Home
» Lý luận phê bình
» Phạm Khang: “Tiếng sóng” – Nơi neo đậu những cảm xúc trong sáng của một tấm lòng
Phạm Khang: “Tiếng sóng” – Nơi neo đậu những cảm xúc trong sáng của một tấm lòng
Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015
Trước “Tiếng
sóng” Vũ Duy Hòa (bút danh Minh Trang) đã trình làng ba tập thơ: Ký ức; Giai
điệu tháng năm; Giọt nhớ. Phải ghi nhận đây là sự cố gắng và nỗ lực của anh
trong sáng tác văn học. Trên thi đàn văn học xuất hiện một gương mặt thơ với
nội lực dồi dào, cảm xúc tươi tắn, hồn hậu. Tiếp nối nguồn mạch đã được khai mở
từ các tập thơ trước với đề tài viết về quê hương, đất nước, con người, tình
yêu và đồng đội, ở tập thơ “Tiếng sóng” hiện ra những cảm xúc thật trong sáng
của một tấm lòng khi anh hướng nhiều về biển đảo, về Trường Sa, Hoàng Sa, về
cái vô cùng, vô tận của thiên nhiên trời đất…
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ
tên thật Phạm Xuân Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
“TIẾNG
SÓNG”- NƠI NEO ĐẬU NHỮNG CẢM XÚC
TRONG SÁNG CỦA MỘT TẤM
LÒNG
Trước
“Tiếng sóng” Vũ Duy Hòa (bút danh Minh Trang) đã trình làng ba tập thơ: Ký ức;
Giai điệu tháng năm; Giọt nhớ. Phải ghi nhận đây là sự cố gắng và nỗ lực của
anh trong sáng tác văn học. Trên thi đàn văn học xuất hiện một gương mặt thơ
với nội lực dồi dào, cảm xúc tươi tắn, hồn hậu. Tiếp nối nguồn mạch đã được
khai mở từ các tập thơ trước với đề tài viết về quê hương, đất nước, con người,
tình yêu và đồng đội, ở tập thơ “Tiếng sóng” hiện ra những cảm xúc thật trong
sáng của một tấm lòng khi anh hướng nhiều về biển đảo, về Trường Sa, Hoàng Sa, về
cái vô cùng, vô tận của thiên nhiên trời đất… Đó là nơi tuyến đầu của Tổ quốc suốt
bốn ngàn năm nhân dân ta đấu tranh không ngơi nghỉ để gìn giữ từng mảnh đất
thiêng liêng.
“Tiếng sóng” của Vũ Duy Hòa hiện ra dào
dạt, thăm thẳm và sâu sắc nơi lòng người, bởi nó có lời mẹ dặn, có tiếng em
nhắn nhủ gửi khơi xa, có tiếng trẻ thơ ríu rít gọi bầy, có lời thề son sắt,
kiên trung của người lính biển:
Tiếng sóng biển vỗ mãi vào bãi đá
Là nôn nao nỗi nhớ của đảo xa
…Tiếng sóng biển nghe lời mẹ dặn
Buổi tiễn con đi giữ biển canh trời
…Ngày lặng sóng biển rì rào thủ thỉ
Như có tiếng em nhắn nhủ khơi xa
…Sóng biển lăn tăn những chiều gió
hát
…Tiếng sóng biển vẵn ngàn đời thao
thiết
Gửi yêu thương đến với đảo khơi xa
Tiếng sóng biển vọng lời thề son sắt
“Đảo là nhà, biển cả là quê hương!”
“Tiếng
sóng” đã thành lời của biển. Biển đã hóa hồn non nước, hóa tình yêu và kỷ
niệm của đời người. Biển không còn là vô tri nữa, biển đã thành máu thịt, thành
nơi hẹn gặp của tình yêu và nỗi nhớ, thành lý tưởng bùng cháy trong triệu triệu
trái tim người. Viết được cái hồn ấy, cái tình yêu ấy của biển, của người…thì nhà
thơ phải rung động lắm, phải gắn bó lắm với biển mới nên câu nên tứ được. Thơ
không dễ dãi là thế.
“Biển gọi” lại là bài thơ ở vào một
trạng huống khác, cái trạng huống mà người làm thơ bị dẫn dắt vào một hoàn cảnh
khó chạy trốn, khó chối từ. Ôi sự đam mê, cái sự đam mê bỏ bùa bao thi nhân,
mặc khách, bao kẻ anh hùng cũng là thế này ư:
Biển ơi thẳm sâu là thế
Vẫn mong ôm ấp bến bờ
Ngập sâu trong lòng biển cả
Suốt đời chỉ thấy đam mê
Chiều nay em về với biển
Cùng anh khua mãi mái chèo
Lặng trong tiếng ru của biển
Mặn mòi khao khát đắm say
Rong ruổi lang thang, là nghiệp, là tử vi của
khách văn. Vào một ngày nào đó của cõi đời này, Vũ Duy Hòa đã có trọn vẹn “Một ngày Nhật Lệ”. Bài thơ là bức tranh
dang dở của tâm trạng, một đoản khúc của 24 tiếng đồng hồ, để rồi người ta phải
nhớ và lưu luyến mãi khoảng không gian, thời gian hóa mộng du ca. Bài thơ có
những câu thơ vừa cổ điển vừa rất mới:
Cánh buồm xa tít hanh hao nắng
Biếc xanh mặt nước gợi lao xao
Có thể nói tập thơ “Tiếng sóng” của Vũ Duy Hòa đậm đặc những phác họa, cung bậc, gam
màu, hình khối của biển. Một thứ biển không bao giờ chết, bất tử và trường tồn,
tri kỷ mãi mãi với con người, đất nước. Nếu “Tiếng hát đảoxa” là tình cảm của hậu phương đối với tiền tuyến, là
hồn dân tộc gửi vào lời ca, ca ngợi non nước và người lính, thì ở “Cột mốc Biển Đông” là sức mạnh tự tin,
quật cường của cả một dân tộc hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu, về biển
đảo của Tổ quốc, nơi người ta chiến đấu, lao động, sáng tạo và hy sinh quên
mình vì cột mốc chủ quyền, vì tình yêu Tổ quốc bất diệt đời đời của nhân dân ta
qua trường kỳ lịch sử:
Sống cùng biển
Thác cùng đại dương
Những ngư dân suốt đời bám biển
Trộn mồ hôi cùng muối mặn
Cắm cờ cột mốc giữa Biển Đông
(Cột mốc Biển Đông)
Hòa
vào tiếng sóng ta bắt gặp cái nhớ của biển. Thì ra, biển nhiều khi là cái mốc
để người ta đợi, người ta chờ, người ta nhớ về nhau trong vời vợi cách xa, ly
biệt:
Mấy bữa nay biển động
Anh vẫn ngoài khơi xa
Nghe sóng gào gió thét
Em bồn chồn nhớ anh
(Biển nhớ)
“Sóng gào gió thét – Bồn chồn nhớ anh”,
một cặp đối tưởng như không ai mong đợi nhưng lại ngây ngất sóng lòng của tình
yêu lứa đôi nồng cháy. Đó cũng là hiện thực nghiệt ngã, là thử thách bản lĩnh
con người nơi muôn trùng sóng gió hiểm nguy. Nhưng tình yêu đã vượt qua tất cả
và chiến thắng. Tác giả phải là người từng sống với biển, phơi nắng dầm mưa ở
nơi cuối trời mỏi cánh chim bay của nỗi nhớ ấy mới có thể lột tả được cái sự
thật vô cùng giản dị và thiêng liêng kia của tình yêu: Biển – Bờ - Xa –Cách!
Đã
có nhiều người viết thơ tình về biển khá thành công. Vũ Duy Hòa tỏ ra là người
có duyên mặn mà với biển khi anh có một bài thơ tình khá hay, khá đẹp về biển.
“Biển chiều” là một bài thơ như thế.
Trong ý niệm, cái tưởng là bao la, cái tưởng là vũ trụ vô tận vô biên kia lại
có lúc tỏ ra ngu ngơ, vụng dại trước tình yêu. Ở đây tình yêu đã hóa thánh,
thành đức tin của vạn vật, cỏ cây, con người. Âu đó cũng là cái lạ của muôn
đời, cái bất tử của tình yêu là thế. Biển ở đây vừa là một thực thể sống động
và trọn vẹn, vừa là nơi lưu giữ và in dấu những suy ngẫm khôn nguôi trong đời
của một con người:
Biển một chiều vụng dại
Nóng trong vòng tay nhau
Biển một chiều xa vắng
Bãi cát dài xa vắng
…Chiều nay hoang vắng lạ
Biển một mình lặng thinh
Lặn vết chân trên cát
Nghe sóng cồn khơi xa
(Biển chiều)
Có
một nốt thăng trong bản giao hưởng của “Tiếng
sóng” khi mà nó đã có cơ hội đem lại cho ta niềm phấn khích, tin tưởng hơn
vào cuộc sống này, Tác giả đã có lý khi anh nhận ra tinh thần Việt phải là một
tinh thần tập thể đoàn kết, có khả năng nội lực nhấn chìm mọi thử thách, hiểm
nguy. Cái tinh thần ấy không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải là sự
ban ơn của thánh thần, thượng đế mà đã được làm nên từ những người áo vải, chân
đất, nếm mật nằm gai…từ thuở các vua Hùng, thuở cha ông đi mở nước:
Từ mấy nghìn năm
Người Việt dựng nên đất nước
Mở mang bờ cõi sơn hà
Từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau
Họ vượt sóng tới bao la biển cả
Vươn tới đảo xa dựng cột chủ quyền
(Những người mở cõi)
Vũ
Duy Hòa bâng khuâng nhớ về đồng đội, nhớ về thời trai trẻ của mình qua ký họa
và hồi tưởng cảm động:
Suối vẫn trong với rêu xanh đá
cuội
Vọng tiếng cười của thanh niên xung
phong
Bao thế hệ từng hiến dâng tuổi trẻ
Nên một con đường huyền thoại Trường
Sơn
(Đường Hồ Chí Minh)
Thơ
có thể được viết ra từ tưởng tượng. Nhưng nhất thiết đó phải là thứ tưởng tượng
biết nói, có thể được hiểu, được cảm, là men say nâng giấc và an ủi, chở che
cho tâm hồn con người. “Sắc màu thổ cẩm”
tuyệt nhiên không thể là thứ tưởng tượng được. Ta có thể sờ thấy, chạm mắt,
chạm lòng vào cái hoa văn nguyên sơ, quyến rũ được dệt nên từ bàn tay tài hoa,
dịu dàng của các thiếu nữ dân tộc. Tôi lấy làm thích thú khi nhận ra những nét
tinh tế mà Vũ Duy Hòa đã chớp được, khắc họa được cái triết lý duy mỹ của văn
hóa vùng cao trong một chuyến đi công tác ở biên giới Việt – Lào:
Thương em anh vào thăm bản
Cầu thang chín bậc đợi chờ
Áo khăn muôn màu rực rỡ
Nụ cười sơn cước nôn nao
Tặng anh chiếc khăn thổ cẩm
Nhẹ nhàng em dệt đường tơ
Đượm đà sắc màu mế nhuộm
Rộn ràng khung cửi vang xa
Ánh sáng đượm sắc màu vàng
Màu đỏ khát vọng tình yêu
Ngát xanh một màu cây cỏ
Màu đen hiện cả núi đồi…
(Sắc màu thổ cẩm)
Theo
chân tác giả ta bắt gặp một “Mùa vải chín”.
Ôi mùa vải chín nôn nao, thơm ngậy và mát bổ khiến cho người đọc phải ứa nước
miếng. Nhưng “Mùa vảichín” đã tượng
hình lên một miền quê Việt, nơi đã sinh ra bao người con gái đẹp, đẹp đến xiêu
lòng: “Lịm say bạt ngàn quả ngọt/ Chín
hồng chùm vải trên tay”. Trong bài “Một
thoáng Sơn La”, tác giả đưa ta về với cung bậc đời sống tươi tắn và trẻ
trung, nơi đất và người đã hóa thành đất nước trong muôn màu, đa sắc, đa thanh,
đa tình của mùa hoa ban nở:
Sơn La một chiều xuân đến
Mận, đào đua nở nơi nơi
Ngút ngàn nương ngô lưng núi
Bậc thang xanh lúa đơm đòng
…Sơn La những đêm lễ hội
Áo khăn rực rỡ muôn màu
Ngất say điệu xòe thôn nữ
Hoa ban nở trắng núi rừng
(Một thoáng Sơn La)
Tôi
thật sự xúc động khi đọc bài thơ “Chiếc
bánh đa”. Đây là bài thơ mộc mạc, giản dị, không ồn ào, nhưng đã nói lên
được cái điều muốn nói của nhà thơ. Nội dung là kể về mẹ mình chứ không dám
viết hỗn về mẹ của người khác. Chiếc bánh đa thì có gì là to tát, là ghê gớm
lắm đâu. Âý thế mà nó đã trở thành kỷ niệm về một tuổi thơ gian khó, ở đó người
mẹ phải hy sinh đời mình, nhường cơm sẻ áo cho các con, cho tác giả có cơ hội
để lớn lên làm người:
Tôi mời mẹ ăn
Mẹ nói mẹ ăn rồi
Chỉ còn phần con
Nhưng tôi biết
Cả đời mẹ vẫn dành cho tôi
(Chiếc bánh đa)
Cuộc
sống luôn đặt ra cho các nhà thơ những trách nhiệm to lớn. Nhà thơ không thể
lẩn trốn, càng không thể chạy trốn thiên chức của mình trước hiện thực của đời
sống. Đời sống thì lúc nào mà chả thế, cái thiện cái ác đan xen, trắng đen
nhiều khi lẫn lộn. Nhà thơ phải cải tạo cuộc sống, nâng cuộc sống lên một tinh
thần mới. Tôi nghĩ thế và chắc là không thể khác được. Vũ Duy Hòa đã vượt qua
được chính mình khi đến được với thơ mà vẫn làm tròn nhiệm vụ công chức cao cả
của mình; là Tỉnh ủy viên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá,
Đại biểu Quốc hội…Đó là điều đáng ghi nhận ở anh. Thơ của Vũ Duy Hòa – Minh
Trang trong sáng, chân thực, dễ gần là do anh biết gắn bó với đồng nghiệp, với
người đời, là sự học hỏi không ngơi nghỉ và quan trọng là biết làm mới mình
trong thơ…để đi trọn con đường sự nghiệp và còn lại mãi với đời những vần thơ
được viết ra từ một trái tim nhiệt huyết, đôn hậu. Anh đã có những thành công
nhất định trong thơ, đó là điều không phải bàn cãi. Ở nơi sâu thẳm của tâm hồn,
anh vẫn từng tâm niệm, xem đó như là một lẽ sống để viết:
Bài thơ ngày xưa không cũ
Gieo vần nảy tứ hôm nay
Sắc thơ ngày xưa đằm thắm
Mang theo hơi thở cuộc đời
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 10.10.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét