Lời tựa Tây Sơn Ai tư vãn truyện - Nguyễn Trọng Tạo
Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015
và thật bất ngờ, càng đọc lại càng thấy mình như nhập vào cái
không gian và thời gian của lịch sử xa xưa ấy. Thì ra chọn "điệu cũ” lại
chính là chủ ý của tác giả. Cái "điệu cũ” này như tái hiện lại những gì
cần chân thực mà tác phẩm sẽ mang tới độc giả hôm nay. Cũng như Ngọc Hân đã học
giọng điệu từ bản dịch "Chinh phụ ngâm” để viết nên áng thơ khóc chồng
"Ai tư vãn” bất hủ, Vũ Đình Ninh học Nguyễn Du và học cả Ngọc Hân nữa. Cứ chậm rãi như
thế, cứ miên man như thế và ngòi bút cũng nhiều khi linh hoạt đến thế…
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả: Nguyễn Trọng Tạo
(Hội
viên HNV Việt Nam)
Là Nhà thơ/ Nhạc sĩ/ Họa sĩ/ Nhà báo
Sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947
Nguyên quán: Trường Khê, Diễn Châu, Nghệ An.
Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.
______________________________
Là Nhà thơ/ Nhạc sĩ/ Họa sĩ/ Nhà báo
Sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947
Nguyên quán: Trường Khê, Diễn Châu, Nghệ An.
Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.
______________________________
Lời tựa TÂY SƠN AI TƯ
VÃN TRUYỆN
Cái thời
tốc độ công nghệ thông tin như không còn cả không gian lẫn thời gian này, mà
vẫn có người dám ngồi viết truyện thơ như thuở Nguyễn Du viết Truyện Kiều mấy
trăm năm trước, cũng có thể nói là lạ. Nhưng Vũ Đình Ninh đã làm điều đó. Anh làm say sưa như để sống lại với
lịch sử thời Tây Sơn – Nguyễn Huệ – Quang Trung với những trang vàng rực rỡ và
cũng đầy bi ai của dân tộc Việt Nam thông qua tình sử Ngọc Hân. Đó là truyện
thơ "Tây Sơn – Ai tư vãn truyện” của Vũ Đình Ninh viết bằng
thể lục bát truyền thống có 12 chương gồm 3256 dòng thơ (dài hơn Truyện Kiều
của Nguyễn Du 2 dòng), như một linh ứng sáng tạo dù vô tình hay hữu ý cũng làm
cho người đọc không thể không nhớ đến kiệt tác của người xưa. Bởi vậy, khi nhận
được bản thảo truyện thơ này, tôi hết sức ngần ngại ngay từ khi đọc những dòng
đầu tiên:
Bon chen làm kiếp con người
Có ai nghĩ đến nghiệp đời trớ trêu
Chữ thân chữ nghiệp duyên nhau
Thân hoa nghiệp bướm thân dâu nghiệp tằm
Cái điệu
thơ đăng đối thật xưa cũ cùng với những triết lý nhân quả cũng rất cũ xưa ấy,
nó làm cho tâm hồn tôi bỗng cũ đi lạ lùng. Nhưng vì đã có một lời hứa với tác
giả nên tôi cố đọc, và thật bất ngờ, càng đọc lại càng thấy mình như nhập vào
cái không gian và thời gian của lịch sử xa xưa ấy. Thì ra chọn "điệu cũ”
lại chính là chủ ý của tác giả. Cái "điệu cũ” này như tái hiện lại những
gì cần chân thực mà tác phẩm sẽ mang tới độc giả hôm nay. Cũng như Ngọc Hân đã
học giọng điệu từ bản dịch "Chinh phụ ngâm” để viết nên áng thơ khóc chồng
"Ai tư vãn” bất hủ, Vũ Đình Ninh học Nguyễn Du và học cả Ngọc Hân nữa. Cứ chậm rãi như
thế, cứ miên man như thế và ngòi bút cũng nhiều khi linh hoạt đến thế…
Hai hàng văn võ cúi buồn
Vương Thung – mưu sĩ tìm phương sách hoà
Không ngờ trúng kế quân ngoa
Anh em – cái hố bất hoà thêm sâu
Có lẽ nhờ
cái giọng kể linh hoạt này mà câu chuyện càng hồi càng hấp dẫn chăng?
Đúng vậy,
lịch sử thời Tây Sơn hiện lên qua ngòi bút Vũ Đình Ninh thật sinh động và hấp dẫn. Từ cuộc khởi nghĩa của anh
em Nguyễn Huệ đến cuộc phò Lê diệt Trịnh, thống nhất giang sơn với bao biến cố
nội tình đều được thể hiện như một cuộc cách mạng long trời lở đất. Và rốt
cuộc, sự thất bại của Tây Sơn trước Nguyễn Ánh là một bi kịch mà không chỉ một
mình Ngọc Hân cảm thấy, mà chính lịch sử cũng sụt sùi:
Một bà tóc xõa ngang lưng
Ngồi ôm cửa ngục chờn vờn áo xiêm
Dường như ánh mắt dõi tìm
Chút hương trầm mặc cuối miền hư không
Truyện
thơ khép lại bằng sự trả thù của Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn, và nỗi ai oán như
theo ta mãi đến hôm nay.
Cám
ơn Vũ Đình Ninh đã cho tôi được gặp lại lịch sử với bao thăng trầm của
kiếp người.
. Cập
nhật lại- ngày 05/09/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 05.9.2010
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét