Truyện ngắn Chu Trầm Nguyên Minh nhiều chủ đề
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015
Cơn mê/ – Truyện ngắn Chu Trầm Nguyên Minh (Sài Gòn)
Thứ
Sáu - 04/01/2013 21 04
Hắn hút
thuốc và nghĩ về những viễn tượng của đời sống, những dự tưởng đã đỗ vỡ, những
bâng khuâng vô ích và sự bất lực của tuổi trẻ. Hắn mỉm cười và vung cánh tay
ném viên sỏi nhọn ra khỏi trí óc. Phải vui cho thật đầy. Phải sống cho tròn,
ngày đến rồi đi, đời có rồi tan. Khi cánh buồm ra xa, chiếc thuyền rất cao và
hết sức hùng hồn.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
Tên thật: Phan Minh Tâm
Sinh năm 1943
Nơi sinh: Làng Phú Bình, Hàm Liêm, Phan Thiết
Hiện sống ở Sài Gòn
Trước 1975, có bài đăng trên các báo: Phổ Thông
Thời Nay, Đất Sống, Bút Hoa, Nghệ Thuật, Hừng Sáng
Quần Chúng, Thái Độ, Tình Thương, Văn Học, Văn, Ý Thức
Các tác phẩm đã xuất bản:
*Trong Mặt Trời Buồn: Thơ - Văn Học 1967
*Quê Hương Thơ Và Nước Mắt: Thơ - Mai VN 1968
*Cuộc Tình Người: Thơ - Kỷ Nguyên 1969
1.
Con
thuyền bắt đầu dời xa bãi, sóng cũng bắt đầu vỗ bọt trắng xóa, vừng đông hực hỡ
như vết thương tràn đầy máu đỏ. Hắn thức dậy và bắt đầu trèo lên ngọn núi cao
sừng sững, gió lộng và biển xanh một màu, hắn đứng từ một chiều cao, rất cao,
nhìn ra cõi mênh mông xa tắp. Một cánh chim trời? Không, một trực thăng bay,
trong sương sớm. Hắn hút thuốc và nghĩ về những viễn tượng của đời sống, những
dự tưởng đã đỗ vỡ, những bâng khuâng vô ích và sự bất lực của tuổi trẻ. Hắn mỉm
cười và vung cánh tay ném viên sỏi nhọn ra khỏi trí óc. Phải vui cho thật đầy.
Phải sống cho tròn, ngày đến rồi đi, đời có rồi tan. Khi cánh buồm ra xa, chiếc
thuyền rất cao và hết sức hùng hồn.
2.
Hắn
về phòng trọ cùng với mặt trời trên đỉnh đầu, lửa đã bén vào ý thức và đốt cháy
bản ngã. Hắn mở to đôi mắt, những gân máu ở đó nổi lên gồ ghề như những sợi chỉ
đỏ. Rất có thể buồn bã cho một ngày bắt đầu ngã bóng, và khó có thể tưởng tượng
được về tương lai đang chờ đợi ở cuối đường. Hắn nắm chặt bàn tay, nghiến cứng
hàm răng, ở cái thế đấu tranh tuyệt vọng, trông hắn y như con chó điên bị xiềng
xích trong sở thú y. Vâng, tuổi trẻ, tuổi trẻ bây giờ đều như vậy, cô đơn và
bất lực, phản kháng và tuyệt vọng, có ai trong chúng ta thấy hắn ói từng vũng
máu để đổi từng phút tự do hay không? Hãy thương sót hắn vì tuổi trẻ đều đáng
thương sót như vậy.
3.
Hắn
sẽ treo cổ giữa căn phòng này? Đó là ý nghĩa yếu đuối và quá thảm thiết vào lúc
nửa đêm, khi hắn chợt nghe tiếng sóng vỗ từ bãi xa vọng về lẫn theo tiếng khóc,
hắn mở cửa chạy ra hành lang đầy đặc bóng tối, ngọn hải đăng vẫn cháy sáng trên
ngọn núi nhưng biển thì đã hòa lẫn trong đêm tối, thân xác hắn trơ trẽn nơi
này, nhưng hồn hắn thì bay xa cõi nào… Hắn đứng sững, sương khuya vây kín cùng
với gió và tiếng khóc não nề.
4.
Ngày cuối cùng hắn thức đậy muộn, giòng máu
trong trái tim đã tím bầm lại, dấu hiệu của sự khủng khiếp nhất đời người, hắn
chạy ra bãi, con thuyền đã ra khơi từ lúc hắn còn chìm lẵng trong giấc ngủ, hắn
hoảng hốt, thuyền ơi, thuyền ơi, ta chưa
nói câu giã từ cớ sao chia cách, ta chưa hôn sao hồn mang tiếc nhớ, thuyền ơi… Hắn
muốn lên ngọn núi đá cao ngóng trông, tìm kiếm; nhưng quanh đó chẳng còn ngọn
đá cũ. Tất cả bỗng trầm buồn và phẳng lặng, tất cả đều bị xóa nhòa. Hắn dục dã
chạy băng về phía mặt trời, nơi vừng hồng. Vừa buông chiếc khăn tay vĩ đại màu
máu. Hắn gọi thất thanh và chìm lắng sâu thẳm giữa cõi mênh mông, hư vô nào vừa
mở cánh cửa vĩnh biệt, đón chào, và yên lặng.
5.
Một
ngày sau đó, chiếc thuyền câu nọ từ viễn khơi trở về cùng với xác hắn, thật
nhiều người trên bãi tập hợp chung quanh thành những vòng tròn thật kín. Hắn
ướt nhẹp, nhưng hết sức thanh thản và tươi trẻ, đôi mắt yên vui, môi ươm nụ cười hồng , tay chân mềm mại, da thịt sạch
sẽ và khỏe mạnh người ta đặt dấu hỏi, hắn đã chết, hay đang chìm trong giắc
ngủ thơ ngây với giấc mơ thần tiên nào đó, hắn bị đọa đày hay đã được giải
thoát. Có điều, vâng, chính đôi giầy trận há mõm một cách tồi tệ còn gắn chặt
trong chân hắn đã tố cáo một thảm trận bi cùng. Chính cái tàn tích khốn nạn đó
đã tận diệt những ước mơ và hoài vọng, nó hiện diện cho tuổi trẻ điêu tàn. Một
người thở thật dài, thêm một người nuối tiếc, tất cả đều chấm dứt bằng với sự
tuyệt cùng. Gã thuyền câu quì xuống nâng xác hắn trong vòng tay trìu mến, gã
bước tới bằng những bước thận trọng và nhẹ nhàng, đầu cúi thấp và môi thì thầm
những lời âu yếm cuối cùng. Gã bắt đầu trở lại con đường dẫn đến núi đá cao,
với những giọt nước mắt thân ái.
6.
Một tháng sau ngày hắn chết, đúng vào lúc gã
thuyền chài ôm một cành hoa lên ngọn núi đá, một chiếc Jeep đầu tròn U.S.A xuất
hiện cùng với bốn tên Quân Cảnh, họ cho xe dừng lại ờ đầu dốc, tắt máy và hâm
hở trèo. Một người nói, tao không tin nó
chết như vậy, gió thổi mạnh bạo như những ngọn roi quất vào da thịt, những
bước chân dồn dập, có thể tên chó chết đó
đã chuồn ngã nào rồi. Họ thể một cách tồi tệ, chuyến này gặp tao xé xác thằng yêu đó. Mặt trời vẫn treo trên đỉnh
đầu, khi bốn tên Quân Cảnh đạp bốn bàn chân lên nấm mồ vắng lạnh, tám con mắt
hậm hực và khinh bỉ. Gã thuyền câu dấu mặt … Hắn là kẻ tại đào.
Email: minhtam1943@yahoo.com.vn
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 04.01.2013
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 04.01.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Tình
dục, dollars và thành phố – Truyện ngắn Chu Trầm Nguyên Minh (Sài
Gòn)
Thứ
Bảy - 05/01/2013 18 27
Tình
dục, dollars và thành phố, những thứ đó bây giờ như những mũi tên tẩm thuốc độc
đang cắm vào giữa trái tim của tất cả chúng ta.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
Tên thật: Phan Minh Tâm
Sinh năm 1943
Nơi sinh: Làng Phú Bình, Hàm Liêm, Phan Thiết
Hiện sống ở Sài Gòn
Trước 1975, có bài đăng trên các báo: Phổ Thông
Thời Nay, Đất Sống, Bút Hoa, Nghệ Thuật, Hừng Sáng
Quần Chúng, Thái Độ, Tình Thương, Văn Học, Văn, Ý Thức
Các tác phẩm đã xuất bản:
*Trong Mặt Trời Buồn: Thơ - Văn Học 1967
*Quê Hương Thơ Và Nước Mắt: Thơ - Mai VN 1968
*Cuộc Tình Người: Thơ - Kỷ Nguyên 1969
1.
Buổi sáng thứ ba tuần rồi, khi bước vô lớp học, điểm danh, nữ sinh Q lại
vắng, như vậy là hơn một tuần Q bỏ lớp học, khi hết 2 giờ toán, xuống phòng
Giám Học, hỏi ra mới biết, Q chửa hoang và đã bỏ nhà ra đi bụi đời, Q học lớp 8
một trường công lập lớn nhất tỉnh, khoảng 15, đã dấn thân vào con đường tình
ái, hay đúng hơn, tình dục, và cái kết quả đã đến hết sức tồi tệ, tôi nghĩ, Em
sẽ ra sao với cái bào thai nặng nề như vậy, Em sẽ ra sao giữa cái xã hội man
trá với số tuổi đời thơ dại như vậy, và thấy, hết sức ngậm ngùi. Tình dục đã
giết chết tuổi thơ.
2.
Buổi chiều thứ hai tuần này, ở phòng đọc sách, một số đồng nghiệp nói
nói cười cười, một đề tài mới và thật
hấp dẫn, một nữ sinh học lớp đệ nhị, ba tháng trước tết rút hồ sơ xin
thôi học. Em đi làm thơ ký đánh máy cho một công sở, chiếc áo trắng được cởi ra
vĩnh viễn, những chiếc áo màu rực rỡ với hoa to và lá lớn thay vào, thân thể em
bỗng đẩy đà trông thấy, khó có thể tưởng tượng nổi em là một nữ sinh mảnh mai cách đây chừng vài tháng, dĩ nhiên thiên hạ
thèm nhỏ rãi, lũ đực rựa ấy mà. Em như một trái đào vừa chin tới, tràn đầy sức
sống, và em đã sống tận lực: cho 8 thằng đàn ông bề hội đồng nhưng mới bốn
thằng, em đã chết ngất, những thằng còn lại tiếc của đời bèn xào khô trên cái xác
tội nghiệp. Và hết sức bỉ ổi là chính 8 cái miệng ấy lại trở thành tám cái haut
parleur rêu rao cái màn kịch “bề hội đồng” nọ cho khắp thành phố phục tài, được
xem như một thành tích đáng kiêu hãnh của nam nhi(?) Tôi nghĩ, chắc em không
còn giám ló đầu ra khỏi nhà, nhưng tôi đã lầm quá lớn, em vẫn tỉnh bơ, chiếc
kính hyppi vẫn tươi vui trên mắt, chiếc áo vẫn ôm sát lấy bụng và chiếc xe
Honda vẫn nổ thật dòn. Đó, một chuyện rất tầm thường, như ăn ốc với nước mắm
gừng bị đau bụng, chui vào W.C, trở ra, tất cả đều chấm dứt, không còn vấn đề
nào được đặt ra nữa. Sự đời nó như vậy, nhiều người cười ồ, cớ sao tôi lại cắn
răng? Tình dục biến con người thành loài cầm thú.
3.
Có
một chuyện phải về NT, trên chuyến trở về có hai nữ sinh một trường tư có tiếng
đứng đắn trong tỉnh, cả hai tuổi trung bình khoảng 15, nghĩa là ở cái tuổi mà
Ông Cha Bà Mẹ của chúng ta ngày xưa còn
tắm ở truồng, hay ít ra chẳng dám vượt đường trường xa gần 200 cây số để tìm
một cái giống khác nhằm thỏa mãn cái giống của mình. Chiều thứ bảy nhảy, chơi
đã đời. Sáng chủ nhật chơi tiếp, 12 giờ ra xe
trở về, sáng thứ hai mặc chiếc áo dài trắng, xõa mái tóc xuống, ôm chiếc
cặp e ấp trước ngực em đi học và nổi tiếng đức hạnh. Tình cờ tôi biết, và vô
tình chứng kiến, cảnh trần truồng trong phòng ngủ, cảnh e ấp trước sân trường.
Chuyện khó tin, nhưng có thật 100%. Tình dục, một khoái lạc đam mê nhưng tồi
tệ.
4.
Chỗ
của tôi ở cách thành phố non một cây số, đa số dân sống quanh đó là công chức
nghèo. Chiều nào đi dạy về tôi cũng thấy một chiếc xe Jeep đậu ở trước một căn nhà, chồng làm xây dựng nông thôn, vợ
làm sở Mỹ trên phi trường.
Một
vài kẻ xấu miệng nói, người vợ làm đĩ lậu, chiếc xe Jeep nọ là của bọn Mỹ ở phi
trường xuống chơi, tôi rắp tâm để ý, quả đúng như vậy, Mỹ đen, Mỹ trắng, Mỹ ù,
Mỹ ốm ra vô thường trực. Tôi đánh dấu hỏi trong đầu, người chồng ở đâu những
lúc đó và có biết những điều đã xảy ra như vậy hay không? Tôi được giải đáp
ngay rằng thì là người chồng mới chính là kẻ chủ trương và điều khiển cái cảnh
nọ, hắn muốn có tiền và sống sung sướng, không còn cách nào hơn ở thời buổi này
là bán vợ để lấy “đô”, có “đô” dĩ nhiên là sung sướng, tôi không tin điều đó có
thật, vì ít ra lương tâm, tình yêu, cộng thêm một chút tình nghĩa vợ chồng, ai
lại hành động như vậy? Một lần nữa tôi lại lầm lẫn, khi thấy người đàn ông nọ
dẫn thằng Mỹ đem về nhà cho vợ … để đổi lấy cái Tivi hiệu Sanyo. Dollar, một ma
lực hấp dẫn gấp trăm lần hơn tình dục.
5.
Tôi
có quen một người khả ái ông ta có vợ đẹp con ngoan và gia cảnh thì cũng không
đến nổi nào, nhưng ông đã “thực tế hóa” người vợ bao năm chăn gối, đặt một vòng
xoắn, thả lên phi trường, dĩ nhiên là ông chấp nhận “cho chơi thả dàn”, và, sau
một thời gian kỷ lục, người khả kính trở nên giàu có, ngậm cái ống vố nơi
miệng, bước những bước hết sức tin tưởng, lúc nào và ở dâu cũng tuyên bố, ngày
mai đổi chiếc Toyota màu xanh da trời, ngày mốt đi Saigòn còm-măng cái máy giặt
v.v và v.v… Ông thì vui, vợ thì sướng nhưng những đứa con thì thật là buồn.
Dollar, hiểm họa khó lường.
6.
Cách đây sáu năm, khi xách trên tay chiếc Air France ọp ẹp, đến thành
phố này, điều trước tiên tôi nhận thấy
là cái vẻ trầm buồn và khép kín của nó, khó khăn lắm mới tìm được một
quán cà phê, có nhạc thời trang và đèn lờ mờ, khổ nhọc lắm mới khám phá nổi một
ổ chơi bời, và, đi tìm đến mòn giầy, mỏi mắt cũng khó thấy được 1 minijupe trên
đường phố, những cô thiếu nữ áo dài, khép nép và đôi chân lúc nào cũng như lẫn
trốn vội vàng, chỉ còn gió mù mịt và những cơn mưa giá lạnh, thành phố im vắng
đến hoang sơ. Một năm sau chiếc U.S 45 đưa toán GI đầu tiên đổ bộ lên bờ biển,
thành phố như bị một cơn bão lớn quét sạch sự trầm lặng, Snack Bar bắt đầu mọc
lên như nấm, nhà chứa bắt đầu xuất hiện nhiều vô số kể, những cô gái cũng thoát
xác… ở cái đà tỉ lệ thuận với thời gian trong sự đổi thay, bây giờ, không còn
ai có thể tìm thấy dáng dấp ngày xưa, thành phố nữa, ngoài những cây me tây cao
và âm u ở Đài Tử Sĩ, tất cả đều đổi lạ một cách khủng khiếp, Bar và quán cà phê
em út nhiều hơn vạn lần nhà bán sách giáo khoa và dụng cụ văn phòng.
Ma
cô nhiều hơn ngàn lần.
Đĩ
điếm lỉnh chiếm nhiều hơn nữ sinh của tất cả trường công cũng như tư trong tỉnh
cộng lại.
Xe
Honda nhiều hơn số bàn chân của người đi bộ. Áo đỏ, Áo xanh, mini-jupe nhiều
hơn áo trắng, áo đen và áo dài và hiện tại, số thanh thiếu niên hút cần sa
ngang với số còn chăm chỉ học hành.
Cảnh cuối cùng còn nhận chân được một cách cay đắng: Gái làm sở Mỹ bảnh
hơn nữ sinh. Ở đâu có Dollar là ở đó thay đổi, từ da đến lông, từ vú đến đùi
v.v và v.v… Khoảng 6 giờ mỗi chiều, những chiếc Town Bus từ phi trường đổ về,
các em xanh , đỏ, tím, hồng bước xuống, Thằng Mỹ Đen, Mỹ trắng kéo tay, vuốt
má. Bái bai các em cười, tụi Mỹ cười, chỉ có đĩ đực rựa da vàng mũi tẹt kiệm
ước là tiếc hùi hụi, nuốt nước bọt và như ngậm cả ngàn tấn thuốc đắng trong cổ
họng. Thành phố còn đó, nhưng thật sự thì đã chết trong lòng người.
7.
Sáu đứa trẻ, đứa lớn nhất 14 tuổi, đã bề hội
đồng một đứa bé gái 7 tuổi trong W.C công cộng … (chính luận 20-04-71) thật
rung rợn, tình dục đi từ người lớn, choai choai, và cả trẻ nít miệng còn hôi
sữa. Cứ đà tiến nhanh, tiến mạnh, tiến hung đó, chỉ vài năm nữa, xã hội này
thành trại súc vật.
Một
người cha bán đứa con gái 100 dollar cho thằng Mỹ đen, qua một tay trung gian
uy tín, sau một đêm đứa con gái được chiếc xe International đưa về tận nhà,
nhưng phải khiêng để lên giường, đứa con gái còn sống như một cái xác vô hồn.
Tụi Mỹ chơi đòn hội chợ. Người cha cắn răng, đứa con máu vẫn còn chảy. Dollars,
dân Việt Nam lạy mày.
Tôi
có một vài người bạn thất chí, mỗi lần từ mặt trận trở về thành phố, tất cả đều
muốn trở lại với lửa đạn, tất cả đều nêu lý do: Thành phố dơ bẩn, bỉ ổi, Mỹ hóa
v.v… và v.v… Cũng những người bạn thất chí ấy, cả tôi trong lúc hăng máu đã thề
với nhau rằng: Nếu người Mỹ còn trên đất
nước này 15 năm nữa, tất cả đều cầm dao ra đứng giữa phố tự đâm họng, mổ bụng,
mà chết…
Tình dục, dollars và thành phố, những thứ đó bây giờ như những mũi tên
tẩm thuốc độc đang cắm vào giữa trái tim của tất cả chúng ta.
Email: minhtam1943@yahoo.com.vn
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 05.01.2013
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 05.01.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Con
Chuột Cống – Truyện ngắn Chu Trầm Nguyên
Minh (Sài Gòn)
Thứ Sáu - 11/01/2013 22 32
Một hôm
mụ đăm chiêu: - Ông này, - Gì thế? - Con chuột cống… - Chuột
cống??. - Chắc nó không trở lại. Lão buồn rầu: - Nó chết rồi. Nơi lòng
Lão, Lão không mong nó chết, rất mong ngày nó trở lại và Lão cũng đoán chắc
rằng mụ cũng mong như vậy./.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
Tên thật: Phan Minh Tâm
Sinh năm 1943
Nơi sinh: Làng Phú Bình, Hàm Liêm, Phan Thiết
Hiện sống ở Sài Gòn
Trước 1975, có bài đăng trên các báo: Phổ Thông
Thời Nay, Đất Sống, Bút Hoa, Nghệ Thuật, Hừng Sáng
Quần Chúng, Thái Độ, Tình Thương, Văn Học, Văn, Ý Thức
Các tác phẩm đã xuất bản:
*Trong Mặt Trời Buồn: Thơ - Văn Học 1967
*Quê Hương Thơ Và Nước Mắt: Thơ - Mai VN 1968
*Cuộc Tình Người: Thơ - Kỷ Nguyên 1969
Ngừơi
đàn bà sống chung với Lão nói:
-
Có mỗi con chuột mà giãi quyết không xong, thì làm được việc gì[?]
Câu
nói trống không, nhưng chỉ định từ phải hiểu là Lão, mụ ta là người
sợ chuột, bằng tất cả những người sợ chuột trên thế gian này cộng lại. Mụ giải
thích –rất dài dòng– cho lão biết nguyên nhân mà mụ.. sợ chuột. Lão tóm tắt lại:
chuột là kẻ thù, thủ phạm reo rắc bệnh tật, là tên giao liên giữa vi trùng và
con người… cần phải diệt trừ, loại bỏ. Lão còn biết còn một lý do nữa mà mụ
chưa nói hay không muốn nói ra, đó là, dăm bữa, một tuần con chuột cống xé cái
túi chứa rác tan nát, lôi hết mọi thứ dơ bẩn trong túi ra, gần hết cái bếp, mụ
phải dọn, chùi rửa, xịt dầu thơm, cả buổi mới xong, mồ hôi nhễ nhại. nhưng
“khốn nạn“ –từ của mụ thường dùng– hơn cả là ỉa, con chuột cống ỉa, cứt
lỏng thì mụ vừa làm vệ sinh, vừa bịt mũi, nên những câu chửi rủa có đẳng cấp cứ
è è.. không ai nghe rõ cả.
Lão không
sợ, nhưng cũng e dè mụ, lý do, để chống chế.. là Lão muốn yên cửa, yên nhà, chứ
“đếch sợ ai“. Lão mua về cái bẩy, khối chữ nhật, bằng lưới sắt, một đêm
nọ, bẫy sập, con chuột cống bị nhốt, húc đầu trong bẩy, Lão chay đến.. con
chuột tung nắp, thoát ra ngoài, vừa chạy, vừa la chét.. chét.. nó thóat thân
trong nỗi thất vọng của Lão.
Lúc
đó, mụ xuống đến lưng chừng cầu thang, từ lầu một xuống tầng trệt, đèn mở sáng
choang.
-
Hay.. thiệt..
-
Nó.. Nó.. khỏe như…- Lão lắp bắp.
Mụ
ngắt lời:
-
Nó không khỏe.. tại ông yếu.
Lão
lại ấp úng:
-
Tôi..tôi.. yếu…
- Chứ
sao..
- Và
không có cái đầu.
Lão,
rõ ràng, đã cà lâm:
-
Không..không..có..cái .. đầu…
Mụ
giãi thích: ..không có cái đầu..là… nhưng
Lão không còn nghe thấy gì cả, cái đầu Lão lùng bùng như ở giữa mặt trận đang
hồi xung phong, dù mụ cố hét thật to. Cuối cùng mụ phán:
-
Nếu nó đủ sức tung nắp thoát thân, thì, mụ tằng hắng, rồi dõng dạc, tiếp: một
là: dùng biện pháp Bẩy Kẹp, hai là: Keo Dính Chuột. Ngừng một chút, để thở, mụ
ra lệnh: Hai chọn một.
Lão
chọn giải pháp Bẩy Kẹp, trong bữa ăn chiều, mụ đưa cho Lão một miếng bánh mì và
“nó khoái thứ này“ còn lão thì nghĩ cái “đầu cá” vẫn hơn, nhưng vì muốn “yên
cửa” Lão ngậm tăm thi hành, không nói gì..
Đêm đó cả hai, mụ và Lão cùng thức và cùng
chống mắt chờ.. những lúc như thế, Lão- bỗng dưng muốn hôn mụ. Khi cả hai
có chung môt mục đích, môt đợi chờ, môt hướng nhìn… thì thấy gần gủi nhau
hơn.. Lão cũng không biết phải thế hay không, nhưng điều rõ ràng là Lão muốn
hôn… cạch.
- Dính..
rồi..- Cả hai cùng la lên, chạy xuống bếp.. nhưng con chuột công chỉ để lại một
khúc đuôi và.. bãi nước. Lão làm thinh, vì nói lúc này không tiện cho “yên nhà”,
mụ nhìn sửng, môt lúc, rồi nói: nó té đái.. mụ quay đi, thật nhanh.
Không
chờ mụ ra lệnh, Lão ra đường LBT đứng chờ, người bán keo ”diệt chuột, diệt ruồi,
diệt muổi” đi qua.. Lão mua một miếng keo loai lớn nhất, tốt nhất,.bảo đảm
“dinh” cứng, không sẩy. Đầu hôm, ăn cơm xong, Lão trải miếng keo ra ngay góc
bếp và Lão cứ nằm trằn trọc, mụ cũng cựa quậy.. cả hai cùng chờ, không ngũ
được, Lão lại thấy thương và muốn ôm hôn mụ, tình yêu là.. cùng nhìn về một
hướng... có phải vậy không? Lào không biết, nhưng mỗi lần cùng-chung-một
điều gì là Lão muốn hôn mụ.
- Lại
thất bại, con chuột cống chỉ để lại vài sợi lông. và một bãi nước.
Cả
hai, mụ và Lão đã thật sự mõi mệt vì.. con chuột cống. Một tuần trôi qua, không
thấy nó quậy, nhưng đến ngày thứ tám thi nó xuất hiện, lần này, nó không “coi
ai ra gì’ đúng như lời mụ nói, nó la chét chét suốt đêm, sáng ra, từ phòng
khách đến bếp, nó ỉa tùm lum. Mụ nói:
- Làm
lại.
Lão
ngạc nhiên:
- Làm
lại!
- Mai,
ông mua cho tôi cái bẩy lồng, to nhất!
- Còn
cái bẩy cũ?
- Mụ
cướp lời:
- Bỏ, cái gì cũ là.. bỏ!
Lão
mua về cái bẩy đúng như yêu cầu của mụ, mụ tự gắn mồi, đặt bẩy và chờ suốt năm
đêm liền mà con chuột vẫn không vào ăn mồi nhử, từ đó Lão và mụ cứ cãi nhau về
Mồi Nhử Chuột, và qui trách nhiệm “vì mồi không khoái khẩu nên chuột không vô“,
với Lão thì, đầu cá, xương heo là chọn lựa số một, còn mụ thì ”chỉ có
bánh-mì-sữa-thơm-ngon là nhất. Mụ khẳng định “nó khoái khẩu nhất” và mụ nói mụ
biết chắc một trăm phần trăm như vậy.
- Loại
này..thơm.
- Đồng
ý..thơm.
- Tối
nay nó sẽ dính.
- Chắc
không?
- Chắc
100%.
- Tại
sao..?
- Tại..thơm.
- Không
phải. ..hễ thơm là dính.
- Mụ
muốn giải thích cho Lão hiểu.
- Bánh
mì…là thực phẫm cho người và chuột…
Lần
đầu tiên Lão chận họng mụ:
- Bánh
mì ..không..
Mụ
ngắt ngang:
- Tôi
nói dính là dính.
Lão bổng mất hết chí khí:
- Vâng
..dính ..là dính..
- Suốt
đêm mụ thức trắng, nhưng con chuột cống vẫn không chịu vào bẩy, mụ thật sự thất
vọng và:
- Ông đã làm nó sợ.
- Tôi..
- Chứ
còn ai vào đây nữa…nó chui vào, bẩy sập.
Lão
cũng thấy mụ nói có lý, phải chi.. Mụ ngẫm nghĩ, lúc lắc cái đầu, rồi hỏi Lão:
- Nó vô nhà ban đêm?
- Phải ..ban đêm.
- Tại sao cửa đóng mà nó vô được?
- Phải..cửa đóng..
- Mụ
kéo tay Lão đến cửa ra vào nói lý do tại sao, đêm đêm có con chuột cống trong
nhà.
- Nó chui vào từ chỗ này… Lão cũng đồng ý với mụ rằng con chuột
cống chui qua khe hở giữa cánh cửa và sàn nhà, cách nhau khoảng một tấc. Lão đã
ở căn nhà này bao nhiêu năm, đi qua cánh cửa biết bao nhiêu lần, mà Lão không
biết có cái khe.
- Muốn nó không vô phải bít khoang hở này..
- Bít..
- Thì bít ..chứ sao!
Ngừng một phút, mụ tiếp:
- Nâng nền lên hay hạ cửa xuống...là xong ngay.
- Lão nghĩ, mụ nói cũng có lý, nhưng cả hai giải pháp của mụ chưa
làm Lão hài lòng. Theo Lão, không nâng và cũng không hạ, Lão nghĩ làm thêm
cái cửa kính bên trong, sát với mặt sàn nhà là ổn nhất.. lần đầu tiên Lão thấy
mụ mỉm cười và gật đầu đồng ý.
- Mười ngày sau, cửa kinh làm xong, con chuột cống không còn -đêm
đêm- vào nhà quậy nữa.. Nhưng chẳng bao lâu, mụ khám phá ra rằng:
- Nó không vô nhà.. nhưng..
- Nhưng..
- Nó ra ngoài… không đi mà “trụ“ lại..
- Trụ lại..
- Phải!... nó dùng cái khe hở bên trái cánh cửa… làm cái ổ… đi về.
- Thật không?
Mụ
không trã lời. Lão tiếp tục:
- Nó lôi xương cá..
- Xương cá..
- Xương
heo, cả những thứ dơ bẩn khác.. nhét vào khe cửa.. thúi rúm..
Mụ
ngừng để lấy hơi rồi nói:
- Ông..mà
biết gì…
- Lão quan sát và nhận thấy mụ nói đúng… thúi rùm .. và mỗi buổi
sáng, mụ lại quét lại móc, lại dọn, lại càm ràm.. lại chửi con chuột là đồ
“mất dạy“, vì cái khăn bịt kín mặt mụ, nên Lão nghe không rõ
hết… Lão chỉ nghe được “mất dạy“ là rõ thôi.. ban ngày không thấy nó đâu cả, nó
chỉ dùng khe cửa làm kho chứa lương thực ban đêm mới đến… một đêm có tiêng chét
chét trước cửa, mụ và Lão cùng chạy ra balcon, nhìn xuống…không phải một mà là
hai.. đang cắn nhau.. lăn lộn… mụ hỏi:
- Ông nói con nào thắng..
- Chúng
không đánh nhau
- Không
đánh nhau mà…mà..là….
- Không
đánh?.
Mụ
ngạc nhiên: - không đánh…! Chứ chúng làm gì..?- mụ chưa kịp hỏi, thì Lão nói
chắc nịch:
- Chúng
đang .. làm tình..
Mụ nghe
tiếng chét chét như tiếng rên của con cái khi được con đực... mụ bỏ balcon, đi
nhanh vào phòng… từ đó, sau khi ăn tối xong, Lão vả cả mụ, đểu lắng nghe, chờ
đợi.tiếng chét chét của con chuột cống, vả khi nghe, cả hai cùng ra mau
balcon, nhìn xuống… Tối nào lũ chuôt, lúc thì hai con, lúc thì lúc nhúc một
bầy, làm tình, rượt nhau, chét chét… và mụ cũng như Lão, đêm nào cũng ra ngồi ở
bancon chờ đợi… những lúc như vậy, lão lại muốn hôn mụ.
Một
buổi sáng, Lão giật mình nghe tiêng thét của mụ, khi con chuột cống, đêm qua bị
xe gắn máy cán banh xác trước nhà.
Từ
đó, Lão và mụ không có gì để “đối thoại” để đợi chờ…, buổi sáng, mụ thức
dậy, lục đục trong WC, đi chợ, nấu bữa cơm cho mụ và Lão.., buổi trưa, sau khi
don cái bếp sạch sẽ, mụ vào phòng, đóng cửa… đôi lúc, từ trong phòng vọng
ra..tiếng thét.., tiếng khóc.. tiếng vật đổ vở.. và tiếng rên ư ử… Lão chắc
đó là tiếng của phim Hàn mà mụ mê, chẳng lẽ… Lão vội không nghĩ tiếp.. Còn
Lão, ngồi trên chiếc ghế may cũ, để ở balcon, đọc tờ báo buổi sáng và nhìn
trời…
Buổi
chiều, buổi tối, mụ và Lão như hai chiếc bóng, quanh quẩn trong căn nhà, không
nói với nhau nửa lời. Không khí u uất, buồn bã.
Một
hôm mụ đăm chiêu:
- Ông này,
- Gì thế?
- Con chuột cống…
- Chuột cống??.
- Chắc nó không trở lại.
Lão
buồn rầu:
- Nó
chết rồi.
Nơi
lòng Lão, Lão không mong nó chết, rất mong ngày nó trở lại và Lão cũng đoan
chắc rằng mụ cũng mong như vậy./.
Saigon Tháng 9/2012
Email: minhtam1943@yahoo.com.vn
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 11.01.2013
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 11.01.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Có
duyên thì gập – Truyện ngắn Chu Trầm Nguyên Minh (Sài Gòn)
Ngày
19/02/2013 21 04
Trong
khu vườn có nhiều cây cổ thụ, mỗi gốc, người ta đều đánh số màu trắng, đối diên
cây mang số 328, qua một lối đi, có ghế đá, cho hai người. Lão gập người Nữ tại
ghế đá này. Người Nữ, mà theo Lão là người đẹp nhất, người mà Lão đi tìm suốt
gần hết cuộc đời mời gập.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
Tên thật: Phan Minh Tâm
Sinh năm 1943
Nơi sinh: Làng Phú Bình, Hàm Liêm, Phan Thiết
Hiện sống ở Sài Gòn
Trước 1975, có bài đăng trên các báo: Phổ Thông
Thời Nay, Đất Sống, Bút Hoa, Nghệ Thuật, Hừng Sáng
Quần Chúng, Thái Độ, Tình Thương, Văn Học, Văn, Ý Thức
Các tác phẩm đã xuất bản:
*Trong Mặt Trời Buồn: Thơ - Văn Học 1967
*Quê Hương Thơ Và Nước Mắt: Thơ - Mai VN 1968
*Cuộc Tình Người: Thơ - Kỷ Nguyên 1969
Tăng Yến
Trong
khu vườn có nhiều cây cổ thụ, mỗi gốc, người ta đều đánh số màu trắng, đối diên
cây mang số 328, qua một lối đi, có ghế đá, cho hai người. Lão gập người Nữ tại
ghế đá này. Người Nữ, mà theo Lão là người đẹp nhất, người mà Lão đi tìm suốt
gần hết cuộc đời mời gập.
Lão
dừng lại ở đầu Cây Xăng Số 9, đảo mắt quan sát, hôm nay mụ đàn bà bán báo ở mãi
tận bên kia đương.
- Hôm
nay…
- Dạ,
CA… “quét” dữ quá!
Mọi
hôm mụ bán báo ngồi ở sát cây xăng số 9, hôm nay bị CA …”quét “ nên chạy qua
bên kia đường. Người đàn bà đưa cho Lão tờ Tuổi Trẻ quen thuộc. Lão trã tiền,
xếp tờ báo làm tư, rồi cuốn lại, tròn như ống thổi lửa.
- Bạch…
Lão
đập cái ống thổi lửa vào bàn tay trái rồi bước đi, dáng Lão liêu xiêu giữa con
đường đầy Khách Sạn sang trọng, và đầy khách du lịch. Lão lầm lũi, chẳng nhìn
một ai, miêng lẫm bẫm một điều gì, chẳng ai nghe được.
Lão
dừng lại, xe ở phía Phù Đổng Thiên Vương chạy lên, xe miệt Bảy Hiền đỗ về, như
mắc cưởi. Lão nhìn nghiêng, ngó dọc rồi đưa thẳng cánh tay cầm óng thổi lửa
ngang mặt, từ từ băng qua đường, có lúc Lão phải khựng lại, có lúc tiên lên,
lùi lai… Đôi khi, Lão cũng nghe ai đó hét lớn “muốn chết hã” và rồi Lão
cũng qua được bên kia đường.
Bao
giờ cũng vậy, khi đưng được bên kia đường, hình như Lão mĩm cười.
- Bạch...
Lão lại
đập ống thổi lửa, miêng lại lẫm bẫm một điều gì.. và bước qua cửa, ngăn cách
bên ngoài và khu vườn. Trươc mắt Lão là Sân Chim, nơi mỗi buổi sáng người chơi
chim tụ họp về, treo những lồng chim, đủ loại, đủ cở.. trên những khung sắt làm
sẵn. Người ta uống cafe, ăn sáng, và… nghe, đủ loại chim hót, rộn ràng, vui
tai… Trên khuôn mặt của những người ngồi ở đây, tan hết nổi ưu phiền.
-
Chắc giá 15
-
Ve?
- Ở
đây ai chơi “VE”, 15 chai.
Lúc
nào cũng vậy, Lão đên góc sân bên tay phải, nơi treo Sơn Ca, ngồi trên ghế đá, chếch
nghiêng về hướng cây mang số 328, nơi có cái ghế đá, nơi Lão gập người Nữ.. Lão
chờ.
Chiếc
ghế vẫn trống không.
- 10
chai, anh gã nó cho em!
- Không
có giá đó đâu chú em.
- Dạ..
- Chắc
giá 15 chai.
Chủ
của con Sơn Ca có giá 15 triệu là người đàn ông trung niên, tầm thước, tay chơi
Sơn Ca có tiếng, người mua là thanh niên còn trẻ, tuổi teen. Lão không hiểu tại
sao một con chim lại có giá đến 15 triệu như vậy.
- Chú
em xem.. cái lồng, bộ cống…đã 5, 6 chai rồi..
- Dạ..
- Tôi
gã com-pờ lê..
- Dạ...em..
- Giá
đó là quá.. mềm.
Lão
nhìn, ngóng trông.. và lẫm bẫm một điều gì, chăng ai nghe đươc. Chiếc ghế
vẫn trống không, không ai ngồi. Cứ như vậy, thời gian trôi, có biết bao con Son
Ca đươc bán đi.. và Lão, mỗi một ngày chờ đợi, Lão mòn mỏi theo thời gian.
Hôm
nay Mụ Bán Báo lại chạy xa tít, phia Khách Sạn ROSE, cái bọt-pa-ga to tổ chảng
chất đây báo, đũ loại, cái xe đạp cà tàn của mụ trỡ nên ì ạch, Lão nhận tờ báo,
trã tiên, gắp làm tư, cuốn tròn... bạch.
-
Sao.. chạy hoài vây?
-
CA. ..”quét“ dữ lắm.
Lão
chỉ tay về phía xe Banh Mì Cà Phê gần đó, hỏi:
- Sao...họ
không…
- Ông
hỏi sao họ không “di tãn” như tôi chứ gì…? chung–chi, đậm lắm.
- Chung,
chi...
- Chứ
sao...bây giờ đó là chuyện bình thường “ở huyện“ rồi.
Lão
lút lắc cái đầu tóc đã bạc, chỉ còn vài sợi lưa thưa.. Lão dập tờ báo
đã đươc quấn tròn rõ to.
-
Bạch, bạch, bạch..
Và
bắt đầu lầm bẫm bước đi. Mụ Bán Báo mỡ to mắt, ngạc nhiên, lần đầu, sau bao năm
mới thấy Lão phấn kích như vậy.
Hôm
nay chàng trẻ tuổi như quyết mua cho được con Sơn Ca của ông Trung Niên.
- 14
chai..anh nhé.
Người
Trung Niên nói:
- Đây
là con “mười năm có một”…
-
Dạ.
- Dân
chơi..chim đâu có thách.
Bỗng Lão bật dậy, bước tới… Lão nhìn thấy có người ngồi trên ghế đá, đối
diên số 328 màu trắng, Lão băng qua thãm cỏ ”cấm đi”, bước qua cai hàng rào
thấp, Lão gân như chay. Lão khựng lại, thất vọng: trên ghế đá là người đàn bà
lạ, không phải nàng, không phải người Nữ mà Lão chờ đợi, đã bao năm.
Lão
bước đi như vô hồn trên những lối đi quanh co trong khu vườn, Lão lại lẫm bẫm
một điều gì, chỉ có Lão mới biết, đôi lúc Lão đưng lại, nhìn quanh ngơ ngác. Lão
như một kẻ thất thần.
Bao
giờ cũng vậy, trước khi rời khu vườn, Lão đến ngồi trên ghế đá, Lão nhìn số 328
màu trắng thật lâu, đôi mắt Lão mỡ to, ráo hoảnh, cũng có lúc sũng nước.
Như
mọi ngày, cứ 7g sáng là Lão có mặt ở cây xăng số 9, mua tờ Tuổi Trẻ, mụ
bán báo lại nói “CA..”quét” dữ lắm”, Lão lại đập ống thôi lửa lên bàn tay trái
kêu “bạch” và bước đi trên con đường cũ, miệng Lão lẫm bẫm... Con đường mỗi
ngày như dài thêm ra, bước chân của Lão cũng chậm lại, Lão băng qua con dường
một cách khó khăn.. Lão thường thở dóc ,mõi mệt. Lão không còn đâp tờ báo bạch
bạch nữa, nhưng Lão vẫn đến nơi treo chim Sơn Ca… Lão chờ đợi, cho dù
Lão không còn nhìn rõ cái ghế số 328 màu trắng nữa.
Hôm
nay, Lão đứng ở cây xăng số 9 nhìn quanh. Lão không thây mụ bán báo, nơi
lòng Lão dâng lên một nỗi buồn.không tên. Lão tần ngần rât lâu trước khi băng
qua đường. Từ Phù Đổng chạy lên, tận miệt Bảy Hiền đỗ xuống, xe nối nhau, không
ngừng.
Lão
ngỏ đầu gậy lên mặt đường, âm rè và chim mất trong tiếng động cơ của xe hai,
bốn bánh, bước chân Lão liu xiu…
Đến
ngày thứ 3, không thấy Lão xuất hiện như bao năm, mụ bán báo ở cây xăng số
9 ngó mong, rồi thở dài ..nhớ một bóng hình đã mất.
Chỗ. xe Ở Bánh Mì Cà Phê.
Bàn
số 1
- Sao không thấy..
- Lão già chứ gì…
- ừ..
- Lão bệnh...yếu lắm rồi..
- Lão chóng gậy..còn đi không nổi ..
- ừ nhỉ
Bàn
số 2-
- Lão bị xe tung chết rồi
- ai nói..
- tụi Rạng Đông nói chứ ai, tụi
nó nghe cã tiêng thét cùa Lão..
- trời đất ..tao quyết điều tra xem Lão lẫm
bẫm điều gì
- ừ, lẫm bẫm.. ngần ấy năm
Ở
chổ treo Sơn Ca.
- Đã 3 ngày không thấy Lão già..
- có thê trỡ trời..Lão bệnh
- Không ,Lão bị xe tung, chết rồi
Có
người nói Lão chêt cưng trên chiếc ghế đá đối diện cây mang số 328 màu trắng
,đôi mắt mỡ to, như cố chờ một người không bao giờ đến .Nhưng giả thiêt Lão
chết vì xe tung là đươc nhiều người đông tinh nhất.
Và
trước khi chết Lão hét thật to và rõ: ”Có duyên thì gập“, đó là điều mà Lão đã
lẫm bẫm bao năm, va cũng là điều mà người Nữ nói với Lão trước lúc chi
tay...
Saigon tháng 02/2012
Email: minhtam1943@yahoo.com.vn
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 19/02/2013
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 19/02/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Mùa mực
nang – Truyện ngắn Chu Trầm Nguyên Minh (Sài Gòn)
Thứ
Hai – 22/04/2013 21 04
Hắn nhớ
lời khuyên của anh Tổ trưởng- người Đảng viên du kích khu Lê- rằng phải đưa vợ
vô Chợ Rẫy. Bạn câu, Lão Đại cũng nói như vậy. Người ở Cồn Chà nói: nếu đem
được 1kg mực khô vào Sài Gòn bán, tiền đó đủ sống một tuần..mực giá cao ngút
trời. Hắn nghĩ đến số mực mà bạn câu cho hắn, hắn phơi quanh nấm mồ, giờ đã
khô, những con mực nang..
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
Tên thật: Phan Minh Tâm
Sinh năm 1943
Nơi sinh: Làng Phú Bình, Hàm Liêm, Phan Thiết
Hiện sống ở Sài Gòn
Trước 1975, có bài đăng trên các báo: Phổ Thông
Thời Nay, Đất Sống, Bút Hoa, Nghệ Thuật, Hừng Sáng
Quần Chúng, Thái Độ, Tình Thương, Văn Học, Văn, Ý Thức
Các tác phẩm đã xuất bản:
*Trong Mặt Trời Buồn: Thơ - Văn Học 1967
*Quê Hương Thơ Và Nước Mắt: Thơ - Mai VN 1968
*Cuộc Tình Người: Thơ - Kỷ Nguyên 1969
1.
Hắn ngó mong ra biển, một màu xanh bao la
cùng những vệt trắng nhấp nhô, hắn chờ ghe câu mực trở về.
-
Về thôi.
Hắn quay nhìn người bạn câu, một chàng trai
rất trẻ.
-
Đúng chuyến, thì hôm nay về.
-
Lão Đại thường nổi hứng …
- Mày
nói sao?
-
Câu trúng, lão muốn nán lại kiếm thêm..là thường.
-
Vậy..
-
Không chắc.. nhưng chuyến này lão có thể.. trúng đậm.
Hắn
nhìn ra khơi, thầm mong Lão Đại câu trúng như chàng trai vừa nói.
-
Mày về đi, tao nán lại chút nữa..
Chàng
trai nói:
-
Tui về nghen..
Hắn
gật đầu. Người bạn câu trẻ, cao to, vạm vỡ, khuôn mặt đen nhẻm, nếu nhìn thoáng
qua thì thấy hắn dữ dằn, nhưng đó là chàng trai hiền lành tốt bụng.
-
Ừ..về đi.
Hắn ngồi xuống trên một đụn cát, bãi vắng chỉ
còn một mình hắn. Nắng chiều hắt màu vàng óng ánh trên lớp lớp sóng biển xô bờ.
- Các đồng chí, đây là trận đánh cuối cùng
của cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, hiên tại quân chính qui của
ta đã giải phóng Phan rang
Có
tiếng chim kêu, quat quat, hắn ngước nhìn, bầy hải âu đang bay lượn trên bầu
trời như chào hoàng hôn trước lúc trở về tổ, biển vẫn không có bóng thuyền về.
Ban chỉ huy quân sự tỉnh chia quân làm 2
cánh, một đánh từ Ma Lâm, Thiện Giáo và lực lượng địch đóng dọc Quốc Lộ 8, cánh
thứ 2 đánh dọc Quốc lộ 1A, đoạn từ Tà Dôn.. Hắn ở cánh 2, mở đường cùng Lữ Đoàn
203 cùa quân đoàn 2 chính qui từ Phan Rang vào…
- Các đồng chí …chờ 20 năm mới có ngày này…
Có
tiếng quát lớn:
-
Anh kia!
Hắn
quay lại, hai anh dân phòng, một anh cầm khẩu AK Tiệp Khắc, một anh lăm lăm cây
gỗ tròn dài chừng một mét trên tay.
-
Muốn vượt biên phải không?
-
Đồng chí..
-
Ai là đồng chí với mày!
-
Đồng chí..
Một
trong hai dân phòng hét to:
-
Ai là đồng chi với quân phản quốc!
Hắn
kinh ngạc:
-
Đồng chí..
Hắn
chỉ nói được hai chữ “đồng chí ", cổ họng hắn nghẹn lại, ngơ ngác, không
hiểu tại sao hắn lại phải bị truy chụp như vậy.
-
Giờ này mà còn ở đây là lũ vượt biên, quân phản quốc, liếm gót đế quốc
Mỹ.
Hắn
hét to:
-
Câm miệng lại!
Hắn
muốn nói thêm điều gì đó mà không mở miệng dược, hắn bị hai đồng chí dân phòng
dùng chiếc khăn bần bịt mặt kéo đi.
Hắn
bị nhốt một đêm ở phường, có dân phòng canh giữ nghiêm ngặt, đi đái, ỉa gì cũng
phải xin phép. Hắn trình giấy chứng nhận là..là..trời ạ, hắn chỉ còn cái giấy
xuất viện, ghi một câu đáng tiền là : bị mìn trong trận Ruông Muối, đơn vị :
quân địa phương…
-
Sáng mai mới biết mày là ai [?]..bây giờ thì chui vào..không tao nện..
Hắn vội chui vào cánh cửa mở hờ và tự hỏi
không biết ai dạy hai đồng chí mình ăn nói thiếu đạo đức xã hội chủ nghĩa như
thế? Đây là…biểu hiện…. Hắn dừng lại không nghĩ tiếp vì muỗi bắt đầu tấn công
hắn dữ dội. Hai tay hắn cứ quơ rồi đập không ngừng. Hai mắt hắn mở thao láo
nhìn bóng đêm.
Đạn lên nòng, súng cầm tay và chạy.. về
phía trước. Lúc vượt qua Xa Ra, địch kháng cự, yếu ớt.. quân ta tiến một mạch
đến đầu cầu Phú Long và trụ lại, địch chạy tán loạn, ta ria AK dòn dã, địch
chết chồng lên nhau, văng M.16 tứ tung, chúng liều mạng bơi qua sông, ta chơi lựu
đạn, một vài đồng chí mình hy sinh cùng rơi xuống sông, máu của ta và địch đều
có cùng màu đỏ, hòa vào nhau nhuộm một khoảng sông, thành dòng nước đỏ…
…
Tiếng
mở khóa làm hắn trở về với thực tại.
-
Dậy..ỉa đái gì thì đi đi.
Hắn
đứng dậy, đồng chí dân phòng lạ nhưng cách nói thì giống hệt hai đồng chí dân
phòng đã bắt hắn tối hôm qua.. Hắn vươn vai, dụi mắt và há miệng ngáp, suốt đêm
hắn đâu có ngủ.
Hắn đến cầu tiêu, mở cửa bước vào, mùi hôi
xông lên mũi, giấy, nước, cứt… vương vãi khắp nơi, nó giống cái chuồng heo nái,
hơn là..
-
Xê ra..ông nội..
Hắn
đoán gã này cũng như hắn, bị lôi về đây tối hôm qua.
-
Đ.M tụi CS ăn ở dơ như heo.
-
Này..anh kia..
Hắn
chưa kịp nói hết câu thì dừng lại, đôi mắt gã đàn ông đỏ như hai cục lửa, gã
vừa trợn mắt, vừa tuột quần.
-
Mày gọi tao hả?
-
Anh không được nói CS ở…
Gã
cướp lời:
-
...ở dơ như heo, Đ.M thi tao nói..như heo. Đ.M.mày là ai..
Hắn
nhìn và nhận ra đây là một con nghiện thiếu thuốc, hay một gã không bình thường
nên phát ngôn của gã khùng khùng. Chúng ta phải hiểu như vậy, đừng nghe và
cương quyết không tin những gì gã nói
-
Mày..mày.. là ai..ĐM vào đây..Đ..
Gã
nhừa nhựa không ra tiếng, tay phải cầm cu rảy rảy, kéo quần lên và bước ra khỏi
cầu tiêu. Hắn cũng bước ra theo. Mặt trời đã lên cao trên đỉnh cột cờ, ở đó lá
cờ đỏ sao vàng đã được kéo lên không biết từ lúc nào.
Hắn
trình bày cho ông chủ tịch nghe đủ mọi thứ giấy của một thương binh cách mạng,
người từng lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người
có giấy chứng nhận “Chiến Sĩ Vẻ Vang“.v..v và v.v… nhưng chỉ bằng.. cái miệng
của hắn mà thôi, những thứ đó cùng máu của hắn đã bay theo trái mìn ở trận
Ruộng Muối rồi, phải chờ Lão Đại đến xác nhận hắn là xã viên HTX câu mực, ông
chủ tịch mới cho hắn về.
-
Mày chờ tao làm gì.. để ra cớ sự?
Hắn
cảm ơn Lão Đại và:
-
Dạ..từ nay cháu chừa.
-
Thời buổi …ai cũng muốn bỏ nhà.
Hắn
chận lại không để Lão Đại nói điều không nên nói lúc này.
-
Bác.. trúng đậm phải không?
-
Trúng đậm..giao cho HTX suốt đêm..
Trước
khi chia tay, Lão Đại nói với hắn:
-
Chuẩn bị..mai ra khơi..
2.
Đơn vị của hắn tiếp tục dẫn đầu, đưa quân
chánh qui vào giải phóng PT, lúc vượt qua cầu Xóm Lụa, địch cố giữ cầu, hai bên
nhả đạn, đoàn quân vẫn tiến. Khi đến Ruộng Muối áp sát bến xe thì bị mìn, văng
xác 7 đồng chí, hắn bị thương, quỵ xuống.
-
Này anh..
-
Gì..em?
-
Hồi hôm..
-
Anh đã báo cáo rồi mà.
-
Em có cảm tưởng..
-
Cảm tưởng?
-
Dạ.. em thấy như có điều gì làm anh buồn..
Hắn
cướp lời, nhỏ nhẹ:
-
Ngủ đi..em.
-
Dạ.
Tiếng
người đàn bà nhỏ, cam phận từ trong nấm mồ, như chìm trong đêm tối.
Ba tháng sau ra viện với vết sẹo trên mặt,
hắn tìm về lại đơn vị, nhưng đơn vị hắn đã giải tán, mỗi nguời một nơi. Chỉ với
giấy chứng của bệnh viện không còn khả năng chiến đấu nên hắn bị khai trừ khỏi
đời lính. Từ một người lúc nào cũng đi trước trong những chiến dịch kinh hoàng
nhất, bây giờ khi cổi áo lính, bỏ nón tai bèo trở về đời thường, hắn thấy
tay chân lỏng cóng, nói năng bập bẹ, hắn xa lạ với xã hội mà từ đó hắn đã ra đi
…
-
Anh..này..
-
Anh nghe đây em.
-
Em nhớ.. Khu Lê..
- Anh cũng nhớ..
Đêm
trường mù mịt, gió thổi qua bãi tha ma vi vu, tiếng nói người đàn bà như chìm
trong sương.
-
Nhớ bào Củ Gừng..
-
Bào Củ Gừng..
-
Đôi mắt anh đêm đó… sáng như sao trời.
-
Anh yêu em.
-
Em biết.. nó thắm thiết đến chừng nào.
Im
lặng, hắn vẫn đứng trong sương đêm, nhìn đăm đăm về hướng bào Củ Gừng khuất bên
kia ngọn núi Tà Dôn..
- Anh không có hộ khẩu mà đòi cấp sổ lương
thực..
- Xin đồng chí..
- Anh về địa phương xin chứng nhận lý lịch,
ghi rõ cha mẹ ông bà có theo Mỹ hay không.
- Dạ..
- Đến phường xin lập thế vì khai sinh.
- Dạ.
- Làm chứng minh nhân dân..
- Dạ.
- Làm đơn xin cấp sổ lương thực.
- Dạ.
- Mẫu đơn có bán ở đây, mua mà điền vào cho
hợp lệ.
Hắn “dạ’" đến lần thứ tư thì đứng dậy:
- Cám ơn đồng chí.
Khi hắn chuẩn bị bước ra khỏi phòng lương
thực thị xã, thì bị gọi giật ngược:
- Anh kia!
Hắn quay lại.
- Tôi nói lần cuối, không được xưng hô
“đồng chí” ở đây.
Hắn ngơ ngác. Hắn cũng là đảng viên ĐCSVN
sao lại không được “xưng hô“ đồng chí?
“Ở đây” là ở đâu, không phải cái chỗ mà hắn
đã đổ máu giành khỏi tay Mỹ Ngụy?
Hắn phẫn nộ, nhưng thời buổi này dạy hắn
ngậm miệng.
Hắn
về địa phương, không biết bao lần, rồi cũng làm được những thứ giấy mà phòng
lương thực yêu cầu, người thân, cha mẹ, anh em của hắn đều đã hy sinh trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, quê hắn được phong là xã Anh
Hùng cả hai thời kỳ… Hắn nhìn lại nơi hắn ra đời, nơi nơi xơ xác, khô héo..cánh
đồng -ăn nước trời- chỉ còn những gốc rạ và hố bom…người dân phải đi 5km không
biết bao nhiêu lần mới mua được một lít dầu lửa…cho dù, nhà ai trên bàn thờ
cũng có từ 2 liệt sĩ. Đất và nền nhà của cha mẹ hắn đã là của HTX nông nghiệp.
-
Anh kia!
Hắn
giật mình:
-
Dạ.
-
Anh làm gì mà ngồi ….
-
Dạ, tôi đi xin cấp sổ lương thực.
-
Sổ lương thực?
-
Dạ..sổ..
-
Cho ai?
-
Cho..tôi..
-
Biết rồi.
Anh
Lương Thực phác tay ra hiệu : tới phiên hắn. Hắn rụt rè bước vô căn phòng khá
rộng, có quạt máy chạy vù vù trên đầu. Hắn để bộ hồ sơ thấm đẫm mồ hôi lên bàn.
Anh Lương Thực lật từng tờ giấy, đọc đi, đọc lại rất kỷ, rất nhiều lần. Ông ta
hỏi, như điều tra một vài điểm- đáng ngờ- trong tờ lý lịch. Hắn trả lời thật
rõ, nhưng anh Lương Thực:
- Tôi
không tin!
-
Dạ?
-
Từng ấy năm trong lòng địch mà trong sạch được à?
-
Ông nói sao?
-
Tôi nói.. gia đinh anh thế nào cũng có người theo Mỹ!
Hắn
trợn mắt hét lớn:
-
Thằng Bắc Kỳ kia..mày..mày..
Hắn
không thể ngờ rằng, chỉ trong tíc tắc, chưa nói hết câu, hắn đã bị tóm và lôi
ra khỏi phòng. Hắn bị đẩy lên xe bịt bùng và chở đi, lại bị -chính đồng đội
thời chống Mỹ cứu nước của hắn- nhốt.
Không
còn cách nào khác, hắn phải nhờ đến người cán bộ nội thành mà hắn cứu năm hắn
còn học lớp đệ tứ PBC. Hắn bước ra khỏi trại giam Phú Thủy, mặt trời chói chang
trên đỉnh đầu..
3.
Không
sống nổi với người, thì sống với ma, hắn nghĩ như vậy và cũng chỉ còn cách đó
thôi. Theo hướng Bắc, trước khi vào trung tâm thành phố, xe phải chạy qua cầu
40, xuống dốc cầu là chân của triền cát khá cao chạy ra tới biển, đỉnh là Căng
Ê-Xê-Píc, trên triền cát này là nghĩa trang của thành phố già hơn trăm năm. Ở
đây, mồ mả, mới, cũ, đủ kiểu, cái cao, to, cái thấp lè tè.. Hắn chọn cái mả cổ,
được bao bọc bằng vòng thành cao non thước, hắn dựng chòi ở trên cái mả này.
Hắn hài lòng chỗ ở này, vì ở đây hắn nhìn
được nơi hắn sinh ra, lớn lên, nơi hắn cầm súng, nơi hắn gặp và yêu nàng, nơi
cha mẹ anh em hắn nằm xuống, nơi máu xương của xóm làng …
-
Anh.. à.
-
Anh đây…em.
-
Đêm nay.. trăng sáng không anh?
-
Rất sáng em à.
Đêm
nào hắn cũng ra khỏi nắm mồ đứng nhìn đăm đăm về Tà Dôn, Tam Giác, lòng hắn
ngậm ngùi, có lúc nao nao.
-
Anh.. à.. anh có nhìn thấy Hàm Liêm không?
-
Có.. anh đang nhìn nó đây.
-
Em nhớ Hàm Liêm …
-
Hôm nào.. anh sẽ đưa em về.
-
Phải.. anh nhớ đưa em về.
Hàm Liêm, Hàm Liêm ơi, hắn gọi nhỏ trong
lòng …nơi có con chim chiền chiện bay thật cao trên trời xanh sau mùa gặt, nơi
có những đêm soi cá, bắn chim, nơi có cây Bù cao vọi, nơi từ khu Lê trở về thì
mẹ đã không còn, nơi của tuổi thơ khổ đau và nước mắt.
-
Anh à.
-
Anh đây.
-
Ngoài đó lạnh rồi.. vô với em đi anh.
Hắn
quay lại, chui vào mồ, một vùng bóng tối che khuất, hắn chỉ thấy cái bóng rất
nhỏ cùa người con gái, hắn vòng tay ôm, và hôn lên đôi mắt trủng sâu đầy nước
của nàng..
4.
“Ta đã sống, đã chiến đấu cho ta, cho đời đến
tận cùng số kiếp.. như ta đã yêu nàng đến tận cùng hơi thở…Ý nghĩa lớn nhất của
cuộc đời là sự hiến dâng.. Tam Giác ơi, dù có chết, con cũng xin được chết
trong vòng tay người, được nằm trên đất quê hương, được bay theo mây trời đã
bao đời cam chịu. Ta thương xót quê hương biết là dường nào, quê hương ơi.”
“Ta muốn hét to cho đất trời tỏ rõ, quê
hương ta sao cứ mãi cam đành..”
- Ê..
thằng ông nội.. muốn chết hả?
Chiếc
honda vút qua, quăng lại tiếng hét. Hắn bừng tỉnh, nhìn quanh, rồi đi tiếp, rồi
đứng trước quày nhà thuốc Quốc Doanh, hắn nói với người bán thuốc:
-
Cho tôi mua thuốc đau nhức.
-
Anh có sổ..?
-
Không..tôi xin mua.. mua..giá cao.
-
Giá cao?
-
Dạ..giá cao.
-
Đau nhức ở đâu?
-
Dạ.. ở đôi mắt.
- Ở
hai con mắt?
-
Dạ.
-
Tại sao?
-
Một trái mìn cóc.
-
Mìn cóc?
-
Dạ …
Hắn
nhận ra người bán thuốc không biết mìn cóc là cái gì cả, hắn giải thích và kết
luận:
-
Nó móc 2 con mắt …
-
Thôi… thôi.. ớn lắm.
-
Dạ..
Không
biết sao hắn buột miệng lập lại:
-
Ớn… lắm.
Hắn
nhận một gói thuốc thông dụng -Xuyên Tâm Liên- thuốc nội, trị bá bệnh.. đều
tốt.
Đơn vị hành quân áp sát địch, bất ngờ bị
vướng một bãi mìn cóc, cóc nhảy ngang ngực là nổ, đồng đội lớp chết lớp bị
thương, mục tiêu lộ, địch xuất hiện, tiếng hét “giết”‘ vang trời… Ba ngày sau
ta vẫn còn tìm đồng đội nằm lại, xác chết và bị thương…trong đó có người bị mìn
móc hai con mắt.
Mỗi
lần nhớ lại, hắn thường ngửa mắt lên trời, hắn muốn nước mắt chảy ngược vào
lòng ngực.
5.
Mười giờ sáng thì chiếc ghe câu mực chuẩn bị
ra khơi, mùa mực nang chỉ kéo dài một thời gian ngắn, nhưng ngư trường thì ở
tận khơi xa.
-
Ê.. kiểm tra lại lần chót đi.
-
Dạ..
Chàng
trai chui xuống hầm kiểm tra lương thực, gạo, muối, cá khô và lỉnh kỉnh đủ thứ
cần cho chuyến câu, can 20 lit rượu đế là không thể thiếu.
Lão
Đại quay về phía hắn:
-
Mày xem lại cái cô- le, chuyến này đi xa đó.
-
Hôm qua đã xem lại rồi, chỉnh cái súp báp nữa..
-
Phải ngon lành à nhen.
-
Dạ, nổ dòn lắm.
Lão
Đại là chủ chiếc ghe câu, trọng tải khá lớn, đúng ra là của cha lão để lại. Cha
lão chết trong một chuyến ra khơi cũng trên chiếc ghe này, chuyến đó trúng đậm,
từng đàn mực nang, dày đặc bên mạn sườn chiếc ghe, nó còn đẩy thúng câu chao
nghiêng. Cha lão nghiêng người cúi thấp để nhìn, trong khối nước xanh thẳm bỗng
xuất hiện một khối màu đen, và trong tích tắc có một vật nhọn, vọt lên… đâm
ngay tim.. cha lão tắt thở. Hắn nghe dân chài ở xóm Cồn này nói như vậy và họ
cũng nói Lão Đại là tay câu số một như cha lão ngày xưa. Có người nói đó là con
cá kiếm, có người nói ”bao đời nhà lão lấy của biển, bây giờ phải trả lại… Hà
Bá bắt lão “. Chiếc ghe bây giờ là của HTX thủy sản, lão trở thành công nhân.
Cách Mạng nói không ai được có của riêng và cái gì có từ trước 75 là của đế
quốc Mỹ, cùa bọn tư bản mại sản, tất cả là của chung.
-
Tất cả..xong chưa?
-
Xong rồi.
Chàng
trai trả lời.
Như
thường lệ, tất cả bạn câu phải tập hợp đứng sau lưng lão Đại, trước một mâm ngũ
quả, lão thắp nhang và miệng lâm râm van vái Trời, Nước, Thủy Thần phò hộ cho
chuyến ra khơi được may mắn..
Lão
ra lệnh như hét:
-
Nổ cô-le!
Hắn
nắm sợi dây giựt mạnh, tiếng máy nổ rất dòn, lão mỉm cười hài lòng và lái chiếc
ghe câu ra phải bến Cồn Chà, nhắm hướng đông, đâm ra biển.
- Không có địa chỉ -nơi ở- thì không được
giải quyết..cấp hộ khẩu.
- Tôi không có nhà..
- Thì địa chỉ cơ quan cũng được.
- Dạ..tôi phục viên..
- Trời ạ.. trụi lủi… như vậy làm sao cấp.
Người trưởng ban Hộ Khẩu thị xã là người
miền Nam, cở tuổi hắn.
- Tôi bày cho anh..lên phòng Thương Binh Xã
Hội yêu cầu..
- Dạ.. tôi lên nhiều lần rồi.
- Các đồng chí ấy..nói thế nào?
- Dạ họ nói : tôi không phải là đối tượng.
- Tôi biết rồi..
Người cán bộ Hộ Khẩu vừa cười khảy, vừa
nói, rất nhỏ: không ba số, không bì thư.. là không đúng đối tượng.. trụi lủi
như anh thì phải mòn 3 đôi dép râu..
- Dạ..anh nói gì tôi không nghe?
Người cán bộ Hộ Khẩu nhìn thẳng vào mặt hắn:
- Không nghe là tốt.. đồng chí mình ạ.
“Đồng chí mình“, âm vọng thân thương của
một thời không xa, mà nghe sao cay đắng trong lòng..
-
Anh em, mình họp một chút.
Mọi
người lần lượt tập trung giữa ghe, trừ Lão Đại.
-
Như thường lệ tôi xin đọc báo, tin tức hôm qua..
Ngoài
Lão Đại, Hắn và Chàng Trai còn 5 người nữa, bạn câu thuộc tổ câu mực của HTX
hải sản. Trong 5 người này có một đồng chí Đảng viên, làm tổ trưởng, dân du
kích khu Lê.
-
Một bí thư phường đã tình duyên bất chính với vợ của một tướng Ngụy, bị khai
trừ khỏi đảng.. Hành tây Văn Sơn trúng lớn.. Thị xã sắp xây anten tivi v.v.. và
v.v..
Mọi người chăm chú lắng nghe tin tức tờ báo
“địa phương “, nhìn trời đã ngã vàng, sóng yên, biển lặng, không thấy đâu là bờ
bến.
-
Hạ thôi!
Tiếng Lão Đại dõng dạt, hắn bớt ga, tiếng nổ máy cô-le cũng dịu lại.
-
Thả neo!
Chiếc neo to được anh tổ trưởng chỉ huy cho 3 bạn câu bỏ xuống biển, sợi
xích cứ tuột, càng lúc càng nhanh.. và chiếc ghe giờ đây sòng sành một chỗ,
giữa biển trời bao la.
Người nào làm phần việc người ấy, chuẩn bị bữa cơm chiều, trong bữa ăn
mỗi người được uống một bát rượu đế, mà lúc xỉn dân nhậu thường gọi “nước mắt
quê hương “. Tất cả chuẩn bị thúng chai, đèn, bộ câu rường.. sẵn sàng thả biển.
Không gian tối dần, một màu đen đậm nhuộm kín bầu trời.
-
Thả thúng!
Sáu
cái thúng chai đươc thả xuống nước, sáu người, trừ Lão Đại và chàng trai, sẽ
câu ở hông ghe, đèn bắt đầu thắp lên, sáu người dùng tay khoát nước rời ghe..xa
dần. Những bạn câu ở tổ khác cũng lên đèn, biển như được che kín bởi đèn câu,
như một thành phố trên mặt nước bao la, biển nhấp nhô, ánh sáng lúc mất lúc
hiện, giữa sóng gió dập dềnh, bạn câu ngồi lọt thỏm trong thúng chai chao
nghiêng..
Hắn xé tất cả giấy tờ, bộ hồ sơ ” thấm đẫm mồ hôi “ để xin sổ lương thực, và kiếm sống bằng nghề “mót cá” ở Cồn Chà. Một hôm, hắn gặp Lão Đại:
- Ê..chú em!
- Dạ..
- Muốn đi câu mực không?
- Dạ.. câu mực?
- Như câu cá vậy thôi …
Từ đó hắn trở thành bạn câu mực tổ Lão Đại.
Hắn chăm chỉ, biết chút ít về máy nổ nên được phân công “máy nổ“. Lúc không
đứng máy, hắn xung phong nhận thùng bơi câu như mọi người. Người Đảng viên Tổ
trưởng là người tốt bụng, hòa đồng, mọi người đều thương mến. Một hôm..
- Này..
- Dạ..
- Vợ bệnh.. khó khăn lắm phải không?
- Dạ..máu và nước mắt cứ chảy ra hoài.
- Không còn thấy gì à?
- Dạ..chẳng còn thấy gì..
Người Tổ Trưởng yên lặng một lúc:
- Đã vào bệnh viện chưa?
Hắn có vẻ ngập ngừng:
- Đã đi bệnh viện thị xã nhiều lần, họ nói
phải vào Chợ Rẫy, ở đây “bó tay”.
Vẻ thất vọng, hắn nói nhỏ:
- Chỉ mong nó đừng nhức nhối thôi.
Từ đó, mỗi chuyến đi biển, hắn được bạn câu
và chính người Đảng-Viên tồ trưởng, bằng cách này hay cách khác, trao cho hắn
lúc thì mực, lúc thì cá…hắn dành dụm để đưa vợ vào Chợ Rẫy.
Hắn
vịn hông ghe, chàng trai phụ hắn chuyển mực nang câu được lên ghe, xong, hắn
lại bơi đi. Biển yên, sóng lặng, mỗi lần kéo, lưỡi rường dính ít cũng một con..
Thúng chai về đổ hàng, rồi lại ra đi.. suốt đêm.
Hừng
sáng hôm sau, tất cả lao vào xẻ mực phơi, ăn sáng rồi lăn kềnh ra ngủ …riêng
hắn thì ngồi dùng dao nhỏ, gọt tỉa nang mực thanh hình chim, thú.. và đàn bà...
Những lúc rãnh việc, bạn câu túm tụm xem tác phẩm của hắn, ai cũng khen đẹp.
-
Tao ước có con vợ giống cái hình này…. Chàng trai nói.
-
Thằng này thích vú bự, còn tao, tao thích đít bự hơn.
Lão
Đại cười hềnh hệch:
-
Tao.. tao thích cả hai.
Một
bạn câu đề nghị hắn “đẽo“ hình Phật, người khác hình Chúa.., người khác nữa thì
xin “một em- rổi cá- tóc dài”.. ít ai nói đến những con thỏ mà hắn khắc trên
nang mực, dù rất đẹp, những lúc như thế, thật vui. Hắn xao xuyến… hình
Phật..hình Chúa… hắn đã thử khắc, rất sinh động và đẹp.. nhưng hắn biết chắc
chắn một điều là hắn không được phép thực hiện, anh đảng viên tổ trưởng nói
“cấm “, và hắn chấp hành.
Sau
7 đêm câu, trúng đậm, cả tổ đều vui, Lão Đại nốc một ly đầy rượu đế, cười khà
khà..
-
Đạt chỉ tiêu.. chỉ tiêu..
Lão
ngập ngừng, rồi trổi giọng:
- Xã
Hội Chủ Nghĩa..
Anh
Tổ trưởng cười:
-
Phát ngôn không chuẩn rồi, Lão Đại ơi.
-
Nhưng thế nào cũng đạt..đạt…
Lão
lại ngập ngừng..rồi thở khì....
-
Tiên Tiến…
Từ
ngày giải phóng lão nghe nhiều tiếng, nhiều câu..lạ quá, lão nhớ, nhưng hiểu lờ
mờ.
Lão
đâu có học hành gì, lão nghĩ có nghề biển là đủ rồi..
Theo đúng lịch, xã viên HTX đứng chờ trên bãi Cồn Chà, Lão Đại vào quán
uống rượu, bạn câu giao mực, anh tổ trưởng ghi ghi chép chép, thoáng chốc.. ghe
mực nang không còn con nào, còn chăng là đống nang mực ngổn ngang ở giữa ghe.
Người khác đã mang mực một nắng của tổ câu đi đâu đó, và có đem ra chợ bán hay
không thì lão không biết, đi câu về là giao hết cho HTX, còn sau đó, tất cả đều
không biết hoặc không muốn biết. Lão Đại đứng dậy, nhổ phẹt, rồi lững thững
bước đi, những lúc như thế này, lão lặng thinh, không nói gì, lão buồn.
6.
Hắn nhớ
lời khuyên của anh Tổ trưởng- người Đảng viên du kích khu Lê- rằng phải đưa vợ
vô Chợ Rẫy. Bạn câu, Lão Đại cũng nói như vậy. Người ở Cồn Chà nói: nếu đem
được 1kg mực khô vào Sài Gòn bán, tiền đó đủ sống một tuần..mực giá cao ngút
trời. Hắn nghĩ đến số mực mà bạn câu cho hắn, hắn phơi quanh nấm mồ, giờ đã
khô, những con mực nang..
-
Anh à.
Tiếng
gọi vọng ra từ trong nắm mồ, nghe mơ hồ như tiếng sương rơi, hắn nhỏ giọng:
-
Ngủ đi em.
-
Em.. em không ngủ được.
Yên
lặng, như mọi đêm, hắn đứng bất động, nhìn về cõi xa xăm.
-
Anh à.. anh đang nhìn về Tam Giác phải không?
-
Phải.
- Hàm Chính..
-
Nơi đứa em tội nghiệp….
-
Hôm đó còn..Tết anh nhỉ.
-
17 tháng giêng..
Trước Tết, Tây càn, đốt căn chòi lá, gia
đình hắn phải khoét cái lổ trong bụi Dúi ở tạm, Tết cũng dần trôi, buồi chiều,
có tiếng gió xoáy, ầm.. móc chê từ đồn Bình Lâm câu vào, rơi sát bụi cây, giết
chết em hắn, lúc đó em mới lên 5.
-
Anh này.
Yên
lặng..
-
Em nhớ quá…trước khi tắt thở.. em cứ thút thít hoài.
Hắn đứng trợn mắt, tay chỉ đồn Bình Lâm,
hắn thề sẽ giết Tây trả thù cho đứa em trai tội nghiệp cùa hắn, hắn không muốn
hòa bình, phải chờ hắn lớn lên giết Tây..
-
Anh đâu rồi?
-
Anh đây.
Hình
như người đàn bà biết hắn đang khóc, nên ân hận:
-
Em.. em.. xin lỗi anh
-
Em gắng ngủ đi.
- Dạ.
Hắn
nhìn, nhưng đâu thấy gì, nước mắt, sương mù.. đã che kín..nhưng trong lòng hắn
thì không gì che kín được dĩ vãng, Rảy Nổ, Rừng Già, Rừng Tròn, Đá Bà.. cả khu
Lê.. nơi rơi rớt tuổi ấu thơ, nơi dạy hắn khóc và căm thù.
Phải vô Chợ Rẫy để máu và nước mắt không
còn rỉ ra trong hai hố mắt u tối, để không còn tiếng rên mà nàng cố nuốt trong
lòng ngực, phải giải thoát nàng ra khỏi đọa đày của kiếp người.. một ký mực..
đem vô được Sài Gòn..
Lúc
ở bãi Côn Chà, Hắn nói với chàng trai:
-
Chú em..cho anh mượn chiếc xe đạp.
-
Anh..
-
Anh đi đây một chút.
Chàng trai đồng ý:
-
Anh ghé em.
Hắn
ghé nhà chàng trai, mượn chiếc xe đạp, và đạp về nghĩa địa.
-
Em ngủ chưa?
-
Dạ..em ngủ không được..
-
Mai..mai..anh..
-
Anh đi đâu à?
-
Không.. có thể chuyến ra khơi lần này..lâu.. dài hơn mọi khi.
-
Anh an tâm..em tự lo được mà.
Ngừng một chút, nàng nói:
-
Anh à..sao em thấy nao nao trong lòng.
Hắn
chui vô mồ, hắn ôm người đàn bà, và thì thầm…anh sẽ đưa em vào Chợ Rẫy.. Đêm
choàng lên nấm mồ, tiếng nỉ non như vọng lại từ kiếp nào.
Nửa
khuya hắn trở dậy, bắt đầu cuộc hành trình bằng xe đạp, đi Sài Gòn, hắn đạp
chăm chỉ, vượt qua Ngã Hai, Ngã ba Hàm Tân…Dọc đường hắn thấy Quản Lý thị
trường chận xe đò soát tìm dân buôn lậu đem mực vào Saigon, pháp luật cấm, hàng
hóa là của nhà nước, phải thông qua HTX mới đến tay người tiêu dùng, như vậy là
phạm pháp…Lúc nghỉ mệt, hắn nghe:
-
Họ bắt cổi quần.
-
Sao lại bắt cổi quần?
-
Dân buôn bó mực trong háng.
-
Úi trời.. bó trong háng!
-
Chứ sao.
Một
đám người, đủ thành phần, ngồi trong cái quán xép bên đường.
-
Chưa kể..
-
Sao..?
-
Mày thấy cái nón cối có ngôi sao vàng không?
-
Ai lại không thấy, tao, tao còn có một cái ở nhà.
-
Mực được xé ra..nhét vào..rồi úp lên đầu..
-
Cả đôi dép râu.. cũng độn.
-
Thoát không?
-
Dễ gì..họ tưởng cái ngôi sao vàng trên nón, đôi dép râu dưới chân..là thần hộ
mạng… nhưng vẫn bị lật tẩy như thường.., quản lý thị trường là người-hơn ai
hết- biết mọi mánh khóe con buôn, họ cũng đội nón, mang dép.. y chang như vậy
mà. Họ hóa trang thành người “cách mạng” để qua mặt..đâu có dễ.
Hắn chột dạ, hắn cũng y bon như dân độn mực,
hắn cũng đội nón cối có ngôi sao vàng, hắn cũng mang dép râu… Hắn nuốt ực nước
miếng, lên xe, tiếp tục đạp.
Đến
xế chiều thì hắn đến ngã Ba Xuân Lộc, người ướt đẩm mồ hôi, hắn ghé vào một
quán nước, gọi một ly trà đá.. Hắn nói nhỏ … Anh sẽ đưa em vào Chợ Rẫy..
-
Anh kia!
Hắn
quay lại, người đàn ông lạ, tóc hoa râm, chỉ cái xe đạp:
-
Xe xẹp lép rồi kìa.
Cái
bánh trước ”xẹp lép“ thật.
-
Đi đâu mà ướt nhẹp vậy?
-
Dạ..cháu đi Sài Gòn..
- Ở
đâu?
- Dạ,
ở PT.
-
Quỉ thần ơi, PT-Sài Gòn mà đi bằng xe đạp.. khùng chắc.
-
Dạ..
-
Xe đò bây giờ rẻ rề mà..
-
Dạ..rẻ rề, nhưng..nhưng..
-
Không nhưng nhị gì cả.. tôi vá giùm.. không lấy tiền..
Người đàn ông tốt bụng vá xe giùm hắn, chiếc xe xẹp ngay chỗ “bơm vá”
bên đường. Hắn cảm ơn và lên xe, trời chiều, qua cánh rừng cao su Long Khánh,
những chuyến xe đò xuôi ngược Bắc Nam, chạy qua vù vù, hắn cố đạp, và thở.. qua
Hố Nai, đến Biên Hòa … Hắn đến bến xe Miền Đông thì thành phố đã lên đèn, hắn
ngỡ ngàng, xe và người ở đâu đông quá thế này, những tiếng động nổi lên quanh
hắn, không ngừng, dường như..có tiếng nổ, như tiếng nổ ngày nào giết em hắn..
hắn như chìm vào hư vô.
7.
Người công an, mang quân hàm đại úy cầm trên tay 6 con mực nang, đã phơi
khô, nói với chị nuôi.
-
Chị làm như mọi khi.
-
Em làm mồi..ai cũng chê
Đại
úy sời lởi
-
Tui không chê là được.
-
Dạ..
- 9
giờ sáng mai.. nhậu. Nhớ làm cho tươm tất, có sếp nữa đấy.
-
Dạ
Đại úy móc bóp đưa tiền.
-
Mua gia vị..nhớ..”bắt mồi“ đấy nhé.
-
Em nhớ rồi.
Đại
úy quay lên phòng:
-
Mồi có, mày lo rượu.
Gã
Trung úy nói:
-
Rượu.. rượu..
-
Ararat.. loại nào cũng được.
-
Mà..
-
Ông nội..lấy quỹ đen mà chi…
Gã
trung úy nhẹ cả người, từ phòng xuống bãi lấy xe, gã huýt gió, mực nang loại
hiếm, rượu Ararat, quỹ đen, gã hát nhỏ.. cuộc đời vẫn..đẹp sao.
Đúng chín giờ sáng Chủ Nhật, thành viên của phòng cảnh sát giao thông đường
bộ, có mặt đông đủ, kể cả thiếu tá trưởng phòng. Trên bàn có 3 chai Ararat,
thượng hạng, 4 dĩa mực khô được chế biến hai món nhậu ‘bắt mồi “.
Trưởng phòng gắp một đũa mực:
- Ở
đâu mà hấp dẫn thế này?
-
Dạ..hôm thứ ba tuần rồi có tai nạn giao thông..
-
Tai nạn..thì liên quan gì đến mực ..
-
Dạ..người đàn ông bị xe bus cán.. kiểm tra giấy tờ tùy thân..có..
-
Có mực à?
-
Dạ phải..có mực.
Ông
phó phòng như đợi nhậu, nóng ruột, cướp lời:
-
Anh em phát hiện, nạn nhân bó 6 con mực bó kín trong… háng.
-
Trời đất!
-
Nếu lọt..hắn kiếm khẳm tiền..
Đó
là chuyện nhỏ, để kiếm sống, người ta phải làm nhiều kiểu, nhiều cách, chuyện
như vậy không làm mất vui cuộc nhậu. Để an lòng trưởng phòng, một người
nói:
-
Tụi em lấy an côn rửa rất sạch.
Trưởng phòng thở dài:
-
Dân buôn lậu..thì đủ mánh khóe..
-
Nhưng không bao giờ qua được tai mắt …
-
Thôi.. nhậu.. tất cả nâng ly.. một.. hai.. ba.. dzô!
Tiếng “dzô” kéo dài, như mãi nghìn trùng, đũa khua, rượu rót.. những
khuôn mặt sảng khoái, những cái miệng “rượu vô lời ra.” nổ vang trời. Cuộc vui,
vui thật là vui, ai trong bảy đồng chí mình của phòng cảnh sát giao thông đường
bộ.. cũng hể hả...
Giữa tuần rượu, ngà ngà say, tiếng lựa nhựa:
- Ờ
ờ..
-
Cái gì ờ ờ thằng quỷ sứ?
-
Tao nói cái thằng bó mực..trong háng.
-
Nó ngủm cù tỏi rồi nói làm chi.
-
Nó.. nó…
-
Nó làm sao..?
-
Nó có giấy chứng nhận là chiến sĩ cách mạng.. bị thương trận Ruông Muối cửa ngỏ
vào thành phố PT hôm 17 tháng 4.
-
Kệ cha nó.. nhậu.. dzô..100% dzô!
Có
thể rượu làm người ta không nhớ được điều gì.. kể cả đồng đội cùng chết sống
bên nhau một thời.
Chú
công an gác cổng, hỏi:
-
Bà..có việc gì?
-
Tôi đến đây để nhận xác.
-
Nhận xác?
-
Đúng..nhận xác.
-
Hôm nay là Chủ Nhật, cơ quan không làm việc, bà..
Người đàn bà ngắt lời, đanh thép:
-
Người chết không có Chủ nhật.
-
Bà nhận xác ai? sao biết ờ đây?
-
Báo công an đăng thông báo “ai là thân nhân của…”
-
Tôi biết rồi.. bà ở đây tôi đi hỏi.xếp đã.
-
Đi đi...tôi chờ.
Khi
được người gác cổng báo cáo, bảy đồng chí đang nhậu đều nhìn ra khoảng sân phía
trước, họ thấy một người ốm như que củi, hai con mắt bị khoét sâu thành hai lỗ
như khu chén, đen ngòm, đó là bộ xương, hay một oan hồn chứ không thể là
người..
Bộ
xương đưa cây gậy cầm nơi tay, chỉ thẳng vào bàn nhậu.
-
Tôi đi nhận xác…chồng tôi.
Tiếng nói phát ra, to, rõ và đầy uy lực, không phải âm thanh của một bộ
xương, mà là của bao nhiêu linh hồn đã nằm xuống trên quê hương này cộng lại,
tiếng thét đòi nợ cuộc đời.
Người ta dẫn người đàn bà mù cả đôi mắt, sau khi nói tên họ người chồng
trùng với biên bản đã lập, vòng ra phía sau, ở đó có phòng để xác. Họ mở cửa,
xác chết được bó sơ sài trong bịch ny lon. Người đàn bà dừng lại, như lắng
nghe, như tìm cái gì quen thuộc phảng phất trong không khí, rồi đưa tay sờ lên
mặt xác chết, chạm vết sẹo nhỏ.. Người ta thấy bà mím chặt môi, hai lỗ đen trên
khuôn mặt bỗng có máu đỏ trào ra… Bà đã nhận ra, đó là chồng bà, người đã vì
muốn cứu bà, muốn đưa bà vào Chợ Rẫy phải bó mực khô trong … háng..
Khuôn mặt bà đanh lại:
-
Cho tôi gặp người có trách nhiệm cao nhất ở đây.
Ông
trưởng phòng:
-
Tôi đây..
Người đàn bà lấy một gói bọc nhựa từ lưng quần:
-
Tôi gởi ông cái này.
-
Gởi tôi..
-
Phải..tôi gởi ông và nhờ ông trả lại những thứ mà giờ đây đã trở thành vô nghĩa
đối với tôi, cho dù để có nó tôi phải đổi cả cuộc đời.. Tôi xin trả lại
cho..
Người đàn bà quơ gậy, ngã nhào lên xác chồng và tắt thở.
8.
Trong cái bọc nhựa của người đàn bà chứa toàn giấy cũ đã ngã vàng.. giấy
chiến công, giấy phong tặng, giấy chứng nhận huy và huân chương và tấm thẻ Đảng
có dấu đạn xé qua… Người thiếu tá trưởng phòng bất ngờ nhận ra một điều kinh
khủng: người đàn bà là đồng đội, người đã che khuất lực sát thương của trái mìn
cóc năm nào… cứu gã./.
Saigon, những ngày u buồn 12/2012
[trích: Thời Quá Độ]
Email: minhtam1943@yahoo.com.vn
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 22/04/2013
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 22/04/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Cún–
Truyện ngắn Chu Trầm Nguyên Minh (Sài Gòn)
Thứ
Hai - 29/04/2013 21 04
Đứng
bên nay đường nhìn qua, đó là một căn nhà khá lớn, chung quanh có sân, lát gạch
tàu màu đỏ, đã phai. Mặt tiền là bức tường gạch, cao 2m, dài chừng 21m, hai
cánh cổng bằng sắt, trên hai cánh này có tấm bảng nối hai đầu cột, ghi “Không
có gì quí hơn độc lập tự do” màu đỏ vàng, bên hông, trên cột cổng bên trái, cao
hơn mặt người có cái bảng hình vuông, ”Trạm thú y “, và Chó, chữ chó nằm trong
ngoặc đơn.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
Tên thật: Phan Minh Tâm
Sinh năm 1943
Nơi sinh: Làng Phú Bình, Hàm Liêm, Phan Thiết
Hiện sống ở Sài Gòn
Trước 1975, có bài đăng trên các báo: Phổ Thông
Thời Nay, Đất Sống, Bút Hoa, Nghệ Thuật, Hừng Sáng
Quần Chúng, Thái Độ, Tình Thương, Văn Học, Văn, Ý Thức
Các tác phẩm đã xuất bản:
*Trong Mặt Trời Buồn: Thơ - Văn Học 1967
*Quê Hương Thơ Và Nước Mắt: Thơ - Mai VN 1968
*Cuộc Tình Người: Thơ - Kỷ Nguyên 1969
Đứng bên nay đường nhìn qua, đó là một căn nhà khá lớn, chung quanh có
sân, lát gạch tàu màu đỏ, đã phai. Mặt tiền là bức tường gạch, cao 2m, dài
chừng 21m, hai cánh cổng bằng sắt, trên hai cánh này có tấm bảng nối hai đầu
cột, ghi “Không có gì quí hơn độc lập tự do” màu đỏ vàng, bên hông, trên cột
cổng bên trái, cao hơn mặt người có cái bảng hình vuông, ”Trạm thú y “, và Chó,
chữ chó nằm trong ngoặc đơn.
Tân,
tay trái kẹp nạn, tay phải ôm cún con, đứng tần ngần, rồi chống mạnh đầu nạn,
khập khểnh băng qua đường. Tân bước qua cánh cổng, bên trái có dãy nhà thấp,
theo mũi tên chỉ đường, đó là trạm thú y dành cho chó. Tân bước vào, đó là căn
phòng hẹp, nhưng dài.. đã có người và chó, ngồi ở dãy ghế kê sát tường, đối
diện là cái lỗ tò vò. Tân chống nạn thận trọng bước đến..
-
Tên?
Người
con gái ốm, ngực lép, choàng áo blu trắng, ngồi bên trong lỗ tò vò lập lại:
-
Tên?
-
Tân.
-
Cái gì?
-
Dạ, Nguyễn văn Tân.
Ngực
lép cao giọng:
-
Tên chó, không phải tên người.
-
Dạ, Cún Con.
Ngực
lép càu nhàu điều gì, đứng dậy, đi khuất vào cánh cửa phía trong.. Căn
phòng đã có 4 con chó bệnh, chủ nào chó nấy, chủ ngồi trên ghế, kẹp con chó vào
giữa hai chân, chó bị khớp mỏ ư ử.. Tất cả phải chờ.
-
Bệnh gì? Ngực lép trở lại và hỏi.
-
Đi-rê.
-
Cái gì?
-
Dạ.. dạ.. ỉa chảy.
Tân
nhận cái khớp mỏ, loại nhỏ nhất, nhưng so với cái mõm của Cún Con thì vẫn quá
rộng. Ngực lép ló đầu ra khỏi lỗ tò vò:
-
Anh kia!
Không
ai lên tiếng vì không hiều Ngực lép gọi người nào.
-
Anh kia.. Anh có con chó nhỏ kia!
Mọi
người nhìn nhau:
-
Anh kia.. anh có cái chân gỗ..
Tân
biết gọi mình:
-
Cô gọi tôi?
-
Chứ còn gọi ai nữa…có ai đi bằng chân gỗ, ngoài ông.
-
Thưa có việc gì?
-
Ông để cái nạn gỗ xấu xí đó choáng cả lối đi.
-
Tôi..
-
Ông để nó ở góc phòng đằng kia kìa.
Ngực
lép đưa tay chỉ góc phòng bên phải. Tân trụ vào cây nạn bằng tay trái, đứng
dậy, tay phải ôm Cún và gõ đầu nạn xuống sàn nhà cóc.. cóc.. cóc, cái ống quần
bên trái không có chân đong đưa theo bước đi. Sau khi bỏ cái nạn bằng gỗ ở góc
phòng, để trở về chỗ ngồi, Tân nhảy như loài thú kanguru bạch bạch bạch. Tân
mỉm cười, lúc ra trận bò bốn đầu gối như chó, trườn tới như rắn… bây giờ về
thành phố thì nhảy như kanguru. Ta đã bị hóa kiếp, không còn là con người
nữa rồi.
Nửa
đêm có tiếng chó sủa, tiếng đập cửa, tiếng người.. rồi căn gác Tân đang ngủ
rung lên. Tân vừa ngồi dậy, ánh đèn pin quất thẳng vào mặt:
-
Nguyễn văn Tân.. phải Nguyễn văn Tân không?
-
Dạ..
Tân bị lôi xuống. Bà nội đang khóc giữa nhà,
hai cánh tay khẳng khiu, níu Tân lại. Tân quá bất ngờ và không biết chuyện gì
đã xảy ra.. Trong ánh sáng lờ mờ, Tân nhận ra sắc phục Công an và dân phòng. Họ
không nói thêm lời nào, kéo tuột Tân ra khỏi nhà, đẩy lên chiếc xe chờ sẵn. Xe
nổ máy và chở Tân đi.
-
Nó là cháu 7 đời của Nic-xơn.
-
Nic-xơn?
-
Là thằng Mỹ.. bỏ bom Hà Nội.. 12 ngày đêm.
Mọi
người ngồi trong phòng chờ khám chó đều ngơ ngác không hiểu, chó làm sao trở
thành cháu của người, cho dù là cháu đến 7 đời, người đó lại ở tận bên Mỹ, lại
còn là Tổng Thống..
Con
bec-giê tên Nic-xơn, cháu 7 đời của Tổng thống Mỹ, rất to, lông màu xám, nó
luôn ngúc ngoắc cái đầu, vì bộ khớp mỏ hơi nhỏ so với cái mõm của nó.
Người chủ nói giọng Bắc rất nặng, khoảng 59 - 60, mập, đen, điều đặc biệt nhất
của ngươi này là hàm răng hô, răng cửa hàm trên nhô ra ngoài môi, cho dù ông ta
ngậm miệng lại.
-
Lúc B.52 trút bom xuống Hà Nội.. con chó bẹc-giê cái của tôi ở dưới hầm trú ẩn,
nó cứ ư ử, nó có chửa mà… Nic- xơn rãi bom đến ngày thứ 5, thì nó đẻ.. non..
không đẻ non sao được …bom nổ như trời sập mà…con này là đời thứ 7.
Răng
Hô nói một hơi, rồi kết, giọng trầm, nhỏ:
-
Cháu 7 đời Nic-xơn…
Giờ
khám chó bắt đầu. Con Mực, chó của ni-cô, được gọi tên trước, đó là con chó cỏ,
lông đen, ốm tong ốm teo, hai chân cao nghệu run run.
Chiếc
xe còn đến nhiều nhà và có nhiều thanh niên như Tân bị đẩy lên xe. Gần
sáng, hốt được 5 tên, xe mới về tới phường đội, ở đây đã có rất đông thanh niên
cỡ Tân.
-
Tụi mày không trình diện, định trốn chắc..
Thì
ra, vì trình diện Nghĩa Vụ Quân Sự trễ nên được “mời” về phường.
-
Mày định trốn hả?
Tân
nhìn anh bạn vừa hỏi, trả lời:
-
Không.. tôi trúng tuyển…
-
Mày nói tao ngu chắc?
-
Anh nói sao?
-
Không trốn mà bị “xe bắt chó” hốt.
-
Nic-Xơn!
Răng
Hô cố kéo con Nic-Xơn vào cánh cửa phòng khám, nó sợ, không chịu đi. Răng Hô
nhìn mọi người như cầu cứu, nhưng ai cũng e ngại “cháu bảy đời của Nic-Xơn”.
Răng Hô nhận ra điều đó
-
Cô gì.. cô gì… đó ơi.
Ngực
lép sẳng giọng:
-
Gì đó?
-
Con Nic-xơn không chịu vô phòng khám.
-
Thì lôi đầu nó vô!
-
Dạ.. dạ.. nó rị cứng ngắc lôi …lôi “đéo” nổi.
-
Anh nói tục tĩu quá.
-
Dạ.. xin lỗi.. tại.. tại tôi giận Nic-xơn quá mà.
Răng
Hô té địt đến hai lần, to và thúi rùm mới đưa được con chó vào phòng khám…
-
Nuôi Nic-xơn chắc tốn lương thực như nuôi người.
-
Còn hơn.. nghe nói nó chỉ ăn thịt bò.
- Người
ăn độn, chó lại ăn thịt bò!
-
Đừng.. đừng nói.
-
Sao?
-
Cán bộ bự đó.
Trong
phòng chờ lại có thêm khách, cô gái trẻ, tóc chấm vai, da trắng, mắt to, lông
mi dài…ôm con phóc lông vàng.
Sáng
hôm sau bà nội của Tân đến. Bà mếu máo cầm tay Tân như sợ mất đứa cháu còn lại
duy nhất của bà:
-
Con đừng lo.. Nội sẽ nói với Ủy Ban..
-
Không được đâu.. nội.
-
Không được cũng phải được.
-
Nội..
-
Không ai có quyền cướp đứa cháu còn lại duy nhất của già này.
-
Vện.
Người
chủ của Vện là người đàn bà trung niên, ăn mặc nghèo nàn, ôm con Vện bước tới
cửa phòng khám.
Bà
nội vào văn phòng Ủy Ban, bà đươc ông chủ tịch mời ngồi, bà nói:
-
Tôi muốn trao đổi với ông chủ tịch.
Tân
đứng nép bên ngoài, lắng nghe, nhưng không nghe rõ được mọi điều hai bên trao đổi.
Bỗng tiếng bà nội vang lên:
-
Ông nội nó hy sinh thời chống Pháp, ba mẹ cùng 5 anh em nó hy sinh thời chống
Mỹ, trên đầu nó đội 7 cái bằng Tổ Quốc
Ghi Công.. Nó là đứa còn lại duy nhất..
Trước
khi ra về, Nội nói với ông chủ tịch:
-
Tao làm Cách Mạng lúc mày còn tắm truồng.. và tao sẽ kiện.. kiện..
Nội
hét to:
-
Đảng là nhân đạo chứ không phải vô nhân đạo…tao đem 40 năm tuổi đảng để đổi
cháu tao !
Tân chưa bao giờ thấy Nội như vậy, lời nói đanh, vang, dứt khoát, rõ ràng từng chữ…Khi Nội nói với Tân "Nội về…", Tân thấy trong đôi mắt héo hon của tuổi già đầy nước..
Tân chưa bao giờ thấy Nội như vậy, lời nói đanh, vang, dứt khoát, rõ ràng từng chữ…Khi Nội nói với Tân "Nội về…", Tân thấy trong đôi mắt héo hon của tuổi già đầy nước..
Cún
Con cựa mình, rên ư ử, Tân lấy tay xoa nhẹ lên đầu.. may mà nó không ỉa..
-
Mino.
Con
Mino lông hai màu trắng, vàng, người thanh niên -cỡ Tân- ôm nó gọn trong tay, nó
chỉ lớn xác hơn Cún Con mà thôi.
Tân
và 5 bạn nữa được bố trí ở phòng gần giếng nước lộ thiên. Trước văn phòng làm
việc của ủy ban có cái sân hình chữ nhật, ở giữa có trụ cờ bằng ống sắt, hai
bên sân, người ta cất tạm hai cái nhà lợp tôn, những thanh niên khác ở hai nhà
này.
-
Mới tuyển được 25.
-
Danh sách trúng tuyển đợt này là bao nhiêu?
-
Đợt này..
-
Thì đợt khám sức khỏe vừa qua.
-
Dạ…30.
Ông
chủ tịch UBND phường 8, kiêm chủ tịch hội đồng tuyển quân cao giọng:
-
Còn thiếu năm thằng nữa…phải hốt cho đủ.
Nhóm
cán bộ tuyển quân của phường nhất trí là sẽ đem xe bắt chó, đi lùng. Những
thanh niên trúng tuyển khi khám sức
khỏe bây giờ trốn biệt.
-
Hốt cho đủ 30 tân binh.
Đám
tân binh ngồi quanh chiếc bàn hình vuông, nhìn ra sân :
-
Mày nghe họ nói thế phải không?
-
Phải..
-
Hèn nào tao thấy.. xe bắt chó đêm nào cũng ra đi.
-
Đ. M. Một đứa chưởi trổng.
-
Tụi nó ngu bỏ mẹ…trốn sao được mà trốn..
Khi
người thanh niên ôm con Mino ra khỏi phòng khám, Ngực lép gọi lớn:
-
Anh.. anh..
Làm
sao biết được chủ của Minu tên gì, người ta chỉ ghi tên chó thôi mà.
-
Anh.. Minu, anh Minu..
Người thanh niên quay nhìn:
-
Cô..
Ngực lép cảnh giác:
-
Con Minu.. bác sĩ nói.. nó có dấu hiệu.. dại.
Người thanh niên lo lắng:
-
Dại? Minu là chó dại?
Ngực lép sẳng giọng:
-
Tôi nói có dấu hiệu …chứ có nói nó dại đâu..
-
Tôi hiểu rồi.
-
Anh Minu.. phải cảnh giác cao.
-
Dạ.
Người
thanh niên có tên chung với chó -Minu- bước ra khỏi phòng khám.
Đúng
như vậy, chỉ một ngày sau Phường 8 đã đủ chỉ tiêu giao quân 30. Những việc cần
làm ngay sau đó là cắt tóc cho tân binh, ngắn gọn, y chang bộ đội cụ Hồ.
Tiếp theo là là kết nạp 3 tân binh ưu tú vào Đảng, 12 vào Đoàn. Lễ kếp nạp được
tổ chức hết sức long trọng.
-
Tao không biết họ căn cứ vào đâu để kết nạp Đảng, Đoàn.
-
Danh sách có từ trước rồi.
-
Từ trước?
-
Chứ sao, căn cứ chỉ tiêu, dựa theo gởi gấm. Ông Chủ tịch hội đồng tuyển quân
phường kết hợp Đảng ủy đã ký danh sách từ khuya rồi.
-
Sao ông chủ tịch lại to giọng " những ngày chờ giao quân, đồng chí ... đã
thể hiện tinh thần phấn đấu cao, lao động XHCN giỏi."
-
Thằng chả xạo ... không ngượng miệng.
-
Thằng Đảng, thằng Đoàn vừa kết nạp là lũ chây lười .. trốn lao động.
-
Quân gian lận.
-
Tụi Đảng, Đoàn kết nạp kiểu đó ... tao.. tao..
-
Đéo .. ham.
-
Nhưng ngày mai mày sẽ tuân lệnh chúng đấy .
Buổi
sáng, anh phường đội trưởng thổi ba hồi còi dài, lệnh cho tân binh tập họp ở
giữa sân ủy ban. Tân binh ở các phòng ùa ra, phút chốc đã vào hàng.
-
Các đồng chí.. hôm nay chúng ta đã sẵn sàng, ngày mai sẽ làm lễ giao quân, lên
đường.
Người
ra lệnh là một sĩ quan bộ đội cụ Hồ, trên cầu vai.. Tân chỉ nhìn và biết ngôi
sao màu vàng, chứ không rõ cấp bậc.
Nơi
làm Lễ Giao Quân là nền của một khu nhà đã đập bỏ, đổ nát, người ta thu dọn làm
thành một cái sân rộng ở giữa, ngày thường là sân bóng chuyền, cầu lông, đá
cầu, nơi tập thể dục của khu phố. Hông phía trái có một bức tường. Bên kia,
chay dọc theo bức tường là con đường, liên kề là cái chợ khá lớn, nổi tiếng,
lâu đời của thành phố. Con đường là nơi hàng hóa, đủ loại, tập kết trước khi
vào lòng chợ, hay phân phối về các chợ khác.. lúc nào cũng ồn ào như.. ”cái
chợ”.
-
Khớp cái mõm nó lại.
Ngực
lép la lớn khi thấy khách hàng mới đăng ký khám cho con Phú Quốc chưa kịp
khớp mỏ.
-
Dạ.
Người
đàn ông Trung Niên lật đật khớp mỏ, con chó phản đối yếu ớt.
-
Tôi nhắc lại…chó không khớp mỏ, người phải chịu trách nhiệm trước.. trước..
trước.. - cuối cùng, sau nói lắp là -
.. qui định phòng khám chó XHCN..
Ngực
lép như trút được một gánh nặng ngàn cân. Sống ở thời buổi có quá nhiều
trách nhiệm phải gánh, chuyện “cà lăm“ như thế là bình thường.
-
Nhìn kìa…cái xoáy lạ quá..
Mọi
người nhìn con Phú Quốc, cái xoáy trên lưng chạy dài từ cổ xuống tận đuôi, rất
lạ và đẹp, loại chó nổi tiếng khôn, giữ nhà, bảo vệ chủ rất giỏi.
Buổi
sáng, tất cả dậy sớm, khẩn trương, quần áo chỉnh tề, tóc tai ngắn gọn.
Tiếng
tu huýt vang lên.
-
Tập họp.. tập họp.
Anh
bộ đội ra lệnh:
-
Hai hàng dọc…nhìn trước… thẳng.
Tất
cả nhanh chóng vào hàng.
Sau
khi điểm danh, dặn dò tác phong bộ đội cụ Hồ, người sĩ quan ra lệnh …bước… Tất
cả, ai cũng vừa đi vừa đảo mắt nhìn thành phố, nơi họ đã sinh ra và lớn lên.
Thỉnh thoảng lại có tiếng la :
-
Đồng chí.. đồng chí kia…vào hàng.
Tân
bước đi, lòng nặng trĩu, thương bà nội từ nay sẽ sống thui thủi một mình.
Cún
Con lại cựa quậy trên tay Tân, đôi mắt nó có hai giọt nước. Nó nhìn Tân, cái
nhìn hiền lành, biết ơn. Trong phòng chờ lúc này lại xuất hiện con bec-giê,
y chang con Nic-xơn, to lớn, lông xám, có điều, người chủ của nó là ma-sơ, mặc
cái áo –như áo dài- màu đen, rộng thùng thình suốt tận gót chân, khuôn mặt Sơ
phúc hậu, buồn buồn.
-
Xin phép..
Sơ
ngồi ở chiếc ghế còn lại cuối cùng.
Đúng
7g sáng các phường của quận đưa thanh niên Nghĩa Vụ Quân Sự đến. Phường ít,
phường nhiều, đứng thành 14 hàng dọc, dễ chừng hơn hai trăm. Một vài
người nhận ra nhau :
-
Ê.. Tân.. mày cũng “tòng quân” đợt này hả?
Tân
nhận ra Vinh, bạn cùng học năm thứ nhất đại học.
-
Phải…còn mày?
-
Tao hả…tao bị xe bắt chó.. hốt.
-
Thằng Duy kia…bây ơi..
-
Thằng Tuấn kia…Tuấn ơi.. Tuấn.
Không
khí như náo động, ồn ào. Anh bộ đội trên ngực đeo lủng lẳng những ngôi sao màu
vàng, đó là người chỉ huy buổi lễ giao quân, hét lớn:
-
Trật tự …trật tự..
Phía
trước người ta dựng tấm phông, trên cao ghi hàng chữ :”Đảng Cộng Sản Việt Nam
Quang Vinh Muôn Năm”, ở giữa là lá cờ Đỏ Sao Vàng, thấp hơn một chút là tượng
cụ Hồ, và một lư hương bằng đồng. Cuối cùng là hàng ghế sau chiếc bàn dài, phủ
khăn đỏ, đó là nơi đoàn chủ tịch Lễ Giao Quân sẽ ngồi cùng cán bộ tuyển
quân.
Tiếng Ngực lép:
-
KyKy.. KyKy.. đâu?
Người
già ốm, tóc đã bạc phơ, ôm con chó Bắc Kinh tên KyKy đứng dậy:
-
Tôi đây…
-
Sao.. tôi gọi muốn.. tách cổ họng..
-
Dạ.. tôi.. bị bất ngờ vì KyKy là tên con chó chứ không phải tên tôi.
-
Thôi.. vô mau.. bác sĩ chờ.
Người
già lách mình vào phòng khám.
Ông
chủ tich UBND quận giữ chức vụ chủ tịch hội đồng tuyển quân mở đầu buổi lễ Giao
Quân của quận nhà.
-
Tôi xin giới thiệu.. sự hiện diện của các đồng chí đại biểu.. Đ/c Ngu. v.
X, đại diện Quận Ủy.. Đ/c Ph. thị Mai, đại diện Hội phụ nữ.. Đ/c Mã. v.
Tính, đại diện Mặt Trận.. Đ/c…
Ông
chủ tịch nói giọng Bắc, tuổi sắp về hưu, mập, lùn tịt, bụng phệ, mặt tròn, cổ
có nọng…mệt đừ… Ông cứ ngừng để thở rồi mới tiếp tục, tờ giấy trên tay ông như
run lên.
-
“Òng” chí... có lúc chữ ”Đồng” ông đọc ngọng như vậy…và bất ngờ ông ôm ngực..
ho.. rồi ói, ông phun thức ăn từ bụng ra thành vòi.
Người
ta nhanh chóng đưa ông ra khỏi ghế chủ tịch đoàn, dìu khỏi lễ Giao Quân. Đồng
chí đại diên quận ủy thế chỗ, giọng to và rõ:
-
Các đồng chí thân mến, từ giờ phút này các đồng chí được vinh hạnh đứng trong
hàng ngũ bộ đội cụ Hồ…tôi nhiệt liệt..
[Tiếng
vọng từ bên kia bức tường:
-
Đồ ba xạo.. . tao đặt nếp than sao mày đem nếp tẻ, thằng chó đẻ kia.]
-
... hoan nghinh các đồng chí đã thể hiện tinh thần "cháu ngoan Bác Hồ
" đã...
[Tiếng
vọng từ bên kia bức tường:
-
Đ. M. mày gạt ai thì được… chứ đừng hòng gạt tao, hàng dzõm mà nói hàng dzin..]
-
Đảng ta..
[Tiếng vọng bên kia bức tường:
-
Đ. M… đồ lươn lẹo.., ông giết mày..]
Buổi
lễ phải dừng lại, những người ngồi ở hàng ghế chủ tịch đồng loạt đứng dậy, trợn
mắt nhìn về hướng bức tường, từ đó phát xuất tiếng vọng không chút phù hợp với
buổi Lễ Giao Quân, không có văn hóa XHCN. Một anh công an cùng năm dân phòng nhận
lệnh từ ông Bí thư Quận Ủy:
-
Cấm họp chợ!
-
Ai phát ngôn thiếu văn hóa xã hội chủ nghĩa…các.. các..
Ông
giận đến nỗi nói lấp bấp như người cà lăm :
-
.. đồng chí còng.. còng.. cho tôi.
Tân
giật mình, có tiếng chó sủa lớn vọng ra từ phòng khám, tiếng la hét, tiếng chân
chạy, vật đồ, và con Bẹc-giê của Sơ tung cửa thoát ra, nó cắm đầu vượt qua lũ
chó và người trong phòng chờ, thoát ra ngoài sân, băng qua cổng..
-
Bắt nó lại.. - tiếng Ngực Lép - .. Bắt nó lại.
-
Giúp tôi với… - Sơ cầu cứu.
Nhưng
nó đã chạy ra giữa đường, mọi người đều nhìn theo.. Bóng Sơ tất tả rồi khuất
mất trong đám đông, xe và người.
Ngực
lép chưa bình tĩnh lại, nói lắp bắp:
-
Khớp.. khớp.. khớp mỏ…
Rồi
sự yên tĩnh cũng lập lại, mọi người như quên mất biến cố vừa xảy ra.
Tân
nghĩ, kẻ nào lựa chọn địa điểm giao quân - bên cái chợ- và trang hoàng buổi lễ,
đáng bị “còng cho tôi” như ông chủ tịch ra lệnh. Cái lư hương bằng đồng, to
không cần thiết, nhìn chính diện, che mất hơn một nửa khuôn mặt cụ Hồ.
Buổi
lễ tiếp tục, ông Quận Ủy nói như hét, ý chừng ông e ngại tiếng vọng bện kia bức
tường lớn hơn tiếng nói của ông. Hai bên khán đài, mỗi lúc người đưa tiễn nhiều
thêm, họ đứng yên lặng nhìn con, cháu của họ sắp lên đường. Thỉnh thoảng, tiếng
vọng bên kia bức tường lại vang lên, lấn át giọng nói hùng hồn của ông quận ủy.
Hai bên, như thách đố nhau, ai hét to hơn ai. Chốc chốc lại có tiếng cười rộ
của đám người đưa tiễn.. Tân cũng không rõ họ cười vì cái gì.
Khi
bộ đội “Cụ Hồ” lên hết 3 chiếc xe chở khách, thân nhân tiễn đưa đứng đầy bên
hông xe, họ đưa tay nắm chặt tay người ra đi.. Lúc xe chuyển bánh, Tân
nhìn thấy Nội bên kia đường, Nội cứ đứng nhìn theo đoàn xe, bóng Nội nhỏ
dần.
-
Đồng chí.. kia.
Lúc này Tân mới biết trong phòng chờ khám
chó, không còn chó và người nào khác, ngoài Tân và con Cún Con.
-
Dạ..
-
Sao còn ngồi đó?
-
Dạ.. tôi chờ gọi tên.
-
Chưa đóng tiền.. mà chờ gọi tên.
Tân
bất ngờ vì điều vừa biết.. Tân nhảy đến lỗ tò vò, đóng tiền và nhảy tiếp, tay
phải ôm Cún, tay trái bám vào cánh cửa phóng khám.
Ông
bác sĩ chó nhìn cái ống quần bên trái đong đưa của Tân, tán thán:
-
Xe cộ thành phố Hồ Chí Minh.. chạy ẩu quá mạng..
Và
tò mò:
-
Xe đụng à?
-
Không..
-
Vậy vì sao cụt một chân?
-
Pol Pot cạp..
Bác
sĩ chó ngạc nhiên:
-
Pol Pot à?
-
Đích thị lũ chó chết đó…
Bác
sĩ chó là người nói giọng Bắc, răng –trời ạ - lại hô, hơn cả ông chủ con Nic-xơn.
-
Chó của anh?
-
Dạ..
-
Nó xấu xí, èo ọp, dơ bẩn thế kia.. . mà khám làm gì.
-
Dạ.. tôi mang nó từ chiến trường Tây Nam về.
-
Rồi sao?
-
Nó là quà tặng.
Vẻ
ngạc nhiên:
-
Quà tặng?
-
Một người con gái tặng.
-
Tặng…chó?
-
Đúng.. tặng chó.
-
Hay nhỉ.. ..
Người
bác sĩ chó, vừa nói vừa lụi cho Cún mũi thuốc. Tân cảm ơn rồi nhảy đến góc
phòng, lấy cây nạn kẹp vào nách trái.. cọc.. cọc.. cọc.. ra khoảng sân rộng, từ
đó sẽ qua cái cổng, ở đó có một cái thùng bằng nhựa, Tân phải bỏ cái khớp mõm
chó vào đó, trả lại cho trạm thú y.
Mặt trời đã ở trên đỉnh đầu, ánh nắng chói chang.. Tân ngập ngừng rồi tay trái chỏi nạn, tay phải ôm Cún, bước đi, cọc.. cọc.. cọc. Bộ quân áo lính bạc màu, cái nón cối trên đầu đã tưa vải bọc, đôi dép râu đã mòn.
Mặt trời đã ở trên đỉnh đầu, ánh nắng chói chang.. Tân ngập ngừng rồi tay trái chỏi nạn, tay phải ôm Cún, bước đi, cọc.. cọc.. cọc. Bộ quân áo lính bạc màu, cái nón cối trên đầu đã tưa vải bọc, đôi dép râu đã mòn.
Cộng
Sản Khmer Đỏ do Pol pot cầm đầu, nhận định: Việt Nam đang đương đầu với những
khó khăn sau chiến tranh nên không thể mạnh như thời đánh Mỹ. Cùng với sự chi
viện của Trung Quốc, chúng xây dựng nhiều phum, sóc dọc biên giới làm bàn đạp
xâm lấn Việt nam.
Chúng
đột kích Phú Quốc, rồi Thổ Chu, Tân Biên, Châu Thành, quan trọng hơn cả là Bến
Cầu, đây là vị trí chiến lược quan trọng… Chúng cướp bóc của cải, hãm hiếp phụ
nữ, tàn sát dân lành, thực thi chính sách diệt chủng.
Có
tiếng còi ò e.. ò e, chiếc xe cứu thương sơn màu trắng, bên hông có vẽ hình chữ
thập màu đỏ khá lớn, các loại xe đang chạy đều nhường đường cho xe cứu thương
chạy qua.
Tân
dừng lại, khuôn mặt rúm ró, một cơn đau đầu choáng váng lại nổi lên. Từ ngày
phục viên, Tân thường bị như vậy, rất may là chỉ vài phút sau thì cơn đau biến
mất.
"Phải
vào đây thôi", Tân nghĩ.
Đó
là căn biệt thự, tương tự như chỗ khám chó, chỉ khác là ở cổng không có câu “phông
vàng chữ đỏ“ và ở sân thì có nhiều cây xanh, rợp mát. Đang có nhiều người ngồi.
Một cà phê sân vườn. Tân chọn chiếc bàn trống.
-
Đen nhỏ.. không đường.
Việt
Nam mong muốn giải quyết vấn đề bằng con đường Đàm Phán Ngoại Giao, nhưng bất
thành nên chuyển sang vũ lực. “Cuộc chiến tranh bắt buộc"[1] bắt đầu khởi
động, chiếm lại những vùng đất đã mất, truy kích, đánh sâu vào đất Campuchia
tận Neak Lung.. VN hoàn thành chiến dịch phản công giai đoạn một.
- Mời…chú bộ đội.
Người
nữ tiếp viên cầu tài
-
Anh cho em gọi anh là “chú bộ đội” nhé..
-
Cô cứ tự nhiên…nhưng sao cô nghĩ.. tôi là bộ đội?
-
Dễ ợt thôi mà, cứ nhìn Đầu ,mình và Chân.. là biết ngay thôi.
-
Đầu, mình, chân..
-
Đúng. Đầu thì nón cối, mình thì màu xanh, chân thì dép râu…đủ ba thứ đó…
-
Đủ ba thứ..
-
100% là bộ đội cụ Hồ…em gọi “chú bộ đội” nghe hay hơn.
-
Hay hơn?
-
Dạ.. hay hơn nhiều.
Tân
hớp một ngụm caphê, vị đắng quen thuộc làm Tân sảng khoái. Có tiếng con chim
xanh ríu rít trên cành cây xoài của khu vườn.
Pol
Pot điều 10 sư đoàn - khoảng 60.000 quân, có máy bay chiến đấu T. 28, xe tăng,
trọng pháo…xâm lược VN trên toàn tuyến biên giới.
Vị
tướng chỉ huy mặt trận dọc duyên hải trong chiến dịch giải phóng 4/1975,
L.T.T., xuất hiện, tổng chỉ huy Mặt trận Tây Nam. Giai đoạn hai bắt đầu..
Tân
nhập ngũ, thi hành nghĩa vụ quân sự đúng vào lúc Mặt Trận Tây Nam ở vào giai
đoạn hai này, rất cần bổ sung quân cho chiến trường. Vì tình hình đặc thù như
vậy nên tất cả tân binh của tp HCM được tập kết về Căn Cứ Bình Long, nhanh
chóng trang bị quân trang, quân dụng… Mỗi người một nón cối, một nón mềm, một
ba lô, một dép râu, một giầy vải, hai bộ quân phục màu xanh lá cây.. v. v.,
biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội.. gấp rút học lăn, lê, bò, toài.. tập bắn
đạn thật.. di hành dã trại.. hành quân hình quả trám…ném lựu đạn..
3 tháng sau, tốt nghiệp, 4 tiểu đoàn tân khoa được điều bổ sung chiến trường
Tây Nam.
Tân
biên chế về trung đoàn 273, đánh từ Tây Bắc xuống, còn Vinh thì về trung đoàn
266 nhiệm vụ vu hồi Nam-Đông Nam..
-
Chú bộ đội ơi!
Người
nữ tiếp viên đưa tay chỉ ngược vào phía xa, có quầy tiếp tân đặt sát cửa ra vào
-
Cái chị ngồi.. ngồi ở quầy thu tiền.. chú thấy không?
-
Thấy, cô mặc áo màu xanh da trời.
-
Đúng phóc.
-
Thì sao?
-
Thì sao nữa …chị ấy kết chú.
-
Kết tôi?
-
Phải.. chỉ khen chú đẹp trai …chị ấy..
-
Sao?
-
Muốn hôn chú một cái chơi
-
Trời đất.. hôn tôi?
Tân
nhìn Cún, hình như mũi thuốc vừa tiêm làm nó mệt, từ lúc ra khỏi phòng thú y
đến giờ, nó thoi thóp thở và ngủ li bì. Tân lấy cái ống quần bên trái, ủ cho
Cún.
Dưới
cơn mưa tầm tã, 273 chiếm lĩnh vị trí chiến đấu. DKZ, cối 82, 60, B. 40,
41…. trùm lên đường 241, SăngKum MienChay và Koki SaOm. Liền đó bộ binh thét
Xung Phong và ria xối xả vào mục tiêu.. Ta thắng, tiêu diệt địch. Cũng có lúc…
thua tan tác..
Trận
địa trải rộng trên cánh đồng ruộng nước, sình lầy, ven rừng thưa.. Hỏa lực ngăn
chặn của địch quyết liệt.. Cuộc tiến công có lúc dừng lại… Chiến sĩ phải ngâm
mình dưới nước, dưới sình lầy.. trên cánh đồng sặc mùi hôi thúi, xác giặc nổi
lều bều khắp nơi.. Muỗi, mòng, đỉa trâu, đỉa hẹ.. tấn công, ghẻ lở, hắc lào
xuất hiện… Lính ngủ trên sạp nổi trên mặt nước.. chờ thời cơ đánh địch. Cối của
địch dội suốt ngày đêm nhưng 273 vẫn kiên gan bám trận địa.
Dù
phải ăn cơm cục
Uống
nước đục
Cuộc
sống cực
Cũng
ráng khắc phục
Quyết
đánh Pol Pot
Chết
gục
Đó
là bài ca có sức động viên chiến đấu cao, không biết tác giả là ai, nhưng trên
đầm lầy, lúc chờ lệnh tấn công …bài hợp " la" đó thỉnh thoảng lại
vang lên, át cả tiếng cối 82 nổ tung xác người.
Cún
cựa mình, rên ư ử. Cô tiếp viên đến ngồi cái ghế bỏ trống, đối diện Tân.
-
Anh.. không.. Chú bộ đội này.
-
Cô cứ nói.
-
Sao.. sao chú buồn quá vậy?
-
Không, tôi không buồn..
-
Chú nói xạo.
-
Tại cái mặt tôi nó như thế…chẳng có gì phải buồn cả.
-
Cái chị áo xanh nhờ em hỏi… Chú có bồ chưa?
-
Có bồ?
-
Phải. Bồ bịch hay người yêu cũng vậy thôi.
-
Tôi chưa có “bồ”.
Người
nữ tiếp viên, chỏ miệng về hướng áo xanh, nói như hét:
-
Chưa có bồ!
Những
người đang ngồi trong quán đều quay nhìn, họ không biết đã xảy ra việc gì.
-
Chị nghe không.. Chưa có bồ.
Tiếng
áo xanh :
-
Thôi đi bà nội…sao bà rộng họng vậy.
Rồi
cuộc tiến công tiêu diêt vị trí địch cũng đã thành công. Tân ở tiểu đoàn tiên
phong truy kích, tiến sâu vào đất Campuchia. Qua một nhánh sông thì địch trụ
lại bên bờ phía tây. Ta tiến công, qua sông nhiều đợt nhưng bị địch đẩy lui.
Mặt trận giằng co hơn 3 ngày.
-
Đồng chí Tân.
-
Có mặt.
-
Đồng chí dẫn tiểu đội qua sông…tiêu diệt cho được khẩu đại liên chúng đặt trên
ngọn đồi.
Tân biết rất rõ vì quan sát nhiều lần vị trí lửa khạc ra khi chúng nổ về đêm. Chính khẩu đại liên này đã dìm xác đồng đội mỗi đợt qua sông.
Tân biết rất rõ vì quan sát nhiều lần vị trí lửa khạc ra khi chúng nổ về đêm. Chính khẩu đại liên này đã dìm xác đồng đội mỗi đợt qua sông.
- Đồng
chí phải bắt nó câm họng lại.
-
Rõ.
Tân
tuân lệnh, đưa tiểu đội, chỉ còn 5 bộ đội cụ Hồ, qua sông với tư cách tiểu đội
trưởng. Tân dẫn đầu, bò tới, và ra lệnh thà chết không lui.. Dưới ánh trăng lờ
mờ, tiếng súng thỉnh thoảng lại vang lên.. Mặt nước lung linh.. Khi bơi qua đến
bờ bên kia thì địch phát hiện, chúng tâp trung hỏa lực bắn xối xả.. Tân hét
thật to "Xung phong.. xung phong".. và lao lên ngọn đồi thấp có khẩu
đại liên, đồng đội của Tân đã chết vì khẩu đại liên này. Tay xiết cò, Tân thét:
"xung phong"..
Và Tân không còn biết gì, thân xác nhẹ tênh,
như bay lên tận trời cao.. Khi tỉnh dậy, Tân thấy mình đang nằm trên chiếc
giường tre trong căn phòng nhỏ, mái tranh, vách đất. Cơ thể như gắn chặt vào
vạt giường, không nhúc nhích, cử đông được. Chưa kịp định thần thì người
con gái, chừng 15-16 tuổi, xuất hiện, trên tay bưng một cái tô sành. Người con
gái ngồi xuống bên Tân.. đút cho Tân từng muỗng cháo. Sara.. tên
người con gái ấy.
Chân
bên trái của Tân bị bay mất tới đầu gối, để lại một khoảng trống mênh mông nơi
lòng. Tất cả giao tiếp giữa Tân và Sara đều bằng dấu. Tân ra dấu khát nước, Tân
ra dấu đói, Tân và Sara hiểu nhau bằng những ký hiệu của hai tay và.. bằng cả
con tim.
Cha
của Sara đi tìm bộ đội Việt nam báo tin. Mười ngày sau thì đồng đội đến võng
Tân về lại đơn vị, từ đó về tuyến sau.. Tân đươc băng bó chữa trị tại tram
xá…Ngoài cái chân bỏ lại, trong đầu Tân còn viên đạn mang theo. Tân bị loại
khỏi cuộc chiến, giải ngũ.
Khi
chiếc xe đưa thương binh trở lại quê nhà sắp chuyển bánh, Tân thấy Sara từ xa
chạy đến, ngước nhìn Tân. Trong đôi mắt đẫm lệ của Sara, Tân cảm nhận được tình
yêu dành cho mình. Sara chồm lên nắm tay Tân và trao cho Tân.. con chó mới
sinh. Tân muốn nói với Sara rằng anh sẽ trở lại.. Chiếc xe lăn bánh.. Hình bóng
Sara nhạt nhòa.
Tân
hôn Cún Con, con chó mới sinh ngày nào nay đã lớn. Tân rất thương và quí nó hơn
mọi thứ trên đời. Cún Con là hình bóng Sara khắc ghi mãi nơi lòng
Tân.
Tân
trả tiền, chỏi nạn đứng lên, ôm Cún ra khỏi quán caphe vườn. Cô tiếp viên nói:
-
Chú bộ đội nhớ trở lại uống cà phê chơi nhe.
-
Có dịp tôi sẽ ghé.
-
Chị áo xanh…mê chú.. chú nhớ nhé.
-
Cảm ơn cô…tôi nhớ.
Khi
Tân chuẩn bị bước qua cổng ra đường, đột nhiên cô gái nói lớn:
-
Nón cối của chú mất cái ngôi sao vàng rồi…
Đúng
vậy, nó bị Pol Pot bắn bay mất ở trận Lò Gò và còn gởi một viên đạn nằm trong
đầu.
Tân
đi ngang qua nơi ngày xưa làm Lễ Giao Quân. Khu đất cũ đã xây một tòa nhà to,
cao, nguy nga tráng lệ. Con đường tập kết hàng hóa, nơi phát ra những âm thanh
hạ cấp, không đúng văn hóa XHCN, vẫn còn nguyên như cũ. Ở đó vẫn phát ra đủ
loại âm thanh, ồn ào như cái…chợ.
Ở
bên kia đường có một đám người đứng tụm năm, tụm ba, quần áo lếch thếch, nghèo
khổ.. Già, trẻ, đàn ông, đàn bà.. đôi mắt đều trủm lơ như thiếu ngủ… Họ
đang chờ người cần lao động đến thuê. Người ta gọi đó là Chợ Người, một danh từ
mới, lạ tai, mà trước đây không có… nghe sao buồn buồn.
Tân cho chìa vào ổ khóa, căn nhà mà từ đó Tân đã ra đi trong một đêm hãi hùng. Đứng giữa nhà, mọi thứ vẫn còn nguyên, kể cả 7 khuôn hình Tổ Quốc Ghi Công treo trên vách, duy có điều Bà Nội đã ra đi, không còn.
Tân cho chìa vào ổ khóa, căn nhà mà từ đó Tân đã ra đi trong một đêm hãi hùng. Đứng giữa nhà, mọi thứ vẫn còn nguyên, kể cả 7 khuôn hình Tổ Quốc Ghi Công treo trên vách, duy có điều Bà Nội đã ra đi, không còn.
Tân
đứng trước di ảnh và thắp lên bàn thờ Nội một cây nhang. Nơi sâu thẳm của lòng,
Tân gọi nhỏ.. Nội ơi.
Saigon 10/2012
(Trích “Thời Quá Độ”)
----
[1]
Tác giả: Đại tá Nguyễn văn Hồng
----
Email: minhtam1943@yahoo.com.vn
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 29/04/2013
. Cập nhật lại- ngày 28/11/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Sài Gòn ngày 29/04/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét