Home
» Thư viện văn xuôi
» Chuyện tình mùa Noel – Truyện ngắn Minh Ky, Nguyễn Thị Thúy Ngân Gửi đăng
Chuyện tình mùa Noel – Truyện ngắn Minh Ky, Nguyễn Thị Thúy Ngân Gửi đăng
Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015
Đêm trăng lạnh, đêm muôn ngàn tinh tú, Đêm
hoa đăng, đêm thắp sáng niềm tin. Đêm yêu thương, đêm giáng trần Thiên Chuá, Có
hai người trước hang đá Bê Lem. Họ khấn xin cho tình yêu bất diệt, Cho An Bình
ban xuống khắp quê hương. Cho tình yêu thăng hoa mùa sao sáng, Cho người người
biết sống mến thương nhau. -Tôi không phải là
một Phật tử thuần thành, cũng không phải một con chiên ngoan đạo của Chúa. …
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Ngân
Bút danh Thúy Ngân
Sinh: 12/05/1966
Thường trú: 39/46 Từ Văn Tư – Phú trinh – Phân thiết – Bình Thuận
Nơi công tác: Bưu điện tỉnh Bình thuận
Điện thoại: 0917 137 333
Email: nganthuybt@yahoo.com.vn
_____
CHUYỆN TÌNH MÙA NOEL
Đêm trăng lạnh, đêm muôn ngàn tinh
tú,
Đêm hoa đăng, đêm thắp sáng niềm tin.
Đêm yêu thương, đêm giáng trần Thiên
Chuá,
Có hai người trước hang đá Bê Lem.
Họ khấn xin cho tình yêu bất diệt,
Cho An Bình ban xuống khắp quê hương.
Cho tình yêu thăng hoa mùa sao sáng,
Cho người người biết sống mến thương
nhau.
Tôi
không phải là một Phật tử thuần thành, cũng không phải một con chiên ngoan đạo
của Chúa.
Gia
đình tôi theo truyền thống thờ kính ông bà, tổ tiên, cũng có thể gọi là đạo thờ
Ông Bà.. Từ thuở nhỏ cho đến khi khôn lớn, tôi chỉ nghe lời dạy của cha mẹ ở
nhà, thầy cô trong lớp học; và tôi thấy những điều tôi học được từ gia đình và
học đường đâu có khác gì giáo lý của Chúa hay lời dạy của Phật.
Tôi
nghiệm ra rằng Chúa hay Phật cũng chỉ dạy cho con người ăn ngay ở lành mà thôi.
Điều cốt lõi của Chúa là: CÔNG BẰNG, BÁC ÁI..
Điều cốt lõi của Phật là: TỪ BI, HĨ XÃ.
Những điều này tôi được học hỏi mỗi ngày và tôi thấy các tôn giáo, nói
chung thì cũng chỉ có một mối thôi: Đó là hướng dẫn, dạy dỗ con người biết ăn
ngay ở lành, biêt yêu thương và phục vụ tha nhân. Còn riêng Hồi giáo thì tôi
không có ý kiến.
Đến
khi vào đời rồi, những lúc rảnh rỗi tôi hay nghiên cứu về các tôn giáo, đặc
biệt là hai tôn giáo lớn nhất Việt Nam là; Công giáo và Phật giáo. Suy nghiệm
cho rõ ràng thì:
ĐẠO
PHẬT là NHÂN BẢN.
ĐẠO
THIÊN CHÚA là THẦN BẢN.
Tôi
phân tích một chút thôi chứ không dám dài dòng văn tự:
NHÂN BẢN là tất cả đều từ con người, do con người mà ra. Ai cũng có thể
thành Phật, cuộc đời mình, mình làm mình hưởng hay mình làm mình chịu, hoàn
toàn tự do. Vậy mới có kiếp luân hồi.
Ai
muốn làm gì thì làm; Phật không bắt buộc, không cấm đoán ai. Mình biết tu thân
tích đức, sống từ bi hỉ xả, phục vụ tha nhân… chết đi mình sẽ thành Phật; hoặc
làm lại kiếp người. Còn như cả đời mình làm ác, chết sẽ xuống A tỳ địa ngục
chịu hình phạt và tùy mức độ năng nhẹ, sẽ được làm kiếp người hay phải làm một
con vật nào đó và làm bao nhiêu kiếp.
THẦN BẢN của Thiên Chúa giáo thì rõ ràng quá: Đức tin, tin vào Thiên
Chúa và những điều ngài mạc khải. Màu nhiệm ba ngôi một Chúa, mầu nhiệm Mẹ
Maria đồng trinh… Đó là những tín điều mình không thấy được, không nghĩ được và
bắt buộc phải tin như vậy. Phải thực thi những điều Chúa dạy để được vào nước
trời. Khắt khe hơn, cấm đoán hơn, nhưng thực tế cũng vẫn là tự do.
Ai
muốn làm gì tùy ý, làm đúng có công; làm sai có tội và ở đâu thì có công được
thưởng, có tội bị phạt.
Đến
ngày tận thế sẽ được phân xử theo công và tội; ai có công sẽ được vào nước
trời, ai có tội sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ phạm tội của mình, nặng hay
nhẹ.
Tôi
được chứng kiến hai câu chuyện, một của Phật tử và một của con chiên của Chúa.
Nói chung thì hai câu chuyện khác nhau hoàn toàn mà lại cũng giống nhau nữa. Đó
là vấn đề ĂN CHAY.
Người Phật tử kia lúc nào cũng nhắc nhở mọi người năng đến chùa lạy
phật, mỗi tuần mỗi nấu đồ chay đem đến cúng dường cho các thầy ăn. Ăn chay theo
đạo Phật là chỉ rau quả hay đậu hũ, mì căn… không thịt cá. Thêm người giúp viêc
cũng là một Phật tử thuần thành, lại biết nấu đồ chay ngon nữa. Nhiều khi bà
chủ không lên chùa được, bà giúp việc nấu đồ chay đem lên chùa rôì về khoe:
-
Con nói hôm nay bà nấu đồ ăn đó, các thày khen ngon và cám ơn bà nhiều lắm. Mà
bà này nấu đồ chay ngon thiệt đó, tôi được ăn mấy lần rồi nên biết.
Thế
là hôm sau bà chủ kêu bà giúp việc đi chợ sớm, mua đồ chay về nấu đễ trưa nay
đích thân bà đem lên cho các thầy. Hai người hì hục nấu xong thì mười một giờ
trưa, san đồ ăn ra các hộp đễ đem vào Chùa. Hai người chào các thầy rồi lên
chùa lạy phật. Lăng xăng đến hơn ba giờ chiều mới về đến nhà. Tội nghiệp ông cụ
ở nhà, vừa bệnh, vừa đói mà trưa trờ trưa trật rồi không thấy ai lo cơm nước.
Phải chống gậy ra trước nhà nhờ hàng xóm mua dùm tô phở về ăn cho khỏi đói. Hai
bà về nhà bị ông la cho một trận. Vậy thì hai bà này được PHƯỚC hay TỘI???
Chuyện ăn chay của một tín đồ Công Gíao cũng li kì lắm; bên Công Giáo ăn
chay là ăn chút chút thôi, không ăn thịt nhưng được ăn cá. Bữa sáng và bữa
chiều ăn it thôi, bữa trưa ăn no nê. Sáng sớm ngày thứ sáu tuần thánh, bà này
chạy ra chợ mua cá về nấu cơm chay cho cả nhà. Xui là hôm nay cá gần như không
có, chỉ có một vài chỗ mà cá thì chả có bao nhiêu. Bà đang trả gía thì có bà
khác mua luôn cả mớ cá theo giá người bán ra. Bà này nỗi tam bành lên, xăn tay
áo chửi liền một trận. Bà kia cũng đâu vừa gì, quạt lại liền; thế là hai bà
nhào vô, người nắm tóc, người cào cấu, cào không thấy địch thủ sợ hãi gì, bà
chơi ngay miếng “cẫu xực xíu quách” cắn ngay bà kia một miếng. Bà kia đau qúa
càng chửi hăng hơn. Buông nhau ra hai người cùng thê thảm như nhau.
Vậy
thì cứ ở nhà ăn thịt rồi làm việc thiện với tất cả tấm lòng tin yêu vào Chúa có
sao không??? Hai bà này PHƯỚC hay TỘI???
Chúa là Chúa tễ càn khôn, ngài muốn gì có nấy, cần gì được nấy. Cả thế
gian phải run sợ trước cơn giận dữ của ngài! Vậy mà ngài nhập thế trong hoàn
cảnh khó nghèo đến không còn ai khó nghèo hơn được nữa..Sống trong một gia đình
làm nghề thợ môc, bữa rau, bữa cháo đắp đỗi qua ngày. Đên khi Chúa lớn lên,ngài
phụ giúp thánh Giuse đóng bàn ghế, giường tủ đem bán. Mẹ Maria ngoài việc lo
cơm nước cho hai bố con, những lúc rỗi rảnh thì trồng tỉa rau quả đễ ăn và đem
bán… Cuộc sống có khá hơn nhưng vẫn chỉ là giai cấp bình dân thôi. Tại sao Chúa
không dùng quyền năng biến thành giàu có; hay ngồi một chỗ chỉ tay vào cuc đất,
cục đất biến thành bàn ghế… mà lại sống cảnh đơn nghèo như vậy?
Vậy
mà mọi người đến với Chúa, cầu nguyện với Chúa lại không hiễu điều đó. Ai cũng
cầu xin cho mình nhiều sức khỏe, tiền tài, danh vọng dồi dào… Chúa lấy đâu ra
mà cho! Chính Chúa cũng sống đơn nghèo mà!
Phật cũng vậy, ngài là một Hoàng thái tử, sống trong cung vàng điện
ngọc; tương lai ngài sẽ là Hoàng Đế. Ở trần gian ngài cần gì có nấy, muốn gì
dược nấy. Vậy mà ngài đã từ bỏ tất cả để ra ngồi dưới gốc bồ đề phổ độ chúng
sanh. Ngài từ bỏ cuộc sống nhung luạ giàu sang, từ bỏ danh vong, tiền tài vật
chất xa hoa mà ra đi với hai bàn tay trắng.
Tại
sao các Phật tử cứ lên chùa lạy phât rồi cũng chỉ cầu xin tiền tài, danh vong,
vật chất xa hoa …? Phật lấy đâu ra những thứ đó mà cho!!!
Viết đến đây tôi lại nghiệm ra một điều thật thú vị; hai tư tưởng lớn đã
gặp nhau ở một điểm.
Đức
Phật đã ra đi với hai bàn tay trắng đễ phổ độ chúng sanh.
Đức
Ki Tô đã dạy các môn đệ hãy đi rao giảng tin mừng cứu độ; hãy ra đi với hai bàn
tay trắng, đừng mang theo gì cả.
Trong cuộc sống của tôi, tôi kính trọng Đức hy sinh của Chúa, tôi nghiệm
ra rằng: Không có điều gì trọng đại cho bằng CHẾT VÌ YÊU. Chúa đã hy sinh chính
mạng sống của mình đễ nhân loại được sống. Mỗi lần đi ngang Giáo đường tôi hay
ghé vào đễ nhìn Chúa Giê su trên Thánh gía, tôi nhìn trong thinh lặng một lúc
thôi, tôi thấy nước mắt mình chảy ra. vì sự ngu ngơ của con người mà Chúa phải
chịu nhục hình như vậy. Tôi nói lời hiệp thông với Chúa rồi ra về. Tận cùng
trong tâm tưởng cứ thấy buồn làm sao ấy.
Năm
nay tôi có holiday tới hai tháng, tôi mua vé về Việt Nam giữa tháng mười hai.
Sau những ngày đầu bỡ ngỡ, đi đâu cũng phải có người nhà đi theo. Mấy ngày sau
tôi quen dần và có thễ đi lại môt mình, tôi đến Vương Cung Thánh Đường Saigon,
trưóc hết tôi đứng nhìn tượng Nữ vương hòa bình, tôi thấy mắt Đức Mẹ ngân ngấn
lệ, hôm sau trên mặt Đức Mẹ còn một đường rãnh nho nhỏ. Tôi thấy, mọi người
thấy rồi đồn ầm lên, mọi người đổ xô đến viếng Đức Mẹ. Sáng, trưa, chiều… và
nhất là buỗi tối. Cả những người chẵng phải con chiên Chúa cũng đến vái lạy;
rồi mấy đám người biễu tình khiếu kiện vì đất đai bị nhà nước trưng thu mà
không bồi thường hay bồi thường không hợp lý… cũng đến cầu xin Đức mẹ với những
khẩu hiệu:
-
Xin Đức Mẹ thương dân oan khiếu kiện.
-
Xin Đức Mẹ giúp chúng con lấy lại nhà đất.
Rồi
cuối cùng tổng giáo phận Saigon phải minh xác trên báo chí cũng như các cơ quan
truyền thông:
-
Không phải là Đức Mẹ khóc đâu, đó chỉ là dòng nước mưa chảy xuống lâu ngày
thành ra vậy thôi!!!”
Tôi
thì thấy rằng: Tại sao nước mưa không chảy xuống mũi,xuống má bên trái mà chi
có bên phải thôi. Lai chảy ngay từ giữa mắt bên phải xuống má thành rãnh sâu
khoảng ba ly, rộng khoảng gần mười ly, chạy xuống hết má bên phải qua miệng một
chút.
Mấy
ngày sau tôi đến viếng một lần nữa thì dấu vết trên mặt Đức Mẹ đã sửa chữa như
chẵng có gì xảy ra, hay tự nhiên bình thường lại, tôi không biết.
Tôi
bước vào Vương cung Thánh Đường, đứng nhìn Chúa một lúc rồi đi ra. Chợt nhìn
thấy tất cả mọi nơi từ trong giáo đường đến ngoài thành phố; nơi nơi đều đèn
hoa rực rỡ. Đèn hoa trải dài hết đường Đồng Khởi từ Vương Cung Thánh đường đến
tận bến Bạch Đằng. Hết đường Lê Lợi từ nhà hát thành phố đến tận chợ Bến Thành…
Đường Nguyễn Huệ thì đẹp nhất với những khung cảnh đặc thù của Quê hương Việt
Nam. Các khách sạn lớn thì khỏi nói; mỗi nơi một vẻ đẹp đủ mọi bề. Quả thật lễ
NOEL không còn là riêng của người công giáo nữa mà là ngày vui vẻ yêu thương
của mọi người trên khắp thề giới. Các khu shopping nào cũng có cây thông trang
trí thật bắt mắt, tiếng nhạc dìu dặt nhẹ nhàng thanh thoát. Niềm vui hiện lên
mắt mọi người.
Nhìn ngắm một hồi, tôi có ý định sẽ đi lễ nửa đêm một lần cho biết. Tôi
trở lại Giáo đường hỏi thăm giờ lễ, một người con gái khoảng trên dưới hai
mươi, mặc áo dài trắng đang sắp xếp gì đó cuối nhà thờ. Nàng khá đẹp, tướng dễ
thương, quý phái, lại ra vẻ con nhà giàu có nữa, điều này mãi sau tôi mới biết.
Nhà nàng xây bốn tầng, mặt tiền đường Lê thánh Tôn, đem bán vài ba ngàn cây
vàng có người mua ngay. Tôi tới gần hỏi:
- Xin
lỗi cô cho tôi hỏi lễ nửa đêm cử hành lúc mấy giờ? Nàng ngước nhìn tôi một chút
rồi chỉ tay vào tấm bảng to tướng mà tôi không đễ ý. Tôi cám ơn rồi nhìn sang
tấm bảng xem giờ lễ. Một chút sau nàng hỏi tôi:
-
Anh có vé chưa?
-
Vé gì cô, tôi muốn đi lễ nửa đêm mà!
-
Đi lễ đêm Noel phải có vé, vé phát miễn phí. Nếu không như vậy thì người đi lễ
không có chỗ ngồi; mà người hiếu kỳ thì có.
-
Mua vé ở đâu vậy cô?
-
Tôi nói rồi đó, vé phát miễn phí mà. Chỉ những người thuộc giáo xứ mới biết
thôi. Không phải con chiên xứ đạo này không biết được. Sở dĩ có chuyện vé vào
cửa là vì những năm trước người hiếu kỳ vào nhiều quá, người Công giáo thiệt
thì không được vào nên ban mục vụ nghĩ ra chuyện vé vào cửa. Mấy năm nay cho
kết qủa tốt.
-
Tôi nghe rồi, mà phòng vé ở chỗ nào? Thấy tôi ngơ ngáo quá nàng nói:
-
Để tôi dắt anh đi. Rồi nàng băng qua đường sang chỗ nhà sách; tôi níu tay nàng
lại; nàng hơi giật mình, hơi cau mày chút chút. Tôi giải thích:
-
Hồi nãy cô nói dắt tôi đi mà cô không dắt nên tôi nhắc nhở thôi.
-
Anh lí lắc quá à nha.
-
Dạ, tôi nhìn nàng cười cười, bấy giờ nàng mới nhìn tôi kỹ hơn và nàng cũng tươi
hơn:
-
Hình như anh không phải người trong nước?
-
Sao cô hỏi tôi như vậy?
-
Tại tôi thấy anh ngô ngố làm sao ấy. Nàng vội đưa tay bịt miệng:
-
Xin lỗi anh nha! Tại nhìn anh không giống ai hết, vừa to, vừa cao như tây ấy.
Đi đường cái gì cũng nhìn như chưa hề thấy bao giờ, nói thì giọng ngang
ngang…
-
Cô nhận xét khá lắm, tôi là người Úc gốc Việt đó.
Từ
đó nàng nhìn tôi với cái nhìn khác trước, tôi hỏi tiếp:
-
Hình như cô ở gần đây??
-
Chắc chắn chứ hình như gì, nhà tôi ở đường Lê thánh Tôn, nhìn xéo sang chợ Bến
Thành đó.
-
May qúa, tôi cũng ở ngay đó, mà phía bên chợ.
-
Nhà bà con anh hả?
-
Không phải đâu, nhà bà con người ta, tôi chỉ ở thuê thôi.
-
Khách sạn hả?
-
Cô thông minh lắm, đáng được thưởng đó.
-
Thưởng gì?
Hồi
nãy cô nói dắt tôi mà không dắt, bây giờ tôi thưởng cô bằng cách dắt cô về nhà,
được không?
-
Anh ăn gian dễ sợ. Cũng được, tôi chấp nhận thua anh.
Gần
đến nhà nàng nói:
-
Dắt đến đây thôi, nhà em kia. Nàng chỉ tôi cửa hàng mắt kính Ngọc Thúy. Tôi
nói:
-
Cám ơn Thúy nhiều thật nhiều.
-
Sao anh biết tên em?
-
Tôi chỉ cái bảng hiệu: Y sĩ nhãn khoa Trần ngọc Thúy.
-
Em lại thua anh nữa rồi. Mà anh cám ơn cái gì mới được chứ?
-
Thì cám ơn em cho anh đi chung một quãng đường, lại biết ít nhiều về Việt Nam
nữa. Anh đi hồi còn nhỏ xíu, chỉ nhớ sơ sơ thôi, đây là lần đầu tiên anh về
Việt Nam. Nếu em rảnh đưa anh đi tham quan, anh biết ơn vô cùng. Nàng nhìn tôi
thân thương:
-
Đễ em suy nghĩ xem có nên đưa anh đi không, anh lanh quá làm em sợ.
-
Em dám cá với anh không?
-
Cá gì?
-
Cá anh là người thành thật nhất, chỉ có cái miệng là xạo chút chút thôi. Cho em
ấn định thời gian: Một tháng hay một năm; nếu anh thiếu thành thật, em muốn xử
sao anh cũng chịu. Còn như anh không hề gian dối dù chỉ một lần thì anh nói gì
em cũng phải nghe, chịu không?
-
Em vẫn thấy anh ăn gian chỗ nào đó mà em chưa nghĩ ra!
-
Thì cá đi.
-
Mai em trả lời.
-
Rôì, sáng mai chín giờ anh mời em ăn sáng, được không?
-
Cám ơn anh.
Sáng hôm sau tôi đứng chờ khoảng hai phút thì Ngọc Thúy đi ra, nàng làm
như không thấy tôi, cứ đi về hướng chợ. Tôi theo sau khoảng năm chục mét đến
con hẻm, nàng rẽ vào mấy thước đứng chờ:
-
Em sợ ba me thấy nên không dám chào anh, đừng buồn em nha! Bây giờ mình vào hẻm
này ăn bún bò Huế ở quán Nam Giao, bún ngon mà chả cũng ngon. Anh muốn ăn bánh
bèo, bánh nậm, ché… nói chung là món Huế ở đây có tất cả. Có máy lạnh nữa nên
ăn uống thoải mái, gía cả lại phải chăng nên em hay ăn ở đây. Nàng kêu bún bò,
tôi cũng ăn bún bò nhưng không có giò heo vì ngán cholesterol. Vừa ăn nàng vừa
nói:
-
Em đã nghiên cứu đề nghị của anh rồi, thấy anh thật thà nên em chấp thuận đi
chơi với anh một ngày. Mà em chỉ đi từ chín gìờ sáng đến tối thôi nha; không
được đi qua đêm.
Mấy
ngày nàng đưa tôi đi hết thành phố Saigon, lên Thanh Đa, Bình quới đi thuyền
trên sông. Đặc biệt là một quán nước nằm bên nghĩa trang; có cây si che mát cả
khoảng sân ngay bờ sông. Chỗ giáp mặt nước được xây bờ tường cao khoảng nửa
mét; cũng là chỗ đễ ly hay tô thay cho bàn. Ngồi dưới gốc cây si câu cá hay
nhìn trời quạnh hiu cũng thư giãn it nhiều. Ỡ đây bán café, sinh tố… đói thì có
mì gói trụng nước sôi ăn với thịt heo quay. Đến trưa hai đứa đi ăn buffet trên
lầu bốn thương xá Parkson đường Đồng Khởi, về nhà nghỉ, năm giờ đến viếng Đức
Mẹ Bình Triệu, ra bờ sông uống nước dừa rồi về chuẫn bị đi lễ nửa đêm.
Đúng chín giờ hai đứa đi bộ ra nhà thờ, nàng không nói gì đễ mặc tôi đưa
đi. Tôi đưa nàng đến trước nhà thờ, tất cả mọi cánh cửa đều khóa, vậy mà trong
nhà thờ đã có người. Tôi hỏi nàng sao vậy, nàng bảo tôi:
-
Anh lanh lắm mà sao không biết?
Tôi
hơi tự ái nên kéo nàng ra hông nhà thờ, đi lên đầu nhà thờ, cửa hông vẫn khoá;
tôi dắt nàng sang cửa hông bên kia phía bưu điện; cửa đang mở và có năm sáu
người kiểm tra vé. Tôi hãnh diện:
-
Em thua chưa?
-
Anh giỏi thiệt đó, em khen. Đêm nay lễ xong em mời anh ăn tiệc mừng ở nhà em?
Em sẽ giới thiệu anh với gia đình em luôn, được không?
-
Sao anh ngán quá hà!
-
Vậy thì thôi. Lễ xong anh về khách sạn ngủ nha.
-
Không được, anh sẽ đi với em về nhà, chết anh cũng đi; mà em lúc nào cũng phải
ở bên anh à nha, đừng bỏ anh một mình anh sợ.
-
Nhà em mà anh tưởng chuồng cọp sao mà sợ. Tướng anh như con trâu nước mà sợ ai?
Chúng tôi bước vào Thánh Đường lúc chín giờ mười lăm, sớm quá nên hai
đứa đi viếng hang đá. Tôi phê bình:
-
Hang đá làm sai bét! Nàng hỏi:
-
Sai chỗ nào?
-
Chúa sinh trong máng cỏ hang lừa thì đúng rồi nhưng làm gì có đèn hoa. Anh thấy
trang trí trong ngoài thánh đường thì hợp lý. Còn hang đá chỉ thắp một ngọn đèn
dầu treo trên trần thôi, đúng không?
-
Anh lúc nào cũng có lý.
Chín giờ rưỡi là tập hát thánh ca cho cả nhà thờ; ca nhập lễ, thánh
vịnh, dâng lễ và rước lễ. Mười giờ bắt đầu thánh lễ. Đúng mươì giờ tất cả các
cửa đều mở và những người vào sau đứng chật ních tất cả các lối đi hai bên.
Sau
bài thánh ca:
Trời cao hãy đổ sương xuống; linh mục chủ tế mở đầu thánh lễ:
-
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, đêm nay là đêm yêu thương, đêm bình an, đêm
đất trời giao hòa, đêm con Chúa giáng trần đem yêu thương, bình an đến cho nhân
loại. Anh chị em hãy nhìn nhận những sai trái, xúc phạm đến Chúa đễ xứng đáng
cử hành màu nhiệm thánh…
Thánh lễ kêt thúc lúc mười một giờ rưỡi, chúng tôi về đến nhà, nàng giới
thiệu tôi với ba má, anh chị hai, anh chị ba. Mọi người đều nhìn tôi dò xét, ba
nàng đến bắt tay tôi trước, sau đó là anh trai, anh rễ của nàng. Hai bà chị chỉ
cúi đầu và tôi cũng cúi đầu chào má nàng với hai bà chi. Mọi người lên sân thượng,
ở đây không bật điện mà chỉ thắp đèn cầy, đèn sao thôi. Hai chiếc bàn ghép lại
thành một, ba nàng ngồi đầu bàn, má ngồi bên phải, tôi được sắp xếp ngồi bên
trái đễ ba má dễ điều tra thân thế tôi.
Tiệc Noel theo kiễu Tây phương, có gà tây đút lò, ngỗng quay và chiếc
bánh Butch de Noel dài năm tấc do Ngọc Thúy làm. Mọi người uống rượu vang
Bordeau loại hai mươi năm. Sau ba ly thì mọi người không ai nhìn tôi nữa, nói
chuyện râm ran, Ngọc Thúy nói nhỏ vào tai tôi:
Đừng uống nữa kẻo nói năng lạng quạng. Chút về em đưa cho nguyên chai
tha hồ uống. Ba nàng bắt đầu điều tra và má và các anh chị thì chú ý nghe câu
trả lời.
-
Năm nay cháu bao nhiêu tuỗi?
-
Thưa con hai mươi tám.
-
Cháu làm nghề gì?
-
Thưa con là Giám Đốc ngân hàng. Tôi thấy mọi người hơi giật mình, má nàng thì
có vẻ rạng rỡ lắm.
- Ở
bên đó làm giám đốc thì có bằng cấp gì?
-
Thưa cũng tùy theo mỗi người. Như con có bằng cử nhân tài chánh; bằng CPF,
diploma về business
-
Ba má con thì sao?
-
Thưa ba má con về hưu hết rồi.
Nói
chuyện trời mây bên Úc một lúc tôi xin phép về, ba nàng đưa tôi xuống, Ngọc
Thúy cản ba lại:
-
Đễ con đưa anh ấy xuống cho, ba má cứ nghỉ ngơi.
Tôi
băt tay mọi người rồi theo nàng xuống, nàng đưa tôi chai rượu và một tấc bánh
Noel, một hộp ngỗng quay. Về đến khách sạn, tôi đưa hộp bánh cho cô lễ tân với
lời chúc mừng Noel. Tôi nói anh bảo vệ:
-
Muốn uống rượu thì lên phòng tôi.
-
Em không được phép lên phòng đâu. Tôi bảo cô lễ tân đưa cái khui rượu, mấy cái
ly. Mở hộp ngỗng quay ra, uống hết chai rượu tôi lên phòng ngủ. Anh bảo vệ sợ
tôi say nên đi theo, anh mở cửa phòng, đưa chìa khóa cho tôi xong mới xuống.
Sáng hôm sau Ngọc Thúy sang khách sạn lúc chín giờ, nàng nói lễ tân mở
cửa cho nàng vào phòng tôi nhưng đừng đánh thức tôi dậy. Nàng thấy tôi còn ngủ
nên nhẹ nhàng nằm xuống bên tôi, khoảng chin rưỡi tôi dậy, vươn vai thì đụng
nàng, nàng ôm hôn tôi rồi ra lệnh đi đánh răng. Xong xuôi hai đứa qua nhà nàng
ăn bánh cuốn. Ba nàng ngỏ ý muốn nói chuyện với ba má tôi. Tôi điện thoại về
nhà nói ba mở internet lên, vào chatroom cho mọi người nói chuyện, màn hình vừa
xuất hiện ba tôi, tôi thấy ba Thuý có vẻ ngờ ngợ cái gì đó, ông hơi run run
hỏi:
-
Xin lỗi, phải thiếu tá Nhân không?
Ba
tôi chăm chú nhìn rồi trả lời:
-
Thưa tôi là Nhân đây, xin lỗi không nhớ được ông.
Ba
Thúy mừng rỡ:
-
Đại úy Quân, chỉ huy phó của anh đây mà, nhớ chưa?
Ba
tôi kêu lên:
-
Tròi ơi! Anh Quân, mấy chục năm rồi, mọi thứ đổi thay, tôi không nhận ra anh
nữa. Thằng con tôi có nói chuyện của nó, tôi nói mọi chuyên tùy con thôi. Nó
hăm tám rồi chứ nhỏ nhít gì đâu. Mừng quá, đâu ngờ nó lại thương con Thuý ghẻ.
Thúy nhéo tôi đau điếng, tôi la lên. Má nàng thấy hết, bà cũng mừng nữa vì hồi
xưa hai gia đình ở bên nhau trong cư xá sĩ quan, ba tôi là chỉ huy trưởng đơn
vị, ba nàng chỉ huy phó của ba tôi. Hai gia đình thân tình như ruột thịt. Sau
giải phóng gia đình tôi vượt biên; gia đình nàng ở lai. Bà nói:
-
Hai đứa ra ngoài cho ba nói chuyên, tụi bay ồn ào quá.
Thúy chu mỏ lại:
-
Thế bác Nhân nói sao?
Ba
nàng cười:
-
Bác bảo nếu con Thúy hết ghẻ thì được. Tôi lại la oái lên vì bị nhéo nữa, má
nàng nói:
Hồi
nhỏ con Thúy bị dị ứng sữa nên ghẻ lở tùm lum, mãi đến năm lên bốn mới hết, còn
thằng Đức thì ai cũng gọi là thằng Tí, nó có cái bớt ở cỗ chân nên hai bác gọi
nó là Tí đốm. Thúy nhào vô vạch cỗ chân tôi ra xem, nàng khoái quá cười nhe cái
răng khễnh ra:
-
Mai mốt anh gọi em Thúy ghẻ thì em gọi anh Tí đốm.
Khi
hai nhà nói chuyện xong, ba nàng nói:
-
Mai ba sẽ gặp cha xứ xin cho con học giáo lý để rửa tội, con nghĩ sao?
-
Tùy ba, nhưng ba nói là con rành giáo lý lắm, hỏi con một hai giờ cũng được,
nếu con hiểu hết, trả lời được hết thì cho con khỏi học.
Rồi
mọi chuyện cũng xong, cha xứ nói tôi hiểu tới căn nguyên luôn, hơn nhiều người
về giáo lý nên sắp xếp cho tôi rửa tôi long trọng trong thánh lễ Chúa nhật này.
Chín giờ sáng Chúa nhật chúng tôi có mặt tại nhà thờ. Cha xứ nói là lễ
tiếng Anh nên cha rửa tội bằng tiếng Anh luôn. Tôi phải đọc bài đọc một bằng
tiếng Anh, Thúy đọc bài hai tiếng Việt. Thúy mặc soiré trắng, tôi măc complete
trắng, thắt cà vạt trắng có lốm đốm hoa vàng do Thúy mua tặng.
Sau
bài tin mừng Phúc âm, cha xuống rửa tội cho tôi. Chú ruột nàng đỡ đầu.
Cả
nhà thờ cùng đứng lên hiệp thông với tôi trong lời tuyên thệ từ bỏ ma quỷ và
những việc chúng làm.
Tuyên xưng Đức tin: Tin Thiên Chúa ba ngôi, tin phép tha tội, tin cuộc
sống đời sau…
Sau
nghi thức rửa tội, cha xức dầu cho tôi và cho cịu phép thêm sức luôn… Nghi thức
chấm dứt, tôi và Thúy song song đi xuống chỗ ngồi. Có vài tiếng lèo xèo:
-
Anh này không biết Đài Loan hay Hàn quốc?
Lễ
xong, ba nàng kêu tài xế đưa cả nhà lên khách sạn Legend ăn trưa.Thúy vừa đi
vừa níu tay tôi hát lên khe khẽ:
“Mùa Noel đó, chúng ta quen bên
Giáo Đường,
Mùa Noel đó, anh đón em vào tình yêu
…”
Nguyễn Thị Thúy Ngân Gửi đăng.
39/46
Từ Văn Tư, phường Phú Trinh – TP Phan Thiết – Bình Thuận
ĐT:
0917 137 333
Email: nganthuybt@yahoo.com.vn
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP Phan Thiết ngày 23/12/2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________ Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét