Lịch sử qua các nhân vật – Bài viết Dương Quốc Việt (Hà Nội)
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015
Tôi hình dung rằng, ở từng tầm mức cấp học ở bậc học phổ thông, có lẽ nên giảng dạy môn lịch sử thông qua các nhân vật, hoặc một chuỗi
các nhân vật gắn kết, dẫn dắt công chúng, làm nên những chiến công, linh hồn
của những cuộc chiến, làm nên lịch sử! Ở mức độ thấp,
hãy nói về những nhân vật, cùng với những sự kiện lịch sử mà họ đóng vai trò tiêu biểu nhất. Ở mức
cao hơn, có thể gắn nhân vật với tầm thời đại, tầm của những trận đánh quyết định…
Đặc biệt thông qua các nhân vật này, người ta còn được biết về những phẩm
chất anh hùng, nhân cách, những quyết sách xuất sắc, hay tầm vóc tư tưởng, tình
yêu hoa bình, căm ghét chiến tranh và cái ác của họ! Và qua họ người học sẽ thu
nhận được rất nhiều bài học như, tình yêu thương con người, tình yêu tổ quốc,
nhân cách, đức hy sinh, lòng
dũng cảm… Cuối cùng, tác giả bài viết cũng đồng tình với nhiều người rằng, nếu
làm tốt môn lịch sử, thì tự môn học này có thể chứa cả những nội dung về giáo dục công dân, cũng như giáo dục quốc phòng.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Dương Quốc Việt
Họ tên Dương Quốc Việt
Tiến sĩ toán – Giảng viên trường Đại học SP. Hà Nội
Email: duongquocviet@fmail.vnn.vn
_____
LỊCH SỬ QUA CÁC NHÂN VẬT
Như chúng ta đã biết, Hoàng
Lê nhất thống chí là
một pho tiểu thuyết lịch sử, viết về sự thống nhất đất nước vào triều Lê trung hưng(1533-1789), do một
số tác giả kế tục nhau viết. Vì đây là một tiểu thuyết lịch sử, nên có những phần
hư cấu ở mức độ nhất định. Nhưng
bây giờ giả sử các nhà lịch sử cũng viết lịch sử về thời Lê trung hưng, thông qua các
nhân vật và những sự kiện, câu chuyện có thật-không có yếu tố hư cấu, tựa như kiểu Hoàng Lê nhất thống chí, hay
dạng sử ký, thì tôi tin rằng trẻ học sử sẽ rất có hứng thú, và sẽ có thể kể lại
vanh vách! Rồi tiểu thuyết Hội
chợ phù hoa của William Makepeace Thackeray(1829-1864) đã mô tả trận Waterloo năm 1815, là
một trong những trận đánh nổi tiểng nhất và đặt
dấu chấm hết cho các cuộc chiến tranh Napoléon (1803-1815), vị tướng người Anh chỉ huy trận đánh này là quận công Wellington, và ông đã trở thành một vị anh hùng sáng
chói của đất nước Anh. Chiến tranh và hòa bình-bộ
tiểu thuyết sử thi của đại
văn hào Nga Lev Nikolayevich Tolstoy(1828-1910), đã phản ánh một
giai đoạn bi tráng của toàn bộ xã hội Nga,
từ quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon. Người Việt chúng
ta, biết đến sử Tầu nhiều, là do các tiểu thuyết lịch sử hay sử ký của họ. Thật
không ít người có thể kể và bình luận rất hay về đại trận Xích Bích trong lịch sử Tam Quốc(190-280),
thông qua các nhân vật của nó!
Qua trao đổi với nhiều người, ở nhiều thế hệ,
người ta đều có chung một nhận định rằng, học sử thông qua các nhân vật,
sẽ làm cho người học, nhất là những người trẻ hứng thú, và dễ nhớ! Trong thực tế, suy cho cùng lịch sử của
loài người là, lịch sử của các nhân vật, do thời thế sản sinh ra, và đại diện
cho thời đại đó, họ chính là người dẫn dắt công chúng. Nhiều người đặt vấn
đề rằng, liệu có phải chăng, nguyên nhân gốc gác gây nên khủng hoảng dạy và học
sử ở ta, là do còn rất thiếu nhân vật, hoặc nhân vật được đề cập đến một cách mờ
nhạt. Người học liệu có xuất hiện cảm xúc được chăng, nếu không thông qua các
nhân vật lịch sử. Học lịch sử thiếu vắng những nhân vật, dường như sẽ
không có hồn, mà chỉ còn lại một mớ sự kiện khô cứng, dẫn đến rất khó nhớ! Chẳng
hạn viết về chiến sử đời nhà Trần, có thể dựng những câu chuyện lịch sử hoặc
sử ký, với các nhân vật như Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn… và nhiều tướng soái
tiêu biểu khác, xuyên suốt từ vua đến quan, những quyết sách sáng suốt, những kế
sách xuất thần, tầm nhìn, cách đối nhân xử thế, thu phục lòng người của họ. Cũng qua họ và những câu chuyện, những sự kiện quanh họ,
người học sẽ cảm nhận được, hồn cốt của hào khí Đông A một thời, thấy được
những nhân vật lịch sử lỗi lạc, sống động về nhân cách, về trí dũng, về nhân
văn, về tầm nhìn… trong lịch sử nước nhà, mà qua đó người học, được học hỏi và củng cố thêm lòng tự
hào chính đáng, về chính cha ông mình!
Người
ta có thể nhìn thấu thời kỳ chiến tranh Hán-Sở(206-202 TCN) của Trung Quốc, thông qua tiểu sử sống
động của các nhân vật Lưu Bang; Hạng Võ; Hàn Tín; Trương Lương; Phạm Tăng trong
bộ sử ký của Tư Mã Thiên(145-86 TCN). Tôi hình dung rằng, ở từng tầm
mức cấp học ở bậc học phổ thông, có lẽ nên giảng dạy môn lịch sử thông qua các nhân vật, hoặc một chuỗi
các nhân vật gắn kết, dẫn dắt công chúng, làm nên những chiến công, linh hồn
của những cuộc chiến, làm nên lịch sử! Ở mức độ thấp,
hãy nói về những nhân vật, cùng với những sự kiện lịch sử mà họ đóng vai trò tiêu biểu nhất. Ở mức
cao hơn, có thể gắn nhân vật với tầm thời đại, tầm của những trận đánh quyết định…
Đặc biệt thông qua các nhân vật này, người ta còn được biết về những phẩm
chất anh hùng, nhân cách, những quyết sách xuất sắc, hay tầm vóc tư tưởng, tình
yêu hoa bình, căm ghét chiến tranh và cái ác của họ! Và qua họ người học sẽ thu
nhận được rất nhiều bài học như, tình yêu thương con người, tình yêu tổ quốc,
nhân cách, đức hy sinh, lòng dũng cảm… Cuối
cùng, tác giả bài viết cũng đồng tình với nhiều người rằng, nếu làm tốt môn lịch sử, thì tự môn học này có thể chứa cả những nội dung về giáo dục công dân, cũng như giáo dục quốc phòng.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 28.11.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét