Tuyết bỏng – Nỗi lòng của những đứa con xa xứ! - Hoàng Thảo Chi (TP.Huế)
Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015
Khi đọc
xong bài thơ này, tôi vội vàng cầm bút để ghi lại ngay những nỗi niềm đang dâng
tràn trong tâm hồn tôi. Một nỗi niềm đồng cảm sâu sắc về nỗi nhớ Mẹ, nhớ nhà,
nhớ quê hương của những đứa con phiêu bạt làm ăn nơi đất khách quê người khi
Tết đến Xuân về.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hoàng Thảo Chi
Tên
thật Hoàng Văn Luận
Địa
chỉ: 108 Phan Văn Trường TP Huế
Điện
thoại: 0946370099
Email: hoangthaochi87@yahoo.com.vn
_____
TUYẾT BỎNG – NỖI LÒNG
CỦA NHỮNG ĐỨA CON XA XỨ!
(Cảm nhận về bài thơ Xuân nhớ Mẹ của tác
giả Ngọc Mai Bắc
Mỹ)
XUÂN NHỚ MẸ
(Thơ Ngọc Mai Bắc
Mỹ)
Đông đến trời xa hoa
tuyết lượn
Xuân nhà ta lỡ hẹn
bao năm.
Mẹ chờ con đã bao mùa
tết
Quặn thắt lòng đau,
Mẹ tảo tần.
Thương quê kính Mẹ
ươm mầm mới
Tặng bạn đầu xuân một
tấm lòng
Xuân đến lòng con
buồn đứt dạ
Vùi mình trong đông
lạnh buốt da.
Bánh quê, Mẹ nấu
hương còn nóng
Thoảng đến quê xa ấm
cả lòng
Thương Mẹ nhớ nhà
dâng lớp lớp
Khóc thầm ôm Mẹ những
ngày đông.
Đông đến trời xa,
Xuân nhớ Mẹ
Nhớ nhà nhặt tuyết
kết thành hoa
Dâng tặng quê hương bao
mùa nhớ
Ân tình con Mẹ đón
xuân xa.
Lời
bình Hoàng Thảo Chi:
Khi đọc xong bài thơ này,
tôi vội vàng cầm bút để ghi lại ngay những nỗi niềm đang dâng tràn trong tâm
hồn tôi. Một nỗi niềm đồng cảm sâu sắc về nỗi nhớ Mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương
của những đứa con phiêu bạt làm ăn nơi đất khách quê người khi Tết đến Xuân về.
Cũng như bất kì ai khác,
trước tiên tôi nghĩ đến cái tên cho bài viết. Và không hiểu sao, hai từ Tuyết
bỏng hiện ngay lên và nó cứ luẩn quẩn, lúc ẩn lúc hiện trong tôi không dứt. Tôi
đã đọc tiểu thuyết Tuyết bỏng của nhà văn Xô Viết Yuri Bondarev. Tuyết bỏng
viết về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức
trong thế chiến hai. Bây giờ lấy lại cái tên này không biết mọi người có cho là
tôi "Chôm” hai từ Tuyết bỏng của Yuri không? Trong tôi có sẵn câu trả lời
là: Không. Nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi. Và Tuyết bỏng này không phải
là Tuyết bỏng trong chiến tranh, mà nó là Tuyết bỏng trong cuộc sống mưu sinh
đời thường, Tuyết bỏng trong tâm hồn những người con xa xứ. Ông Yuri
Bonđarev và các bạn đọc đáng kính ơi, hãy tha thứ và cho phép tôi dùng lại hai
từ Tuyết bỏng này nhé.
Còn bây giờ xin mọi người
quay lại với Xuân nhớ Mẹ của tác giả Ngọc Mai cùng tôi. Sau mỗi bài thơ hay tản văn, gửi đăng
trên vandanviet.net, Ngọc Mai thường chua thêm hai từ Bắc Mỹ sau tên của mình.
Làm vậy, tôi biết Ngọc Mai không có ý khoe cái mẽ của mình. Giản dị chỉ là
thông điệp tác giả muốn giới thiệu vị trí địa lí, nơi anh đang sinh sống và làm
việc. Bắc Mỹ, đó là vùng đất của nước Mỹ giáp Canađa. Nơi đây mỗi khi đông về
tuyết phủ trắng trời, trắng đất. Sự giá buốt của nó cũng chẳng kém phần khủng
khiếp so với mùa đông của vùng ALASKA xa xôi. Anh sống cách xa quê hương một
nửa vòng trái đất. Khi quê Mẹ bình minh thức dậy, thì nơi anh hoàng hôn
đã buông xuống. Dẫu ở hai nơi trời đất sáng, tối khác nhau, nhưng trái tim anh
vẫn luôn hòa nhịp đập và hướng về quê hương xứ sở. Chỉ riêng điều ấy thôi đã là
một tứ thơ đầy xúc động. Anh viết về nhiều khía cạnh của cuộc sống, về tình
yêu, tình người, nỗi buồn chia xa… với những cung bậc rất khác nhau. Nhưng với
Xuân nhớ Mẹ thì có lẽ anh đã viết ở cung trầm thẳm sâu nhất của lòng mình. Sống
trên đất khách, mùa xuân quê hương thực sự chỉ đến trong tâm hồn mỗi người dân
Việt mà thôi. Nếu như xuân về trên đất Mẹ thì hoa thắm ngợp trời, hương bay
ngợp đất. Đào thắm, mai vàng khoe sắc muôn phương. Cuộc sống bất ngờ rộn rã,
cuốn phăng mọi nhọc nhằn âu lo, vất vả thường ngày, biến thành dòng sông cuồn
cuộn chảy về với biển lớn: Tết! Thì nơi anh thật vắng lặng và lạnh lùng biết
bao nhiêu:
Đông đến trời xa hoa tuyết lượn
Xuân nhà ta lỡ hẹn bao năm
Mẹ chờ con đã bao mùa Tết
Quặn thắt lòng đau Mẹ tảo tần.
Đã từng phiêu dạt xứ người
nhiều năm, đọc khổ thơ này, trước mắt tôi như mở ra cả một khung trời trắng xóa
những bông tuyết bay lượn. Nếu như nhìn thấy cảnh ấy trên phim màn ảnh rộng
chắc nhiều người trong chúng ta xuýt xoa ao ước: Giá mình một lần được cùng ai
đó dạo bước dưới bầu trời đầy hoa tuyết long lanh kia thì hạnh phúc biết bao!!!
Vâng, thật là tuyệt vời nếu chúng ta chỉ một lần dạo chơi thôi. Còn nếu chúng
ta phải mưu sinh ngày này qua tháng nọ dưới bầu trời Hoa tuyết ấy thì sẽ khủng
khiếp đến vô cùng. Nhìn những bông hoa tuyết lượn trong gió, anh biết rằng nơi
quê Mẹ mùa xuân đã trở về. Biết vậy thôi, anh làm sao về được! Đâu phải cách
nhà một vài chục cây số mà có thể chạy bộ về lúc nào tùy thích. Cuộc sống đâu
có dễ dàng chi. Nên anh đã lỡ hẹn bao mùa Tết, để Mẹ già bao lần hưu quạnh mỏi
mòn trông đợi anh, giữa nôn nao thời khắc đợi giao thừa. Nỗi nhớ Mẹ, nỗi nhớ
tết quê hương như những lưỡi dao sắc lẹm cứa vào tâm hồn anh, vào tim gan anh
tứa máu. Dẫu vậy anh vẫn phải lầm lũi gạt sầu dấn thân trong những cơn tuyết
bỏng để mưu sinh:
Xuân đến lòng con buồn đứt dạ
Vùi mình trong đông rét buốt da.
Tôi trân trọng Ngọc Mai
qua hai khổ thơ này bởi lẽ: Anh rất thành thật với chính anh, với bạn đọc. Có
rất nhiều người coi mình là Việt kiều nên mọi thứ đều phủ lên một màu sắc
"lấp lánh, bóng lộn và hào nhoáng…” Nhưng Ngọc Mai thì không. Anh mô tả
cuộc sống mưu sinh của anh trên đất Mỹ thật như chính bản chất của nó. Và anh
mở cửa tâm hồn mình cho mọi người thấy: Trái tim anh vẫn đập những nhịp đập
chân chất, nhưng chan chứa yêu thương của một trái tim Việt Nam đằm thắm, nhân
tình. Nhưng dẫu có muốn vùi mình vào công việc, vào giá lạnh cắt thịt cắt da để
hòng nguôi ngoai nỗi nhớ, thì cuối cùng anh vẫn phải đầu hàng. Nỗi nhớ thương về
Mẹ về quê hương xứ xở cứ vây bủa lấy anh từng giây, từng phút. Thôi thì không
trở về bên Mẹ bằng thân xác được thì anh trở về với Mẹ trên đôi cánh bay của
trí tưởng tượng, bằng những kỉ niệm, bằng tâm hồn mình vậy:
Bánh quê mẹ nấu hương còn nóng
Thoảng đến quê xa ấm cả long
Thương Mẹ nhớ nhà dâng lớp lớp
Khóc thầm ôm Mẹ những ngày đông
Tôi thấy mùi thơm của
những chiếc bánh chưng, bánh tét vừa được vớt ra nóng hổi lan tỏa ngạt ngào
trong khổ thơ. Anh đã nhớ đến hương vị hồn cốt của Tết Việt Nam – Hương bánh
chưng, bánh tét. Hương vị Tết muôn thuở của dân tộc từ lòng Mẹ vượt ngàn trùng
xa cách đến bên anh, mơn man tâm hồn anh, xua tan bao nhọc nhằn khổ hạnh. Cho
anh được sưởi ấm bằng tình yêu của Mẹ. Sau tất cả những cái đó, cứ ngỡ như nỗi
buồn đau trong anh được xoa dịu phần nào. Nhưng không phải. Hình như tất cả
chúng ta, khi đứng bên Mẹ lúc nào ta cũng cứ như thời còn thơ bé. Ta tủi thân
khi Mẹ đi xa, lúc Mẹ trở về ta òa khóc ỉ ôi. Ngọc Mai cũng thế: Thương Mẹ nhớ
nhà dâng lớp lớp. Khóc thầm ôm Mẹ những ngày đông. Hình ảnh Mẹ ôm con thì
thường thấy ở khắp mọi nơi. Nhưng hình ảnh một người con trai ôm choàng lấy Mẹ
mà khóc vì nhớ thương thì thật lay động lòng người. Khổ thơ thật hay, đầy thi
vị. Nhưng rồi anh cũng phải rời bỏ mọi tư ởng tượng để trở về với hiện thực.
Đông đến trời xa, xuân quê Mẹ
Nhớ nhà nhặt tuyết kết thành hoa
Dâng tặng quê hương bao mùa nhớ
Ân tình con Mẹ đón xuân xa.
"…Nhớ nhà nhặt tuyết kết thành hoa…” Nếu tự nhiên, biến thành thày
giáo dạy văn, tôi sẽ cho câu thơ này điểm mười (Tôi xin phép nói đùa một chút).
Nhưng quả thật tôi rất thích câu thơ này. Nó cho thấy sự thăng hoa cao độ của
tâm hồn tác giả. Vâng, tôi đã nhìn thấy lẵng hoa mà anh đã kết bằng nhớ, bằng
thương, bằng máu tim, bằng những giọt lệ buồn đằng đẵng của những người con xa
xứ, gửi về tặng Mẹ, tặng quê hương đang thắm hồng rực rỡ trong thơ, giữa bốn bề
tuyết bỏng.
Xuân nhớ Mẹ của tác giả Ngọc Mai đã đi đến khổ cuối, nhưng dư âm của nó
vẫn còn xao động trong tôi. Mọi người, mọi thế hệ chúng ta được sinh ra, lớn
khôn rồi đi xa lập nghiệp. Nhưng những chuyến đi xa ấy không phải để mất hút
trong guồng quay của cuộc đời. Mà chúng ta ra đi là để trở về. Chúng ta trở về
với Mẹ, với quê hương trên tất cả các bình diện: Tâm hồn và thể xác. Ngọc Mai
đã và đang trở về trên những trang thơ. Bởi tự thẳm sâu trong tâm hồn anh vẫn
ngân lên khôn nguôi câu hát: "...Quê
hương, mỗi người chỉ một, như là chỉ một Mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ,
sẽ không lớn nổi thành người!”
Huế 11/7/2012
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
11.7.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.Huế ngày 14.7.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét