ánh mắt đầy thông cảm. Có lẽ cô đã gặp quá nhiều những cảnh như thế này rồi. Cô an ủi hắn.
- Anh như thế là nhất rồi đấy. Những người khác người nào viết tốt lắm thì cũng phải chịu già nửa số lượng sách in ra cơ. Mà cộng cả tiền nhuận bút với tiền chiết khấu bốn mươi phần trăm giá bìa vào thì anh phải nộp cũng chẳng đáng bao nhiêu đâu. Chỉ khoảng trên dưới một chục triệu thôi.
Nghe cô gái nói, hắn ngao ngán nhìn qua cửa sổ và mắt hắn bỗng gặp phải cái xe máy cà tàng của mình đang dựng ở ngoài sân. Cái đèn xe bị vỡ một miếng trông cứ như là một cái mũi sứt nhìn hắn đầy giễu cợt.
- Văn sĩ! Hay là bán tôi đi để mua lấy cái danh với cuộc đời. Ít ra tôi cũng được hai triệu đấy. Mua danh ba vạn, Ngày trước ba vạn là cả một cơ ngơi chứ chục triệu bây giờ thì làm được cái trò trống gì. Rẻ chán!
Hắn nặng nề đứng dậy. Cô trưởng phòng hỏi.
- Ý anh định thế nào? Anh cho em biết để còn đưa vào kế hoạch xuất bản quý tới.
- Để tôi về hỏi xem vợ tôi có đồng ý bỏ dạy học chuyển sang nghề bán xôi sáng không đã.
- Sao lại thế? Em không hiểu.
Cô gái hỏi. Tính hài hước trong hắn lại trỗi dậy.
- Có gì mà không hiểu.- Hắn cười.- Mang năm trăm cuốn của cô về không gói xôi thì để làm gì?
***
Ra khỏi khỏi nhà xuất bản, hắn ngán ngẩm đi lang thang ra công viên. Đang ngồi trên chiếc ghế đá phóng tầm mắt nhìn ra ngoài hồ thì một chú bé bán báo đến mời:
- Bác mua báo đi. Hôm nay có bài viết về lễ ra mắt của cuốn truyện nổi tiếng nhất Việt Nam với bản quyển phát hành lên đến một trăm triệu đấy bác.
Mẹ ơi! Hắn thầm kêu lên. Một trăm triệu! Ngày xưa, khi nghe tin bài thơ Mầu tím hoa sim của Hữu Loan được mua bản quyền với giá một trăm triệu hắn đã thầm mơ. Giá như đời mình có thể viết được một bài thơ như thế. Nhưng rồi hắn lại tự bảo “Đừng hão huyền! Một tác phẩm như thế chỉ có thể xuất hiện một lần duy nhất trong đời”. Thế mà bây giờ lại một tác phẩm như thế xuất hiện. Hắn hấp tấp móc tiền đưa cho chú bé.
- Cháu cho bác một tờ.
Cầm tờ báo, hắn vội vàng mở ngay đến trang mà chú bé vừa bảo. Đây rồi! cái đầu tiên hắn nhìn thấy là ảnh một cô gái cởi trần đôi nhũ hoa được che bằng hai miếng đăng ten bé tý hình cánh hoa nửa như che lại nửa lại như hé ra, như một lời thì thầm đầy gợi cảm “Vào đây”. Sao cô gái này dám cởi trần trong buổi ra mắt công chúng nhỉ? Hắn tự hỏi.Móc lấy cái kính từ trong túi ra đeo vội lên. Giời ạ! Thì ra cô ta có mặc một cái áo không tay mỏng tang bó sát lấy cái thân hình tuyệt mĩ. Con bé này thật khéo. Hắn thầm nghĩ mặc áo thế này thà cởi hết ra còn hơn. Hắn xem một loạt những bức ảnh. Bức ảnh nào cũng như mời gọi. Đột nhiên hắn nhận ra phía trước cái quần hắn đang mặc đang phồng lên một khoảng. Hoảng hốt hắn vội vàng thọc ngay tay vào trong túi quần bẻ quặp cổ con gà trống đang ngóc lên đòi gáy vào giữa hai đùi kẹp chặt lại. Xong xuôi hắn nhìn quanh xem có ai bắt gặp điều ấy không? Không có ai thấy cả. Hắn thở phào nhẹ nhõm.
Hắn gấp tờ báo lại tư lự nhìn ra phía ngoài hồ. Mình cổ điển quá chăng? Hắn tự hỏi mà không trả lời được. Hắn cũng đã nhiều lần vào xem ảnh khỏa thân của Thái Phiên trên mạng, hắn chỉ thấy một vẻ đẹp thanh khiết bay bổng. Và chính bức ảnh “Thiên thần” của ông chụp một cô gái khỏa thân đang bay lên như một thiên thần dẫn dắt con người bay lên với cái đẹp đã mang lại cho hắn cảm hứng để viết nên một truyện ngắn cùng tên. Chưa bao giờ ảnh của Thái Phiên làm cái cổ gà của hắn ngóc đầu dậy. Thế mà những bức ảnh này!
Hắn lại mở tờ báo ra. Lần này hắn không xem hình cô gái nữa mà lần xem những bức hình ở phía dưới. Hắn nhận ra nhà văn X lại cả nhà thơ Y nữa. Hai người này thì hắn đâu có lạ. Quá nửa cánh cầm bút ở nước Nam này đã từng đọc được tên họ trên mặt báo. Lại cả một cô nàng sao nhìn mặt hắn thấy quen quá nhưng chịu, hắn không thể nhớ được tên, hắn đã gặp cô ta liên tục trên truyền hình.
Trời ơi! Toàn những người nổi tiếng đến dự buổi ra mắt của cuốn sách. Đúng là hậu sinh khả úy. Các cụ ngày xưa nói thật không sai. Trẻ thế mà đã viết được một tác phẩm mà làm cho ông X, ông Y và cái cô gì đó nữa phải đến dự. Cái nghiệp văn chương lại nổi lên thôi thúc hắn. Hắn vẫy một cậu bé bán sách rong lại hỏi:
- Có cuốn “Sợi xích” của Lê Kiều Như không?
- Có ạ.- Cậu bé lập tức trả lời,- hàng hot đấy bác ạ.
- Bao nhiêu?
Vừa hỏi hắn vừa móc túi lấy tiền.
- Một trăm nghìn.
- Cái gì?
Hắn kêu lên, còn cậu bé thì nhìn hắn như nhìn một người sao Hỏa vừa rơi xuống.
- Hàng độc đấy bác. Phát hành có hai nghìn cuốn mà hàng vạn người hỏi mua . Bác định mua giá gốc chắc.
Hắn cắn răng đưa tờ một trăm ngàn cho chú bé. Đợi cậu bé đi xa, hắn mở đại một trang của cuốn sách ra đọc thử. Đọc được một đoạn, bỗng hắn ôm bụng cứ thế nôn thốc nôn tháo. Một cô gái đi ngang qua thấy hắn như thế thì dừng lại, nhìn hắn lo lắng hỏi.
- Anh làm sao thế? Trúng gió à?
Nói rồi cô gái mở túi xách lấy một cái khăn giấy chìa ra cho hắn. Hắn cầm lấy chiếc khăn lau mồm rồi ngẩng lên nói với cô gái:
- Không! Tôi không làm sao đâu. Cám ơn cô. Tại tôi đọc cuốn sách này mà cảm thấy buồn nôn quá.
Đúng thật! Sau khi đã nôn một đống tướng rồi mà hắn vẫn còn cảm thấy lờm lợm ở cổ họng. Một cảm giác ghê ghê, khăm khẳm, tanh tanh như vẫn còn vương trên đầu lưỡi hắn. Cô gái cầm cuốn sách lên xem và ngồi xuống bên cạnh hắn.
Đúng thật! Sau khi đã nôn một đống tướng rồi mà hắn vẫn còn cảm thấy lờm lợm ở cổ họng. Một cảm giác ghê ghê, khăm khẳm, tanh tanh như vẫn còn vương trên đầu lưỡi hắn. Cô gái cầm cuốn sách lên xem và ngồi xuống bên cạnh hắn.
- Anh đọc cuốn sách này làm gì mà chẳng buồn nôn.
- Đây là cuốn sách được Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành cơ mà.
Hắn cãi. Cô gái nhìn hắn thương hại.
- Bây giờ xã hội hóa rồi. Ai có tiền thì người ấy in thôi.
Hắn thở dài, cô gái cũng thở dài đầy cảm thán. Hắn nhìn cô gái dè dặt hỏi:
- Tôi hỏi khí không phải. Hình như cô cũng có duyên nợ với cây bút thì phải?
Cô gái nhìn hắn với một ánh mắt buôn rầu.
- Vâng! Em đã từng đạt giải nhì trong cuộc thi viết văn của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm chín mươi.- Cô gái chăm chú nhìn hắn rồi hỏi lại.- Mà anh hình như cũng có nghiệp chướng với văn chương. Anh tên gì vậy?
- Tôi là Duy.
Cô gái ồ lên một tiếng đầy vui mừng.
- Hóa ra anh là người viết “Lễ máu”.- Cô chìa tay ra cho anh.- còn em là Mai.
Hắn cảm thấy lúng túng. Cô ta biết mình mà mình lại không biết cô ta mặc dù cô ta đã từng đạt giả nhì trong một cuộc thi đầy uy tín trong giới cầm bút.
- Xin lỗi! Cô dùng bút danh gì khi viết vậy?
Hình như cô gái biết hắn nghĩ gì trong đầu. Cô cười cởi mở.
- Anh không biết được em đâu. Em nghỉ viết đã lâu lắm rồi.
- Sao vậy?
Nghe hắn hỏi, cô gái nín lặng nhìn ra phía ngoài hồ một lúc rất lâu rồi mới quay lại nói với hắn bằng một trầm trầm, u uất:
- Văn chương chết rồi anh ạ.
Hắn cũng nhìn ra xa, vô định rồi hỏi lại cô gái bằng một giọng rất nhỏ.
- Ừ! Có lẽ cô đúng. Văn chương chết rồi. Nhưng sao lại thế nhỉ?
Cô gái nhìn hắn với ánh mắt đầy thương cảm. Có lẽ cô cũng từng đã có thời như hắn. Không cần gì cả, chỉ muốn đốt cháy mình cho những khát vọng cao đẹp của con người bừng lên trong những trang sách. Hắn đâu cần tiền! Hắn đâu có nghĩ đến những đồng tiền nhuận bút còm cõi. Hắn chỉ muốn đứa đứa con tinh thần của mình chào đời và hắn biết những đứa con của hắn đâu phải là những đứa trẻ xấu xí, què quặt như những đứa con tinh thần hắn đang đọc đây. Thế nhưng đứa con của hắn đã không được chào đời. Tại sao?
Hắn lấy bản thảo cuốn sách của mình ra lặng lẽ châm lửa đốt. Cô gái ngồi nhìn hắn đốt bản thảo không nói một lời. Một đám học sinh đi ngang qua, thấy lạ chúng đứng lại nhìn. Một cô bé cầm cuốn Sợi xích lên đọc một đoạn rồi nói với bọn bạn.
- Tao nghĩ ra rồi. Dễ nhất chỉ có làm văn sỹ. Kì này tao sẽ thi vào Trường viết văn Nguyễn Du
Hắn lắc đầu bảo với cô bé:
Hắn lắc đầu bảo với cô bé:
- Làm văn sỹ không dễ đâu cháu ạ.
- Sao không dễ? - Cô bé cự lại hắn - Cháu mà tụt quần ra thì cháu sẽ là nhà văn nổi tiếng ấy chứ. Cháu trẻ và xinh như thế này cơ mà…
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật lại- ngày 06/01/2016
Cập nhật lại- ngày 06/01/2016
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 25/09/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Thằng hèn – Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)
Ngày 07/09/2012
Hắn đi dọc theo bờ sông hoang mang, bất định. Trời xầm xì như sắp có mưa. Mây đen vần vũ. Thỉnh thoảng, một tia chớp lại bừng lên ở tận phía chân trời và màn đêm bị xé rách bởi một lằn chói sáng. Rất lâu sau một dây tiếng sấm mới ầm ì từ xa xôi vọng đến nghe rất trầm mà hắn như có cảm giác đấy là tiếng rên siết của bầu trời. Dòng sông cũng đen sẫm. Nuớc buốt lạnh dưới chân. Mặc! Hắn cứ đi cứ như hắn đang đi về nơi có tiếng sấm trầm đục phát ra. Trong đêm tối, bóng hắn như tan vào màn đêm chỉ khi nào một lằn chớp bừng lên người ta mới thấy cái bóng dáng xiêu vẹo của hắn vất vưởng đi như một bong ma trong màn đêm đặc quánh.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
THẰNG HÈN
Hắn đi dọc theo bờ sông hoang mang, bất định. Trời xầm xì như sắp có mưa. Mây đen vần vũ. Thỉnh thoảng, một tia chớp lại bừng lên ở tận phía chân trời và màn đêm bị xé rách bởi một lằn chói sáng. Rất lâu sau một dây tiếng sấm mới ầm ì từ xa xôi vọng đến nghe rất trầm mà hắn như có cảm giác đấy là tiếng rên siết của bầu trời. Dòng sông cũng đen sẫm. Nuớc buốt lạnh dưới chân. Mặc! Hắn cứ đi cứ như hắn đang đi về nơi có tiếng sấm trầm đục phát ra. Trong đêm tối, bóng hắn như tan vào màn đêm chỉ khi nào một lằn chớp bừng lên người ta mới thấy cái bóng dáng xiêu vẹo của hắn vất vưởng đi như một bong ma trong màn đêm đặc quánh.
Lại một tia chớp nữa bừng lên. Lại một dây những tiếng trầm đục vọng đến tai hắn. Nhưng lần này, trong dẫy tiếng trầm đục ấy hắn nghe như có tiếng nức nở của đứa con gái mình.
- Bố! Sao lại như thế này?
- Cái gì?
Hắn đã hỏi lại đầy ngạc nhiên khi nhìn thấy những giọt nuớc mắt trên má đứa con yêu. Con gái hắn không trả lời mà đẩy chiếc laptop ra truớc mặt hắn. Hắn nhìn vào và mắt hắn hoa lên. Trời ơi! Trên mạng đăng đầy những lời chửi bới bài viết mà hắn vừa đăng báo.
Hắn làm ở đài truyền hình của tỉnh. Tuần truớc tổng biên tập gọi hắn lên phòng giao nhiệm vụ:
- Cậu xuống dưới huyện An Thủy chỗ dự án xây khu công nghiệp của tỉnh nắm tình hình để viết một bài nói rõ về chủ trương đúng đắn của thành phố trong việc xây dựng khu công nghiệp. Cậu làm sao phải nêu bật đuợc ích lợi của dự án đối với dân cư địa phương và phê phán những người chống lại dự án này của tỉnh.
Thế là đã rõ! Chỉ đuợc ca ngợi! Mà nếu chỉ ca ngợi thì xuống thực tế làm gì cho mệt. Hắn đã định không đi. Ngồi nhà, một buổi tối hắn có thể viết đuợc hai bài như định hướng của tổng biên tập nhưng một người đã rỉ tai hắn:
- Đồ ngốc! Đi thực tế vừa được tiếng là sâu sát, vừa có công tác phí lại vừa đuợc địa phương đón tiếp, ăn uống phè phỡn có khi còn đuợc chiêu đãi món “Hương đồng gió nội” nữa. Về lại còn có cái phong bì. Dưới ấy họ đang muốn giải phóng mặt bằng cho nhanh để còn cấu véo lấy một vài miếng đất đấy.
Thế là hắn vác giấy giới thiệu của nhà đài đi xuống An Thủy và ở đấy, hắn đuợc biết cả những điều mà không một báo cáo nào nói cho hắn biết.
Nhưng biết làm sao!
Hắn không phải là loại người vô cảm. Đêm đóng cửa phòng ngồi viết, hắn ngồi ngây người hàng tiếng đồng hồ trước bàn phím. Mắt hắn như thấy lại những dòng nuớc mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo vì nắng, vì gió vì thời gian của những bà cụ mà cái lưng đã còng gập xuống bởi gánh nặng cuộc đời. Tai hắn như còn vang lên những lời phẫn uất của đám trai làng.
- Ba bát phở cho một mét vuông đất! Thế bằng ăn cướp của người ta còn gì.
- Trời ơi! Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù cho năm miệng ăn. Không biết là ăn đuợc bao lâu đây?
Ngồi chán truớc bàn phím , không viết đuợc dòng nào hắn khép cửa phòng viết đi ra ngoài phòng khách định pha một ấm trà uống cho thư thái tâm hồn thì gặp vợ cũng đang ngồi thừ ở phòng khách từ lúc nào. Thấy hắn, vợ hắn ngần ngừ một lúc rồi mới bảo.
- Anh này! Năm nay con Hoa thi đại học, em định cho nó luyện thi môn toán của ông Hùng. Anh thấy thế nào?
Ông Hùng là một thầy giáo luyện thi nổi tiếng. Ở cái tỉnh nhỏ bé này hầu như con cái nhà nào thi đại học đều gửi đến cho thầy luyện thi.
- Bao nhiêu tiền một buổi hả em?
Hắn hỏi vợ:
- Một trăm năm mươi ngàn một buổi.
Hắn thở dài đến thượt một cái:
- Thế em định cho con Hoa học tuần mấy buổi?
- Một tuần phải ba buổi anh ạ. Sắp thi rồi còn gì.
Nghĩa là bốn trăm năm mươi nghìn một tuần. Một tháng mất gần hai triệu. Hắn nhẩm nhanh trong đầu. Đấy chỉ là riêng tiền học thêm. Tai hắn lại vang lên tiếng than thở của người cha già An Thủy. “Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù! Không biết ăn được bao lâu đây hả trời?”.
Hắn móc túi lấy ra cái phong bì mà tay chánh văn phòng huyện ủy An Thủy dúi vào túi hắn lúc hắn ra về đưa cho vợ:
- Thôi! Em cố gắng bớt ăn bớt tiêu đi vậy chứ biết làm sao.
Vợ hắn nhanh nhẹn mở cái phong bì. Năm triệu!
Hắn nhìn thấy cái ánh mắt sáng rực của vợ khi nhìn những tờ tiền năm trăm nghìn mới tinh trên tay. Ở cái thành phố nhỏ này, với cái chức danh phóng viên đài tỉnh như hắn năm triệu là lớn lắm. Lương hắn một tháng chỉ được có ba triệu đồng và hắn cũng không hiểu làm sao và bằng cách nào gia đình hắn vẫn tồn tại được cho đến tận bây giờ. “Không biết ăn được mấy tháng đây?” Cái lời than thở ai oán của người cha An Thủy lại vang lên và hắn tặc lưỡi. Trời chẳng để cho ai chết, thế nào họ cũng tìm ra được lối thoát cho mình. Cũng như hắn thôi, lương hai vợ chồng hắn đuợc có sáu triệu mà chi tiêu hết đến mười triệu một tháng mà hắn có chết đâu. Hắn tự an ủi mình và thế là hắn viết.
Bài viết đuợc phát sóng ngay lập tức. Không những thế còn được đăng trên tờ báo của tỉnh và bây giờ…
Bài viết đuợc phát sóng ngay lập tức. Không những thế còn được đăng trên tờ báo của tỉnh và bây giờ…
Nhìn dòng nước mắt lăn dài trên má con gái, hắn hiểu ngay là phải tìm cách giải thích cho con gái hiểu. Hắn giả bộ ngơ ngác:
- Bố có viết gì sai đâu!
- Sao không sai!- Con gái hắn tức giận.- Sao bố chỉ viết những cái tốt đẹp do dự án mang lại mà không viết cái “Ba bát phở một mét vuông đất”? Sao bố không hỏi xem người bị mất đất sẽ sống sao đây khi đất bị thu hồi? Mà có chắc cái dự án ấy sẽ mang đến những điều tốt đẹp như bố nói hay không?
- Sao không chắc! – Hắn hấp tấp nói. – Bố bảo đảm với con rằng khi khu công nghiệp mở ra An Thủy sẽ trở thành nơi giàu có chứ không nghèo xác như bây giờ. Sẽ có hàng nghìn hộ có lợi từ dự án này.
- Thế còn những người bị thu hồi đất thì sao?
Hắn nhún vai:
- Biết làm sao được! Vì lợi ích của một số đông thì một nhóm nhỏ nào đó đành phải hi sinh thôi.
- Bố nói thế mà cũng nghe đuợc ư! – Con gái hắn phẫn nộ . –Bây giờ đâu có phải là thời chiến để có thể đòi hỏi một người phải hi sinh vì sự sống còn của mọi người! Nếu cứ như bố nói thì hàng nghìn, hàng vạn người, cả tỉnh, cả huyện đuợc hưởng lợi từ dự án thì phải đòi hỏi những người đuợc lợi chia sẻ cho những người bị mất đất mới đúng chứ. Làm sao có cái chuyện một số lớn người làm giàu trên nỗi khổ của một nhóm người đuợc. Nếu nhà ta mà bị thu hồi với giá ba bát phở một mét vuông thì bố nghĩ sao?
Nghe con hỏi, hắn cứng họng. Sự thật giản dị và trần trụi đã bẻ gãy mọi từ hoa mĩ mà hắn đã dùng trong bài viết. Ừ! Nếu nhà mình bị thu hồi với giá ấy thì sao nhỉ? Hắn lạnh cả người không dám nghĩ tiếp nữa.
***
Hôm sau, hắn xách xe phóng đến cơ quan. Người rỉ tai hắn mấy hôm truớc chặn ngay hắn lại nơi cổng thì thầm hỏi:
- Hôm nọ xuống An Thủy, ông đuợc phong bì mấy triệu?
Hắn không trả lời vào câu người ấy hỏi mà lại đi hỏi lại:
- Thế ông đã đọc bài tôi viết chưa? Ông thấy thế nào?
- À… à… à… Hay! Lập luận sắc bén lắm.
Nhìn cái bộ dạng lúng túng của ông bạn đồng nghiệp hắn biết ngay thằng cha này chưa đọc. Thế mà tiếng “Hay” hắn thốt ra cứ như không. “Đúng là phóng viên! Một lũ nói láo” Hắn vừa chửi thầm ông bạn và vừa chửi chính mình.
Buổi trưa, hắn sang ngồi bên quán nuớc bên kia đuờng xế cửa đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Hắn gọi một chén trà nóng, rút bao thuốc châm một điếu thuốc nhẩn nha nhấp từng ngụm Nuớc chè đặc sánh.
- Mẹ bọn bồi bút.
Có tiếng chửi đầy bực bội ở xế bên, hắn ngẩng đầu nhìn lên. Một người đàn ông đang gấp tờ báo của tỉnh lại ném toẹt xuống dưới đất người bán hàng cười.
- Ai bảo ông đi đọc những loại báo lá cải ấy làm gì rồi lại ngồi chửi bới lung tung.
Hình như chưa hết tức, ông khách quay sang chủ quán cự lại:
- Thế không đọc thì ông mua nó làm gì?
Người chủ quán lại cười:
- Tôi điên à mà mua báo! Toàn nói láo. Đây là tôi xin về để nhóm bếp. Mà cũng tiện thật đấy. Một tờ báo có thể nhóm đuợc một viên than tổ ong. Mà báo viết gì mà ông chửi toáng lên thế?
- Thì lại chuyện ở An thủy chứ còn chuyện gì nữa. – Nghe hai tiếng An Thủy, hắn giật thót mình kéo vội cái mũ lưởi trai xuống tận trán, đầu cúi thấp xuống nghiêng tai lắng nghe. - Mẹ nó chứ cái gì cũng tốt, cũng đúng. Tỉnh còn bao nhiêu vùng đất hoang, đất bạc màu sao không cắm khu công nghiệp ở đấy mà lại lấy đất thượng đẳng điền năm ba vụ lúa nằm ngay sát đuờng tỉnh lộ mà làm khu công nghiệp?.
Một ông khách uống nuớc bên cạnh vỗ vai người vừa nói cười hỏi.
- Nếu ông làm chủ tịch tỉnh thì liệu ông có cắm khu công nghiệp ở đất Hoài Sơn không?
Người vừa chửi vỗ đùi đến đét một cái.
- Đúng! Sao không cắm khu công nghiệp ở đấy, vừa xa thành phố lại vẫn gần ngay đuờng tỉnh lộ. Chỉ làm thêm có năm cây số đuờng là thông ra tỉnh lộ ngay. Mà đất ở đấy xin không người ta cũng cho đuợc vài trăm mét. Toàn đồi trọc.
- Đấy! Đấy! Vấn đề chính là nằm trong cái câu ”Vừa xa thành phố” của ông đấy. Trong một trăm năm mươi hecta thế nào chúng nó cũng xà xẻo năm ba héc ta chia nhau để sau này bán. Mà ở Hoài Sơn xin cũng đuợc năm bảy chục mét vuông. Vậy nếu là chủ tịch tỉnh ông đặt khu công nghiệp ở đâu?
Người khách uống nuớc hỏi lại một lần nữa. Không một ai trả lời ông ta. Hắn thầm phục con mắt tinh tường của người vừa nói. Đúng là thông tấn xã vỉa hè luôn luôn có những nhà bình luận xuất sắc. Cũng lạ và cũng thật là độc đáo! Hắn thầm nghĩ. Không ở đâu trên thế giới này có một nền văn hóa vỉa hè như ở Việt Nam. Ở đấy, người ta chẳng tin vào bất cứ một điều gì mà giới truyền thông khổng lồ của nhà nuớc, đuợc đào tạo một cách bài bản, nói và viết. Họ chỉ tin vào những lập luận đầy sức thuyết phục của những nhà phân tích vô danh. Những người chẳng hề đuợc đào tạo qua bất cứ một truờng lớp nào nhưng bù lại họ lại có đuợc một cái tâm ngời sáng và cái thầm trầm, hóm hỉnh của trạng Quỳnh.
- Thế sao không một thằng phóng viên nào viết về những điều vô lý ấy nhỉ?
Một người thắc mắc hỏi.
- Tại sao nữa! Lỗi là tại cái phong bì!
Mặt hắn cúi thấp thêm chút nữa.
- Mẹ kiếp! Ba bát phở cho một mét vuông đất mà cấm thấy thằng bồi bút này nói đến một dòng. Tôi chỉ cầu mong cho nhà thằng viết bài này cũng bị thu hồi để xem xem nó viết như thế nào.
Người vừa văng tục nói, còn người đàn ông vừa phân tích sự việc thì trầm ngâm một lúc rồi mới từ từ cất lời.
- Tôi nghĩ rằng trời luôn có mắt. Những kẻ cổ vũ cho cái xấu truớc sau gì cũng bị quả báo.
Hắn không dám ngồi lại nữa vội vàng đứng dậy đi ra.
***
Không biết người đàn ông trong quán nước chè có phải là nhà chiêm tinh không mà lời nói của ông ta đã thành sự thật. Mười ngày sau khi bài báo đăng, con gái hắn đột ngột tuyên bố bỏ học.
- Con không thể chịu đựng đuợc sự khinh bỉ của các bạn bè.!
Con gái hắn nói trong nước mắt.
Và thế là đêm nay hắn đi lang thang.
Trời bắt đầu lắc rắc mưa. Gió lạnh nổi lên tứ phía. Một tia chớp bừng lên trong đêm đen khiến cho hắn nhìn thấy xa xa, giữa bãi sông vắng lặng và trống trải có một cái miếu hoang. Hắn vội vã rảo buớc đi về phía ấy.
Gió mỗi lúc một mạnh. Gió hú dài thốc từng đợt vào những bãi mía tươi tốt khiến đám lá mía cọ vào nhau ràn rạt nghe sắc và nhọn như muốn băm nát đất trời. Mưa bắt đầu xối xả trút xuống. Hắn buớc vào trong ngôi miếu hoang và tựa lưng vào bờ tường ngây người nhìn ra dòng sông.
Mưa! Gió! Và màn đêm đặc quánh bao bọc lấy hắn.
Đột nhiên, một lằn sét sáng lòa đánh trúng vào gốc đa ngay đầu miếu. Một tiếng nổ đinh tai và một làn sóng vô hình, nóng rực thốc vào ngực hắn. Theo bản năng, hắn cúi người xuống và dưới cái ánh sáng xanh đến chói mắt hắn chợt nhận ra còn một người nữa đang quỳ trong ngôi miếu hoang.
Cây đa bị bửa làm đôi những cành của nó bốc cháy. Dưới cái ánh lửa leo loét như ma trơi trong mưa khiến cho hắn nổi gai người. Cái bóng người đang quỳ trong miếu hoang kia vẫn quỳ im bất động. Hình như tiếng sét dậy đất, cái lằn sáng rợn người và tiếng nổ lép bép của thân cây nứt vỡ vì sức nóng của tia sét không hề tác động gì đến người đang quỳ kia. Hay đấy là một người chết? Hắn lập bập móc vội chiếc bật lửa trong túi áo, bật lên. Hắn sững người!
Truớc mặt người đang quỳ, mặt ngửa lên nhìn đăm đăm vào pho tượng Phật là một một mâm hoa quả. Một lọ hoa cắm nhưng bông cúc trắng muốt. Một bát hương đã cháy hết chỉ còn lại những cái chân hương trơ trọi. Mấy cây nến thắp dở, bị tắt có lẽ là do gió. Hắn châm lửa vào cây nến. Căn miếu hoang sáng bừng lên trong ánh sáng vàng úa thê lương. Lúc này hắn mới nhận ra phía truớc mâm hoa quả là tấm ảnh của một cô gái còn rất trẻ chừng mười lăm mười sáu gì đó. Hắn quay sang nhìn người đang quỳ. Hắn ngờ ngợ. Hình như hắn đã gặp người này ở đâu nhưng lúc này thì hắn chịu không thể nhớ ra. Hắn lặng lẽ ngồi xuống bên cạnh ông già đang quỳ nhẹ nhàng hỏi.
- Sao bác lại quỳ ở đây?
Ông lão tóc đã bạc trắng trả lời hắn giọng trầm và đục. Trầm vì nỗi đau! Đục vì cuộc đời.
- Cháu gái tôi tự tử ở nơi đây.
Hai từ “tự tử” làm cho hắn thoáng rùng mình! Bây giờ thì hắn đã nhận ra. Ông già này chính là chánh án của toàn án tỉnh đã nghỉ hưu.
Hắn biết ông ta cách đây đã ngót chục năm. Hồi ấy hắn vừa mới ra trường. Là một phóng viên trẻ đầy nhiệt huyết, hắn những tưởng hắn có thể dùng ngòi bút của mình để giành lấy công lý cho cuộc đời. Tỉnh hắn ở hồi ấy có một vụ án làm cả nuớc quan tâm. Đấy là một vụ án mại dâm có dính líu đến những quan chức cấp cao của tỉnh mà chính ông già đang quỳ ở đây ngồi ghế chánh án. Trong vụ án ấy, hắn đã mang máy ảnh, len qua đám đông phẫn nộ đang tụ tập trước cửa tòa án vì bị cảnh sát ngăn không cho vào dự phiên tòa.
- Anh kia! Đi đâu?
Tay cảnh sát quát hỏi hắn. Hắn đứng thẳng, đàng hoàng móc thẻ nhà báo đưa cho tay cảnh sát.
- Tôi là phóng viên đài truyền hình Tỉnh.
- Thì sao?
Tay cảnh sát hỏi lại mặt tỉnh khô.
- Tôi đến để đưa tin về vụ án.
Một nụ cười nhạt đầy khinh bỉ hiện trên môi tay cảnh sát.
- Có đuợc phân công đi lấy tin không? Giấy giới thiệu đâu?
Làm gì có ai phân công cho hắn. Hắn đến đây là vì nhiệt huyết và sự ngây thơ của tuổi trẻ. Hắn gân cổ lý sự.
- Pháp luật cho phép chúng tôi tác nghiệp mà không một ai có quyền ngăn cản.
- Này thì pháp luật này! Này thì pháp luật này!
Sau mỗi tiếng “Này” là một nhát dùi cui quất ngang ngực khiến hắn ngã dúi dụi. Tay cảnh sát hùng hổ chỉ thẳng vào mặt mình.
- Ở đây bố mày là pháp luật rõ chưa!
Đến tối, khi nghe bản tin thời sự hắn mới biết cô bé mười sáu tuổi mà dư luận luôn cho là nạn nhân đã bị khép vào tội “Môi giới mại dâm” và bị kết án năm năm tù còn mấy vị quan chức đầu tỉnh thì đuợc kết luận: “Không đủ chứng cứ để buộc tội”. Bằng trực giác nhạy bén nhà báo của mình, hắn biết có điều gì đó mờ ám ở đây nên người ta mới ngăn không cho mọi người đến dự phiên tòa. Thời gian cứ thế trôi đi và sự việc đã chìm vào quên lãng. Thế mà hôm nay hắn lại gặp ông chánh án ấy ở đây.
Hắn ngồi xuống bên cạnh ông lão, khẽ nắm lấy bàn tay nhăn nheo của của ông ta tỏ ý chia sẻ.
- Làm sao mà cháu nó lại dại dột vậy?
Hắn khẽ thở dài hỏi nhỏ. Người ông lão bỗng rung lên. Hóa ra trong cái tột cùng của đau khổ, con người luôn luôn có nhu cầu đuợc chia sẻ. Một ánh mắt đồng cảm, một cái ôm thân thiết, những thứ đó tưởng như chẳng làm đuợc gì cả nhưng nó lại làm vợi đi những day dứt đang gào thét trong lòng.
- Nó bị cưỡng hiếp và đó là lỗi của tôi.
- Kẻ nào đã cưỡng hiếp nó? Mà sao lại là lỗi của ông?
- Tại vì chính tôi đã cưỡng hiếp nó!
Hắn nổi gai, buông vội tay ông lão, hơi dịch người ra một chút. Ông lão nhìn hắn với con mắt mờ đục, vô hồn. Hình như cái nhu cầu đuợc san sẻ đã cuốn ông lão về với quá khứ.
- Anh không biết tôi đâu. Cách đây ba năm tôi là chánh án của tòa án tỉnh này. – Ông lão không hề nhìn hắn. Ông ta vẫn quỳ, ngửa mặt nhìn lên pho tượng phật bị bỏ hoang đã lâu ngày. Những lớp sơn phủ đã bong tróc gần hết đuợc chiếu sáng bởi ngọn nến vàng quạch, những bức tường đổ nát, run rẩy mỗi khi có một cơn gió thổi qua trong ánh sáng mờ ảo của ngọn nến. Gió hú lên những tiếng hú dài rùng rợn. Tiếng cành cây răng rắc gãy, mùi khét của những cành cây bị sét dánh, Tất cả tạo nên một quang cảnh hoang tàn, rùng rợn, thê lương làm cho hắn có cảm giác như đây là một vụ xử án nơi địa phủ mà người bị xử án là hai người. Hắn và ông lão.
- Hồi ấy, tôi xuống kiểm tra tòa án của một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh bị cáo buộc ăn hối lộ và chạy án.
Xuống dưới huyện, theo đúng quy trình công tác, tôi vào làm việc văn phòng huyện ủy. Khi nghe tôi nói về những cáo buộc có liên quan đến tòa án của huyện thì tay bí thư huyện ủy gạt đi ngay.
- Làm gì có chuyện ấy. Đồng chí Thắng chánh án là một cán bộ năng nổ đóng góp rất lớn vào việc ổn định tình hình an ninh của huyện.- Tay bí thư huyện ủy rót cho tôi một chén nuớc rồi nói tiếp.- Anh Toàn tháng nào chẳng về huyện này một vài lần nếu có vấn đề như anh nói thì chẳng cần phải anh đến tận đây để kiểm tra. Anh Toàn sẽ cuốc mặt tay Thắng lên ngay.
Toàn là chủ tịch tỉnh. Hình như trong câu chuyện tay bí thư huyện ủy muốn ngầm cảnh cáo tôi “Đừng đụng đến tổ kiến lửa”.
- Mà anh cũng biết đấy.- tay bí thư huyện ủy nói tiếp.- Cán bộ nào năng nổ một chút là y như bị mọi người ghét. Thế là kiện cáo lung tung cả lên. Chúng ta phải biết rõ điều đó để bảo vệ cán bộ của mình.
Tối hôm đó, huyện ủy bố trí cho tôi nghỉ đêm tại một khách sạn nhỏ ở trung tâm huyện lị. Tám giờ tối, ngồi buồn, tôi lang thang ra phố huyện đến hơn chín giờ về khách sạn, tôi đã thấy tay Thắng chánh án tòa án huyện đang đợi tôi ở trong phòng. Cùng đi với hắn còn có một cô gái rất trẻ chừng mười sáu mười bảy tuổi gì đó. Thấy tôi về, tên Thắng vồn vã.
- Anh xuống khi nào vậy? Sao anh không báo cho chúng em một tiếng.
- Mình mới xuống ban chiều, còn phải vào văn phòng huyện ủy làm việc nên chưa xuống chỗ các cậu đuợc. Mình định sáng mai sẽ vào chỗ các cậu.
Vì có người lạ nên chúng tôi không đả động gì đến chuyện công tác chỉ nói vài câu chuyện xã giao. Đuợc một lúc thì tay Thắng đứng dậy từ biệt ra về. Lúc đứng lên hắn mới bảo.
- Huyện vùng sâu vùng xa này buồn lắm đêm nay để cho cô bé này ở lại cho anh có người nói chuyện.
Nói rồi hắn dông thẳng.
Thực ra chuyện gái mú khi đi công tác thì tôi cũng chẳng lạ gì. Cán bộ thời nay tôi dám chắc một trăm thằng thì một trăm linh một thằng chơi gái. Chỉ có điều tôi không bao giờ nghĩ là ở chốn vùng sâu vùng xa như huyện này mà cũng có gái mại dâm.
Tôi quay lại phòng, thấy cô gái ngồi nép vào một góc phòng, cúi mặt có vẻ sợ hãi. Nhìn cái dáng điệu ấy tôi biết ngay cô gái này không phải loại bán dâm chuyên nghiệp. Tôi đóng cửa phòng lại và tiến lại phía cô bé. Cô bé sợ hãi co rúm người lại. Tôi ngạc nhiên thật sự.
- Đây là lần đầu tiên à? Cô bé?
Con bé lắp bắp.
- Vâ…â….ng. Ch…á….u l…à h..ọc si…nh
Tôi giật mình hoảng sợ. Nắm lấy tay con bé tôi hỏi dồn dập.
- Cháu là học sinh lớp mấy? Năm nay cháu bao nhiêu tuổi?- Nhìn con bé tái người vì sợ hãi, tôi dịu giọng.- Cháu đừng sợ! Bác không làm gì cháu đâu.
Nói xong, tôi vội vã buông tay con bé ra và đi ra mở toang cửa phòng. Thấy hành động của tôi, con bé đã hết sợ. Nó thút thít khóc và bắt đầu kể cho tôi nghe sự việc.
- Cháu bị bị đúp lớp mười. Cháu lên xin điểm thầy hiệu trưởng thì thầy bảo tối nay mà đến đây thì thầy sẽ cho lên lớp.
- Bố mẹ cháu có biết cháu bị đúp chưa?
- Dạ chưa. Bố cháu mà biết thì bố cháu đánh cháu chết.
- Thế ở trường cháu có nhiều bạn bị như cháu không?
- Dạ cũng có vài bạn như cháu. Nhờ các chị lớp truớc bảo nên cháu mới biết tìm đến gặp thày hiệu trưởng để xin điểm.
Tôi đã bí mật ghi âm lời cô bé định bụng sáng mai sẽ lên huyện ủy để làm rõ câu chuyện.
Sáng hôm sau khi tôi lên văn phòng huyện ủy thì nhìn thấy xe của chủ tịch tỉnh đang ở đấy. Ông ta đang bá cổ tay chánh án tòa án huyện cười nói vui vẻ. Lời tay bí thư huyện ủy lại vang lên nhắc nhở tôi “Anh Toàn tháng nào chẳng về đây vài lần”.Thế là đã rõ và tôi đành im lặng.
Sáng hôm sau khi tôi lên văn phòng huyện ủy thì nhìn thấy xe của chủ tịch tỉnh đang ở đấy. Ông ta đang bá cổ tay chánh án tòa án huyện cười nói vui vẻ. Lời tay bí thư huyện ủy lại vang lên nhắc nhở tôi “Anh Toàn tháng nào chẳng về đây vài lần”.Thế là đã rõ và tôi đành im lặng.
Bốn tháng sau, câu chuyện vỡ lở. Truớc áp lực của dư luận, người ta đành mang vụ việc ra xét xử và tôi đuợc phân công ngồi ghế chánh án.
Cách ngày xử mấy hôm thì tay Thắng mò đến nhà tôi. Vừa buớc vào cửa hắn đã sởi lởi:
- Xin chúc mừng anh chị!
Tôi ngạc nhiên.
- Chúc mừng cái gì?
- Anh chưa biết gì sao?
Hắn hỏi lại, mặt tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng nhìn hắn tôi biết ngay là hắn đang đóng kịch.
- Biết gì?
- Kì này tay Lân thường vụ tỉnh ủy trưởng ban nội chính của tỉnh sẽ nghỉ hưu. Tỉnh ủy đang nhắm anh thay thế vào chân đó.
- Ôi!- Vợ tôi lấy tay ôm ngực, mắt sáng rực- Thế thì hay quá!
- Cậu đừng có mà nói nhảm.
Tôi át đi.
- Nhảm là thế nào. Hắn cãi. – Chính anh Thắng chủ tịch tỉnh nói với em. Chỉ cần vụ án này anh làm cho êm xuôi mọi việc thì cái chân trưởng ban nội chính chắc chắn sẽ thuộc về anh.
- Xuôi là xuôi thế nào! Sự việc rõ như ban ngày. Còn báo chí còn dư luận.
- Ối dào!- Hắn nói nét mặt tỉnh không.- Án tại hồ sơ. Cái gì hồ sơ không nhắc đến thì anh cứ lờ đi. Mà mấy con ranh đó cũng có ngoan ngoãn gì đâu mà anh phải thương xót. Toàn một lũ ăn chơi đàng điếm không chịu học hành.
Trong đầu tôi lại hiện lên cái cảnh con bé co rúm người lại khi tôi tiến đến gần. hắn quay lại hỏi vợ tôi:
- Có phải thế không hả chị?
- Chú ấy nói đúng đấy! Mấy con ấy cứ phải cho ngồi tù mấy năm thì may ra mới nên người.
Vợ tôi hưởng ứng. Chao ôi đàn bà! Liệu có phải đấy là nguồn gốc của mọi tội lỗi của cánh đàn ông? Tôi biết cô bé bị oan và người ta đã dùng mọi cách để đổ tội lên đầu cô bé nhằm đỡ đòn cho những tay quan chức đầu tỉnh. Với quyền hạn của mình tôi có thể trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra lại. Nhưng…! Tôi đã viện ra hàng trăm chữ “Nhưng” để biện hộ cho mình khi tuyên án cô bé năm năm tù.
Tuyên án xong, tôi vội vã rời khỏi phòng xử án như chạy trốn. Khi đi ngang qua cô bé, không hiểu sao tôi lại hơi dừng lại, nhìn vào cô ta. Đột nhiên! Cô bé nhổ thẳng vào mặt tôi một bãi nước bọt và dõng dạc nói to:
- Thằng hèn!
Bao nhiêu năm rồi bãi nuớc bọt ấy không khô đi trên mặt tôi và đã bao nhiêu năm rồi tôi cố gắng biện hộ cho mình nhưng cho đến khi cháu gái tôi bị cưỡng hiếp thì tôi đã không thể biện hộ cho mình đuợc nữa. Tôi đã dung túng cho cái xấu xa nảy nở thì tất tôi sẽ bị những cái xấu xa mà tôi đã dung túng ấy làm hại. Tôi ngồi đây để xám hối cho tội lỗi của mình.
Một tia sét từ dưới mặt đất đánh thẳng lên giữa trời. Trong cái ánh sáng chói lòa của tia sét, hắn nguốc nhìn lên và thấy mặt của pho tượng Phật ướt đẫm. Hắn đứng dậy tiến lại pho tượng Phật , ngửa đầu nhổ lên mặt pho tượng một bãi nuớc bọt:
- Cả ông nữa! Ông cũng là một thằng hèn!
Một cơn gió đột ngột thốc lên. Ngọn nến phụt tắt. Màn đêm đặc quánh ùa đến che đi tất cả chỉ còn nghe thấy tiếng mưa rào rào và gió giật từng cơn như muốn xô đổ cả ngôi miếu hoang tàn.
Hà Nội 19-8-2012
Nguyễn Thế Duyên
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 09/01/2016
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi Hà Nội ngày 07/09/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Chồng nhặt – Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 09/01/2016
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi Hà Nội ngày 07/09/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Chồng nhặt – Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)
Ngày 06/07/2012
Mười một giờ đêm tôi ra khỏi nhà nghỉ. Tôi say. Đầu óc quay cuồng, tôi nhìn quanh cố tìm một chiếc xe ôm nhưng không có. Tôi loạng choạng lần đi trên đường phố vắng ngắt. Đêm cuối thu gió thổi lạnh làm tôi càng choáng váng quay cuồng. Không phân biệt nổi phương hướng nữa, tôi cứ thế lảo đảo bước đi như một kẻ mộng du.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
CHỒNG NHẶT
Mười một giờ đêm tôi ra khỏi nhà nghỉ. Tôi say. Đầu óc quay cuồng, tôi nhìn quanh cố tìm một chiếc xe ôm nhưng không có. Tôi loạng choạng lần đi trên đường phố vắng ngắt. Đêm cuối thu gió thổi lạnh làm tôi càng choáng váng quay cuồng. Không phân biệt nổi phương hướng nữa, tôi cứ thế lảo đảo bước đi như một kẻ mộng du.
Bỗng toàn thân tôi ớn lạnh. Tôi rùng mình. Một luồng khí nóng thốc lên cổ. Tôi vội vàng vịn vội vào một gốc cây nhưng không được. Tôi khịu xuống. Bỗng có ai đó đỡ lấy người tôi. Tôi ôm choàng lấy cổ người ấy và cứ thế nôn thốc nôn tháo.
Gần sáng, tôi tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên một chiếc giường lạ trong một căn phòng lạ, trên người đắp một chiếc chăn mỏng. Đầu đau như búa bổ. Cổ họng khô đắng. Một mùi hôi không sao chịu nổi từ chiếc chăn mỏng đắp trên người xông lên làm tôi phải tung chăn ngồi dậy. Nhìn xuống bộ váy mình đang mặc. Trời ơi, nó loang lổ những vết bẩn của trận nôn đêm qua. Mặc dù đã được lau sạch nhưng mùi hôi vẫn cứ từ đó thoảng ra. Tôi nhìn ra góc phòng, một chàng trai đang ngủ gục trên bàn mặt úp lên trên quyển sách đang mở rộng. Tôi hiểu, đêm qua anh ta đã ngồi đọc sách suốt đêm để nhường chiếc giường một duy nhất cho mình. Nhìn lên giường, chiếc túi xách của tôi vẫn vứt lăn lóc ở đấy. Tôi vội vàng mở chiếc túi xách ra kiểm tra lại. Hai trăm đô con dê già trả cho tôi vẫn còn. Di động vẫn còn. Tôi chợt thấy ân hận vì mình đã nghi ngờ một tấm lòng đã cứu giúp mình. Đứng soi mình trước một tấm gương nhỏ treo trên tường, tôi bỗng có một cảm giác kinh tởm chính mình. Son phấn nhòe nhoẹt, sống áo nhàu nát, bẩn thỉu và khi nhìn xuống ngực mình, mặt tôi bỗng đỏ lên. Tôi xấu hổ. Đôi bầu vú tròn căng, mịn màng của tôi hiện lên mờ mờ qua làn vải mỏng. Không xu chiêng. Tôi kéo váy nhìn xuống. Trời ơi! Không quần lót. Tối qua tôi đã nằm ở đây với bộ dạng như thế này sao? Tôi nhìn nhanh về phía người thanh niên. Anh ta vẫn đang ngủ ngon lành. Hoảng sợ, tôi vớ lấy chiếc áo của anh ta vắt trên chiếc gi đông xe đạp cà tàng khoác vội vào người rồi rón rén ra khỏi nhà, khép cửa lại.
Về đến nhà, việc đầu tiên là tôi vào phòng tắm. Dòng nước nóng xối khắp cơ thể làm cho tôi tỉnh táo hẳn. Những sự việc hồi hôm lại hiện về trong đầu như một đoạn phim quay chậm. Cảnh đầu tiên là một bộ mặt bự thịt và mỡ đang rúc mặt vào ngực tôi mà mút, mà liếm. Tiếng mút của hắn tòm tọp như tiếng lợn đói đang xục cám. Rồi đến cảnh bàn tay thô bỉ của lão cuồng loạn cào cấu, vần vò khắp cơ thể. Rồi cảnh đôi môi thâm sịt của lão như hai miếng thịt trâu hôn hít khắp cơ thể tôi, ngực, cổ, má và cuối cùng là áp vào môi tôi. Cái lưỡi dài, trơn ướt như lưỡi rắn lùa sâu vào miệng. Đến đây thì tôi thấy lợm ở cổ họng thế là tôi lại nôn thốc nôn tháo ra chậu rửa. Tôi cứ thế đứng im dưới vòi hoa sen để mặc cho dòng nước nóng xối vào mình. Đôi bàn tay vô thức cứ kì cọ, kì cọ mãi những chỗ cơ thể tôi bị nhơ bẩn. Tôi muốn rửa sạch. Tôi muốn tẩy sạch. Trời ơi! Tôi có rửa sạch được không? Tôi có tẩy sạch được không? Hai dòng nước mắt bất giác lăn xuống môi mặn đắng.
Tôi đã gặp cảm giác này một lần trong đời. Đó là lần đầu tiên khi tôi đi khách. Lần ấy, sau khi xong việc, cầm tiền, tôi chạy vào buồng tắm cầm lấy cái vòi hoa sen cứ xả mãi nước vào chỗ ấy, vừa xả nước tôi vừa khóc nức nở. Nhưng cái cảm giác ấy đã chết trong tôi từ lâu lắm rồi. Bây giờ, thậm chí sau khi xong việc có nhiều khi tôi cũng chẳng thèm tắm rửa. Thế mà sao hôm nay cảm giác ấy lại bỗng nhiên sống lại?
Đoạn cuối của cuốn phim quay chậm là một căn phòng nhỏ tồi tàn. Hầu như không có một thứ vật dụng gì. Cảnh một người thanh niên đang bế tôi đặt lên giường. Một bên vai váy của tôi trễ xuống để lộ ra một bầu vú căng tròn, mịn màng với chiếc núm vú hồng tươi, be bé. Lúc đặt tôi lên giường, chiếc váy của tôi bị tốc lên để hiện ra một cặp đùi thon dài, trắng muốt. Và, dịch lên một tý nữa. Cảnh ánh mắt của chàng thanh niên hơi dừng lại ở đó. Một chút. Một chút thôi, rồi anh ta lấy tay kéo lại chiếc váy cho tôi. Những cảnh ấy cứ lần lượt hiện ra trong đầu. Tôi cứ đứng im lặng dưới vòi nước kì cọ một cách vô thức cho đến khi tôi thấy người lạnh buốt. Nước nóng trong bình nóng lạnh hết từ lúc nào mà tôi không biết.
Tắm xong, tôi ra giường ngồi. Mắt tôi chạm vào chiếc áo của anh mà tôi vứt ở trên giường lúc về nhà. Cầm lấy cái áo, tôi lục túi thấy một chiếc thẻ sinh viên và một tờ giấy bạc mười nghìn. Chẳng lẽ anh ta chỉ có từng này tiền thôi sao? Tôi băn khuăn tự hỏi. Cầm tấm thẻ sinh viên tôi cứ thế ngắm mãi ảnh anh trên chiếc thẻ. Tôi tắt đèn, mang chiếc áo của anh chui vào chăn đi ngủ. Ôm chiếc áo vào ngực, một mùi đàn ông lạ lắm nồng nồng, chua chua phảng phất ôm trọn lấy cơ thể tôi. Tôi đã ôm không biết bao nhiêu người đàn ông trong tay thế mà sao đến tận đêm nay tôi mới biết mùi đàn ông thật là quyến rũ? Tôi cứ thế thiếp đi trong một giấc mơ nhẹ nhàng.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, việc đầu tiên tôi làm là đi giặt chiếc áo của anh. Cũng lạ, đã từ rất lâu rồi, lâu đến cái mức tôi không thể nhớ lần cuối cùng mình gặt quần áo là khi nào. Quần áo của tôi, tôi đều mang ra hiệu giặt là. Thế mà hôm nay tôi lại tự tay ngồi giặt cái áo cho anh. Ngày xưa khi còn nghèo khổ, chẳng bao giờ tôi có thể nghĩ rằng được giặt một chiếc áo đàn ông là một hạnh phúc. Thế mà bây giờ, khi đã có tiền, cái giấc mơ nho nhỏ đó lại trở thành mong manh như một chiếc bong bóng xà phòng. Giặt xong, tôi phơi khô rồi là chiếc áo cho phẳng. Đến chiều, tôi trang điểm cẩn thận, mặc chiếc váy tôi thích nhất. Chiếc váy này tôi chỉ dùng khi đi với những khách quen thật sang trọng. Tôi đứng xoay người trước gương tỉ mẩn sang sửa từng tý một cho đến khi tôi cảm thấy chính mình cũng phải mê mình. Để chiếc áo của anh vào một cái túi nilông, tôi phóng xe đến nhà anh. Khi chỉ còn cách nhà anh vài chục mét, tự nhiên tôi lại thấy ngần ngại. Tôi đỗ xe, vào một quán cà phê xê xế trước nhà anh, tìm một chỗ có thể nhìn về phía căn nhà. Một cảm giác lạ lắm ùa đến xâm chiếm lấy tôi. Một cảm giác bâng khuâng, hồi hộp. Một chút gì ngần ngại. Một chút ít thẹn thùng. Chao ôi! Mi sống lại rồi ư? Mi đã chết ba năm nay sao đến hôm nay tự dưng mi lại tỉnh lại, cái cảm giác bâng khuâng của một buổi hẹn hò. Người tôi run lên. Cắn chặt lấy môi, tôi hấp tấp ra khỏi quán bỏ lại cốc cà phê mà tôi chưa hề uống.
Phải đến mấy ngày liền tôi tự đấu tranh với mình. Ngày nào tôi cũng xách cái áo đi nhưng đến nửa đường thì tôi lại quay về. Tôi sợ. Một nỗi sợ vô hình đeo bám lấy tôi. Đã có lúc tôi tự bảo với mình. Thôi, không trả lại cái áo nữa. Mình hãy giữ lại làm một vật kỉ niệm trong cuộc đời. Nhưng còn chiếc thẻ sinh viên? Không thể không trả lại cho anh chiếc thẻ. Đêm nào tôi cũng ôm chiếc áo của anh đi ngủ. Chiếc áo như một cánh bèo cho một chiếc bọt nước là tôi bám vào.
Đến chủ nhật, tôi lại quyết định đến nhà anh. Sau khi trang điểm cẩn thận, tôi xách cái túi ra xe. Vừa đến cửa, tôi lại dừng lại, quay vào nhà, đứng soi mình trước gương một lần nữa. Không được. Tôi tự nhủ. Chắc chắn rằng anh ấy đã biết mình là ai. Đừng để anh ấy có cảm giác xấu về mình hơn nữa. Tôi vội vàng tẩy hết trang điểm, thay chiếc váy đẹp nhất của mình bằng một chiếc váy tôi vẫn mặc ở nhà. Đứng trước gương tôi vẫn thấy mình chưa ổn. Sao đã mặc chiếc váy xấu nhất rồi mà trông mình vẫn như một con điếm thế này? Tôi tự hỏi mà nước mắt tôi trào ra. Mình đích thị là một con điếm chứ còn như gì nữa. Cái từ “Con điếm” chưa bao giờ vang lên bên tai tôi. Tôi thuộc diện gái gọi cao cấp. Đến với tôi toàn những đại gia có học thức, có chức vụ và toàn là những người lịch lãm. Họ đua nhau cưng nựng, chiều chuộng tôi. Thậm chí với tôi chưa bao giờ những người ấy nói với tôi về vấn đề tiền bạc. Xong việc, họ bí mật nhét tiền vào túi xách của tôi lúc nào tôi cũng chẳng biết nói gì đến hai từ “Con điếm”.
Hôm nay anh đã nói với tôi hai từ đó bằng một ngôn ngữ không lời.
Tôi mở tủ quần áo tìm thử xem mình có chiếc quần nào không. Không thấy một chiếc quần nào cả. Tôi vớ lấy xe phóng ra một cửa hàng thời trang nổi tiếng định mua một bộ quần bò nhưng đến cửa rồi nghĩ thế nào tôi lại quay ra. Tôi phóng xe đến phố Trần Nhân Tông, phố chuyên bán những bộ quần áo may sẵn loại bình dân mua mấy chiếc quần bò, vài chiếc áo sơ mi và hai chiếc áo khoác.
Mặc những bộ quần áo bình dân vào, tôi thấy tự tin lên hẳn. Lần này tôi phóng đến thẳng cửa nhà anh. Tôi gõ cửa. Cửa mở, anh nhìn tôi bằng con mặt lạ lùng. Anh không nhận ra tôi. Mặt tôi nóng bừng. Tôi lúng túng tự giới thiệu:
- Em là con bé hôm nọ say rượu được anh giúp đỡ.
Anh à lên một tiếng, tay vỗ lên đầu như thể sực nhớ ra. Anh vui vẻ:
- Anh nhớ ra rồi. Vào đi em!
Tiếng “Em” của anh mới ngọt ngào làm sao. Trước khi đến đây, tôi cứ nghĩ anh sẽ gọi tôi bằng một tiếng “Chị” đầy xã giao, vô hồn. Nhưng như thế cũng vẫn còn là tốt cho tôi lắm. Tôi sợ nhất anh sẽ gọi tôi bằng một tiêng “Cô” đầy khinh bỉ. Tôi vào trong nhà, anh kéo ghế mời tôi ngồi. Rất tự nhiên anh bảo:
- Em ngồi đây để anh chạy ra ngoài hàng mua mấy chén nước. Nhà anh chẳng có ấm chén gì đâu. Khách đến đều ra quán . Em uống chè chén hay trà đá?
Để có thể kéo dài được cuộc gặp mặt và để cho tự nhiên nên tôi cũng không chối từ.
- Anh cho em xin một cốc trà đá.
Anh chạy ra ngoài mua nước. Tôi ngồi ngắm căn phòng. Một căn phòng người ta vẫn làm cho những sinh viên nghèo thuê. Đồ đạc chẳng có gì. Thứ đáng giá nhất là một chiếc xe đạp cà tàng. Còn thứ đáng giá nhì đó là sách. Chỗ nào cũng thấy sách, trên giường, trên bàn, trên ghế, trên giá sách và thậm chí còn cả dưới gầm giường. Tôi cúi xuống nhặt một cuốn sách nằm ở dưới gầm giường lên thì anh về. Thấy thế anh cười. Nụ cười cởi mở và đáng mến làm sao. Thực ra những người đàn ông đến với tôi người nào cũng cười. Họ cười để mong lấy được nụ cười từ tôi. Hoặc họ cười vì mong lấy được từ tôi một thứ mà họ vẫn mong muốn. Một sự cuồng nhiệt. Những nụ cười đầy mục đích. Còn anh? Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nhận được một nụ cười không mục đích từ một người đàn ông.
- Em cứ để đấy cho anh - Anh lại cười - Đàn ông mà. Bừa bãi quá phải không?
Tôi lấy chiếc áo của anh ra đưa trả lại cho anh.
- Em gửi lại anh cái áo. Anh cho em xin lỗi đã lấy áo của anh mà không hỏi mà lúc đi cũng chẳng có lấy một lời cảm ơn. Tại vì tối hôm ấy trông em nhếch nhác quá.
Tôi lúng túng giải thích. Chúng tôi ngồi nói chuyện một lúc nữa toàn những chuyện linh tinh không đầu, không đuôi rồi tôi đứngdậy xin phép ra về. Anh tiễn tôi ra ngoài cửa. Lúc tôi chào anh lần cuối thì anh mới nói một câu.
- Lần sau em đừng có uống rượu nhiều như thế nữa.
Tôi cúi mặt, cắn chặt môi để khỏi bật khóc. Tôi vội vàng nổ máy phóng vụt đi như một kẻ chạy trốn.
***
Sau cái lần đến trả áo cho anh, rất lâu sau tôi không gặp lại anh nữa. Tôi rất muốn đến nhưng lại sợ. Vả lại cũng chẳng có lí do gì. Tôi chôn chặt hình ảnh anh vào trong lòng. Cố xua đuổi một cái gì đó rất mong manh, không rõ hình hài trong tôi nhưng không được. Thật tình cờ tôi lại gặp anh.
Lần ấy, tôi đi với một đại gia. Hai chúng tôi đang ngồi ở một quán cà phê thì anh và mấy người bạn bước vào. Nhìn thấy anh, tôi hoảng hốt vớ lấy một tờ báo đưa lên định giả vờ đọc để che mặt nhưng không kịp. Anh đã nhìn thấy tôi. Tôi thấy anh sững lại. Mắt anh gặp mắt tôi. Một giây thôi, rồi mặt anh lại bình thản trở lại. Anh đi lướt qua chiếc bàn tôi ngồi, Không hề quay lại, đi thẳng ra chỗ mấy người bạn. Con tim tôi nhói buốt. Sao phũ phàng vậy hả ông trời? Tôi không thể ngồi lại được nữa bèn đứng dậy bảo với người đang đi cùng tôi.
- Ta về thôi anh!
- Sao hôm nay em lạ thế?- Vị đại gia của tôi âu yếm hỏi- Hay em muốn đi đâu để anh đưa em đi.
Tôi lo lắng liếc vội về phía bàn của anh. Quán cà phê nhỏ lại yên tĩnh. Những lời của khách hàng của tôi nghe rõ mồn một. Tôi hạ thấp giọng nói với anh ta.
- Anh cho em xin lỗi. Đêm nay em thấy mệt. Để hôm khác em bù cho anh có được không?
- Chán thật - Khách hàng của tôi thở dài, đứng dậy - Thôi vậy. Nhưng ngày mai em phải bù gấp đôi đấy nhé.
Giời ơi. Sao lão ta nói to vậy. Hai chúng tôi đi ra. Sao gáy tôi nong nóng. Hay anh đang nhìn theo tôi?
Ra đến ngoài đường, khách hàng của tôi muốn đưa tôi về nhà bằng xe ô tô của lão nhưng tôi từ chối. Tôi nói tôi sẽ gọi taixi nhưng lão không chịu. Nhùng nhằng một lúc, cuối cùng lão ôm ghì tôi một cái rồi mới chịu lên xe bỏ đi.
Lão đi rồi, tôi sang ngồi ở một hàng nước bên kia đường đợi anh. Tôi không biết tại sao tôi lại hành động như vậy. Đêm nay, tôi đã bỏ mất hai trăm đô la để đợi một cái gì mà chính tôi cũng không biết. Rất lâu sau bọn anh mới ra. Thấy anh ra, tôi đứng lên. Anh nhìn thấy tôi. Tôi nghe thấy anh nói với các bạn.
- Thôi! Chúng mày về trước đi. Tao có việc phải đi đằng này một lúc. Anh đợi cho lũ bạn đi khuất mới dắt xe sang bên đường gặp tôi. Tôi đứng im, cúi mặt không dám nhìn anh, tay mân mê quai chiếc túi xách. Phải một lúc sau tôi mới nghe thấy tiếng anh hỏi nhỏ.
- Em bỏ khách để đợi anh à?
- Vâng.
Tôi đáp nhỏ và không thể nhận ra giọng của mình. Một thanh âm run rẩy đầy lo sợ. Tôi chắc anh nhận ra điều ấy nên tay anh nhẹ nắm lấy tay tôi.
Chúng tôi dắt xe im lặng đi bên nhau chẳng biết nói gì. Mà tôi cũng chẳng cần anh nói. Tôi chỉ cần anh nắm lấy tay tôi là tôi có thể đi với anh đến cùng trời cuối đất. Đi ngang qua công viên, anh bảo tôi:
- Ta vào trong này ngồi chơi một lúc nhé?
- Vâng.
Tôi lại vâng rồi im lặng theo anh đi vào công viên. Trong giới gái gọi cao cấp tôi là người rất nổi tiếng. Tôi nổi tiếng không chỉ vì nhan sắc mà còn nổi tiếng vì sự lịch thiệp trong giao tiếp. Sự tinh tế trong nói chuyện. Rất nhiều lần các đại gia thuê tôi đi không phải vì mục đích tình dục mà vì mục đích xã giao với các bạn hàng và lần nào họ cũng rất hãnh diện khi được đối tác khen ngợi.
- Trời ơi. Ông anh kiếm đâu ra một cô bồ vừa xinh đẹp lại vừa tinh tế đến thế.
Vậy mà sao hôm nay tự nhiên tôi lại ngậm hột thị? Chúng tôi dựa xe vào gốc cây, ngồi xuống một chiếc ghế đá. Anh nhìn ra ngoài hồ rồi bỗng hỏi tôi.
- Đêm nay để đợi anh em mất bao nhiêu?
- Dạ , khoảng hai, ba trăm đô gì đó.
- Hai ba trăm đô? – anh kêu lên kinh ngạc. Anh xoay hẳn người lại, nhìn sâu vào mắt tôi - Liệu có đáng không hả em?
Người tôi run bắn lên. Không thể tự chủ được nữa, tôi ôm choàng lấy anh. Nước mắt trào ra, tôi run rẩy:
- Đáng! Đáng lắm anh ạ.
Anh ôm lấy tôi rồi lặng lẽ thở dài. Chúng tôi cứ thế ngồi ôm nhau. Tôi riết chặt lấy anh như sợ anh bay mất. Còn anh, tay anh vòng ôm lấy lưng tôi. Bất động.
Sau đêm ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại đi chơi với nhau. Không bao giờ anh hỏi về công việc của tôi. Tôi biết, anh sợ tôi đau lòng và mặc cảm. Còn về phần tôi, mỗi lần đến nhà anh tôi luôn ăn mặc giản dị, không son phấn. Từ khi yêu anh, anh đã cho tôi những niềm vui nho nhỏ mà trước đó tôi không hề có. Đó là được chăm sóc anh. Tôi luôn được đàn ông chăm sóc và lấy làm thích thú về điều đó. Nhưng bây giờ tôi mới biết rằng được chăm sóc đàn ông còn thích thú hơn nhiều.
Một buổi chiều, tôi đang ở nhà anh lúi húi nấu cơm thì có điện thoại gọi đến. Tôi mở máy ra nghe rồi lo lắng liếc vội về phía anh đang ngồi đọc sách bên bàn. Bất chợt tôi gặp mắt anh cũng đang nhìn về phía tôi. Anh đứng dậy đi ra ngoài đường. Tôi vội vàng nắm tay giữ anh lại rồi nói to vào điện thoại.
- Ngay bây giờ ạ? Không được rồi. Tối nay em đã có hẹn.
Nói xong tôi tắt ngay máy. Anh im lặng một lúc rồi hỏi tôi giọng khó nhọc:
- Em có khách hẹn à?
- Vâng.
Tôi nói lí nhí. Anh quay mặt đi. Lúc anh quay lại tôi thấy nước mắt anh lưng tròng. Tôi ôm chặt lấy anh. Giọng anh đầy giận dữ:
- Anh là một thằng vô dụng. Anh đúng là một kẻ khốn nạn- Hai tay anh ôm lấy đầu- Là một thằng đàn ông mà không lo được cho người yêu của mình.
Tôi quỳ sụp xuống ôm lấy chân anh. Vùi sâu mặt mình vào lòng anh. Vai tôi rung lên. Khi tôi ngước lên nhìn anh thì mặt tôi cũng đẫm nước mắt. Anh cúi xuống nhìn tôi. Bất giác, một giọt nước mắt của anh nhỏ xuống mặt tôi nóng hổi.
Ôi! Giọt nước mắt đàn ông!
- Anh! - Tôi kêu lên - Nếu bây giờ anh bảo em thôi. Em sẽ thôi ngay.
Anh đỡ tôi đứng dậy. Đau đớn:
- Anh bảo em thôi ư? Vậy em lấy gì để sống đây? Anh có nuôi nổi em không? -Anh gỡ tay tôi ra, đẩy tôi ra cửa – Thôi em hãy đi đi. Xong việc nhớ quay về đây anh đợi.
Tôi lên xe đi. Rất muộn tôi mới trở về nhà anh. Anh vẫn đang đợi tôi. Nhìn mâm cơm còn nguyên trên bàn tôi lại muốn khóc. Mâm cơm đã nguội tanh. Tôi dịu dàng nói với anh.
- Anh để em hâm nóng lại các thứ rồi chúng mình cùng ăn.
Tôi vội vàng bắc bếp hâm lại thức ăn. Anh không thể không biết với loại gái gọi tầm cỡ hai ba trăm đô một đêm như tôi mỗi lần đi khách là một lần tiệc rượu. Sao anh vẫn đợi tôi về cùng ăn? Chúng tôi ngồi cùng ăn với nhau. Mặc dù đã rất no rồi tôi vẫn cố gắng ăn cùng anh cho anh thấy vui lòng. Anh có hiểu điều ấy không anh yêu của em?
Ăn xong tôi thu dọn bát đĩa, còn anh mang bộ ấm chén đi rửa để pha trà. Tôi ngăn anh lại:
- Anh để đấy để em rửa cho.
Nói rồi tôi giằng lấy bộ ấm chén, bỏ bát đĩa lại rửa trước ấm chén để đi pha trà cho anh. Tôi thấy anh cắn môi. Anh hiểu. Tôi đang cố gắng bù đắp lại những cái mà đêm nay anh đã phải chịu đựng. Rửa bát xong, tôi đi ra khép cửa lại rồi đến ngồi vào lòng anh. Hơn hai tháng từ ngày tôi yêu anh, chưa bao giờ tôi dám sàm sỡ với anh. Tôi không muốn để hình ảnh một “Con đĩ” hằn vào trong tâm trí anh. Ngược lại, anh cũng không bao giờ sàm sỡ với tôi. Có lẽ anh muốn tôi hiểu rằng anh không bao giờ coi tôi là một con đĩ. Thậm chí chúng tôi cũng chưa hề hôn nhau. Hành động thân mật nhất của chúng tôi là ôm lấy nhau nhưng cũng chỉ trong những lúc thật xúc động như buổi chiều nay chẳng hạn. Còn thì chúng tôi thường chỉ nắm lấy tay nhau và im lặng. Nhưng đêm nay thì tôi thương anh quá. Cứ nghĩ đến giọt nước mắt đàn ông bỏng giẫy của anh nhỏ lên mặt tôi là tôi không sao chịu đựng nổi. Anh ơi, anh đau đớn lắm phải không? Còn em. Em cũng đau đớn lắm. Biết lấy gì bù đắp cho anh đây?
Tôi cố nén đau buồn, rót một chén nước, tươi cười nâng lên miệng anh:
- Anh uống đi để cho em uống với. Hai chúng mình uống chung một chén anh nhé.
Anh nhìn tôi cười cười nhưng đôi mắt anh thì sao mà âm u đến vậy. Đột nhiên, anh bế bổng tôi lên, đặt tôi lên giường. Anh điên cuồng hôn lên khắp cơ thể tôi. Bàn tay anh run rẩy lần mở chiếc cúc áo trên ngực tôi. Tôi nắm tay anh giữ lại:
- Đừng anh!
Tôi thì thầm van xin. Bàn tay anh lập tức dừng lại. Anh nhìn sâu, rất sâu vào mắt tôi.
- Em không muốn?
Nước mắt tôi trào ra.
- Không phải là em không muốn mà là chính anh không muốn.
Anh ơi! Nhìn vào mắt anh là em biết anh định dùng cách này để làm dịu đi nỗi đau trong em. Em biết ơn anh nhiều lắm. Trong con mắt âm u kia không có lấy một đốm nhỏ của dục vọng. Không có lấy một tia nhỏ của khát khao. Anh định lừa em để em có được một cảm giác hạnh phúc trong cái tình yêu đau đớn này. Trời ơi! Em đã cố che dấu đi nỗi đau đớn của mình sao anh vẫn nhận ra? Tôi thầm kêu lên. Anh ơi! Em khao khát lắm. Em thèm muốn lắm. Em chỉ mong có một ngày em được tự tay mình cởi bỏ hết áo quần để khoe tấm thân như ngọc như ngà của em trước mắt anh. Để được nhìn thấy trong mắt anh ngọn lửa đam mê rừng rực cháy. Để được tan vào trong anh cùng với tình yêu của mình. Để được rên lên trong sung sướng và hạnh phúc. Em muốn dâng hiến cho anh chỉ nhân danh tình yêu chứ không phải vì bất cứ một thứ gì khác. Anh hãy đợi, ngày ấy nhất định sẽ đến. Hãy tha lỗi cho em.
Hà nội 18/03/2000
Cập nhật lại- ngày 06/01/2016
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 06/07/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Yêu không hối hận – Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 06/07/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Yêu không hối hận – Truyện ngắn Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)
Ngày 12/06/2012
Mai chìa tay ra cho anh, anh nắm lấy tay cô. Cô thoáng rùng mình. Có một luồng điện từ bàn tay mạnh mẽ của anh truyền lan khắp cơ thể. Anh giữ tay cô lại hơi lâu trong tay mình, mắt nhìn vào cô ngần ngừ như chất chứa một điều gì muốn nói. Cô để nguyên tay mình trong bàn tay của anh, nín thở.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 0716006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
Tác giả Nguyễn Thế Duyên
Tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa chỉ: TP. Hà Nội
Điện thoại: 0716006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Duyên
YÊU KHÔNG HỐI HẬN
Họ dừng lại ở ngã tư đường, anh chìa tay ra cho Mai.
- Thôi! Anh phải rẽ ở đây rồi. Em về nhé, hy vọng có một ngày được gặp lại em.
Mai chìa tay ra cho anh, anh nắm lấy tay cô. Cô thoáng rùng mình. Có một luồng điện từ bàn tay mạnh mẽ của anh truyền lan khắp cơ thể. Anh giữ tay cô lại hơi lâu trong tay mình, mắt nhìn vào cô ngần ngừ như chất chứa một điều gì muốn nói. Cô để nguyên tay mình trong bàn tay của anh, nín thở.
- Thôi! Anh đi
Anh buông tay cô, nói vội vã rồi nổ máy xe phóng thẳng. Cô đứng bên đường nhìn theo cái dáng hấp tấp, vội vã như trốn chạy của anh mà trong lòng cuộn lên một nỗi ân hận. Cô muốn chạy theo và gào to để cho anh nghe thấy.
- Anh! Em không phải tên là Thu.
Nhưng không hiểu tại sao cô vẫn đứng như chôn chân ở vệ đường nhìn theo cho đến khi anh khuất hẳn. Cô nổ máy phóng về nhà. Cô mở cửa, bật đèn dắt xe vào trong nhà. Ngôi nhà lạnh lẽo và trống trải.Tự nhiên cô có cảm giác chống chếnh. Hai mươi năm qua, kể từ ngày cô đưa chồng ra sân bay đưa tiễn anh ta sang Đức làm ăn chưa bao giờ cô có cái cảm giác này. Đêm hôm ấy, cô ngủ một giấc ngon lành và sáng hôm sau, khi ngủ dậy, việc đầu tiên là cô chạy ra ngoài sân, ngửa mặt nhìn lên trời hít một hơi dài và ngây ngất hưởng thụ cái cảm giác được tự do tràn ngập trong tâm hồn mình. Cô mỉm cười nhớ đến câu cuối cùng cô nói với chồng trước khi anh ta đi qua cửa soát vé.
- Thôi! Anh đi nhé. Và em không hứa rằng sẽ chung thủy.
Nói rồi cô quay người bỏ đi. Cho đến tận ngày cô nhận được tin chồng cô đã lấy vợ bên Đức cũng vậy. Cô thản nhiên đến cái mức người báo tin cho cô cũng phải kinh ngạc:
- Sao em có thể thản nhiên đến vậy?
Anh ta hỏi và cô bình thản trả lời.
- Vì anh ta đã chết trong em từ lâu lắm rồi.
Hai mươi năm, cô đã mất hết những ảo vọng về đàn ông. Chỉ cần đứa con thôi là đủ. Cô nghĩ thế và vẫn luôn cho là mình đúng. Bạn bè cô, cũng có một vài người bỏ chồng. Họ đều đã lần lượt lấy chồng khác còn ai chưa lấy thì cũng đều đã cặp với một anh chàng chỉ có một mình cô là chưa. Một lần, một cô bạn đã hỏi:
- Thế mày không “Thèm” à?
Cô cười lắc đầu.
- Không!
Và chợt nhớ đến cái đêm chồng cô về nước. Đêm hôm đó, cô định lên ngủ với mẹ để cho anh ta ngủ với đứa con ở phòng mình nhưng mẹ cô có lẽ là muốn gắn hai người lại với nhau nên bà đã khóa cửa đi ngủ trước. Cô đặt đứa con nằm giữa hai người, mặc nguyên quần áo chui vào chăn nằm quay mặt vào tường. Anh chàng bò qua đứa con lần sang ôm chặt lấy cô. Cô vùng ngồi dậy hất anh ta ra, móc túi ném vào mặt anh ta tờ giấy bạc năm chục nghìn.
- Anh thèm thì cầm lấy năm chục này ra ngoài đầu đường mà giải quyết. Đừng có động vào tôi!
Anh chàng bắt đầu sửng cồ
- Tôi vẫn là chồng cô mà...
- Không! Bây giờ anh không còn là chồng tôi nữa. Anh là chồng của người khác. Anh đã quên rồi sao?
Anh chàng sượng sùng quay lại chỗ mình. Im lặng một lúc khá lâu bỗng nhiên anh ta hỏi:
- Ngày trước ở sân bay cô nói “ Không hứa sẽ chung thủy” Sao đến tận bây giờ cô vẫn không cùng ai?
- Vì anh đã giết chết tình yêu trong tôi.
Không phải trong hai mươi năm ấy cô chưa hề cùng ai. Cũng đã có một lần một chàng trai đã làm cho cô rung động. Anh ta tỏ ý quan tâm đến cô một cách không hề che dấu. Một lần anh ta mời cô đi uống nước. Cô nhận lời. Hai người vào một quán cà phê. Hôm ấy cô đã nói liên tục, nói như một cái máy. Cô muốn che dấu đi sự lúng túng của mình. Khi nghe anh ta hỏi.
- Mấy năm rồi mà Mai không có lúc nào cảm thấy cô đơn à?
Trong cô đã tràn trề hi vọng.
- Có chứ! Nhiều lúc em thấy cô đơn một cách kinh khủng.
- Thế thì chúng mình đi đâu chơi đi!
Anh ta nói và cô đã ngây thơ hỏi lại.
- Vâng! Đi đâu bây giờ hả anh?
- Ta vào một nhà nghỉ nào đấy.
Cô sững người, rồi không thể kiềm chế được, cô cầm cốc nước hắt vào mặt anh chàng. Và sau lần ấy, tình yêu trong cô chính thức chết hẳn.
Thế mà sao đêm nay cô lại bỗng nhiên cảm thấy chống chếnh? Cô tắt đèn, chui vào chăn. Ngủ đi! Cô tự nhủ. Không ngủ được. Đêm nay gió lạnh về. Tiếng gió hú lên ảm đạm. Ngoài hiên, những tầu lá chuối phần phật đập vào nhau trong gió lạnh. Một con dế nỉ non than khóc cho một kiếp sống cô đơn. Cô cảm thấy lạnh. Một cái lạnh từ sâu thẳm trong lòng từ từ dâng lên. Cô ghì chặt lấy chiếc gối ôm. Một câu thơ bỗng bật lên trong đầu:
Muốn cởi chiếc áo mỏng
Khoác lên vóc Mai gầy
Lấy thơ làm lửa sưởi
Ủ ấm một hồn Mai
Đấy là một câu thơ trong bài thơ của anh đã gửi vào trang của cô. Câu thơ ấm áp quá nhưng lửa thơ sao có thể ủ ấm được lòng người hả anh. Cô cầm lấy điện thoại và gửi đi một tin nhắn.
“Anh! Em xin lỗi. Tên em không phải là Thu. Tên em là….”Nhưng viết được đến đấy thì tin nhắn hết từ. Cô đành gửi tin nhắn đi và định viết một tin nhắn thứ hai để nói cho anh biết tên của mình.Tin nhắn thứ hai viết chưa xong thì có tin nhắn của anh trả lời.
“Anh biết. Không sao mà em .Đừng nói tên khi chưa đủ tin cậy”
Cô nhìn đồng hồ. Hai giờ sáng.
***
Họ đều là thành viên của một diễn đàn thơ và hôm nay, ngày thành lập diễn đàn, những thành viên của diễn đàn tổ chức gặp mặt. Mai đã định không đi , nhưng một cô bạn cứ cố rủ.
- Chị đi đi. Chị còn trẻ đẹp thế, biết đâu chẳng tóm được một anh chàng.
Mai cười chữa lại.
- Không phải là tóm được mà là lừa được một anh chàng vào rọ.
Họ đến cuộc gặp mặt. Cuộc gặp mặt cũng không đông người, khi mọi người bắt đầu ngồi vào bàn rồi thì anh mới đến.Khi nghe anh tự giới thiệu.
- Tôi là Minh.
Thì cô thấy thất vọng. À! Thì ra đây là anh chàng đã thả bài Mai vào trang thơ của mình. Bài thơ hay thế mà tác giả của nó trông chẳng khác gì một ông bán chuối. Cô thầm nghĩ. Anh đi đến chỗ cô và ngồi xuống bên cạnh. Chắc là tình cờ, cô nghĩ thế. Anh chìa tay ra cho cô và hỏi.
- Anh là Minh. Còn em tên là gì?
- Em là Thu.
Cô vừa nói vừa chìa tay ra cho anh. Anh nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của cô khẽ bóp làm cho bàn tay cô đau nhói. Bỗng anh hỏi nhỏ đầy vẻ quan tâm.
- Hình như em có người nhà vừa mất?
- Sao anh biết?.- Hỏi xong, cô theo hướng mắt anh nhìn xuống ngực áo mình và thấy mắt anh đang nhìn vào chiếc băng tang nhỏ cô gài trên ngực áo. Lòng cô bỗng ấm lại. Mẹ cô vừa mất, giữa bao nhiêu con người ngồi đây, Sao chỉ một mình anh nhận ra điều này?- Mẹ em vừa mới mất.
Cô trả lời. Anh khẽ à lên một tiểng rồi nói nhỏ chỉ đủ cho mình cô nghe:
- Mất mẹ là một mất mát lớn nhất trong đời người. Mẹ anh cũng mất rồi và nhiều khi anh bỗng thèm được nghe tiếng mẹ mắng.
Nghe anh nói mà nước mắt cô ứa ra. Anh không an ủi cô như bao nhiêu người đã từng an ủi. “Xin chia buồn cùng em”hay “Cố gắng lên em nhé”… Mà anh dùng chính nỗi buồn của mình, dùng chính những cảm nhận của mình về nỗi buồn mất mẹ để nói lên nỗi buồn của cô và nói hộ cô những cảm nhận của mình. Nghe anh nói mà nỗi lòng cô vợi hẳn.
- Thế gia đình của em thế nào? Em sống hạnh phúc chứ?
- Em đang tình bơ vơ mà anh.- Cô cười trả lời, nhưng nhìn vào mắt anh, cô biết anh không tin điều ấy. Chính cô cũng không hiểu tại sao cô lại nói thật với anh chuyện này. Từ trước đến nay, hễ ai hỏi cô về gia đình cô đều nói “Em có chồng và chúng em sống rất hạnh phúc”.- Anh không tin sao? Em nói thật đấy.
Mấy tiếng sau cô nói với một giọng đượm buồn. Anh nhìn cô ngạc nhiên.
- Thật thế sao? Em xinh đẹp thế…- Anh định nói một câu gì đó nhưng đột nhiên anh lại chuyển chủ đề.- Còn anh đã có vợ và hai con.
- Thế anh sống có hạnh phúc không?
Cô hỏi và nhận thấy trong mắt anh dường như có một đám sương mù dăng nhẹ.
- Hạnh phúc! Đó là một sự cảm nhận mà em.
Anh tránh không trả lời thẳng câu hỏi của cô.
***
Trời lâm thâm mưa, khí trời lành lạnh.Minh ngửa mặt lên nhìn bầu trời rồi vớ lấy cái mũ vải bước ra cửa.
- Đêm khuya, mưa thế này ông còn định đi đâu?
Vợ anh hỏi. Minh ngoái đầu lại trả lời.
- Tôi đi lang thang một lúc.
Nói rồi anh cúi đầu bước đi. Anh còn nghe rõ tiếng vợ lầu bầu sau lưng.
- Đồ dở hơi!
Và tiếng đứa con gái anh nói lại mẹ.
- Sao lúc nào mẹ cũng cáu gắt với bố như thế?
- Chứ không à?.—Tiếng vợ anh gầm lên.—Tao đau ốm như thế này mà vẫn phải lăn lộn đi kiếm ăn, còn bố mày lúc nào cũng thơ thơ thẩn thẩn. Một tuần có một cái tiểu phẩm báo họ đặt mà cũng tuần được tuần không. Thơ thì mài ra mà ăn được chắc?
Minh khẽ lắc đầu ,cố nén một tiếng thở dài. Con gái anh chạy theo đưa cho anh chiếc áo mưa du lịch.
- Bố mặc vào kẻo ướt.
Anh cầm lấy cái áo mưa nhìn con gái với ánh mắt biết ơn khiến cho con bé cảm thấy mủi lòng. Nó nhìn anh nói nhỏ.
- Bố kệ mẹ. Đừng nghĩ gì bố nhé.
Anh nhìn con gái cười buồn.
- Không sao mà con. Bố quen rồi.
Con bé đứng ở cửa nhìn theo cái bóng cô đơn của anh giữa một thành phố đông đúc, ồn ào chậm chạp bước lên chiếc cầu đang xây dở.
Anh có thói quen hay ngồi một mình trên chiếc cầu này nhìn ra dòng sông để thả hồn mình trôi đi vô định. Mưa lất phất, những hạt mưa bụi dăng dăng làm dòng sông như nhòe đi, cảnh vật cũng nhòe đi và cuộc đời cũng nhòe đi như chỉ là một ảo ảnh. Cái lí trí lạnh lùng của con người và cái tham vọng mạnh mẽ của họ khiến cho cuộc đời này hiện lên một cách sắc nét và trần trụi. Ở đó, con người bỗng nhiên trở thành nô lệ của chính những tham vọng của mình. Niềm vui cứ co lại dần, nụ cười cứ héo quắt dần và cuối cùng chỉ còn tiếng cười hả hê của đồng tiền và tiếng khóc của sự thất vọng, đổ vỡ. Mà tiếng cười và tiếng khóc cứ như là một cặp song sinh. Ở đâu có tiếng cười hả hê của đồng tiền cất lên là ở phía đối diện với nó lại là tiếng khóc của sự thất vọng. Chỉ khi cái lí trí lạnh lùng và cái tham vọng mạnh mẽ kia rời khỏi ta thì cuộc đời bỗng trở nên nhạt nhòa và một nụ cười lặng lẽ bỗng nở ra như một bông hoa trên những làn môi vừa khóc.
Anh thích những phút nhạt nhòa ấy. Anh muốn mình được tan vào hư vô, được, dẫu chỉ một vài phút thôi, không phải đối mặt với sự nghiệt ngã của cuộc đời.
Rất muộn anh mới trở về nhà. Con gái anh vẫn thức. Nó giúp anh cởi chiếc áo mưa. Anh hỏi con:
- Mẹ ngủ chưa? Trước khi đi ngủ con có nhắc mẹ uống thuốc không đấy?
- Có! Mẹ đã uống thuốc rồi. Mà bố này…
Nói đến đây con gái anh ngừng lại ngần ngừ. Anh nhìn con khích lệ:
- Con muốn nói gì?
- Bố không định bỏ mẹ đấy chứ?
Anh lấy tay cốc nhẹ lên đầu con bé nở một nụ cười hiền hậu.
- Sao con lại hỏi thế? Không bao giờ bố bỏ mẹ đâu. Con đừng lo.
Con bé bỗng ôm chầm lấy bố, giọng nó nghèn nghẹn:
- Bố!
- Gì con!
- Con thương bố quá.- Anh nâng mặt con gái lên. Hai hàng nước mắt đã lăn dài trên má con bé.- Tại mẹ ốm đau liên miên mà bố.
- Bố biết mà con.
Đây không phải là lần đầu tiên anh bị hỏi điều này. Cách đây hai năm đã có người hỏi anh điều đó. Đấy là lần anh than thở với một người bạn của mình về vợ. Bạn anh đã nói.
- Tao hỏi mày một câu. Mày có dám bỏ vợ lúc này không?
Anh cắn răng, hàm răng lún sâu vào môi và chậm rãi lắc đầu.
- Tao làm sao có thể bỏ cô ta trong lúc ốm đau bệnh tật như thế này.
- Vậy thì mày phải chịu đựng. Thế thôi!
Anh thở hắt ra một cái, cầm chén rượu lên, ngửa cổ uống một hơi cạn sạch và anh nói bằng cái giọng trầm đục của một cơn say? Hay của một nỗi buồn?
- Tao nói với mày những điều này chỉ là để xả stress trong tao thôi chứ có phải nhằm để giải quyết vấn đề đâu.
Bạn anh cũng thở dài:
- Ừ! Tao biết. Mà sao số của mày khổ vậy?
Không phải anh không có thời kì hạnh phúc. Anh đã từng cực kì mãn nguyện với cuộc đời mình. Một cuộc sống không giàu nhưng cũng chẳng nghèo, một người vợ ngoan ngoãn, dịu dàng , một cô giáo trẻ với con mắt trong veo, nghịch ngợm, lúc nào cũng có thể ôm choàng lấy anh, đặt lên má anh một cái hôn cùng với một lời nói làm say lòng.
- Thưởng cho anh này. Câu thơ ấy hay quá.
Chỉ tiếc thời gian ấy quá ngắn ngủi. Khi đứa con ra đời là lúc cuộc sống của anh bắt đầu đảo lộn. Ngày trước, anh có thể bỏ một bữa cơm trưa vì một tứ thơ vừa bật dậy trong đầu, còn bây giờ bữa sữa của con không thể bỏ. Ngày xưa, vợ anh reo lên “Ôi! Câu thơ hay quá” thì bây giờ nàng nói với anh bằng bộ mặt đầy đau khổ.
- Mai đưa con đi viện. Lấy tiền ở đâu bây giờ hả anh?
Tiền! Trời ơi. Trong tất cả những phát minh của con người thì việc phát minh ra đồng tiền là vĩ đại nhất. Phát minh này có mặt ở mọi ngóc ngách của cuộc đời, có mặt trong mọi con người và sức tàn phá của nó còn mạnh hơn cả bom nguyên tử. Bom nguyên tử có thể giết chết được con người nhưng không thể giết chết tâm hồn con người. Còn tiền, nó có thể tàn phá được cả những thứ mà bom nguyên tử không thể tàn phá được. Nó đã biến người vợ của anh, một cô gái trong sáng , yêu thơ thành một mụ phù thủy tham lam và ghét thơ hơn mọi thứ trên đời. . Nó làm ngòi bút của anh trở nên nặng chịch khi phải vặn xoắn tâm hồn mình lại để cố vắt ra những giọt chữ cho một cái tiểu phẩm mà anh được đặt hàng và khi đứa con gái anh cầm tờ báo biếu reo lên chạy vào trong nhà.
- Bố! bài của bố này.
Thì anh cầm lấy tờ báo lãnh đạm vứt nó lên bàn và đưa cái phông bì cho vợ để rồi lại nghe thấy một câu hỏi như dứt da, dứt thịt:
- Tháng này chỉ được hai bài thôi à?
- Trời ơi! Bao giờ anh mới có thể viết không phải vì tiền?
Anh lên phòng, mở máy tính vào mạng. Đã muộn rồi mà diễn đàn thơ anh sinh hoạt vẫn rất đông người. Trong số những người còn lên mạng vào giờ này liệu có ai như anh cô đơn và mất ngủ?
Con trỏ trôi nhanh qua những trang thơ và nó bỗng dừng lại ở trang thơ của cô gái có tên là Thu ấy. Vẫn biết đấy không phải là tên cô gái nhưng có lẽ chính vì lời nói dối ấy làm anh chú ý đến cô. Trong anh lại hiện lên cái dáng người mảnh mai và đôi mắt ánh lên những tia sáng tinh ngịch khi cô ta hỏi anh sau khi kể cho anh nghe về một lần đùa cợt với một bạn thơ.
- Kể ra em cũng “Đểu” đấy chứ. Đúng không?
Anh đã bật cười khi nghe tiếng “Đểu” rất nghịch ngợm được nói ra từ miệng một cô gái gần bốn mươi tuổi. Anh thấy vui vui khi ngồi nói chuyện với cô. Anh bỗng thấy mình trẻ lại. Ánh mắt ấy, nụ cười ấy anh đã thấy ở đâu trong cuộc đời mình?
Anh mở trang thơ của cô. Cô vừa viết một bài “Say” trong đó có câu “Không men sao khiến lòng ngây ngất lòng”. Ừ đúng thật! Anh tự nhủ và nhớ đến cái cảm giác lâng lâng khi ngồi nói chuyện với cô. Không biết cảm giác đó có thể gọi là say được không nhỉ? Và anh bắt đầu viết:
Không phải tại trời thu
Không phải tại trăng thu
Chỉ vì em mà tôi mộng du
Đúng là anh đã mộng du. Ánh mắt tinh nghịch ấy đã đưa anh quay lại cái thời vợ anh vẫn còn là một cô gái yêu thơ. Một tiếng “chụt” vang bên má đi kèm với tiếng cười trong trẻo “Thưởng cho anh này”. Đâu rồi tiếng cười ấy?
Khi anh viết xong khổ thơ cuối cùng
Hãy say! Hãy say! Hãy say!
Muốn say mãi say cả đời không tỉnh
Muốn uống mãi làn môi em ngọt lịm
Vùi mặt mình vào mái tóc thần tiên
Và thì thầm ba tiếng “Mãi yêu em”
Thì anh nghe thấy tiếng vợ anh trở mình và thốt ra một tiếng rên nhẹ. Anh đứng dậy đi lại bên giường... Chiếc chăn tụt rơi xuống đất. Anh nhặt chiếc chăn lên khẽ khàng đắp lại cho vợ. Câu thơ vừa viết bỗng vang lên trong đầu. Trời! Ba tiếng này anh đã từng nói với vợ nhưng sao tiếng “Mãi” lại bị đứt đoạn nửa chừng? Anh có lỗi không? Và cuộc đời còn có ý nghĩa gì không khi nó chỉ có bốn từ “Nghĩa vụ” và “Trách nhiệm”?
Anh quay lại máy tính xóa bài thơ vừa gửi vào trang cô gái và thay vào đó bằng hai từ “Xin lỗi”. Anh có biết đâu ở một nơi trong thành phố có một người cũng đang mở trang thơ của mình và băn khoăn tự hỏi “Sao lại xin lỗi nhỉ”? Không trả lời được, cô PM cho anh.
- Sao anh lại xin lỗi? và xin lỗi cái gì?
Anh trả lời cô
- Anh vừa viết vào trang thơ của em một bài thơ nhưng anh lại cảm thấy có lỗi với vợ mình nên anh đã xóa đi.
Ra vậy! Cô chợt nhớ đến cái làn mây dăng nhẹ trong mắt anh khi cô hỏi “Thế anh có hạnh phúc không?”. Cô PM cho anh một lần nữa.
- Thơ thôi mà anh.
- Không với anh đó là thật.
Câu trả lời làm cô gái bâng khuâng. Không biết anh ta viết gì?
- Nếu anh không muốn viết trên diễn đàn thì anh có thể viết vào PM cho em không?
- Anh không thể! Tha lỗi cho anh.
Câu trả lời càng kích thích tính tò mò của cô gái. Anh ta đã viết gì nhỉ? Trí tưởng tượng đưa cô từ từ bay khỏi mặt đất. Cô thấy mình chơi vơi giữa một bầu trời đầy sao.
Mãi về sau này, một lần khi đang nằm trong lòng anh, cô đã bắt anh đọc cho mình nghe bài thơ anh viết đêm hôm ấy và khi nghe đến câu:
Rượu làm cho anh say một ngày
Tình yêu em làm anh say một đời.
Thì cô đã hỏi.
- Sao “Một đời” của anh ngắn vậy? Vừa viết xong đã tỉnh.
Anh vuốt tóc cô tư lự.
- Có một nhà văn nói rằng “Tình yêu chỉ có một, còn những thứ tương tự như tình yêu thì có nhiều” trước anh vẫn nghĩ rằng câu ấy đúng nhưng bây giờ anh mới biết không phải thế. Tình yêu cũng là một sinh vật sống. Nó sinh ra, lớn lên và chết đi. Chính vì thế anh chưa bao giờ nói “Anh mãi mãi yêu em” .
Đang nằm trong lòng anh, cô vụt nhỏm dậy.
Đang nằm trong lòng anh, cô vụt nhỏm dậy.
- Có nghĩa là sẽ đến một ngày anh bỏ em và yêu một cô gái khác?
Anh ôm lấy vai cô và chữa lại.
- Không phải là anh bỏ em để đi với một cô gái khác mà là tình yêu của chúng ta chết và một tình yêu mới trong em, hoặc trong anh nẩy mầm.
Sợ hãi cô ôm chặt lấy anh thì thầm.
- Làm sao để nó không chết hả anh?
- Anh không biết nữa. Điều đó phụ thuộc vào cả hai chúng ta.
- Nhưng em không đòi hỏi gì ở anh mà. Em không đòi anh phải bỏ vợ để cưới em. Em chỉ cần tình yêu của anh thôi. Thế không đủ sao?
Cô gỡ tay anh ra, nhìn chằm chằm vào anh chờ đợi một câu trả lời. Câu cô hỏi như một lưỡi dao mỏng, sắc lẹm khứa vào lòng anh ,không đau nhưng làm rỉ máu.
- Anh xin lỗi!- Anh nói nhỏ, buồn bã.- Anh đã không thể cho em một tình yêu trọn vẹn. Anh ích kỉ quá chỉ biết hưởng thụ từ tình yêu của em mà không nghĩ đến những hi sinh của em vì anh.
- Không! Không phải thế.- Cô kêu lên.- Anh cũng cho em rất nhiều.
Anh cười nhẹ, nét mặt lộ vẻ hoài nghi.
- Anh đã cho em được thứ gì đâu.
- Ít nhất anh đã làm cho tình yêu trong em sống lại và với em thế là đủ.
Cô nói câu ấy với giọng mạnh mẽ. Mắt cô rực sáng điều đó làm cho anh ngạc nhiên.
- Em chỉ cần thế thật sao?
- Vâng!.- Cô lại nằm xuống gối đầu vào lòng anh.- Anh biết không.- Cô nói nhỏ, mắt xa xôi.- Tình yêu đã chết trong em hai mươi năm. Hai mươi năm ấy em sống trong hoài nghi và cô đơn còn thời gian cứ kéo dài lê thê một cách nặng nề và tẻ ngắt.- Cô xoay người lại, vòng tay ôm lấy lưng anh, vùi sâu mặt mình vào trong lòng anh.- Anh không biết được đâu. Cuộc sống không có tình yêu con người chỉ còn là một hình nhân biết cử động.
Sao anh lại không biết. Anh thầm kêu lên. Tình yêu trong anh đã chết gần một chục năm rồi. Em còn hơn anh là em còn được tự do, em có thể làm bất cứ điều gì em muốn, kể cả yêu. Còn anh thì không được. Lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ. Trời ơi! Những tiếng ấy đè xuống nặng trĩu trong anh. Ngay lúc này đây, khi ôm em trong lòng, trong anh vẫn hằn lên một câu hỏi “Có tội lỗi không?”
- Mà sao em không lấy chồng sau từng ấy năm?
Cô ngồi dậy, không trả lời vào câu hỏi của anh mà hỏi lại:
- Anh thấy em thế nào, có đẹp không?
Anh gật đầu thừa nhận.
- Em đẹp lắm, Nhìn em không ai bảo em gần bốn mươi tuổi.
Cô gái cười, mắt ánh lên một tia sáng tinh quái.
- Nếu muốn lấy chồng liệu em có thể lấy được một nửa đàn ông của thành phố này không?
Anh bật cười và thêm vào:
- Không phải là một nửa mà hai phần ba đàn ông ở thành phố này chết vì em.
- Thế mà em lại đi yêu một ông bán chuối.- Cô lại cười, ngước lên nhìn anh.- Anh có biết vì sao không?- Rồi không đợi anh trả lời, cô nói tiếp.- Vì em tin rằng anh sẽ không phụ bạc em như những người đàn ông khác. Thế mà hôm nay anh lại nói “Nên không bao giờ anh nói anh mãi mãi yêu em”.
Cô không cưồi nữa,mà nhìn xoáy vào anh chờ đợi. Anh thở dài.
Cô không cưồi nữa,mà nhìn xoáy vào anh chờ đợi. Anh thở dài.
- Anh biết nói thế nào với em đây? Anh đã có vợ và anh không thể bỏ vợ. Anh không thể cột chặt cuộc đời em vào cuộc đời anh. Làm như thế là rất ích kỉ. Em trẻ, đẹp lúc nào em cũng có thể kiếm cho mình một tấm chồng.
Một tấm chồng! liệu đấy có phải là mục đích cuối cùng của mọi cô gái không? Cô cũng đã từng có chồng còn anh thì đang có vợ vậy sao cả cô và anh đều không có hạnh phúc? Vậy cô cần gì đây? Chồng hay tình yêu? Cô lại nhớ lại cái cảm giác đêm đầu tiên ngủ một mình sau khi đưa chồng sang bên Đức. Một cảm giác thanh thản đến ngây ngát của tự do và bây giờ, lúc này đây, khi đang nằm trong lòng anh, lúc mà cô biết sự tự do của mình đã mất đi quá nửa thì một cảm giác ngây ngất khác đang choàng ôm lấy cô trong dịu ngọt, thanh bình. Tình yêu! Thứ rượu mà Thượng đế chỉ dành riêng cho loài người cô đang uống và đang say và…
Cái tiếng “Và” cuối cùng ấy làm người cô nổi gai. Cô ôm riết lấy anh thầm thì:
- Em không cần chồng. Em chỉ cần tình yêu.
Anh cũng ôm chặt lấy cô vùi mặt mình trong suối tóc óng mượt của cô và thì thầm:
- Không chỉ mình em đâu. Cả anh nữa. Anh cũng cần một tình yêu...
Hai người ôm nhau bất động như một bức tượng đá hằn lên giữa cảnh hoàng hôn chạng vạng...
Hà Nội, 04/04/2010
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật lại- ngày 06/01/2016
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 12/06/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét