Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương – Bài viết Phạm Văn Dương (Hà Nội)
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015
Kỷ niệm
lần thứ 250 năm sinh Nguyễn Du, tôi viết bài này hoàn toàn không có ý định góp
thêm tiếng nói vào cuộc trao đổi chưa có hồi kết của các nhà nghiên cứu mà đơn
giản chỉ là phản ánh mong muốn của tôi là giữa 2 đại thi hào có mối tình thơ
mộng thì thật tuyệt vời.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm
Văn Dương
Họ,
tên: Phạm Văn Dương
Ngày
sinh: 26/6/1945
Quê
quán: Phù lưu, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh
Trình
độ văn hóa: Cử nhân toán
Nguyên
Đại tá nghỉ hưu
Địa
chỉ hiện nay: Từ Liêm Hà Nội
Hiện
là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ luật Đường họ Phạm Việt Nam
Đã
xuất bản nhiều thơ
Điện
thoại: 0913510543
E.mail: phamvanduong7@gmail.com
_____
NGUYỄN DU VÀ HỒ XUÂN HƯƠNG
MỐI TÌNH ĐẶC BIỆT
Giữa Nguyễn Du (1765 – 1820) và Hồ Xuân
Hương (1772 – 1822), hai nhà thơ vĩ đại của dân tộc, có mối tình thật đặc biệt.
Bài
thơ dưới đây của Hồ Xuân Hương viết gửi cho Nguyễn Du là một bằng chứng hùng
hồn. Hồ Xuân Hương đã đề rõ ràng: “Cảm
cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu. Hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân”,
(Nhớ người cũ, gửi tới Cần Chánh học sĩ Nguyễn hầu. Hầu người Tiên Điền, Nghi
Xuân), không có gì phải nghi vấn nữa. Bài thơ như sau:
Dặm khách muôn ngàn nỗi nhớ nhung
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ Tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mấy chút sương siu với
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
Hồ Xuân Hương
Về
phía Nguyễn Du, có đôi câu đối vịnh Cổ Nguyệt đường (nơi ở của Hồ Xuân Hương ở
bờ hồ Tây, theo chữ Hán, chữ Cổ đặt bên chữ Nguyệt thành chữ Hồ, họ Hồ) như
sau:
Đã Cổ lại còn đèo theo Nguyệt
Còn Xuân chớ để lạnh buồng Hương.
Đôi
câu đối này do một người cháu gọi Nguyễn Du bằng ông, một vị khoa bảng của dòng
họ Nguyễn Tiên Điền đọc cho cụ Lê Thước, cũng là một vị khoa bảng nổi tiếng đầy
trách nhiệm công bố, cũng không có gì để nghi vấn, mặc dù trước đây có người
nhầm đôi câu đối này là của Chiêu Hổ.
Nguyễn
Du còn có một bài thơ chữ Hán rất tiêu biểu là bài “Độc Tiểu Thanh ký”,
thương cảm số phận tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh như thương cảm nàng Kiều
vậy. Phùng Tiểu Thanh sống vào đời Minh bên Trung Quốc, là người tài sắc vẹn
toàn, rất giỏi thơ ca, nhưng vì tai ương nên phải lấy lẽ Phùng Sinh, bị vợ cả
của chồng ghen tuông vứt hết son phấn, xé hết thơ và bắt ra ở gò Mai ven Tây
Hồ, chịu bao đau đớn đến uất hận mà chết ở tuổi 18. Nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng Nguyễn Du viết bài thơ này khi độc các ghi chép về Tiểu Thanh, tất nhiên,
nhưng có nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Du viết bài này năm 1804, khi còn làm
tri phủ Thường Tín, ông đến Cổ Nguyệt đường thăm Hỗ Xuân Hương nhưng bà đã đi
lấy lẽ Tổng Cóc. Ông thương cảm Hỗ Xuân Hương tài hoa và có số phận gần giống
Tiểu Thanh, cũng ở hồ Tây, cũng lấy lẽ và bị vợ cả của chồng đánh ghen, cấm làm
thơ…, nên mượn chuyện người xưa để nói chuyện người nay. Cách hiểu này có lý
với 2 chữ trong bài thơ: “song tiền”
(bên ngoài cửa số). Nếu là Nguyễn Du viết khi đi sứ, qua Tây Hồ thăm mộ Tiểu
Thanh thì làm gì có “cửa sổ”, mà là
thăm nhà Hồ Xuân Hương thì mới có cửa sổ chứ.
Điều
đặc biệt là cặp câu kết của bài Độc Tiểu Thanh ký được rất nhiều người biết:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Vấn
đề bàn cãi là ở 2 chữ Tố Như. Nếu đây là tên tự của Nguyễn Du, có thể hiểu là
Nguyễn Du thương cảm cho số phận của Tiểu Thanh, và đã khóc nàng, một “nỗi oan phong nhã” sống trước mình hơn
300 năm, lại tự thương cảm cho bản thân mình, không biết hơn 300 năm sau có ai
khóc mình không?. Cách hiểu này có lý với 3 chữ trong bài thơ: “ngã tự cư” (ta tự coi mình như người
trong cuộc).
Còn
nhiều người nghiên cứu có cách hiểu khác: “Tố”
nghĩa là tấm vải trắng tinh khiết, “Như”
nghĩa là như vậy, “Tố Như” để chỉ
người phụ nữ đẹp. Một số người coi “Tố
Như” là chỉ Tiểu Thanh, nhưng một số khác lại hiếu “Tố Như” để chỉ Hồ Xuân
Hương, lúc này Nguyến Du khóc Tiểu Thanh, người sống hơn 300 năm về trước,
không biết hơn 300 năm về sau, có ai khóc Hồ Xuân Hương?
Vì
vậy, câu cuối dịch là “… khóc Tố Như”
không bao giờ sai, nhưng có thể dịch là “…
khóc trái ngang” hoặc nói chung là “…
khóc người”, hiểu là khóc Nguyễn Du, khóc Tiểu Thanh hay khóc Hồ Xuân
Hương… cũng được, nói chung là khóc cho sự trái ngang, “phong vận kỳ oan” mà bản thân Nguyễn Du cũng tự nhận mình trong số
đó.
BÀI THƠ ĐỘC TIỂU THANH KÝ CỦA NGUYỄN DU
Nguyên
tác:
讀 小 青 記
阮 攸
西 湖 花 婉 儘 成 墟
獨 吊 窗 前 一 咫 書
脂 粉 有 神 聯 死 后
文 章 無 命 累 份 餘
古 今 恨 事 天 難 問
丰 韻 奇 冤 我 自 居
不 知 三 百 餘 年 後
天 下 何 人 泣 素 如
Phiên
âm:
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Nguyễn Du
Dịch
nghĩa:
ĐỌC CHUYỆN TIỂU THANH
Vườn hoa bên Tây hồ đã thành bãi hoang
rồi,
Chỉ viếng nàng qua một tờ giấy đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.
Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,
Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong
nhã.
Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Dịch
thơ:
Vườn cảnh Tây Hồ đã phế hoang
Ngoài song mảnh giấy tiếc thương nàng.
Có hồn, son phấn chôn còn uất
Không mệnh, văn chương đốt dở dang.
Mối hận xưa nay trời khó hỏi
Nỗi oan phong nhã ta cùng mang.
Ba trăm năm nữa nào hay biết
Thiên hạ ai người khóc trái ngang?
Phạm Văn Dương dịch
Dịch ra thơ lục bát:
Tây Hồ vườn cảnh phế hoang
Mình ta mảnh giấy viếng nàng ngoài
song.
Hồn son phấn chết không vong
Thơ không mệnh cháy còn mong phần
nào.
Hận xưa khó hỏi trời cao
Nỗi oan phong nhã vận vào cùng ta.
Ba trăm năm nữa đi qua
Có ai thiên hạ xót xa khóc người?
Phạm Văn Dương dịch
Với
chế độ phong kiến ngày xưa, mối tình Nguyễn Du – Hồ Xuân Hương thật khó khăn
thể hiện, nhưng ngày nay, chúng ta vô cùng sung sướng thấy hai tâm hồn vĩ đại
ấy hòa hợp cùng nhau.
Phạm Văn Dương
Mời tham khảo các bản dịch:
1- Dịch
ra thất ngôn bát cú:
ĐỌC CHUYỆN TIỂU THANH
Vườn cạnh hồ Tây đã phế hư,
Thương nàng trước cửa đọc tâm thư.
Phấn son hồn đọng tan sau mất,
Thơ phú mệnh chung đốt cả ư.
Kim cổ hận sầu trời chẳng đáp,
Phong lưu oan khuất tự suy tư.
Ba trăm năm nữa nào đâu biết
Thiên hạ ai người khóc Tố Như.
Dịch 2012
Tây Hồ hoang lạnh một vườn hoa
Cửa sổ hoài văn đau xót xa
Phấn điểm, hồn oan cay đắng nhận
Tài văn, mệnh bạc chẳng buông tha
Nỗi niềm u uất trời nào thấu
Chung gánh tang thương cốt lụy mà
Thương tiếc Tố Như ai nhỏ lệ
Ba trăm năm nữa cõi người ta
ĐỌC TRUYỆN TIỂU THANH
Tây
Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Khóc
viếng bên song mảnh giấy tàn.
Bức
ảnh có hồn, chôn chẳng mất,
Bài
thơ không mệnh, cháy còn vương.
Ngàn
xưa nỗi hận trời khôn hỏi
Vạn
thuở niềm oan khách tự mang.
Khó
biết ba trăm năm tới nữa
Người
đời ai khóc Tố Như chăng?...
2000
Phạm Minh Khôi
(dịch)
II- Dịch
ra Lục bát:
ĐỌC
TRUYỆN TIỂU THANH
Gò hoang úa cảnh Tây Hồ
Trước song khóc viếng “Ô...Hô...” mấy hàng.
Bài thơ đốt cháy dở dang
Hồn vương bức ảnh lại càng não ngươi.
Xưa
nay nỗi hận trách Trời
Niềm oan khách giữ suốt đời để đau.
Ba
trăm năm nữa - mai sau
Liệu ai khóc Tố Như câu tâm đồng?
Phạm Minh Khôi
(dịch)
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.Hà Nội ngày 22.10.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét