Home
» Lý luận phê bình
» Mai An Nguyễn Anh Tuấn: Về một chữ trong truyện Kiều và cú đánh điểm huyệt
Mai An Nguyễn Anh Tuấn: Về một chữ trong truyện Kiều và cú đánh điểm huyệt
Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016
Trong
bài "Đôi điều về bản Truyện Kiều kỷ niệm 250 năm của Hội Kiều học" (tác giả Minh Minh, trên tạp chí Hồn Việt số 96, 9-2015), qua một số dẫn chứng
đưa ra nhằm mục đích hạ bệ cuốn sách mà tác giả chế giễu là "tốt mã này",
có một dẫn chứng mà theo tôi chính là "cú điểm huyệt" của Hồn Việt:
"Hoặc như: Mày xanh trăng mới in hằn (câu 1793). Chữ hằn nghe thô tục quá.
Hai câu thơ xinh đẹp như ngọc: Mày xanh trăng mới in ngần/ Phấn thừa hương cũ
bội phần xót xa mà để cho một chữ hằn lọt vào thật không khác gì một vết sẹo
trên khuôn mặt của nàng Kiều. Lưu ý rằng trong chữ Nôm, chữ 痕 có thể đọc ngần, hằn - nhưng ngần mới là chữ
"tuyệt diệu!".
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả: Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn
Bút danh khác Nguyễn Yên Thế
Địa chỉ: Phố Thái Hà, Hà Nội
ĐT: 0912174947
Email: anhtuan.daodien4@gmail.com
_____
VỀ MỘT CHỮ TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ CÚ ĐÁNH ĐIỂM HUYỆT.
VỀ MỘT CHỮ TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ CÚ ĐÁNH ĐIỂM HUYỆT.
Trong
bài "Đôi điều về bản Truyện Kiều kỷ niệm 250 năm của Hội Kiều học" (tác
giả Minh Minh, trên tạp chí Hồn Việt số 96, 9-2015), qua một số dẫn chứng đưa
ra nhằm mục đích hạ bệ cuốn sách mà tác giả chế giễu là "tốt mã này",
có một dẫn chứng mà theo tôi chính là "cú điểm huyệt" của Hồn Việt:
"Hoặc như: Mày xanh trăng mới in hằn
(câu 1793). Chữ hằn nghe thô tục quá.
Hai câu thơ xinh đẹp như ngọc: Mày xanh
trăng mới in ngần/ Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa mà để cho một chữ hằn
lọt vào thật không khác gì một vết sẹo trên khuôn mặt của nàng Kiều. Lưu ý rằng
trong chữ Nôm, chữ 痕
có thể đọc ngần, hằn - nhưng ngần mới là chữ "tuyệt diệu!".
Là
một người yêu Truyện Kiều, với chính sự giải nghĩa chữ Nôm nói trên của tác giả
bài viết, tôi xin mạnh dạn bàn góp đôi điều:
Khi
cho rằng chữ hằn (trong văn bản của Hội Kiều học) là một chữ thô tục, đối lập
với chữ ngần trong "hai câu thơ xinh đẹp như ngọc", tác giả đã dựa vào
sự tiếp nhận quá quen thuộc của người đọc qua không ít bản Kiều Quốc ngữ; rồi
sau đó còn dùng một hình ảnh văn vẻ để tăng thêm sức thuyết phục cho mình:
"thật không khác gì một vết sẹo trên khuôn mặt của nàng Kiều". Thực thú
vị! Nhưng xin thưa: cuộc đời nàng Kiều cho đến đoạn ấy đã trải qua bao cảnh ngộ
"nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương",
đã "tan tác như hoa giữa đường",
đã phải cay đắng tự thú nhận: "Mặt
sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường bấy thân". Và những
"vết sẹo" trong tâm hồn mới thực là nỗi đau đớn không kể xiết, nó kết
hợp với thời gian và không gian của thực tại ô trọc đã/ đương hủy hoại nhan sắc
Kiều, tạo ra dấu vết của nỗi đọa đày trên gương mặt người đàn bà trẻ tuổi. Vì
thế, theo tôi, chữ hằn mới góp phần diễn
tả được - cả cảnh ngộ bi thương lẫn nỗi đau đớn đang dày vò tâm can Kiều, mới
thực sự là "chữ tuyệt diệu"! Nằm trong hệ thống văn cảnh ngữ nghĩa
của hàng loạt từ diễn tả tâm trạng Kiều lúc ấy (Phấn thừa, hương cũ, xót xa), chữ ngần nếu xuất hiện ở đây thực lạc lõng, đâm ra nhẹ bẫng, thậm chí
là một sự nhạo báng đối với thảm cảnh của Kiều!
Rõ
ràng là tác giả đã đưa ra một nhận định dựa trên cảm nhận hết sức chủ quan, và
mơ hồ. Sau nữa, tôi trộm nghĩ: chữ ngần trong văn cảnh đó là một chữ khá dễ
dãi, "cái dễ dãi mà ai cũng có thể có được"- như văn hào Nga Măcxim
Gorki đã từng nói đến.
Đạo diễn, nhà báo Mai An Nguyễn Anh Tuấn
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 14/01/2016
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 14/01/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét