Home
» Biên khảo - Tư liệu
» Phạm Khang: Những nghi vấn sau vụ tự sát của nhà thơ Nga –Xô viết V. Maiacopxki
Phạm Khang: Những nghi vấn sau vụ tự sát của nhà thơ Nga –Xô viết V. Maiacopxki
Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015
Ngày 14
tháng 4 năm 1930, vào hồi 10 giờ sáng, tại phố Lubianca Moskva, vang lên một
tiếng súng trong căn phòng của nhà thơ Nga –Xô viết Maiacopxki. Báo chí đưa tin
trang nhất: “Hôm nay, vào lúc 10 giờ 17 phút, tại căn phòng làm việc của mình
Vladiamia Maiacopxki đã tự sát bằng một phát súng lục bắn vào tim.” Vậy đâu là
nguyên nhân dẫn đến việc nhà thơ Nga thiên tài và đáng kính của nhân dân các
dân tộc ở Liên Xô và các dân tộc trên toàn thế giới đã kết thúc cuộc sống của
mình bằng một phát súng lục? Xin được tóm lược về những nghi vấn xung quanh cái
chết của V.Maiacopxki từ trước tới nay để quý bạn đọc cùng tham khảo.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ
tên thật Phạm Xuân Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
NHỮNG NGHI VẤN SAU VỤ
TỰ SÁT CỦA NHÀ THƠ NGA–XÔ VIẾT V. MAIACOPXKI
Ngày 14 tháng 4 năm 1930, vào hồi 10 giờ
sáng, tại phố Lubianca Moskva, vang lên một tiếng súng trong căn phòng của nhà
thơ Nga –Xô viết Maiacopxki. Báo chí đưa tin trang nhất: “Hôm nay, vào lúc 10
giờ 17 phút, tại căn phòng làm việc của mình Vladiamia Maiacopxki đã tự sát
bằng một phát súng lục bắn vào tim.”
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc nhà thơ
Nga thiên tài và đáng kính của nhân dân các dân tộc ở Liên Xô và các dân tộc
trên toàn thế giới đã kết thúc cuộc sống của mình bằng một phát súng lục? Xin
được tóm lược về những nghi vấn xung quanh cái chết của V.Maiacopxki từ trước
tới nay để quý bạn đọc cùng tham khảo.
Theo
tường thuật thì sau súng nổ phải mất khoảng gần nửa tiếng xe cấp cứu của thành
phố mới đến, khi ấy nhà thơ V.Maiacopxki đã chết. Những người quen và ở cạnh
nhà thơ kể lại, đêm trước ngày tự sát V.Maiacopxki không ngủ ở nhà. Ông trở về
nhà vào lúc 7 giờ sáng. Buổi sáng hôm ấy ông đi đâu đấy và một lúc sau ông trở
về nhà bằng taxi cùng với một nữ nghệ sĩ Nhà hát Hàn lâm Nghệ thuật Moskva.
Được một lúc, từ phòng V.Maiacopxki vang lên tiếng súng, sau đó nữ nghệ sĩ chạy
ra. Những người có mặt tại căn phòng khi ấy nhìn thấy V.Maiacopxki nằm trên sàn
nhà, nhực bị đạn xuyên thủng. Nhà thơ có để lại hai bức thư: một cho bạn bè và
một cho người em gái. Trong thư ông nói: Tôi
biết tự sát không phải là lối thoát, nhưng quả thật là tôi không còn có cách
nào khác.
Ngay
trong ngày hôm đó nhà chức trách đem thi thể nhà thơ tới căn hộ ở ngõ Genđriacốp,
nơi ông vẫn thường sống. Vào lúc 20 giờ cùng ngày các nhà khoa học của Viện Não
đã mổ não của nhà thơ.
Như
vậy, người cuối cùng nhìn thấy nhà thơ còn sống là nữ nghệ sĩ Nhà Hát Hàn lâm
Nghệ thuật Moskva Veronnica Polonxkaia, khi ấy 22 tuổi.
1. Nghi vấn 1: Nhà báo đồng thời cũng
là nhà nghiên cứu V.I.Xcoriatin, người đã dồn tâm huyết điều tra và tập hợp
được nhiều nguồn tư liệu về nhân thân và những mâu thuẫn phức tạp trong quan hệ
xã hội, trong tâm sinh lý của nhà thơ đưa ra nghi vấn với câu hỏi: Liệu có kẻ
nào đó đã sắp đặt âm mưu bắn vào V.Maiacopxki? Cũng theo V.I.Xcoriatin, năm
1930 tại căn hộ chung cư ở ngõ Lubianca nơi đặt phòng làm việc của nhà thơ, còn
có một phòng nhỏ nữa về sau được ngăn bằng một bức tường. Nhà báo lập luận: “Chúng ta hãy hình dung, khi nữ nghệ sĩ
Polonxkaia chạy nhanh xuống thang gác. Cánh cửa vào phòng nhà thơ để mở. Trên
bậu cửa có một ai đó. Nhìn thấy khẩu súng trên tay hắn ta, Maiacopxki hốt hoảng
kêu lên. Một phát bắn, nhà thu gục xuống. Kẻ sát nhân bước tới chiếc bàn để bức
thư lên đó, đặt khẩu súng xuống sàn, rồi trốn vào buồng tắm hay buồng vệ sinh. Sau khi nghe có tiếng
động, những người hàng xóm chạy sang, hắn liền bỏ trốn theo cửa sau.” Để khẳng định rằng nhà thơ đã bị bắn, Xcoriatin
đã trưng ra bức ảnh trong đó thi thể của V.Maiacopxki nằm trên sàn nhà mồm mở
ra kêu cứu. Nhà báo tự đặt câu hỏi: Liệu
có kẻ tự sát nào kêu cứu trước khi tự bắn vào mình? Cũng theo Xcoriatin: “Ba người láng giềng tuổi còn trẻ của Maia
lúc này đang ở trong căn phòng nhỏ cạnh bếp”, đương nhiên khi nghe tiếng
súng nổ họ đã chạy ngay ra hành lang, nhất định họ sẽ bắt gặp kẻ vừa bước ra từ
căn phòng của nhà thơ. Thế nhưng cả những người trẻ tuổi và nữ nghệ sĩ đều
không gặp ai.
Trong
khi đó nữ nghệ sĩ Polonxkaia khẳng định rằng Maia nằm ngửa, có một vất thẫm ở
bên ngực trái áo sơ mi. Sự thật thì thường trên những bức ảnh đen trắng máu
luôn có màu như vậy.
2. Nghi vấn 2: Giật gân hơn nữa là có
những nghi vấn cho rằng Maia bị bắn đến hai lần. Phóng viên truyền hình
V.Monchanop đã không ngần ngại đưa ra giả thuyết về dấu hiệu của hai phát súng
trên bức ảnh chụp V.Maiacopxki sau khi nhà thơ chết.
Xung
quanh việc giám định pháp y về cái chết của nhà thơ thêu dệt nhiều đồn đoán
khác nhau. Người trực tiếp tiến hành mổ thi thể nhà thơ để giám định pháp y là
Giáo sư V.Talaiep ở trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonoxop, đã bộc
lộ nhiều thiếu sót của các nhà điều tra trong những năm 30 của thế kỷ XX.
Không
còn nghi ngờ gì nữa vật chứng có giá trị nhất mà nhà báo V.Xcoriatin cung cấp
cho các chuyên gia điều tra là chiếc áo sơ mi Maia mặc trong lúc ông tự sát.
Đến nay chiếc áo sơ mi này vẫn được lưu giữ và nó luôn là vật chứng sát thực
nhất xung quanh cái chết bí ẩn của nhà thơ.
Sau
khi nhà thơ chết, chiếc áo sơ mi này được do L.Iu.Bric giữ. Vào những năm 50 bà
đã giao nó cho Bảo tàng V.Maiacopxki và nó được gìn giữ cẩn thận cho đến ngày
nay. Té ra từ những năm 30 cho đến những năm sau đó việc giám định chiếc áo sơ mi vẫn chưa được
thực hiện. Ngay lập tức chiếc áo sơ mi được chuyển cho các nhà nghiên cứu.
3. Các nhà nghiên cứu khám phá được gì sau khi
giám định chiếc áo sơ mi của V.Maiacopxki?
Ngay
lập tức hai nhà khoa học của Trung tâm Pháp y Liên bang thuộc Bộ Tư pháp Liên
bang Nga E.Xaphonxki, I.Kudeseva, một người chuyên về súng đạn, một người
chuyên về pháp y bắt tay vào việc điều tra. Việc đầu tiên cần làm là xác định
xem có cái gì trong chiếc áo sơ mi không? Bởi áo sơ mi này Maia mua ở Pari và
ông mặc nó lúc bắn súng.
Trên
những bức ảnh chụp thi thể Maia tại hiện trường người ta dễ dàng phân biệt được
họa tiết của vải, kiểu may của chiếc áo, khu vực vết máu và lỗ thủng của viên
đạn. Những bức ảnh này được phóng to. Các chuyên gia đã chụp chiếc áo ở hai
dạng thu nhỏ và phóng to để so sánh. Các chi tiết đều trùng khớp với nhau. Biên
bản giám định ghi rõ: “Bên trái ngực trước chiếc áo sơ mi có một lỗ thủng hình
tròn kích thước 6x8mm.” Như vậy, giả thuyết về việc Maia bị bắn đến hai lần đã
bị bác bỏ. Kết quả nghiên cứu bằng kính hiển vi, hình dạng và kích thước của lỗ
thủng, trạng thái các mép của nó cho phép các nhà điều tra rút ra kết luận Maia
bị bắn bởi một phát đạn duy nhất.
Cần
nhấn mạnh nguyên lý là, để xác định được một người tự sát hay bị người khác bắn
phải xác định được khoảng cách bắn. Có ba khoảng cách bắn: Bắn trực diện, bắn
từ khoảng cách gần, bắn từ xa. Nếu các nhà điều tra xác định được Maia bị bắn
từ một khoảng cách xa thì có nghĩa là nhà thơ không tự sát. Tạm thời nhóm điều
tra của Trung tâm Giám định Pháp y Bộ Tư pháp Liên bang Nga đưa ra một số kết
luận sau đây:
*Lỗ thủng trên chiếc áo sơ mi của V.Maiacopxki là đầu vào của viên đạn
được tạo thành bởi một phát súng bắn trực diện từ trước ngực và hơi chếch sang
trái.
* Căn cứ vào những đặc điểm của lỗ
thủng, người bắn đã sử dụng loại vũ khí
ngắn (như súng lục) và loại đạn có lực nổ nhỏ.
* Vùng vải thấm máu xung quanh lỗ
thủng đầu vào của viên đạn cho thấy rằng nó được tạo ra do máu phun từ vết
thương, còn việc máu không chảy theo phương thẳng đứng cho thấy rằng ngay sau
khi bị thương V.Maiacopxki ở tư thế nằm ngang, mặt ngửa lên trên.
* Hình dạng và kích thước của vệt
máu nhỏ nằm phía dưới lỗ thủng của áo và bố cục hình vòng cung của nó chứng
minh rằng đó là những giọt máu nhỏ rơi từ tay phải dính máu của nhà thơ hoặc từ
khẩu súng lục của ông.
Việc
phát hiện ra những dấu hiệu của phát súng lục bắn trực diện và thiếu những bằng
chứng về sự phản kháng và tự vệ của nhà thơ cho thấy phát súng được bắn bởi
chính tay V.Maiacopxki. Cái chết của nhà thơ nổi tiếng V.Maiacopxki là một tổn
thất vô cùng to lớn không những đối với nhân dân Nga, văn học Nga mà còn đối
với tất cả những người yêu thơ, yêu thích văn học Nga trên thế giới. Được mệnh
danh là nhà thơ của Cách mạng Tháng Mười, nhà thơ Quảng trường với giọng thơ
hào sảng, khí phách, nhà thơ của Công - Nông - Binh…V.Maiacopxki đã để lại một
di sản văn học sáng chói, không hòa lẫn, rất riêng, hiện đại, độc đáo trong thi
ca Nga và thế giới!
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 07.9.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét