Home
» Lý luận phê bình
» Phạm Khang: “Nắng chang” – Những thức tỉnh về quá khứ và hiện tại
Phạm Khang: “Nắng chang” – Những thức tỉnh về quá khứ và hiện tại
Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015
Nguyễn
Trọng Trung lớn lên ở cái làng nổi tiếng là đất học ở bên kia cầu
Hàm Rồng, xã Hoằng Quang, nay là thành phố Thanh Hóa. Anh học Đại
học Thủy lợi, là kỹ sư có tài. Thế mà vẫn chưa đủ với anh, anh lại
yêu văn học và làm thơ hay nữa. Có người bảo đó là cái duyên, có
người lại bảo đó là tài hoa của anh. Tôi thì cho Nguyễn Trọng Trung
có cả hai thứ ấy. Vừa rồi, nhân gặp nhau ở quán nước anh có nhờ tôi
viết tựa cho tập thơ Nắng chang
xuất bản đợt này. Cung kính không bằng vâng lệnh, tôi nhận lời.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
NẮNG CHANG- NHỮNG
THỨC TỈNH VỀ QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
Nguyễn
Trọng Trung lớn lên ở cái làng nổi tiếng là đất học ở bên kia cầu
Hàm Rồng, xã Hoằng Quang, nay là thành phố Thanh Hóa. Anh học Đại
học Thủy lợi, là kỹ sư có tài. Thế mà vẫn chưa đủ với anh, anh lại
yêu văn học và làm thơ hay nữa. Có người bảo đó là cái duyên, có
người lại bảo đó là tài hoa của anh. Tôi thì cho Nguyễn Trọng Trung
có cả hai thứ ấy. Vừa rồi, nhân gặp nhau ở quán nước anh có nhờ tôi
viết tựa cho tập thơ Nắng chang
xuất bản đợt này. Cung kính không bằng vâng lệnh, tôi nhận lời.
Càng
đọc tôi càng bị anh thuyết phục bởi lối viết giản dị mà không kém
phần sâu sắc. Tập thơ là tiếng lòng, là suy ngẫm của anh về cuộc
đời và nhân thế. Tập thơ là sự thức tỉnh của thế giới quan và nhân
sinh quan của anh về quá khứ và hiện tại trong thời buổi bùng nổ
intenets cùng những biến đổi to lớn của thời đại ngày nay.
Nắng chang đưa chúng ta trở về với
những hoài niệm, những gương mặt con người và quê hương yêu dấu nơi
tác giả đã lớn lên từ lời ru của mẹ, tấm lòng bao dung của người
cha, của dòng sông, bến nước, con đò, của cánh cò bay lả bay la, của
đồng bãi mùa tôm mùa bão. Thật tự hào khi anh có một quê hương đi
vào thơ rất thật. Đó là kỷ niệm về một bến quê anh hùng và lao
động: Ngày xưa bến nứa bom Mỹ bỏ/
Mấy bận tan tành cả bến sông/ Máu
đổ người đi bao ly biệt/ Bến quê
còn đó dáng anh hùng (Bến nứa quê tôi).
Phải
rồi, người ta yêu quê hương bởi còn đó trong hồn cái tuổi thơ tinh
nghịch và hồn nhiên. Bất hạnh biết bao nếu có ai đó sống ở trên đời
mà không có tuổi thơ. Cái khoảng lặng ấy là chất men, là cái i tờ
đầu đời trắng trong để tạo nên nhân cách: Mượn tượng ông làm viên tướng giặc/ Mượn tượng bà làm nữ tướng quân ta/ Quân bay làm giặc lâu la/
Quân choa làm lính Vua Bà tiến quân.(Tập
trận giả)
Những
thổ ngữ Choa, Bay thì đích thự
đó là tiếng Thanh Hóa rồi. Cục mịch, nôm na, đất quê lề thói, tiếng
đẻ ra người, người đẻ ra tiếng cũng từ đây chăng.
Nắng chang hiện hữu sinh động và da
diết nỗi nhớ cha nhớ mẹ qua những kỷ niệm thức tỉnh với sự biết ơn
để làm người. Cái tát của cha
là bài thơ gợi nhiều suy nghĩ. Đó là sự vượt lên chính mình, không
vô ơn quay lưng lại với người thân, là nghĩa cử cần thiết và cao đẹp
của kỷ niệm, cho dù đó là kỷ niệm đắng đót nhất của tuổi thơ: Như tiếng sét ở bên tai/ Con câm lặng/ Dấu bàn tay in trên má/
Như cơn mưa tầm tã/ Ngấm vào con mát
lạnh lòn.../ Chỉ một phút thôi/ Đôi
mắt con và trời đất sáng òa/ (Cái tát của cha).
Đôi mắt con và trời đất sáng òa
đã nói lên tất cả sự thức tỉnh, sự cầm lòng của đạo làm con, sự
biết ơn có lý trí của tác giả về một kỷ niệm xa, rất xa. Bài thơ Lời ru của cha lại dẫn dắc ta tới
một cách nói mới. Xưa nay trong văn chương, nhất là trong thơ người ta
hay nói nhiều về lời ru của mẹ, điều đó là đương nhiên bởi lời ru
của người mẹ vừa là thiên chức, vừa mang tính giới của tình mẫu
tử. Còn đây là lời ru của cha: À ơi
à ơi/ Con ngủ đi con/ Bố ru con
vọng hồn quê/ Con ôm giữ chặt mang theo suốt đời/ Mẹ cho con bú sữa tươi/ Bố cho con bú
sữa đời làm cha (Lời ru của cha).
Viết như thế là đắc cách lắm. Sữa tươi và Sữa đời. Âm và Dương. Mẹ và Cha. Khái quát
hóa cao, gần gũi và rộng lớn. Cái được của bài thơ, cái lạ của
bài thơ là ở chỗ ấy.
Đồng quê nội là bài thơ thấu đạt
cả ý cả tình, tỏa sáng lên tấm lòng của tác giả với quê hương đồng
nội, với gian khó, cần lao, một nắng hai sương của người dân quê trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước đặc
ân mà đất trời ban tặng: Vẫn mặn
mòi như thuở trước học trò/ Hớp ngụm nước đồng chua đỡ khát.../ Thương cánh cò cánh vạc bay qua/ Thương
cậu bé cười phô đáy gio.../ (Đồng quê nội).
Thương
cánh cò cánh vạc vừa là hiện thực như cuộc đời này vốn dĩ là
thế, nhưng thực ra là thương con người đấy thôi. Cái giỏ của cậu bé,
con tôm sú lăn tròn trên đất, cánh đồng chua đã nói lên sức sống mãnh
liệt, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời của người dân quê, rộng hơn là của
đất nước, của quê hương. Cái đẹp ấy sẽ sống mãi, làm nên vẻ đẹp và
sức sống bất diệt của quê hương.
Đọc
Nắng chang ta nhận thấy nhiều
bài thơ in đậm cảm thức thời đại và lịch sử. Hình như ở một góc
độ nào đó, dấu ấn lịch sử và thời đại là những ký ức, suy ngẫm
luôn thường trực canh cánh nơi tâm hồn tác giả. Quá khứ của dân tộc
là những trang sử vàng đã đi vào thơ Nguyễn Trọng Trung với những
hình ảnh và cung bậc đa diện, đa sắc, đa thanh, đa điệu. Nhưng tôi cam
đoan rằng cái khung xuyên suốt và mang tính chủ đạo là niềm tự hào,
sự biết ơn đối với cha ông, với dân tộc: Hạt muối nuôi tôi mẹ trưng từ nước/ Hạt gạo nuôi tôi mẹ trưng
từ đất/ Đất nước tôi yêu ngọt
mặn tự lòng/ Nuôi tôi lớn lên như
Phù Đổng (Hạt muối nuôi đời).
Bám
vào cái thật để dựng hình lên khái quát hóa cao là cái được, cái
hay của bài thơ này. Làm thơ mà đạt tới cái giản dị của ngôn từ như
thế kia thì hay quá còn gì. Thơ linh diệu là thế mà khó cũng vì
thế. Đừng tưởng đao to búa lớn, con chữ hoành tráng mà được. Đất nước tôi yêu ngọt mặn tự lòng sẽ
khó thuyết phục được người đọc nếu như không có hồn của nước, tình của đất và tấm lòng bao dung, hy sinh một đời của mẹ. Cao hơn
đó là hình tượng người mẹ Việt Nam- người mẹ gian lao, sóng gió
cùng đức hy sinh vô bờ bến để cho dân tộc trường tồn và sống mãi.
Trong
cái chung còn có cái riêng. Cái riêng nhiều khi lại là cái chung. Đó
là khi Nguyễn Trọng Trung tự hào viết về Hàm Rồng trong cuộc đụng
đầu lịch sử chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nhà anh chỉ
cách cây cầu huyền thoại không đầy một km, anh nhận thấy rất rõ: Sừng sững núi Rồng bến mẹ núi Đông/
Thuở đất Đông Sơn giục trống đồng/ Núi Ngọc hiên ngang soi bóng nước/
Giữ canh trời làng cổ Đông Sơn
(Tặng non sông).
Quân
dân Thanh Hóa, Nam Ngạn- Hàm Rồng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí
hiện đại, mà đánh giặc còn có cả nền văn minh trống đồng, của lịch
sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Tôi cho rằng viết về chiến thắng
Hàm Rồng như thế là có trách nhiệm, có hồn phách và cao hơn là tôn
trọng sự thật lịch sử. Thơ có thể được viết lại, nhưng tôi cầm chắc
rằng lịch sử thì không thể viết lại. Lịch sử là lịch sử, sự chính
xác, chân thực luôn là thước đo muôn năm bất di bất dịch của nó.
Trong
một bài thơ khác, tác giả đã thành công khi khắc họa hình ảnh những
chiếc xe thồ của dân công tải lương cho chiến dịch Điện Biên lịch sử
qua lời kể của người cha. Sức mạnh của một dân tộc không chỉ bằng
gươm, dao, súng ống…mà còn phải có tinh thần quyết thắng, sự hy sinh
không màng tới lợi danh, là vĩ đại lòng dân; ở đó không có chỗ đứng
của những toan tính nhỏ nhen, tầm thường, vị kỷ: Những chiếc xe thồ lên Tây Bắc/ Trập trùng dốc đứng những
đoàn quân/ Áo vải thì sờn mà chân thì mỏi /Tất cả vì bộ đội giải phóng Điện Biên (Đường tới Him
Lam).
Nắng chang có nhiều bài viết về
thân phận con người. Con người là một bản thể của tự nhiên, có lúc
là khách thể, có lúc lại là chủ thể. Dù đóng vai nào đi chăng nữa,
suy cho cùng nó vẫn là đứa con tinh thần, là chiêm nghiệm, là phát
ngôn của tác giả. Phật Thích Ca nói: Đời
là bể khổ. Đức Khổng Tử lại nói: Nhân chi sơ tính bản thiện. Hiểu rộng ra các vị khả kính
ấy đều đề cập tới thiên chức của con người: tính thiện, yêu lao
động, khổ đau và hạnh phúc. Đó có thể cuộc sống thanh bần, nâu sồng
mà làm nên hạnh phúc một đời: Hai
vợ chồng một khúc sông/ Thả
lưới đón cá ngược dòng/ Chiều về với chai rượu nồng/ Tình mặn nồng
nghiêng bến sông (Vợ chồng).
Xuất
hiện một khúc sông-cá ngược
dòng-rượu nồng …những tập hợp từ miên man gợi nhiều gian nan, trắc
trở, thử thách, cơ hồ đôi vợ chồng kia khó trụ nổi, khó gìn giữ
được tình yêu. Nhưng không! Họ hạnh phúc! Một tình huống không thể
cưỡng được của đời sống, là hình ảnh sống động của cõi thế, là
sự vươn lên để thích nghi và tồn tại của con người trước thiên nhiên,
trước thân phận.
Không
phải vô cớ mà Nguyễn Trọng Trung đặt tên cho tập thơ là Nắng chang. Tôi đọc và vỡ òa ra
rằng thơ anh có duyên mặn mà với thức cảm thời gian. Gọi là thức
cảm thời gian vì rằng khái niệm dù để ám chỉ, trực chỉ, sắc màu,
mùi vị, cái thật và cả cái hư vô nữa…thời gian trong thơ của anh là
có thật, thật tới mức ta có thể sờ thấy, thậm chí ngửi thấy được.
Một người nhân hậu, đa cảm, tốt bụng chắc chắn phải là người luôn
để ý tới thời của mình, thời đã qua và cả thời của tương lai nữa.
Bài thơ Tháng ba sẽ cho chúng ta
cái cơ hội được giao lưu với thức cảm thời gian trong thơ của anh: Ngày xưa/ Tháng ba/ Rủ nhau chăn trâu cắt cỏ/ Ngô già khoai hà nướng
trộm/ Tù và thổi tan chiều hè/
Bây giờ/ Tháng ba/ Hoa cà ê/ Hoa muống khê/ Hoa nhọ nồi còn gì còn/
Tháng ba/ Ngày xưa bây giờ khác
xa
(Tháng ba).
Cùng
vào một mốc thời gian đã có những thay đổi sinh thái khiến ta không
khỏi giật mình, e ngại. Hiện thực xưa – nay là tiếng chuông cảnh tỉnh
con người thời @. Thời gian không có lỗi, họa chăng chỉ con người có
lỗi? Bài thơ ngắn, hàm súc, dăm ba dòng mà sâu sắc đến lạ lùng. Thơ
cứu rỗi nhân thế là vậy!
Tả
Chợ phố núi tác giả lột tả
được cái nhọc nhằn, bịn rịn của con người vùng cao. Tác giả nhận
về mình kỷ niệm với tư cách là một lữ khách hồ hởi, chân thành: Phố núi quê tôi cũng chợ chiều/ Một
góc hương rừng vui gió hát/ Ngát hương thơm mãi ngọt nựng chiều/ Lòng
tôi ngấm mật đất vùng cao (Chợ phố núi).
Nắng chang là tập thơ thứ 4
của Nguyễn Trọng Trung sau tập thơ Nơi
dòng sông không ngủ xuất bản năm
2013 của anh. Anh dạo này viết khỏe. Thơ ngày càng đi vào độ chín.
Trước đây thơ anh rậm lời, nay thì tinh kết hơn, đủ thấy anh lao tâm
khổ tứ về thơ như thế nào. Nắng
chang cho thấy thơ Nguyễn Trọng Trung ngày một đời hơn, mở rộng
thể tài, thi pháp, dụng ý, dụng tình, dụng câu, dụng chữ không sa
vào non nớt nên đã đạt được những thành công rất đáng khích lệ. Nắng chang chắc chắn sẽ đem đến cho
bạn đọc những trang thơ nồng ấm, chân thật và nghĩa tình của tác
giả.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 24.7.2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________ Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét