Phạm Khang: Trở về “Nơi dòng sông không ngủ”
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Đây là
tập thơ thứ 3 của Nguyễn Trọng Trung xuất bản trong vòng 13 năm qua:
Biển sóng (Nxb Thanh Hóa, năm 2000), Khúc triều dâng (Nxb Thanh Hóa, năm
2012). Nơi dòng sông không ngủ (Nxb Thanh Hóa, năm 2013) vẫn là mạch cảm
xúc tiếp nối những tập thơ xuất bản trước đây của anh, nhưng phải
công nhận rằng đến tập thứ ba này thì thơ anh đa dạng hơn, đời hơn,
có nghề hơn trong lối nói, lối cảm, lối nghĩ…đó là những thành công
về cấu hình thơ, nghệ thuật thơ.
Tác giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ tên thật Phạm Xuân Khang
Hội viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT: 0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
Đây
là tập thơ thứ 3 của Nguyễn Trọng Trung xuất bản trong vòng 13 năm
qua: Biển sóng (Nxb Thanh Hóa, năm 2000), Khúc triều dâng (Nxb Thanh Hóa,
năm 2012). Nơi dòng sông không ngủ (Nxb Thanh Hóa, năm 2013) vẫn là mạch
cảm xúc tiếp nối những tập thơ xuất bản trước đây của anh, nhưng
phải công nhận rằng đến tập thứ ba này thì thơ anh đa dạng hơn, đời
hơn, có nghề hơn trong lối nói, lối cảm, lối nghĩ…đó là những thành
công về cấu hình thơ, nghệ thuật thơ. Nghề thơ là một nghề nhọc tâm,
gian nan, nhiều khi cũng phải trả giá, có người luôn có sẵn nhiệt tâm
mà đâu có thể đến được. Nơi dòng sông không ngủ trong không gian và
thời gian tồn tại của nó đã có chỗ neo đậu vững chắc những tứ thơ,
câu thơ giản dị, những hình ảnh quen thuộc của quê hương và kỷ niệm
không thể nào quên được của đời người qua cảm nhận một cách có ý
thức, cùng những suy nghĩ và trăn trở khôn nguôi về thời đại, về quá
khứ và cái nhìn lạc quan, chính trực của người viết hướng tới tương
lai. Đó là cái nhìn mỹ học thấm đẫm tính nhân văn, gần gũi đối với
người đọc của tập thơ này.
Nguyễn
Trọng Trung người xã Hoằng Quang, một xã bên cầu Hàm Rồng, nơi diễn
ra cuộc đụng đầu lịch sử của quân và dân ta với không lực Hoa Kỳ.
Không ngạc nhiên Nơi dòng sông không ngủ cảm hứng tự hào về quê hương,
về sông Mã, về núi Rồng, đỉnh Ngọc, về những chiến công…là những cảm
hứng mang tính xuyên suốt và chủ đạo:
Thế núi uy nghiêm
Rồng thiêng hớp ngọc
Chênh vênh hai đầu núi
Tạo dáng hình quê hương…
…
Huyền thoại Hàm Rồng chiến thắng
Nơi sinh ra những anh hùng bất tử
Nơi thịt da, máu xương họ thấm
vào đất
…Thành niềm kiêu hãnh muôn đời
Hàm Rồng
Nơi lòng ta chẳng thể nào quên…!
(Mảnh đất quê
hương)
Bức
tranh quê trong thơ anh có nhiều cung bậc và gam màu, nhưng gam màu chân
quê, hồn quê, tình quê…là những tình khúc tha thiết nhất, trìu mến
nhất:
Tháng sáu
Rơm thơm vàng lối ngõ xóm
…Ta ngồi dưới bóng bàng bến cũ
… Nôn nao những ngày xưa oanh liệt
Quê hương già trẻ hóa anh hùng
(Tháng sáu quê tôi)
Quan
điểm nhân sinh của tập thơ được thể hiện rất rõ nét qua những phác
thảo, đề thảo, lối mô tả trực diện nhưng không rơi vào khô cứng, khiên
cưỡng khi tác giả biết thổi hồn cho núi, cho sông, cho hoa văn, cho cái
xinh tươi thật một trăm phần trăm của đời sống:
Ai đã từng qua đây
Xem muông thú với ngàn cây
Mắt no ngắm tóc dài bay
Ngắm người Thổ, người Mường,
người Kinh, người Thái
Càng ngắm lại càng say
Những điệu khèn quay nghiêng núi
Những điệu múa xòe ô nghiêng
trời…
(Khúc
hát bến En)
Như
một người nồng nàn và cởi mở, Nguyễn Trọng Trung có nhiều bài thơ
viết về tình yêu và kỷ niệm tuổi thơ rất đẹp, lay động. Cảm thức
thời gian đối với anh xa nhiều khi lại hóa ra gần. Thương một nét
tình, một bóng ai ngày xưa đã vào quá vãng, nhưng đó chắc chắn là
quá vãng không nhòa phai, không bội bạc, một quá vãng biết ơn xen lẫn
ngậm ngùi:
Rồi ba đứa lùa nhau quanh gốc
khế
Hoa khế tím vàng rơi đầy mái
tóc
…Kỷ niệm bấy lâu tôi chôn chặt
trong lòng
Ở đó có chín vạn bảy ngàn
điều ước
Nhớ thương nhau biền biệt cách xa
(Tuổi
thơ tôi)
Có
thể liệt kê ra đây nhiều tứ thơ, nhiều câu thơ mang nặng suy tư, tấc
lòng của tác giả đối với non nước này, quê hương này, với bạn bè,
đồng đội, với tình yêu và niềm nhớ thương da diết mà Nguyễn Trọng
Trung muốn gửi gắm Nơi dòng sông không ngủ. Cái thật bao giờ cũng thắng
cái giả, sự ngụy biện ở đây là vô lối, bởi bản thân tác phẩm này
đã là một minh chứng ghi nhận sự phấn đấu can đảm, quyết liệt, không
xu nịnh, không đầu hàng trên con đường đến với thơ của anh.
ĐÊM CUỐI NĂM 2015
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 27/01/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét