Home
» Lý luận phê bình
» Chút hương trầm mặc cuối miền hư không – Bài cảm nhận Vũ Thu Huế (Báo Gia Lai)
Chút hương trầm mặc cuối miền hư không – Bài cảm nhận Vũ Thu Huế (Báo Gia Lai)
Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015
Đọc Tây Sơn ai tu vãn truyện, mỗi chúng ta sẽ có cảm giác như đang đứng trước những thước phim tư liệu được quay khi chậm rãi, lúc như những trận cuồng phong. Ấy là bởi, ta đang đứng trước từng số phận, từng hoàn cảnh, từng biến cố thăng trầm, từng hồi vinh nhục, từng nguồn cơn ngóc ngách… của thế thái nhân tình được Vũ Đình Ninh phục hiện lại trên cái nền lịch sử của một vương triều vẻ vang nhưng ngắn ngủi.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Vũ Thu Huế
Họ tên Vũ Thu Huế
Sinh ngày 20 tháng Giêng năm 1975 (Ất Mão)
Quê Thái Bình, sống ở Gia Lai, làm việc tại Báo Gia Lai
Điện thoại: 0972058979
E-mail: vuthuhuebgl@yahoo.com.vn
______
"CHÚT HƯƠNG TRẦM MẶC CUỐI MIỀN HƯ KHÔNG”
Vũ Thu Huế
Với 3256 dòng lục bát vừa chậm rãi, vừa miên man lại vô cùng linh hoạt nương theo điệu thơ đăng đối, lấp lánh những triết lý nhân quả, tác giả Vũ Đình Ninh đã "bắt” tôi ngồi đọc một lèo 12 chương truyện thơ Tây Sơn ai tư vãn truyện của anh. Và, thật bất ngờ, càng đọc, tôi lại càng thấy mình đang nhập vào cái không gian và thời gian của thời Tây Sơn với những trang vàng rực rỡ và cũng đầy bi ai của dân tộc Việt Nam ta thông qua thiên tình sử Ngọc Hân công chúa.
Từ những câu mở đầu:
”Bon chen làm kiếp con người
Có ai nghĩ đến nghiệp đời trớ trêu
Chữ thân chữ nghiệp duyên nhau
Thân hoa nghiệp bướm thân dâu nghiệp tằm”
(phần lược sử, giới thiệu công chúa Ngọc Hân và giấc mơ của nàng trên đường đi lễ chùa ở núi Vu Sơn trong ngày nguyên tiêu) cho đến dòng kết thúc:
"Lời mơ từng giọt chong canh
Lung linh mảnh sáng vi thanh đoạn trường
Cho dù mai một khói sương
Xin cung kính gửi dòng hương tâm thành”.
Tác giả Vũ Đình Ninh đã đem đến cho độc giả thêm một cái nhìn, cách nhìn về lịch sử thời Tây Sơn. Từ cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn tam kiệt với những chiến công lừng lẫy, cuộc phò Lê diệt Trịnh, lập vua Lê Chiêu Thống với bao cảnh nồi da xáo thịt, biến cố nội tình… đến sự thất bại của Tây Sơn trước Nguyễn Ánh, sự trả thù của Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn đều được tác giả thể hiện thật sinh động, tài tình. Có lẽ vì thế nên bi kịch kết thành chuỗi ấy không chỉ riêng mình công chúa Ngọc Hân cảm thấy mà chính lịch sử cũng xót xa:
"Một Bà tóc xõa ngang lưng
Ngồi ôm cửa ngục chờn vờn áo xiêm
Dường như ánh mắt dõi tìm
Chút hương trầm mặc cuối miền hư không…”.
Đọc Tây Sơn ai tu vãn truyện, mỗi chúng ta sẽ có cảm giác như đang đứng trước những thước phim tư liệu được quay khi chậm rãi, lúc như những trận cuồng phong. Ấy là bởi, ta đang đứng trước từng số phận, từng hoàn cảnh, từng biến cố thăng trầm, từng hồi vinh nhục, từng nguồn cơn ngóc ngách… của thế thái nhân tình được Vũ Đình Ninh phục hiện lại trên cái nền lịch sử của một vương triều vẻ vang nhưng ngắn ngủi. Còn nói như lời tâm sự của chính tác giả thì: "Đó là những mảnh sáng rơi xuống từ một thiên hà quen thuộc vào giấc mơ tâm thức kết thành chuỗi sắc nhọn ngấm trong dòng thời gian như bất tận bên bờ hư sự sống. Tôi đang mơ nghe, đang mơ thấy, đang mơ đón nhận sự róc cào qua từng tế bào cảm giác và như bật ra từng thanh khúc đoạn trường. Và đó là hành trang đã cho tôi cảm xúc, cho tôi ghi chép lại từng nỗi bi ca của từng phận đời lung linh theo dòng mảnh sáng trong thời kỳ rất là hào hùng của dân tộc - thời Tây Sơn…”
Vũ Thu Huế
Theo báo GiaLai Cuối tuần: Ngày 18 tháng 9 năm 2010
. Cập nhật lại- ngày 05/09/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Gia Lai ngày 19.9.2010
Theo báo GiaLai Cuối tuần: Ngày 18 tháng 9 năm 2010
. Cập nhật lại- ngày 05/09/2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Gia Lai ngày 19.9.2010
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét