Home
» Biên khảo - Tư liệu
» Phiếm chữ nghĩa mà chơi- Sai dung lâu thành đúng – Bài viết Thái Quốc Mưu (USA)
Phiếm chữ nghĩa mà chơi- Sai dung lâu thành đúng – Bài viết Thái Quốc Mưu (USA)
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
Lời người viết:
Trong ngôn ngữ Việt, cách dùng từ do thói quen của một số người, thậm chí cả
giới trí thức, học giả cũng viết, nói sai. Có dịp chúng tôi sẽ chứng minh những
cái sai của một vài học giả và những vị đại khoa.
Riêng bài viết nầy người viết chỉ với mục
đích “mua vui chữ nghĩa”. Vì vậy, vị nào không hài lòng xin vui lòng miễn thứ.
Dưới đây là một vài thí dụ diễn hình.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Thái Quốc Mưu
Còn
có bút danh Liêu Tiên Sinh
Ngày
Tháng Năm sinh: 11/2/1941
Quê
quán Thị xã Mỹ Tho (TP.Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang)
Định
cư tại Mỹ ngày 22-2-1992
Hiện
đang sống và làm việc tại Atlanta USA
Email: danviet1995@aol.com
_____
PHIẾM CHỮ NGHĨA MÀ
CHƠI
SAI DÙNG LÂU THÀNH
ĐÚNG?
Lời người viết:
Trong ngôn ngữ Việt, cách dùng từ do thói quen của một số người, thậm chí cả
giới trí thức, học giả cũng viết, nói sai. Có dịp chúng tôi sẽ chứng minh những
cái sai của một vài học giả và những vị đại khoa.
Riêng bài viết nầy người viết chỉ với mục
đích “mua vui chữ nghĩa”. Vì vậy, vị nào không hài lòng xin vui lòng miễn thứ.
Dưới đây là một vài thí dụ diễn hình.
***
* VŨ hay VÕ?
Họ VŨ (nghịch nghĩa với VĂN), nhưng thường nói và đọc là Võ. Chẳng hạn,
Võ Tòng (trong truyện Thủy Hử *), đúng ra là Vũ Tùng. Cây Tùng đúng hơn cây
Tòng.
VŨ sư là thầy dạy võ, chữ VŨ
nầy viết y như họ VŨ, chúng ta quen gọi là VÕ sư. Còn VŨ sư để chỉ người thầy
dạy khiêu vũ, chữ viết khác với họ VŨ. Còn khiêu VŨ thì không thể đọc là khiêu
VÕ.
* Việt KIỀU hay KIỀU bào?
Hai chữ Việt Kiều, trong nước dùng để chỉ những người Việt rời quê
hương sống trên tất cả các quốc gia không phải là tổ quốc của mình. Hai từ nầy
từ sau tháng 4/75. Đến khoảng năm 2010 thì Việt Kiều
đổi thành KIỀU BÀO.
Trong Từ Điển Tiếng Việt của Viện Văn Học do
Nhà Xuất Bản Đà Nẵng và Trung Tâm Từ Điển Học – Hà Nội – Đà Nẵng 1997 ấn hành,
có lời giới thiệu bằng thủ bút của Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng Nước CH-XHCN Việt
Nam, giải thích:
1. Kiều: Yếu tố ghép
sau một danh từ riêng, tên gọi một dân tộc, để cấu tạo một danh từ, có nghĩa
“Kiều dân”. Hoa Kiều, Việt Kiều ở Mỹ.
2. Kiều bào: Người dân
nước mình sinh sống ở nước ngoài. Kiều bào về thăm quê hương.
Từ Điễn của Viện Văn Học và
Trung Tâm Từ Điển Học của một quốc gia mà giải thích chữ nghĩa như vậy, đúng là
“hơi bị quỷ khốc thần sầu”.
Dù Việt Kiều hay Kiều Bào, cả
hai đều “hơi bị sai bét”.
Chữ KIỀU trong Việt
KIỀU hay KIỀU trong KIỀU bào, dùng để chỉ người từ quốc gia khác đến cư trú
trên đất nước của mình. Chẳng hạn, Việt Nam có Hoa kiều, Ấn kiều, Pháp
kiều,… Vì thế, người của đất nước mình đến cư trú ở đất nước khác, người
trong nước đó không thể dùng chữ KIỀU để chỉ họ.
Thí dụ: Người Việt
đang sống ở Mỹ, Pháp, Đức,… chánh quyền và người dân trong nước không thể gọi
là Việt Kiều, hay Kiều Bào mà phải gọi ĐỒNG BÀO Ở HẢI
NGOẠI. Còn KIỀU là để người ở quốc gia sở tại gọi người nước khác đến
định cư ở nước họ.
* Dân Tộc và Nơi Ở:
Trên giấy tờ hành chánh hoặc tờ khai lý lịch trước tháng 4/75, ở mục
Dân Tộc (gì?). Đa số, đều điền vào “Kinh” hoặc, “Thượng”. Thực tế, từ Kinh để
chỉ người sống nơi đô thị và vùng xuôi; từ Thượng để chỉ người sống ở miền cao,
mạn ngược. Đó là nơi ở, chỗ cư trú chứ không phải sắc tộc. Hiện nay, chánh
quyền trong nước gọi sắc tộc thiểu số bằng “đồng bào dân tộc”. Trong khi, “đồng
bào (cùng) dân tộc” phải là người cùng sắc tộc.
Nước ta có trên 50 sắc tộc,
như: Việt, Mán, Mường, Stieng, Thái, Tày, K’Ho,… (Hai chữ K’Ho, nếu đọc theo
kiểu “Bờ, Cờ, Hờ, Đờ, Lờ…” thành “Cờ Ho” thì… “hơi bị trớt quớt”. Vì, không
có dân tộc “Cờ Ho”, chỉ có dân tộc “Ka Ho”.
Trước 4/75 dân tộc Ka-Ho
(K’ho) còn tồn tại trên đất nước ta trên dưới 100.000 (một trăm ngàn) người.
Người K’Ho lấy tên sắc dân của mình làm HỌ. Ví dụ: K’Yểu, K’Mây,… (đọc Ka Yểu,
Ka Mây).
Người K’Ho, có thói quen ăn
thịt Giộc sống. Khi bắt được con Giộc họ lột da làm mâm để thịt, lấy phân non
làm nước chấm, ăn sống ngon lành, nhìn mà phát thèm. (cười). Họ không ăn sống
các loại thú khác.
Nếu, người Việt điền chữ
“Kinh” vào mục dân tộc (gì?), thì không lẽ các sắc dân Mường, Mán,… cư trú tại
đô thị, vùng xuôi cũng viết họ là dân tộc “Kinh”? Vậy phải viết là dân tộc
Việt, dân tộc Mường, tân tộc Tày, dân tộc Stieng,… mới đúng!
Trung Hoa là tên một quốc
gia, đất nước Ba Tàu có khoảng 50 sắc tộc lớn. “Lớn” ở đây để chỉ những sắc dân
có vài triệu người trở lên. Những sắc tộc Lớn, là những dân tộc có lãnh thổ hẳn
hoi, nhưng bị Trung Quốc xâm chiếm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có
Tây Tạng, Nội Mông, Mãn Châu,...
Trong mỗi đất nước bị xâm
chiếm đó có một dân tộc chính và có vài chục sắc tộc phụ. Trước 4/75 Trung Hoa
có trên 800 sắc tộc nhỏ (những sắc tộc dưới 1 triệu người), có tiếng nói, phong
tục, tập quán hoàn toàn khác nhau và đa số không có chữ riêng.
Người dân bất cứ sống trên
lãnh thổ quốc gia nào, dù họ là người của sắc tộc nào, nếu ra định cư ở nước
khác, thì người của quốc gia ấy gọi họ là NGOẠI KIỀU kèm theo Quốc Hiệu của
quốc gia gốc, chứ không lấy sắc tộc gì đó mà gọi là Kiều của sắc tộc ấy. Chẳng
hạn:
1- Người Quảng Đông chỉ là
một sắc tộc của nước Trung Hoa, khi sang định cư ở Việt Nam, ta gọi họ là Hoa
kiều, không thể gọi là Quảng (Đông) kiều.
2- Người sắc tộc K’Ho sang
định cư ở Thái Lan, người Thái Lan gọi họ bằng Việt kiều, chứ không thể gọi
K’Ho kiều... K’Ho chỉ là một sắc tộc của đất nước Việt Nam.
* Trứng hay Hột?
Tất cả, những thứ do động vật có vú dù có bốn hoặc hai chân đều đẻ ra
CON. Những giống cùng họ điểu (chim) hay loài bò sát đều đẻ ra trứng, như trứng
gà, trứng vịt, trứng chim, trứng cá sấu, trứng thằn lằn… thế nhưng, trứng gà,
trứng vịt người ta gọi là “HỘT gà”, “HỘT vịt” “thì hơi bị điên”! Nhưng đặc biệt
trứng chim, người ta gọi là “Trứng chim” chưa thấy ai gọi bằng “HỘT chim”. Giả
sử, có kẻ giang hồ tứ chiếng nào đó, gọi trứng chim bằng “HỘT chim” chắc chắn
sẽ bị các nhà đạo đức giả hiệu, giàu óc tưởng tượng lên án nặng nề. Còn hai cái
“hột” trong bìu “dế” của người và thú bốn chân là “trứng”,và, chỉ có kẻ điên
mới gọi “hột dế” (cười)
Cùng một họ, một loài mà thứ
nầy “đẻ hột”, thứ kia “đẻ trứng” thì “đầu óc hơi có vấn đề bất bình thường”.
Đúng không nè? (cười).
* Tôm và Tép:
Tôm và tép, tuy cùng họ hàng nhưng khác chủng loại. Tôm thì có tôm
càng, tôm hùm, tôm sú, tôm tích... Tôm thân hơi tròn, lớn, có màu xanh xanh
hoặc vàng ửng xanh.
Tép thân dẹp, nhỏ, màu trắng,
hoặc trắng ửng hồng. Tép có tép bạc, tép đất, tép rong. Đặc biệt, tép rong thân
tròn, rất nhỏ, mình trong suốt, giống tép nầy hình dáng rất gần gũi với họ hàng
nhà tôm.
Nhỏ hơn tép rong một tí, thân
dẹp màu trắng hoặc trắng hồng gọi là RUỐC.
Đa số, người miền Bắc Việt
Nam gọi cả hai chủng loại TÔM, TÉP bằng một từ “TÔM”. Dân đồng bằng “Nam Kỳ
Quốc” thì gọi Tôm, Tép rất phân minh.
Ngặt, các loại tép đem luộc,
phơi khô thì chẳng ai gọi “TÉP khô”, mà gọi là “TÔM khô”. Trong khi giống tôm
chẳng ai luộc phơi khô bao giờ! Cũng như giống cá, sau khi làm mắm thì tự nhiên
“thay tên đổi họ” thành con mắm, không còn là con cá. Điều nầy, cũng giống như
“Việt Kiều hồi hộp” sau 5 năm định cư ở Mỹ, thi đậu quốc tịch, liền thay tên
lột họ và đặt cho mình những cái tên nửa ta nửa Mỹ rất ngộ nghĩnh:
“Aiđi-TôiĐiTheo”, “HaoADu-TùmLum”. “Aiđu-ChoTôiĐu”. (cười).
Còn nếu kết hợp hai chữ tôm
và tép làm một thành ngữ “tôm tép”, là để chỉ hạng người thấp kém, không có vị
thế trong xã hội: “hạng tôm tép, phận tôm tép,…” Lý do, vì hệ bài tiết của
giống loài nầy nằm ở trên đầu, mà trên đầu có “cái cầu vệ sinh” thì làm sao
khôn cho được? Làm sao có địa vị trong xã hội? Đã không khôn ngoan, không thông
minh sáng suốt thì làm sao gian xảo, mánh mung, mà không có những “thứ ấy” thì
làm gì có vị thế trong xã hội? Cho nên, bị liệt vào “rằng thì là kẻ thấp kém, là
kẻ bị xem thường…” là điều tất nhiên. Đời lúc nào chả thế?
* Cơ Man hay Cơ Ma:
Theo Nho Việt, Cơ MAN có nghĩa là “Bất Khả Lượng”, nói nôm na là rất
nhiều, không thể đếm hay ước lượng được. Thế nhưng, có một số người không nói
Cơ MAN mà nói Cơ MA. Trong khi “Cơ” trong CƠ MA, nghĩa là “vòng dây khớp đầu
ngựa”, còn “Ma” là “buộc lại, cột lại” - “Cơ Ma” nghĩa là “kiềm chế, không cho
thoát ra”. Như vậy, dùng hai chữ CƠ MA để chỉ mức độ quá nhiều không thể diễn
tả được, thì... “hơi bị... chạm dây thần kinh”.
* Chữ “Tự” trong TỰ vận,
TỰ thiêu, TỰ sát, TỰ tử,...
Tiếng TỰ trong TỰ vận, TỰ thiêu, TỰ sát, TỰ tử... TỰ, ở đây có nghĩa là
CHÍNH TA, CHÍNH TÔI. Thí dụ: TỰ vận = Chính tôi hay chính ta kết liễu mạng sống
của ta (hay tôi). TỰ thiêu = Chính tôi (hay ta) đốt tôi. TỰ sát = Chính tôi
(hay ta) giết tôi (hay ta). TỰ tử = Chính tôi (hay ta) làm tôi chết.
Cái chết của một mạng người
nếu có kẻ khác tiếp tay hoặc bởi hành động của kẻ khác, không thể gọi là TỰ tôi
(hay ta) kết liễu mạng sống của tôi. Mà có thể bị xảy ra từ một hay nhiều tên
sát nhân; hoặc, do một tổ chức, đoàn thể, đảng phái, tôn giáo nào đó chủ trương
giết chết để mưu cầu lợi ích gì đó!
Còn những kẻ “vô tình” nhưng
trực tiếp thi hành tổ chức giết người kia chắc chắn sẽ bị luật pháp trừng trị
nghiêm khắc, và lịch sử sẽ phán xét nghiêm minh.
Hầu như luật pháp quốc gia
nào cũng quy định, bất cứ kẻ nào chứng kiến hay cổ vũ một kẻ hoặc tổ chức giết
người mà không phản đối, không tìm cách cứu, hoặc ngăn cản sự cứu hộ, thì kẻ đó
sẽ bị kết vào tội đồng tình, đồng lõa và đó là tội ác hình sự.
Một đảng phái, đoàn thể, tôn
giáo vì lợi ích riêng, âm mưu giết người lương thiện, dù mang danh nghĩa gì, dù
trong hoàn cảnh nhất thời, có thể chưa bị pháp luật trừng trị, nhưng làm sao tránh
được sự phê phán của quần chúng và làm sao thay đổi được lịch sử. Nhất là làm
sao tránh được luật công bằng của Trời Đất?
Tổ chức giết người rồi rêu
rao TỰ thiêu, TỰ tử, TỰ vận,… đó hành vi của bọn côn đồ “hiếp dâm chữ nghĩa”.
Về nhân tính thì những kẻ cổ
vũ, đồng tình, bênh vực, bao che, bưng bít,… cho một hay những kẻ hoặc tổ chức
giết người lương thiện đều là hành vi từ những kẻ đánh mất nhân bản, lương tri
của con người lương thiện. Đó chính là những tên ác quỷ đội lốt người mà lòng
dạ sói lang.
Chắc chắn một ngày nào đó,
khi những kẻ ấy nằm trên giường bệnh phải đối diện với lương tâm, sám hối rồi
mới ra đi. Nếu những kẻ ấy vẫn ngoan cố “chối từ bản chất lương thiện của con
người” không chịu sám hối thì chắc chắn thân xác sẽ bị hành hạ lâu dài trước
khi xuống âm ty. Còn địa ngục thì không dung thứ bất cứ kẻ nào gây ác hay bao
che, bênh vực cái ác.
Về mặt tôn giáo, những kẻ có
hành vi mất tính người ấy đã phạm tội sát sanh, phạm giới răn, giáo luật của
tôn giáo mà họ đã phụng thờ.
Tán đồng, cổ vũ cho hành vi
giết người dù dưới hình thức nào cũng làm cho thế giới loài người chân chính
ghê tởm, nguyền rủa. Và, lịch sử sẽ không dung thứ!
Những hành vi ác độc liên
quan đến sinh mệnh của con người dù bưng bít, dù dùng những mỹ từ tốt đẹp để
bưng bít, bao che cũng không thể thay đổi được Chân Lý. Chân Lý là sự thật, đó
là nguyên lý bất di, bất dịch.
Để xứng đáng làm người cho ra
CON NGƯỜI, Khi nhận xét một vấn đề, chúng ta nên nhìn từ nhiều góc cạnh, đừng
chỉ nhìn một chiều. Và, đừng xét đoán theo tình cảm cá nhân của đảng phái, tôn
giáo, bè đảng mà phải bằng sự công tâm của lòng lương thiện.
Lẽ phải luôn là bạn đồng hành
của nhân loại. Kẻ nào đi ngược lại sẽ bị thời gian đào thải.
* HƠN và BẰNG:
Nếu ai đó nói, “Không ai đẹp HƠN vợ tôi”, thì bà vợ của ông ta chỉ là
một phụ nữ đẹp tầm thường như nhiều người khác. Vì, không ai đẹp HƠN thì có một
vài, thậm chí có hàng triệu phụ nữ khác cũng đẹp bằng vợ ông ấy. Có nhiều người
cùng đẹp thì cái vẻ đẹp của người phụ nữ kia không còn là độc nhất, đã không
còn độc nhất thì giá trị của nó trở nên bình thường. Nhưng, nếu nói, “Không ai
đẹp BẰNG vợ tôi” thì sắc đẹp của vợ tôi không có đối thủ, nghĩa là, chẳng người
phụ nữ nào có thể sánh ngang với sắc đẹp của vợ tôi.
Như vậy, trên thế gian nầy
chỉ có mình vợ tôi là người phụ nữ đẹp nhất! (cười)
* DIỄU và DIỄN hành:
Từ Điển Tiếng Việt của Trung Tâm Từ Điển Học – Hà Nội do Nhà xuất bản
Đà Nẵng ấn hành, từ năm 1997. Định nghĩa như sau (trích):
1. Diễu hành: Đoàn
người đi thành hàng ngũ, diễu qua trước lễ đài hoặc trên đường phố để biểu
dương sức mạnh. Đoàn biểu tình diễu hành qua các phố lớn.
2. Diễu binh: (Lực
lượng vũ trang) lần lượt diễu qua trước lễ đài hoặc trên đường phố để biểu
dương sức mạnh. Cuộc diễn binh nhân ngày quốc khánh.(ngưng trích).
DIỄU trong DIỄU binh hoặc
trong DIỄU hành được cuốn Tự Điển ấy giải nghĩa rườm rà, dài dòng, lê thê như
thế có lẽ do chịu ảnh hưởng của... “người đàn bà mất gà trong một thoại kịch”.
Thực tế, rất đơn giản:
- Diễn hành, là đội
ngũ được tập luyện cách riêng trước khi đi ngang qua khán đài hoặc trước quần
chúng.
Các tổ chức Quân sự hay bán
quân sự được huấn luyện cách riêng, đồng nhất đi trong lễ lạc gọi là Diễn Binh,
Diễn Hành.
- Diễu hành, là tập
thể quần chúng không được huấn luyện trước khi đi trên đường phố. Trước, nay
không có đoàn biểu tình nào đi thành hàng ngũ. Và, tuyệt đối không không khi
nào đi ngang qua khán đài.
Các Đoàn biểu tình đi trên
đường phố một cách không đồng nhất gọi là Diễu hành.
Trước tháng 4/75 không có
dùng từ Diễu hành
Atlanta, USA
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.Nha Trang ngày 07.7.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét