Lời bình Phạm Khang: Một hồn thơ nặng tình quê hương
Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015
Người làm thơ ở đời không ít người đánh đu với chữ nghĩa
để nhào nặn và cho ra những sản phẩm thơ xa lạ, cầu kỳ nhiều khi đi đến chỗ
thiếu vắng đời sống, thiếu cái hồn, cái tình vốn được coi là sự linh diệu muôn
đời của thơ. Thơ - nghĩ cho cùng đó là miền thao thức không ngơi nghỉ của tâm
hồn con người, là nhận thức và hoài cảm về cái còn, cái mất, những kỷ niệm của
thời quá vãng và cao hơn đó là quan niệm sống, là triết lý nhân sinh, là hình
ảnh sôi động của cuộc sống, là cuộc đấu tranh không khoan nhượng đối với cái
ác, là bài ca bất tử về tình yêu, quê hương...vang lên trên những dòng thơ tươi
tắn, dào dạt tình đời.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
MỘT HỒN THƠ NẶNG TÌNH QUÊ HƯƠNG
Người làm thơ ở đời không ít người đánh đu
với chữ nghĩa để nhào nặn và cho ra những sản phẩm thơ xa lạ, cầu kỳ nhiều khi
đi đến chỗ thiếu vắng đời sống, thiếu cái hồn, cái tình vốn được coi là sự linh
diệu muôn đời của thơ. Thơ - nghĩ cho cùng đó là miền thao thức không ngơi nghỉ
của tâm hồn con người, là nhận thức và hoài cảm về cái còn, cái mất, những kỷ
niệm của thời quá vãng và cao hơn đó là quan niệm sống, là triết lý nhân sinh,
là hình ảnh sôi động của cuộc sống, là cuộc đấu tranh không khoan nhượng đối
với cái ác, là bài ca bất tử về tình yêu, quê hương...vang lên trên những dòng thơ
tươi tắn, dào dạt tình đời.
Tình
quê của Nguyễn Đức Xuân do Nhà xuất bản Thanh Hóa ấn hành là một tập thơ
giàu nghĩa tình, khi mà tác giả đã neo đậu hồn thơ của mình vào những con chữ
thấp thoáng hình bóng quê hương, kỷ niệm, cùng những đổi thay mang tính lịch sử
của thời đại bằng tâm cảm thân thiện, gần gũi đối với thiên nhiên, con người,
tình yêu và khát vọng. Nguyễn Đức Xuân chọn lối thể hiện thơ giản dị, mộc mạc
mà vẫn giàu ý, đạt tình. Người viết biết làm chủ được mình,
khiêm tốn trên từng đoản khúc của thi phẩm, không để cho những ý nghĩ trần
trụi, vô cảm, lai căng, tản mạn ru ngủ, dụ dỗ dẫn đến chỗ sống sượng và dễ dãi.
Đó là thành công đáng ghi nhận của Nguyễn Đức Xuân ở tập thơ này.
Quê hương trong thơ của Nguyễn Đức Xuân có
nhiều bức tranh, đó là những bức tranh quê rất thật, thật tới mức người ta có
thể ngắm và sờ mó được. Có thể liệt kê ra đây các bài như: Xóm núi, Quê mẹ, Tự hào quê hương, Quảng Đức quê ta, Vững niềm tin,
Quảng Vọng yêu thương, Vân Trinh đất thiêng, Cầu Ghép-sông Yên...Đó là
những bài thơ anh viết bằng cảm nhận và tình yêu thương gắn bó đối với miền đất
Quảng Xương yêu dấu qua những thăng trầm và đổi thay to lớn của thời đổi mới.
Mãi còn đây tình làng nghĩa xóm, mãi còn đây nhân nghĩa, lòng yêu nước, cùng sự
lao động quên mình vì một nông thôn đổi mới của người dân quê anh: Sông Lý, sông Yên/ Dòng sữa ngọt ngào/ Nước
đi, nước về thêm màu xanh lúa cói/ Mây trắng vờn Vân Trinh, núi Chẹt/ Ghi bao
chiến công giết giặc, diệt thù/ Vang vọng núi sông lời thề hùng thiêng/ (Tự
hào quê hương). Xóm núi có những câu
thơ vừa hiện đại vừa cổ điển, giàu thi cảm, đẹp như một bức song tấu giữa thơ
và họa:
Rộn
ràng tiếng nhạc nhà ai đó
Bóng núi
hoàng hôn tím sẫm màu
Nguyễn Đức Xuân có quyền tự hào về quê
hương Quảng Xương, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và
cách mạng của bao thế hệ cha ông và lớp lớp người hôm nay. Tiễn cái nghèo, cái
lạc hậu ra cửa, đồng tâm, đồng sức, đồng lòng cùng nhau bước trên đường mới,
xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp, luôn mãi là tứ thơ lớn nhất trong sáng
tác của Nguyễn Đức Xuân: Bội mùa rộn
tiếng chim ri/ Mắt em lá thắm tình si một đời/ Thả lòng ta gọi ý thơ/ Cói xanh
hút mắt ngẫn ngơ chân trời/ Tình quê nâng bước bao người/ Thảo thơm hồn đất bao
thời dựng xây/ Tuổi thơ kỷ niệm còn đây/ Nghìn năm vẫn thắm trời mây đất này/ (Quê mẹ)
Tình quê không chỉ dừng lại ở những cảm nhận về quê hương, trầm tích lịch sử và
những đổi thay của nông thôn mới, mà còn thấm đẫm lòng tri ân của tác giả trước
sự hy sinh vô bờ bến của những bà mẹ, những anh hùng liệt sỹ, những người đã
góp phần làm nên chiến thắng huy hoàng của dân tộc, giải phóng Miền Nam thống
nhất đất nước! Hình ảnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong thơ của Nguyễn Đức Xuân
vừa thân thương vừa gần gũi: Đồng sâu nước
ngập ao bèo/ Thức đêm dậy sớm chống chèo đơn côi/ Tảo tần thương giọt mồ hôi/
Lưng còng tóc bạc ngày trôi bóng gầy/ (Mẹ quê anh hùng). Tự đáy lòng Nguyễn
Đức Xuân chỉ dám xin: Mẹ ơi ơn mẹ tình
này/ Con xin đỡ bớt bóng ngày mẹ trông. Tôi nhận ra hình ảnh người mẹ anh
hùng trong thơ Nguyễn Đức Xuân hoàn toàn không xa lạ mà thảo thơm như hoa lúa,
giản dị như cây cỏ quê nhà, khi mẹ cũng như bao người đàn bà khác đau đáu chờ
mong các con trở về, đó là một cách nói mạnh dạn và rất mới: - Mẹ vĩ đại nhưng
Mẹ không phải là thần thánh: Từ ngày anh
đi/ Mẹ thương mẹ nhớ/ Thầm mong/ Nơi chiến trường máu lửa/ Bom đạn thù lạc anh/
Ngày đất nước khải hoàn chiến thắng/ Lòng
mẹ quặn đau khi biết anh là liệt sỹ/ Nén chặt trong lòng niềm mong đợi anh về!/ (Mẹ vẫn đợi anh)
Nguyễn Đức Xuân là người trưởng thành trong
chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Dễ nhận ra dấu ấn chiến tranh
trong thơ anh, khi mà bản thân tác giả hóa thân vào nhân vật trữ tình cách
mạng- Người Lính! Nhớ Trường Sơn là
bài thơ khắc họa đậm nét hình ảnh người lính nơi chiến trường máu lửa; gian
khổ, hy sinh nhưng vẫn sáng ngời niềm tin chiến thắng: Mũ tai bèo/ Quân phục xanh màu lá/ Ba lô tỳ lưng/ Súng đạn tỳ vai/ Dép
cao su/ Gậy hành quân/ In dấu đường trường/...Rừng già cháy trụi, khét mùi phốt
pho/ Qua tọa độ chết mới biết mình còn/...Lá thư mẹ chuyền tay nhau đọc/ Tình
hậu phương sưởi ấm lòng ta/. Hòa bình, Nguyễn Đức Xuân luôn thể hiện sự
quan tâm của mình tới lĩnh vực Quốc phòng-An ninh, anh có những bài thơ đề tặng
cảm động và chân tình: Tự hào Huyện đội
Quảng Xương, Vì hạnh phúc bình yên quê hương, Niềm tự hào đồn Biên phòng 122...
Người cạn nghĩ vốn cũng không dám quên kỷ
niệm xưa, huống hồ là thi nhân. Nguyễn Đức Xuân có nhiều kỷ niệm đẹp về tuổi
trẻ, mái trường và nghề nhà giáo. Về thăm
trường THPT Cao Thắng là một trong những bài thơ điển hình thuộc mảng đề
tài này. Bên sông Ngàn Phố, bên Khe Cò, núi Vạc, anh đã có một thời gắn bó máu
thịt với thầy cô, học trò những ngày gian khó của chiến tranh: Về thăm lại mái trường ta yêu/ Bên cầu Hà
Tân soi bóng sông xanh/ Ngàn Phố miệt mài nước chảy về xuôi/...Thầy trò bên
nhau chung sức chung lòng. Viết về Giáo dục Quảng Xương Nguyễn Đức Xuân có
nhiều bài thơ ý tình cao đẹp: Nửa thế
kỷ-Một mái trường, Kỷ niệm về một mái trường, Mái trường ta yêu, Ký ức học
trò...Mãi mãi sáng lên lòng biết ơn, niềm tin yêu và nghĩa cử Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Uống nước nhớ nguồn của
tác giả.
Một năm có bốn mùa, Nguyễn Đức Xuân đều thả
thơ vào những khúc giao cảm bốn mùa này. Có thể kể ra đây chùm bài trong tập
anh viết về các mùa của năm: Tình xuân,
Sang xuân, Mùa hè ơi, Mùa thu, Tình thu, Tình mùa đông. Một điều rất ngẫu nhiên, tên của Nguyễn Đức Xuân trùng
tên với mùa Xuân, mùa muôn hoa khoe hương sắc, mùa đâm chồi nảy lộc của cỏ cây,
mùa của niềm tin yêu và hy vọng. Đã vào tuổi ngũ tuần, Sang xuân đối với anh vẫn dào dạt sự tươi tắn, trẻ trung, lãng mạn:
Say sưa/ Rảo bước trên đường lớn/ Ta hái
lộc xuân, lộc đất trời/ Trong mưa xuân, gió xuân/ Lòng tràn đầy hạnh phúc/ Mong
cuộc đời trẻ mãi/ Xuân đầy trên mắt em!/(Sang xuân). Thiên nhiên, đất nước
hình như cũng mở lòng cho người thơ hẹn gặp, đôi khi là sự thăng hoa giữa hôm
nay và muôn kiếp trước: Mê lòng thắng
cảnh Đèo Ngang/ Trong thơ nữ sỹ nổi danh một thời/ Non non nước nước vọng lời/
Thả hồn ngắm cảnh nhớ người ngày xưa/. Tức
cảnh Đèo Ngang của Nguyễn Đức Xuân đã lên đồng và nhập phách vào hồn non
nước, vào cái gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, như một sự khẳng định dứt
khoát: Cái đẹp thì không thể chết được!
Cái tôi, lại chuyện cái tôi! Vâng đúng vậy!
Tôi muốn đề cập tới cái phần tế nhị nhất mà bất cứ ai cũng có thể chạm lòng -
đó là Con Người Thơ. Không như một người đa tình, đa sầu, đa đoan... Nguyễn Đức
Xuân là tạng người sống thật với đời và với thơ. Anh không có những câu tứ ướt
át, hay uỷ mị, mộng mơ thái quá trong thơ tình, có chăng cũng chỉ là những phút
giây xao lòng có lý trí và hoàn toàn được kiểm soát: Anh vẫn thấy lòng mình sao khác lạ/ Muốn có em những lúc xao lòng/(Một
khoảng riêng). Thơ cho chị Lan vợ anh cũng rất thật, thật đến dễ thương, âu đó
cũng là tính cách của anh không thể nói khác được: Cầm tay em e ấp thẹn thùng/ Trái tim thổn thức nói lời yêu thương/ Hẹn
ước cùng nhau xây tổ ấm/ Hạnh phúc dài lâu cả cuộc đời/(Điều ước).
Tình
quê chan chứa nỗi niềm, nhưng là sự chan chứa của một trái tim có tình yêu
nồng nàn với quê hương, có sự vươn lên mãnh liệt của ý thức rèn luyện, tu dưỡng
gắn chặt với lương tâm, trách nhiệm công dân trước thời cuộc và công việc
thường ngày của tác giả. Nguyễn Đức Xuân khao khát: Nếu được ước điều muốn trên đời/ Tôi sẽ mong được như thời trẻ/(Điều
muốn ước). Có thể xem đó như là niềm ham sống, là khát vọng cháy bỏng thắp sáng
hồn thơ anh!
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 08.8.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét