Phạm Khang: Ai về lễ hội Kỳ Sơn
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Cũng
như nhiều làng quê khác trên đất nước Việt Nam, làng Kỳ Sơn là một
làng Việt cổ ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Trải qua dâu bể thăng trầm
của lịch sử thịnh suy, đổi dời của quê hương, đất nước, đến nay làng cũng
có niên đại gần mười thế kỷ. Trong gần ngàn năm gian lao và vinh quang
ấy, làng đã không biết bao lần thay đổi tên gọi. Theo các bậc cao niên
kể lại, buổi đầu làng có tên gọi là làng Ghì (kẻ Ghì). Dân gian
vẫn còn lưu truyền câu ca mà nhiều thế hệ con cháu trong làng thuộc
cầm lòng:
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ
tên thật Phạm Xuân Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
AI VỀ LỄ HỘI KỲ SƠN
Cũng
như nhiều làng quê khác trên đất nước Việt Nam, làng Kỳ Sơn là một
làng Việt cổ ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Trải qua dâu bể thăng trầm
của lịch sử thịnh suy, đổi dời của quê hương, đất nước, đến nay làng cũng
có niên đại gần mười thế kỷ. Trong gần ngàn năm gian lao và vinh quang
ấy, làng đã không biết bao lần thay đổi tên gọi. Theo các bậc cao niên
kể lại, buổi đầu làng có tên gọi là làng Ghì (kẻ Ghì). Dân gian
vẫn còn lưu truyền câu ca mà nhiều thế hệ con cháu trong làng thuộc
cầm lòng:
Nhất kẻ Ghì
Nhì kẻ Lãi
Và
cái tài của người trai, cái đẹp của người con gái đất Kỳ Sơn:
Buôn tài như trai kẻ Lãi
Hát hay như gái kẻ Ghì
Câu ca ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn con
người Kỳ Sơn bám đất, giữ làng, một nắng hai sương xây lên cơ nghiệp.
Dù đi đâu về đâu, sông có cạn đá có mòn, dù ai nói ngã nói nghiêng
thì người Kỳ Sơn vẫn mang tinh thần, khí phách và tài hoa ấy đi cuối
đất cùng trời làm nên bao chiến tích, bao công trạng không hổ danh là
con cháu của tiền nhân tiên tổ con Lạc cháu Hồng.
Cách
mạng Tháng Tám long trời lở đất, đánh đổ phong kiến thực dân, cờ đỏ
sao vàng kiêu hãnh tung bay trên núi Đà Từ. Người Kỳ Sơn già trẻ, gái trai
muôn người như một với mã tấu, gậy gộc, giáo mác trong tay vùng lên đạp đổ gông
xiềng 80 năm nô lệ dưới ách áp bức, bóc lột của phong kiến và thực dân Pháp
giành tự do, độc lập. Thời đại Hồ Chí Minh làng tự hào đồng thanh nhất trí
đổi tên làng cũ thành Kỳ Sơn. Tên gọi Kỳ Sơn có từ buổi ấy cho đến
ngày nay.
Mang
dấu ấn đậm đặc của một vùng văn hóa lúa nước vùng ven biển của xứ
Thanh, trong quá trình hình thành và phát triển làng Kỳ Sơn được tổ
tiên bao đời lưu giữ truyền thống văn hiến của làng bằng việc lập nên
bao đình chùa, miếu mạo. Đó là những công trình kiến trúc tâm linh,
văn hóa thấm đẫm lòng yêu nước, thương nòi, là nghĩa tình gắn bó keo
sơn, thủy chung son sắt của bao thế hệ người Kỳ Sơn từ buổi khai sinh
lập địa. Hỏi có ai sinh ra ở đất Kỳ Sơn mà không nhớ tới ngôi đình
to nhất của làng mình với những cây cột đình to tới mức hai người ôm
không xuể. Vào những năm 1960, ngôi đình này được chọn làm địa điểm chiếu
phim, diễn kịch phục vụ nhân dân trong vùng mỗi khi có mưa gió, bão
giông. Trải qua những biến động của thiên nhiên, cùng gió bụi, phong
hóa của thời gian và sự phá hoại vô ý thức của một số người…ngôi đình
ấy rất tiếc hiện nay không còn nữa. Nhưng trong tâm trí của bao thế
hệ người Kỳ Sơn, ai cũng như ai đều tỏ ra tiếc nuối ngôi đình thiêng
liêng mà tổ tiên đã biết bao mồ hôi, công sức tạo dựng nên.
Ngày
nay, đất nước sang trang đổi mới. Áo đẹp muôn hoa, nhà nhà muôn sắc,
dân no, nước thịnh. Kỳ Sơn ăm ắp tiếng cười, cảnh thanh bình làm lòng
ta ngây ngất, chạnh lòng nhớ tiền nhân bao thuở lao động, hy sinh. Thỏa
lòng trông đợi của muôn dân, có chốn dâng hương đến kỳ bái cúng. Năm
1984 gia đình ông Mai Cát Vượng ân đức lòng lành bỏ công, bỏ sức, lại
được sự giúp đỡ hết lòng của bà con quê hương, cung thỉnh cung tiến,
góp của góp tiền của khách thập phương, chùa Kỳ Đà đã được khởi
công xây dựng. Có tâm thì thấy, tại đây đã mọc lên khu thờ thành
hoàng và thánh thần của làng thật khang trang, to đẹp. Ba mươi năm qua,
hàng năm cứ đến mùa lễ hội (từ ngày 28 tháng 2 đến ngày mùng 7
tháng 3 Âm lịch) làng long trọng tổ chức lễ hội. Trong những ngày tổ
chức lễ hội ở làng Kỳ Sơn, các bản hội từ Hòa Lộc, Hoa Lộc, Văn
Lộc, Liên Lộc, Tuy Lộc, thành phố Thanh Hóa…cùng du khách thập phương
nô nức trẩy hội Kỳ Sơn tế lễ và chiêm bái cầu cho quốc thái dân an,
mưa thuận gió hòa, ruộng đồng tươi tốt, no đủ muôn nhà…phong cảnh
càng ngắm lại càng say. Vui nhất, thích nhất là liên hoan văn nghệ,
chơi trò thi nấu cơm, gói bánh răng bừa, rước kiệu quanh làng…Ôi tha
thiết lòng ta tình người tình đất! Dân thịnh nước thịnh thì văn hóa mở theo,
nét đẹp hoa văn, hồn văn, nụ cười chan chứa, gọi ta về với nghĩa nặng tình
sâu…!
Có
thể khẳng định rằng dù cho đình chùa miếu mạo ở xóm Chùa –Kỳ Sơn
đến nay việc tôn tạo, phục dựng chưa được như xưa nhưng ở khu vực núi
Kỳ Đà làng Kỳ Sơn trước đây có ngôi đình, giếng nước đã mọc lên khu
văn hóa tâm linh ngày càng khang trang đẹp đẽ. Chỉ với chừng ấy thôi,
nhưng đã một phần nào đáp ứng được nhu cầu thờ cúng, tế lễ tâm
linh, vui chơi ca hát của dân làng Kỳ Sơn và khách thập phương vào
những dịp lễ hội trong năm. Năm nay, kỷ niệm 31 năm ngày phục dựng
chùa, người Kỳ Sơn và các bản hội tế lễ, múa nhạc của các xã Hòa Lộc, Văn
Lộc, Liên Lộc, Tuy Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc…lại lũ lượt áo xiêm, trống hội,
hoa đèn, lễ vật kéo đến Kỳ Sơn tổ chức chương trình ca nhạc chọn lọc, thi
nấu cơm, rước kiệu. Hội làng Kỳ Sơn mãi mãi là nét đẹp văn hóa truyền thống
ở Thanh Hóa, trường tồn và phát triển đi lên ngày một phong phú, đa dạng, giàu
tính nhân văn, đặc sắc trong riêng biệt của cư dân vùng đồng bằng, sông nước
ven biển xứ Thanh.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Thanh Hóa ngày 31.8.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét