Thơ Diệp Vy- Chiếc cầu vồng khắc khoải – Bài viết Phan Trà (SaiGòn)
Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015
Đọc thơ
chị DIỆP VY bỗng nhớ những ngày còn bé, chờ cơn mưa dông chiều hè tạnh ráo, ra
sân đứng ngắm chiếc cầu vồng vắt qua một góc trời.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Diệp Vy
Địa
chỉ: 22 Bạch Đằng, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
Hội
viên Hội VHNT lâm Đồng, Hội viên hội VHNT các DTTSVN
Tác
phẩm đã in: Lời Ru {2002} Nhặt lại Thời Gian {2008} Mùa Rêu {2010}
ĐT:
0978291117
Email: minhkhiem.l@gmail.com
_____
THƠ DIỆP VY - CHIẾC
CẦU VỒNG KHẮC KHOẢI
Đọc
thơ chị DIỆP VY bỗng nhớ những ngày còn bé, chờ cơn mưa dông chiều hè tạnh ráo,
ra sân đứng ngắm chiếc cầu vồng vắt qua một góc trời.
Cầu
vồng của ông Trời chỉ là sự tán sắc vật lý của ánh sáng. Làm nên màu nỗi nhớ
tuổi ấu thơ. Còn thơ chị DIỆP VY lại là chiếc cầu vồng bằng âm thanh. Vắt ngang
qua lòng người đọc. Một chiếc cầu vồng đầy khắc khoải. Như tiếng lục lạc của
con ngựa đang đủng đỉnh thả xuống thung lũng, từ những triền đồi sương khói bao
la.
Bắt
đầu từ những cảm xúc bé nhỏ. Từ loài hoa dã quỳ hoang dại “vàng lối bên đường”
lan truyền qua. Tuy bất chợt nhưng mạnh mẽ. Bởi vì đã níu kéo được sự cảm hoài
của người “lữ khách” phương xa. Để rồi dù là thoáng chốc nhưng vẫn sâu đậm
dường kia. Đến nỗi “rớt vội câu thơ”. Như trong bài TIỄN BƯỚC CỎ HOA đầy lưu
luyến:
“Có người về núi tháng mười
Cỏ xanh mơn mởn nụ cười dâng hương
Dã quỳ vàng lối bên đường
Bước chân lữ khách viễn phương ngập
ngừng
Sương rơi đẫm phiến lá rừng
Khép mi ướt nhớ rưng rưng tạ từ
Dã quỳ khoác áo tương tư
Tiễn người rớt vội câu thơ giữa chừng
…”
Lên
Tây Nguyên mà không nói đến hoa dã quỳ thì thật là thiếu sót. Tuy không sang
trọng. Cũng chính vì bình dân, giản dị mà dã quỳ có mặt ở đâu, cứ coi như Tây
Nguyên đang có mặt ở đó. Với sương khói bâng khuâng của khí hậu hiện tại. Và
đất đỏ bazan của huyền thoại núi lửa cổ xưa. Có lẽ vì vậy mà màu vàng óng ánh
của dã quỳ giữa nắng dễ dàng đi vào trí nhớ của người. Làm cho cảm giác nhớ nhung
vì xa cách bị đẩy lên mức “nhức nhối”. Đã được chị DIỆP VY đoan chắc trong bài
DÃ QUỲ PHỐ NÚI, với câu chữ mênh mông như những thung lũng ngút ngàn. Như cứ
muốn phả cái se lạnh của trời đất vào cái nồng nàn của tình người:
“Gom rét gửi dã quỳ bung nở rộ
Chiều cao nguyên mây xám phủ ngang
trời
…
Cành cây khô thương chiếc lá vừa rơi
…
Người về núi nhặt câu thơ chiều muộn
Phả bàn tay buốt lạnh gió lang thang
Ngày lần lửa đi qua miền nhung nhớ
Tháng mười hai nhức nhối dã quỳ vàng”
Ở
giữa vùng cao, bốn mùa mây núi, cảm nhận ra vóc dáng, ra sự có mặt của mùa Thu
thật là khó. Nếu không có một nỗi hoài niệm thường trực trong tim. Bởi vì hơi
thở của mùa thu trên xứ sở luôn có “sương mù” thường là nặng nhọc. Bởi vì mùa
Thu ở vùng đất này, qua đám dã quỳ héo hắt, đã thành nỗi “đơn độc” cho những
bước chân lữ khách lang thang. Nhất là khi rong chơi một mình. Trong bài CẢM
THU, nỗi khắc khoải thường trực vì dĩ vãng không tròn như ước mộng, đã thành
một cái gì tê buốt. Chẳng hạn một lời “trăn trối ” của đám lá vàng sắp lìa
cành.
“Trời vào thu … tiếc nuối một
khoảng đời
Ta dò dẫm đi trên đường đơn độc
Ngã ba nào … lối rẽ để rong chơi ...?
…
Một vần thơ khắc khoải chốn sương mù
Trăn trối lại dư âm sầu vạn thủa”
Không
phải câu chữ quá hiu hắt. Mà tại vì từ xa xưa, từ thiên nhiên đến con người,
đều nhìn nhận vóc dáng nàng Thu vốn èo uột, đa cảm đa sầu.
Đọc
bài thơ CẢM THU của chị DIỆP VY, nếu có đủ tinh ý mới phát hiện ra được cảm xúc
thật của con người, trước cảnh vật của đại ngàn Tây Nguyên hùng vỹ đang trầm
mặc vào Thu. Mới hiểu một ý cứ nằm ẩn sau câu chữ:
“Một vần thơ khắc khoải chốn sương
mù
Trăn trối lại dư âm sầu vạn thủa”
Đó
là một đường dẫn vào cảm xúc, vốn có sẵn trong truyện ngắn rất nổi tiếng THE
LAST LEAF (Chiếc Lá Cuối Cùng) của nhà văn O. HENRY người Mỹ. Được người đọc
khắp thế giới đọc trong đầm đìa nước mắt. Kể về một cô gái bị bệnh viêm phổi,
giai đoạn cuối. Nằm trên giường bệnh chờ tử thần đến rước hồn đi. Ngắm chiếc lá
nho ngoài cửa sổ đang vàng vọt úa tàn dần, một cách vô vọng. Với ý nghĩ, đồng
thời cũng là lời trăn trối rằng, khi chiếc lá cuối cùng này rơi, thì mình sẽ
trút hơi thở cuối cùng.
Âm
điệu khắc khoải trong lời thơ chị DIỆP VY nhiều khi bật lên những cảm giác nhọn
hoắc của ưu tư. Của trái ngang mà đường đời giăng sẵn cho bước chân số phận
cuộc đời mỗi con người. Chẳng hạn bài thơ NHỮNG CÂU THƠ MỌC TRÊN CÀNH GAI NHỌN:
“Những câu thơ mọc trên cành gai
nhọn
Khứa vào tim nhau không thốt nên lời
Ta yêu nhau trong cồn cào cháy bỏng
Rào cản vây quanh khắc nghiệt cuộc
đời”
Hoặc
sâu sắc, trăn trở không nguôi như mấy vần thơ trong bài MƯA THÁNG BẢY đã ngưng
đọng thành giọt lệ thầm trên môi lúc nào mà người đọc không hay:
“Giọt buồn thao thức
Mặn đôi môi mềm
…
Ngày như lá đổ
Rụng vàng yêu thương
Chất chồng nhung nhớ
Vọng ai cuối đường!”
Hoặc
rất kín đáo như lớp trầm tích dưới hoang mạc kia. Chỉ có thời gian mới hiểu
được, vì đã là chứng nhân. Chỉ có rong rêu mới là chủ nhân cuối cùng ngự trị.
Qua câu chữ của bài MÙA RÊU:
“Đêm sâu như nỗi nhớ
Lặng thầm giọt tình rơi
…
Ly cà phê đơn côi
Nhấm từng giòng ký ức
Trái tim giờ rát buốt
Tương tư một miền yêu
…
Sắt se luồn nhịp thở
Người mang hồn tôi theo”
Hai
câu cuối cùng chính là tiếng thổn thức vọng từ câu thơ vào linh hồn người đọc,
giữa một ngày, một đêm nào đó mà ta đang chới với vì vết thương lòng. Đúng vậy,
hai câu cuối:
“Sắt se luồn nhịp thở
Người mang hồn tôi theo”
Nếu
ở một bản nhạc, ta sẽ phải dùng kỹ thuật echo ( tiếng vọng ) để trình tấu, thì
mới thoả được tấm lòng người thưởng thức.
Trong
chữ khắc khoải có chứa cả nghĩa TÌNH lẫn nghĩa LÝ. Cho nên tuỳ theo mức độ của
tình cảm thể hiện ra mà ưu tư được gói gởi theo cho tương xứng. Như tiếng
chuông gió ngoài thềm leng keng mạnh nhẹ, xa gần thế nào là do gió trời thổi
đến. Sau đó mới là tiếng vang và sự đồng vọng của trái tim người.
Chẳng
hạn sự thức tỉnh của đam mê trong bài thơ XUÂN GỌI:
“Mắt
em vũ điệu
Cháy lòng bão giông
Cuồng si ngực trẻ
Ngất ngây môi hồng”
Và
bài thơ NGỠ đầy lửa:
“Ngỡ như lòng giếng sâu
Chôn vào nhau nỗi nhớ
…
Bờ môi hồng thắp lửa
Rạo rực nhịp tim reo”
Tuy
nhiên âm hưởng của con người không đơn thuần chỉ là đồng vọng. Mà nhiều khi có
sự can thiệp để lênh đênh hơn, nhấn mạnh hơn. Hãy nghe linh hồn bé nhỏ của nhân
vật Người trong bài thơ TĨNH LẶNG, cầu xin hai chữ bình an đầy mâu thuẫn giữa
cõi người trầm luân, đầy bất trắc:
“Trăm năm một kiếp hồng trần
Gấm hoa cũng chỉ phù vân cõi người
Thà làm một cuộc rong chơi
Để hồn phiêu bạt giữa đời đa đoan
Hoàng hôn chuông nguyện bình an
Nụ cười tĩnh lặng muôn vàn vô ưu”
“muôn
vàn vô ưu” chỉ là những giá trị ước lệ mà linh hồn cúi xin. Dù là không sắc
không hình nhưng có giá trị sống thực cho nhân vật. Là sự cầu may. Vớt vát lại
khổ đau phi lý trong thân phận làm người. Bởi vậy nhân vật mới tiến hành vào
hồi chuông nguyện hoàng hôn. Chuông cuối một ngày, trước khi mặt trời yên nghỉ.
Chiếc
cầu vồng âm thanh khắc khoải trong thơ chị DIỆP VY đạt đến đỉnh cao nhất tại
hai bài thơ NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH GIÓ và gần đây nhất với bài thơ ĐÊM KHÁT.
Trước
khi đọc hai bài thơ đó, tưởng cũng nên đi qua những vần thơ “êm dịu” hơn. Thực
ra êm dịu chỉ là sự chuẩn bị cho bão tố phong ba. Giống như Thái Bình Dương,
nghe cái tên đừng tưởng là êm đềm.
Với
bài thơ TÌM MIỀN TUỔI DẠI, người đọc hẳn nhiên hiểu rằng tác giả là cây bút nữ.
Nhân vật chính là người cầm bút. Cảm xúc là gói thuốc giảm đau. Nỗi niềm chính
là bộc lộ chất tự sự hoàn toàn.
“Chân đi lỡ dại qua cầu
Trúc xinh lại phải dãi dầu nắng mưa
Tóc xanh giờ rụng lưa thưa
Thèm vòng tay mẹ thủa chưa lược cài”
Hoặc
trong bài thơ VỀ TÌM RAU ĐẮNG NẤU CANH, nỗi xót xa vì quá khứ đau thương của
những vùng quê cứ hằn sâu trong kí ức. Để đến mức ngày nay đã biến thành nỗi
mất mác mà không bao giờ còn có thể bù đắp được.
“Bùn nâu nứt nẻ gót chân
Vai còng trĩu nặng bao lần thiệt thua
…
Bây giờ trống vắng đầu hồi
Cha nằm yên nghỉ giữa đồi dâu xanh
Về tìm rau đắng nấu canh
Nhói lòng, bếp lửa lạnh tanh - tro tàn”
Nỗi
khắc khoải cứ như đôi mắt lặng thầm ẩn mình dõi theo cuộc thế biển dâu, như
trong bài thơ CHỢ ĐỜI:
“Ẩn nơi góc khuất âm thầm
Ta ngồi đếm những bàn chân vô tình”
Hoặc
trằn trọc như những mãnh vụn của quả trứng số phận khi va chạm với vách đá cuộc
đời, trong bài thơ CÕI NGƯỜI:
“Chắt chiu Mảnh vỡ cộng trừ
Vẽ lên một bức phu du cõi người
Trăm năm tựa một cuộc chơi
Tung con xúc xắc xem rơi mặt nào …?
Lẻ đôi lẻ bạn lao đao …
Ngược dòng số phận lẽ nào trắng tay?”
Nỗi
khắc khoải về thân phận cá nhân trong cõi người đa đoan được câu thơ DIỆP VY
đẩy lên mức hoàn hảo. Bằng một cố gắng vượt bực. Đặc biệt thân phận hẩm hiu của
người phụ nữ luôn hứng chịu những hất hủi của cuộc đời, được diễn tả qua những
trục trặc liên hoàn của số phận.
Trong
bài thơ NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH GIÓ coi như là tiêu biểu cho cây bút nữ DIỆP VY, ta
có cảm giác đang nhìn thấy cuộc đời bà EVA, từ trong chương Sáng Thế Ký của
Kinh Thánh, bước ra. Đi qua sa mạc trần thế. Hai bàn chân trần bỏng rát khổ đau:
“Người đàn bà gánh gió
Đi qua vạt nắng chiều
Chiếc bóng đổ dài theo bước chân vội
vã
Đếm cô đơn
…
Trái tim rơi
Vụn vỡ
Những ngọn gió hoang vuốt ve bờ ngực
như muốn bật tung hàng nút áo
Một thời cháy bỏng đam mê
…
Có một vầng trăng vừa khuyết”
Bài
thơ này, ngòi bút của chị DIỆP VY đã thành công. Không phải vì đã vẽ vào trái
tim người đọc được bức tranh thuỷ mặc. Có người phụ nữ cô đơn gánh đôi thúng.
Một mình đi qua những đồi cát chập chùng. Xung quanh đầy gió. Mắt tràn đầy yêu
thương mong nhớ … Mà bởi nhờ có cuối cùng đã viết được câu:
“Có một vầng trăng vừa khuyết”
Đọc
xong câu này mới chợt hiểu tại sao tác giả dùng chữ ĐÀN BÀ đầy phủ phàng để
diễn tả thân thế nhân vật. Chính chữ “vừa khuyết” đã đủ mạnh để đóng vai giọt
nước cuối cùng làm tràn ly nước tủi hờn đang đầy ứ. Đó là bước chân trớ trêu mà
số phận cứ muôn đời dẫm lên cuộc đời phụ nữ.
Bên
cạnh đó, gần đây, ngòi bút DIỆP VY đã vắt từ trong chuỗi khắc khoải của đêm
thao thức ra được một vần thơ đầy ấn tượng. Đó là trường hợp bài thơ ĐÊM KHÁT.
“Đêm xốc nách
Gọi nỗi buồn thức giấc
Ly cà phê đặc sánh khoảng cô đơn
Lục tung ký ức thèm những dỗi hờn
Khỏa thân quá khứ tìm miền thương nhớ”
Câu
thơ đầy hơi hám mạnh bạo của siêu thực, băng qua bóng tối của tâm thức, để bước
vào ánh sáng cuộc đời. Với đầy đủ những nhức nhối của bản ngã (本我). Vừa có tính bị
động “xốc nách” của nhân vật nữ. Vừa có nét dịu dàng “những dỗi hờn” đầy nữ
tính.
Tuy
cùng tính chất cuồng nộ vì phải bộc bạch những mâu thuẫn đầy kịch tính do số
phận mang lại. Nhưng câu chữ của chị DIỆP VY không rơi vào chỗ báng bổ.
“Trong bóng tối
Ngỡ như mình nín thở
Quờ quạng tay chạm vùng nhớ vô hình
Hồn khao khát những ngày xa xưa ấy
Cháy bỏng môi hôn sóng sánh rượu tình
Lòng đẫm ướt
Cơn sóng cuồng kỷ niệm
Dã tràng se thăm thẳm bến bình yên”
Đó
chính là khắc khoải của một linh hồn người NỮ đang phải rên siết dưới những dày
vò của trớ trêu từ định mệnh. Trong khổ đau vẫn lấp lánh sáng vẻ đẹp của ước mơ
chính đáng. Đòi hỏi của hạnh phúc cá nhân người NỮ dù đã được công nhận nhưng
đâu phải ai cũng đã được hưởng như ai...
Để
cho đến tận bây giờ, nỗi khắc khoải trong thơ của chị DIỆP VY vẫn cứ làm chiếc
cầu vồng reo lên bao nhiêu đau thương, riêng cho NỮ giới, dọc đường gió bụi ở
cõi ta bà này.
Sài Gòn, ngày 23.07.2015
Gửi từ
ĐC:
22 Bạch Đằng, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Lâm Đồng ngày 24.7.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét