Home
» Lý luận phê bình
» Phạm Khang: Tản mạn về tập truyện ngắn và bút ký “Mang họ mẹ” của Ngô Xuân Tiếu
Phạm Khang: Tản mạn về tập truyện ngắn và bút ký “Mang họ mẹ” của Ngô Xuân Tiếu
Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015
Ngô Xuân Tiếu là nhà thơ xứ Thanh được biết đến với lối
thơ dung dị, mộc mạc và dễ hiểu, dễ đọc. Thơ ông giống như con người ông ở
ngoài đời; thâm trầm, chững chạc, cốt cách quân tử, nhà nho. Mấy năm gần đây
ông cho ra mắt bạn đọc nhiều tác phẩm thơ có giá trị, có thể kể ra như: Trường
ca Đường Hồ Chí Minh; Thơ chọn lọc…
Bây giờ thì người ta lại có thêm ngạc nhiên
nữa! Đó là sự xuất hiện ấn tượng của tập truyện ngắn và bút ký “Mang họ mẹ” của
ông. Tôi khâm phục sức lao động sáng tác dẻo dai, không chịu đầu hàng của cái
vóc già Ngô Xuân Tiếu. Tóc bạc, nhưng xem ra hơi văn của ông còn xanh và cường
đáo để.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
TẢN MẠN VỀ TẬP TRUYỆN
NGẮN VÀ BÚT KÝ “MANG HỌ MẸ”
CỦA NGÔ XUÂN TIẾU
Ngô Xuân Tiếu là nhà thơ xứ Thanh được biết
đến với lối thơ dung dị, mộc mạc và dễ hiểu, dễ đọc. Thơ ông giống như con
người ông ở ngoài đời; thâm trầm, chững chạc, cốt cách quân tử, nhà nho. Mấy
năm gần đây ông cho ra mắt bạn đọc nhiều tác phẩm thơ có giá trị, có thể kể ra
như: Trường ca Đường Hồ Chí Minh; Thơ
chọn lọc…Năm ngoái, huyện Vĩnh Lộc phối hợp với Hội VHNT Thanh Hóa đã tiến
hành Hội thảo văn học về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của trường ca Đường Hồ Chí Minh ngay tại Vĩnh Lộc quê hương ông. Có thể xem đó là những
dấu ấn đậm nét của Ngô Xuân Tiếu trong lĩnh vực thi ca. Tôi mừng cho thơ, cho
cái trò bắt chữ, chơi chữ, hành chữ của ông!
Bây
giờ thì người ta lại có thêm ngạc nhiên nữa! Đó là sự xuất hiện ấn tượng của
tập truyện ngắn và bút ký “Mang họ mẹ”
của ông. Tôi khâm phục sức lao động sáng tác dẻo dai, không chịu đầu hàng của
cái vóc già Ngô Xuân Tiếu. Tóc bạc, nhưng xem ra hơi văn của ông còn xanh và
cường đáo để.
Tản
mạn vô phép vài lời rông dài về ông thế thôi. Nào, ta xem ông viết gì, tả gì,
nói gì, kể gì trong tập văn mới toanh này? Có thể nói là hàng hàng thân phận,
muôn mảnh cảnh đời; đen - trắng, đục - trong, thiện - ác…thôi thì đủ cả trong
phiên chợ của 18 truyện ngắn. Ngô Xuân Tiếu là lính cựu chiến trường, chuyện
sống chết đối với ông diễn ra ngay trước mắt. Nên dễ nhận ra truyện ngắn của
ông đa phần có hơi hướng của người lính, khuôn mặt lính, số phận lính: Mang họ mẹ; Con tắc kè màu lửa; Giám đốc
gọi; Vinh cháy; Kỷ vật; Hai người lính; Đi phép…Người ta không thể bội bạc
với quá khứ, bởi quá khứ vừa là hiện thực, vừa là sự phản chiếu lương tâm, là
đức nhân, là sự thức tỉnh của lòng tốt, của lẽ phải, là thái độ sống của con
người trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống. Trung tá Dần và đứa con ngoài
giá thú của ông với Đàm Hương “ Mang họ
mẹ” là sự lay thức ấy trong việc trả lại những giá trị nhân bản của sự
sống. Chao ôi! Cái bể khổ của đời người có chừa ai đâu. Điều quan trọng là thái
độ sống của chúng ta đối diện với hiện thực phi truyền thống ấy như thế nào mà
thôi. Sự sống cao hơn cái chết! Cao hơn rất nhiều sự chạy trốn và phản bội! Câu
chuyện trả vợ, lấy vợ mới của Lê Toàn và ông nhà thơ – đồng đội cũ trong “Mưa bất
chợt” thật cảm động. Phải có sự dũng cảm, trung thực, sống vì người khác
thì mới có hạnh phúc. Thơ đem bán cho đồng đội, vợ mới như của trời cho là lối
kết có hậu cho cách sống tốt, nghĩa tình, thủy chung của hai người lính. Người
lính hy sinh phần thân xác đẹp đẽ mà cha mẹ đã cho mình, nhưng vẫn lưu giữ sâu
sắc tình yêu, lòng biết ơn vô bờ đối với đồng đội, biết vượt qua những cay
đắng, thử thách nghiệt ngã của cuộc đời để sống có ích cho mọi người… là hình
ảnh cựu chiến binh có biệt danh “Vinh
Cháy”. Lê và Nguyễn, hai người lính pháo binh ở hai đầu chiến tuyến, họ đã
từng nả pháo lên đầu nhau, tìm cách tốt nhất để giết nhau. Nhưng rồi, họ đã
nhận ra chiến tranh chỉ là sự bịp bợm, dối trá “Phe nào thắng thì nhân dân đều bại” (Nguyễn Duy). Họ thành đôi bạn
tri kỷ, đồng cảm và sẻ chia cho nhau ngay cả trong cuộc mưu sinh vất vả, đói no
của thời hậu chiến. “Hai người lính”
là biểu tượng nhân văn, sinh động trong sự kết nối dân tộc, hóa giải oán thù
cho cả một thế hệ những người cầm súng ở hai chế độ. Truyện không mới, nhưng sâu sắc về tư tưởng.
Trong cái hữu hạn ngắn ngủi của đời người, ai mà chẳng thèm khát yêu thương,
được vỗ về và che chở. Nhân vật Thu trong “Con
tắc kè màu lửa” cũng có một cái hữu hạn như vậy. Cái hữu hạn nhắc nhở Thu
rất nhiều về phẩm hạnh, nỗi cô đơn, sự giằng xé thân phận, để cuối cùng vượt
lên tất cả, vỡ òa ra trong một hình ảnh đẹp trọn vẹn của niềm tin, của lòng
chung thủy sáng trong không vướng bợn một chút bụi mờ. “Kỷ vật” là một khúc bi tráng của tình yêu lứa đôi. Là giai điệu vừa
đau thương, vừa ân tình khi tình yêu đã vượt qua đạn bom, hoang dã và chết
chóc. Kỷ vật ấy mãi còn, bởi hậu thế không phải là một lũ vô ơn, biết nâng niu
và luôn hướng về cội nguồn của nó.
Trong
không gian và thời gian tự sự của phông truyện ngắn, Ngô Xuân Tiếu như một
người lang thang đi tìm cái chớp mắt khác của đời sống. “Huyệt mộ” là câu chuyện thực, hư 100% giữa một bên là ma trận của
vận số, phong thủy, một bên là sự vươn lên có ý thức của lớp trẻ thời đổi mới.
Họ là những con người dũng cảm vượt lên nghèo khó, dám nghĩ, dám làm để làm
giàu cho quê hương, đất nước.
Viết
về cái ác, cái phi nhân tính, cái đểu giả của đời sống, ngòi bút Ngô Xuân Tiếu
thể hiện thái độ phản kháng, lên án, khinh bỉ một cách không thương xót. Rất
nhiều truyện ngắn trong tập ông đề cập tới đề tài này. Cạm bẫy người luôn là
một cái bẫy lớn. “Con thú lớn nhất” (Nguyễn
Huy Thiệp) là người. Nhân phẩm và đức hạnh nhiều khi mong manh, dễ mua, dễ bán;
đặc biệt khi người ta có chức, có tiền…!? Liễu (Sao rơi) bị nhiễm HIV và trả thù Mùi là hành động thủ ác một cách
bản năng, bột phát. Nhưng nó là hệ quả của cách sống nhẫn tâm, thác loạn, vô
chính phủ của kẻ khác mang lại cho cô. Nghĩ cho cùng hành động của Liễu là dấu
chấm hết một cách sòng phẳng đối với những kẻ coi thường, rẻ rúng, độc ác với
đồng loại. Nhung nhúc trong truyện ngắn của Ngô Xuân Tiếu là lũ người sống lá
mặt, lá trái, bội tín, buông thả, huênh hoang, khoác lác, keo kiệt, tàn tạ
trong tha hóa đạo đức, luân thường: Bà Ly
điếc; Sao rơi; Cạm bẫy; Cải táng; Chuyện nhà Loan…Những cái chết đau đớn, bi kịch, nước mắt, đổ vỡ, ân hận…là cái bã đời
khó nuốt mà lũ người vô lương kia phải gánh chịu, đó cũng là chiến thắng của
cái thiện, của lẽ phải, của khuôn phép và hành xử xã hội.
Phần
bút ký không nhiều cũng không ít trong tập sách này. Những phản ánh mà nó mang
lại tự nó đã cho bạn biết ý nghĩa. Chỉ biết rằng nó là những ghi nhận, những
cảm thán có trách nhiệm của thi sĩ họ Ngô người làng Vĩnh Thành sát vách cung
điện đá của Hồ Qúy Ly, tặng bạn bè, nhân dân, thầy cô giáo, các em học sinh nơi
miền quê mà tác giả đã lớn lên, thành danh khi tuổi bắt đầu như cây đa đổ bóng.
Đêm mùa hạ 2015
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 23.7.2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét