Phạm Khang: Tản mạn về “Giai điệu tháng năm”
Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015
Hôm gặp anh Vũ Duy Hòa ở Hội thơ Nguyên tiêu thấy anh háo hức và như trẻ ra rất nhiều. Ấy là do cái tình thơ, cái duyên thơ đã gắn kết anh với công chúng qua hình ảnh bình dị và gần gủi nhất. Té ra, người ta ở đời đến với thơ trước hết là vì tình, vì nghĩa, vì những giao cảm muôn đời tuôn chảy nơi những trái tim nhiệt huyết. Mới đây, anh lại đưa cho tôi xem tập thơ của anh mới xuất bản “Giai điệu tháng năm”,
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
TẢN MẠN VỀ “GIAI ĐIỆU
THÁNG NĂM”
Hôm
gặp anh Vũ Duy Hòa ở Hội thơ Nguyên tiêu thấy anh háo hức và như trẻ
ra rất nhiều. Ấy là do cái tình thơ, cái duyên thơ đã gắn kết anh
với công chúng qua hình ảnh bình dị và gần gủi nhất. Té ra, người
ta ở đời đến với thơ trước hết là vì tình, vì nghĩa, vì những giao
cảm muôn đời tuôn chảy nơi những trái tim nhiệt huyết. Mới đây, anh
lại đưa cho tôi xem tập thơ của anh mới xuất bản “Giai điệu tháng năm”, chọn lọc nhiều bài anh viết rải rác
trong một thời gian dài với nhiều cung bậc khác nhau. Đời sống lúc
nào mà chẳng đa đoan, muôn mặt. Người làm thơ không thể tự mình đứng
ngoài đời sống ấy. Không thể vô cảm và lại càng không thể vô trách
nhiệm trước hiện thực đời sống với những biến động muôn mặt của
nó. “Giai điệu tháng năm” được
dàn trải trên một không gian thời gian rộng lớn, ở đó tác giả hóa
thân vào những trang nhật ký bằng thơ với cảm xúc và rung động thật
trong sáng, thân thiện. Vũ Duy Hòa nhận ra đất nước là cái nôi bất
tử để anh lớn lên, trưởng thành và phụng sự: “Đất nước của hát xoan, quan họ/ Của mái nhà, vọng cổ, ca dao”(Đất nước). Cái nôi
ấy đương nhiên là hồn dân tộc, là truyền thống bất khuất, anh hùng
của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước:
Em có về nghe trống đồng vang
vọng
Cánh hạc bay lên bát ngát ruộng
đồng
Từ Ngàn Nưa, Triệu Trinh Nương
đuổi giặc
Đến Lam Sơn, Lê Lợi chống quân
thù
(Em
có về Thanh Hóa)
Người
thơ khó tránh được cái phong tình gió bụi, cái giang hồ trước thiên
cảnh của trần gian. Ấy là bởi người thơ phải say thì mới có thể
thả thơ được. Thơ tự ép, tự đè ra để mà tìm câu tìm chữ phải chăng
là phi thơ, là thơ đặt hàng, thơ đóng hộp? “Giai điệu tháng năm” cho thấy Vũ Duy Hòa không phải là
người làm thơ như vậy. Thơ anh thật từ cảnh cho tới tình. Mà cái
tình mới là cái khó cưỡng nhất, khó che đậy, rất dễ lộ ra thật
giả. Non nước, quê hương luôn theo anh trong cuộc hành trình của cuộc
đời, lúc thì “Một dải Ba Vì xanh
ngát màu mây”, khi lại “Hoa phượng đỏ Tràng Tiền lộng
gió-Hương Giang xanh thăm thẳm câu
hò” (Chiều Huế). Nhận ra “ Ba vì
xanh ngát màu mây” là do thức cảm trong sáng mà ra vậy. Còn nghe
được, ý thức được cái tình sâu lắng, mặn nồng của người xứ Huế
thì phải đổ Hương Giang vào “Thăm
thẳm câu hò”. Ý tình đều
đạt, con chữ có hồn, không gò bó mà tự nhiên như non nước này, quê
hương này đã khắc ghi cõi lòng nhân thế, nghĩa tình nhân thế
vậy.
Qua
“Giai điệu tháng năm” rất dễ
nhận ra là Vũ Duy Hòa là người đi nhiều. Âu cũng phải thôi, chiến
tranh và người lính, rồi những năm làm công chức, làm Đại biểu Quốc
hội không đi sao được. Không gần dân, không đi thực tế sao có thể biết
được dân cần gì, đói no, công ăn việc làm, ước nguyện của họ ra sao.
Thế mới thấy đời người là dâu bể, là cái càn khôn của tạo hóa
không chừa một ai. Xin gửi những Hà
Bắc, Tản Viên, Ba Vì, Ba La Bông Đỏ, sông Mã, Hương Giang, Ngàn Phố, Bi
Mốt, Tây Ninh, Miền Đông Nam Bộ…mối tình thâm khắc cốt ghi tâm của
tác giả với lòng biết ơn và nỗi nhớ:
Năm tháng trôi qua mỗi mùa
huấn luyện
Chúng tôi lớn lên theo nhịp quân
hành
Thắm đượm nghĩa tình quân dân Hà
Bắc
Dẫu xa rồi vẫn nhớ mãi u ơi!
Ngày ra đi, chiến trường chia
nhiều ngả
Họ lên đường giữ trọn niềm tin
Lại gặp nhau giữa Miền Đông gian
khổ
Bi Mốt, Tây Ninh…bom đạn tơi bời
(Thiên
Thai ngày ấy)
Thơ
của Vũ Duy Hòa nghiêng hẳn một mảng lớn viết về kỷ niệm chiến tranh
và nghĩa tình đồng đội. Nhớ về họ thơ anh trào dâng sự cảm phục,
ngưỡng mộ, tự hào:
Chúng tôi ra đi, Trường Sơn Đông
nắng lửa
Trường Sơn Tây mưa lũ quét rừng
già
Sốt rét rừng chống từng cơn bom
đạn
Mà chiến trường phơi phới
niềm tin
(Hoài niệm
một thời quân ngũ)
Nhớ
về đồng đội, thơ Vũ Duy Hòa ngân lên khúc giao cảm thao thiết, tiếc
thương những người đã ngả xuống. Đó là một khúc đàn tình tri ân mà
người ta sẽ cầm lòng mãi mãi cho dù cho hôm nay đã ở tuổi xế chiều:
Chiến tranh đã qua đi
Lùi sâu vào dĩ vãng
Chúng tôi cũng già nua
Mỗi người đi mỗi ngả
Chiến trường xưa, đồng đội gọi nhau
về
(Trở
lại Miền Đông)
Tinh
thần ấy, dáng đứng Việt Nam ấy, một lần nữa lại được tác giả tái
hiện sống động qua hình ảnh của những người lính ngày đêm canh giữ
biển trời Trường Sa nơi tuyến đầu Tổ quốc:
Anh đứng đó nơi Trường Sa lộng
gió
Canh đất trời cho đất nước bình
yên
Cây phong ba qua bao mùa bão táp
Vẫn hiên ngang nơi đảo nhỏ kiên
cường
(Gửi
người lính đảo)
Tôi
nhận thấy Vũ Duy Hòa biết nói được cả những điều tưởng như khô khan
nhất, cứng nhắc nhất, cái điều mà nhiều người làm thơ thường hay né
tránh: đó là trách nhiệm công dân và nghị trình đất nước. Nhiều
người cho đó là việc của chính trị, việc của các nhà hành pháp và
luật pháp, thơ chả dại gì mà liên quan. Đấy là lối suy nghĩ tùy
tiện, thậm chí không đúng tí nào cả. Thơ không chối bỏ và trốn
trách nhiệm phục thiện, chống cái ác. Nghĩ cho cùng ở thời đại nào
thì thơ cũng là khuôn mặt tinh thần của thời đại đó, không có cái
gì là xa lạ với nhà thơ cả. Vũ Duy Hòa tự nhận thức về trách
nhiệm nặng nề của mình trong tư cách của một vị Đại biểu Quốc hội
trước nhân dân, đất nước:
Chúng tôi do nhân dân bầu ra
Lắng nghe nguyện vọng của dân
Nói cho nhân dân hiểu
Làm cho dân theo, khó biết chừng
nào
Chúng tôi đi sớm lại về khuya
Trăn trở cùng đói nghèo, gian
khó
Phản ánh kịp thời tâm tư, ý
nguyện
Từ khắp mọi miền: tiếng nói
của nhân dân
(Đại
biểu của nhân dân)
Làm
người xưa nay là việc khó. Con người lại càng không phải là một thứ
roobot được lập trình của văn minh công nghệ. Trái tim và những rung
động của nó mới tạo nên con người đúng nghĩa. Vũ Duy Hòa cũng đã
nhiều khi đi qua, va đập với sự đa cảm, những khúc tình và anh lắng
nghe rất rõ những rung động ấy từ trái tim mình:
Ngày trở lại anh tìm về chốn
cũ
Trời Ba Vì xanh ngắt một màu mây
Trên Tản Viên một dáng hình thấp
thoáng
Vẫn như hờn, như dỗi với người
xưa
(Duyên phận)
Chùm
thơ về OSIC có nhiều trạng huống, cung bậc tình cảm da diết của nỗi
nhớ và tình yêu. Người đọc rất dễ cảm thông và gần như có thể cùng
với tác giả nhớ về cô gái này. Một cô gái chưa rõ họ tên nhưng chắc
là dễ thương qua nét phác thảo dịu dàng của những câu thơ biết nói:
Thắp lửa cho nhau qua gian khó
Sống tốt hơn cho suốt cuộc đời
Nhớ không em một chiều xa ấy
Thư hồng mang nắng ấm về theo
(Nhận thư em từ
Tokio)
“Giai điệu tháng năm” đậm đặc và tâm
huyết những bài thơ tác giả dành riêng cho cha mẹ, ông bà, cháu con
và thơ cho vợ. Gia đình là nơi neo đậu hồn thơ. Bội bạc với gia đình,
dòng tộc người ta đâu có thể thành người. Mãi còn đây hình ảnh
người mẹ hiền một nắng hai sương, tần tảo, áo bạc, lưng còng nuôi anh
nên người:
Bố và con thay nhau đi chiến
đấu
Hết nuôi con, mẹ lại chăm chồng
Bao gian khổ mẹ một mình gánh
vác
Suốt cuộc đời cặm cụi với
chồng con
(Mẹ tôi)
Là
hình ảnh người cha kiên trung, cách mạng, không sợ hi sinh và gian khổ:
Bố đã đi trong đoàn quân Vệ
quốc
Trấn thủ sờn vai qua khắp chiến
trường
Đôi dép lốp trên đường dài kháng
chiến
Kết vành hoa Điện Biên Phủ lẫy
lừng
(Bố tôi)
Với
vợ anh dành tất cả thương yêu và sự cảm thông sâu sắc nhất cho chị.
Vợ anh cũng là một người lính. Một người lính âm thầm ở lại phía
sau cuộc đời sôi nổi và thành đạt của anh. Anh viết về chị thật cảm
động:
Ngày hôn lễ áo tôi cài miếng
vá
Dăm lá trầu vài bao thuốc đơn sơ
Hai người lính thành vợ chồng
từ đấy
Với ba lô con cóc gối đầu giường
(Vợ tôi)
“Giai điệu tháng năm” của Vũ Duy Hòa
có cách nghĩ và cách cảm rất tự nhiên. Những bài thơ trong tập này
chưa vươn tới độ sắc sảo, cách lập tứ, cách thả lời hiện đại nhưng
bù lại nó cho ta ân huệ được thưởng thức một thứ thơ dung dị, thật thà,
là bản sao lý lịch của tâm hồn tác giả. Thơ nếu đi được đến tận
cùng của dung dị thì cũng là thơ hay đấy thôi. Hãy thật lòng với
đời và với thơ. Có thể đấy là thông điệp mà người đọc dễ nhận ra
qua tập thơ này. Những câu thơ đẹp rồi sẽ chết. Chỉ có những câu thơ
được viết bằng sự rung động chân thành, bằng máu, bằng hồn, bằng sự
kết bạn với muôn phương sẽ sống mãi. Nghĩ về “Giai điệu tháng năm” là nghĩ về một người bạn đã biết sống
hết mình một cách có trách nhiệm cho đời và cho thơ.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 10.8.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét