Nói chuyện thơ trên đường đi chùa Hương – Bài viết Phạm Đức Nhì (USA)
Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015
Cũng tại một bài thơ
của Nguyễn Nhược Pháp mà trong lần về Việt Nam thăm nhà năm ngoái tôi đã đóng
tiền đi “tua” lễ hội chùa Hương. Đoàn chúng tôi 28 người, ở rải rác quanh khu
vực Đồ Sơn, được người tổ chức sắp xếp đi chung một chiếc xe đò đúng … 28 chỗ
ngồi. …
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Đức Nhì
Quê quán: Việt Nam
Hiện định cư tại Galveston, Texas
Quê quán: Việt Nam
Hiện định cư tại Galveston, Texas
Email: nhidpham@gmail.com
_____
_____
NÓI CHUYỆN THƠ
TRÊN ĐƯỜNG ĐI CHÙA HƯƠNG
Cũng
tại một bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp mà trong lần về Việt Nam thăm nhà năm
ngoái tôi đã đóng tiền đi “tua” lễ hội chùa Hương. Đoàn chúng tôi 28 người, ở
rải rác quanh khu vực Đồ Sơn, được người tổ chức sắp xếp đi chung một chiếc xe
đò đúng … 28 chỗ ngồi.
Xe
khởi hành lúc 6 giờ chiều, đến Bến Đục thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ
Đức, ngoại thành Hà Nội lúc 10 giờ 30 tối. Mọi người ghé vào ngôi
chùa ở ngay sát bến làm lễ rồi lên một chiếc thuyền lớn (đã ký hợp đồng trước)
theo dòng suối Yến Vĩ vào chùa Ngoài, tên chữ là chùa Thiên Trù. Theo quy định
thì 5 giờ sáng thuyền mới được rời bến, nhưng chắc chủ thuyền đã ăn ý với công
an nên chúng tôi được “dù” vào lúc nửa đêm. Để khỏi phải chen lấn đến đổ mồ
hôi, nghẹt thở (nếu đi đúng giờ, đúng luật) mỗi người phải chi thêm 60.000
(VN). Hôm ấy nhằm ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch nên:
“Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung”
(1)
Trăng
mờ mờ, ảo ảo. Bầu trời lại đầy sao nên phong cảnh thật thơ mộng, hữu tình. Anh
lái đò tuổi khoảng trên dưới 40, mặt mũi sáng sủa – có vẻ là người có học -
bỗng cao hứng đọc nho nhỏ bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp.
Hôm qua đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
Em đeo giải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới,
Tay cầm nón quai thao.
Me cười: "Thầy nó trông!
Chân đi đôi dép cong,
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?"
Anh
đọc hay quá. Giọng bắc, trong, phát âm chính xác, rõ ràng, lời thơ lại hợp
cảnh, nên tôi khoái chí gật gù, chăm chú lắng nghe. Anh nhìn tôi, nheo mắt cười
rồi đọc tiếp:
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai).
Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre,
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.
Bỗng
có tiếng của bà phụ lái ngồi ở mũi thuyền la lên:
Có
thuyền ở phía trước!
Anh
lái đò ngừng đọc thơ để chú tâm vào điều khiển con thuyền. Rồi sau đó, có lẽ
mất hứng, không thấy anh đọc tiếp nữa. Tôi, ngồi ở lái thuyền, cạnh anh, lân la
bắt chuyện:
Anh
đưa đò thế này lâu chưa?
Cũng
được 6, 7 năm rồi.
Đưa
đò thì chỉ có mấy tháng xuân. Thế hết mùa lễ hội anh làm gì?
Em
công tác ở Phòng Văn Hóa huyện. Lương lậu không đủ nuôi vợ, nuôi con nên cứ đến
mùa lễ lại chở đò đưa khách để kiếm thêm tý thu nhập rồi dành dụm tiêu dần cả
năm.
À
ra là cán bộ Phòng Văn Hóa. Thảo nào mà văn chương, thơ phú tỏa sáng cứ như sao
lấp lánh trên trời.
Cả
hai cùng cười vui vẻ. Tôi hỏi tiếp:
Thế
ngày nào chở đò anh cũng đọc thơ thế này hay sao?
Không
đâu anh ơi! Những ngày tâm hồn thanh thản như hôm nay thì ngâm nga mấy câu chơi
cho vui, chứ những ngày đầu óc rối bời trăm mối “vợ đẻ, con đau, nhà nước lụt”
thì còn tâm trạng đâu mà thơ với thẩn.
Tôi
chộp ngay cơ hội khoe 4 câu thơ của mình:
Có
lúc nghĩ đến thơ là chán
Đọc
nửa câu đã ngán
Nhưng
cũng có ngày
Ngâm
nga hồn cứ bay bay mơ màng.
Thơ
của tôi đấy. Anh thấy thế nào?
Thơ
của anh nghe cũng tạm được. Có vẻ như song thất lục bát, nhưng số chữ trong câu
thay đổi tuỳ tiện, rất tự do, thoải mái.
Tôi
giật mình! Chà! Kiến thức về thơ của tay này cũng khá đấy chứ. Mình phải cẩn
thận kẻo bị hố, làm trò cười cho hắn thì …ê mặt.
Anh
ta nói tiếp:
Em
biết 4 câu lục bát cũng diễn tả cái ý ấy – hơi tục – nhưng rất dân gian, rất
sinh động. Em nói rõ là hơi tục đấy nhé; anh có muốn nghe không?
Không
sao. Tôi cũng thích thơ tục lắm. Và cũng có làm mấy bài thơ tục để “minh họa”
một số ý niệm về thơ.
Anh
cứ đọc đi! Nhưng nhỏ nhỏ thôi, kẻo mấy bà, mấy cô nghe được thì phiền lắm.
Anh
vừa chèo thuyền vừa ghé vào tai tôi đọc nhỏ:
Vợ
tôi hay mộng hay mơ
Hôm
qua nổi hứng dí thơ vào l.
Thế
rồi khi dại, lúc khôn
Hôm
nay nó lại dí l. vào thơ.
(xem đoạn viết thêm ở phần cuối)
Tôi
phì cười. Đoạn thơ hay quá! Sợ tôi không hiểu, anh nghiêng người qua giải
thích:
Mẹ
mua về cho đôi khuyên tai. Cô con gái vừa thấy là chộp ngay lấy. Bà mẹ mắng
yêu: “Cái con khỉ này! Cứ thấy vàng là dí ngay vào l.” Thí dụ như thế anh
hiểu không?
Anh
ta như ông thầy giáo tận tâm, cố đem hết khả năng sư phạm của mình truyền đạt
cho cậu học trò không có năng khiếu văn học, một bài thơ khó.
Tôi
gật đầu, rồi đóng vai cậu học trò, hỏi lại thầy giáo cho chắc ăn:
Dí
cái gì đó vào l. là THÍCH cái đó, phải không?
Đúng
vậy. Còn bây giờ là lời một cô gái nói với bạn - người đã giới thiệu cho cô một
anh chàng nhà giàu nhưng đã “không đủ thước tấc” lại hơi “hâm hấp”: “Cái thằng
vừa lùn vừa điên ấy, có giàu nứt đố, đổ vách tao cũng dí l. vào.”
À!
Tôi hiểu rồi. Dí l. vào cái gì là KHÔNG THÍCH cái đó, đúng chưa?
Không
sai tí nào.
Đôi
mắt anh sáng lên một cách tinh quái rồi thì thầm vào tai tôi:
Nói
đến cái khoản tục này anh cũng tỏ ra sáng dạ đấy chứ!
Tôi
có bà mẹ bắc kỳ, ít học, lại cũng không ngại ví tục, nói tục nên câu chửi này
tôi hiểu ngay. Tôi chỉ bắt tay anh cười cười, không nói. Đúng như anh ta nói
lúc đầu, đoạn thơ cũng diễn tả cái ý trong bài thơ con cóc của tôi nhưng có tý
“ấy” vào tứ thơ mới lạ và tươi mát hẳn lên , lời thơ thì rất sinh động, rất dân
gian, rất tục và rất … tuyệt.
Tôi
thân mật nói với anh:
Ôi!
Nghe xong 4 câu thơ dân gian này chắc bài thơ của tôi phải vất vào sọt rác quá,
anh bạn ơi.
Ấy!
Đừng vất. Anh cứ để đấy. Mỗi người một vẻ. Vườn hoa phải có đủ loại hoa chứ.
Cây hoa hồng có thêm cụm hoa cứt lợn đứng bên cạnh nữa cũng đâu có sao.
Tay
này thâm thật. Thơ mình mà hắn ví như hoa cứt lợn thì … cay quá. Nhưng rồi nghĩ
đến chỗ đứng khiêm tốn của mình trong làng thơ, tôi cao giọng nói đùa:
Thôi
thì cứ để cụm hoa cứt lợn đấy cho nổi bật cái đẹp của hoa hồng. Như vậy, ít ra
thơ của tôi cũng đóng góp một chút xíu gì đấy cho đời, phải không nào?
Câu
chuyện đến đây thì thuyền đã chuẩn bị cập bến chùa Thiên Trù. Chúng tôi sẽ lễ
Phật rồi leo núi lên động Hương Tích vào chùa Trong. Tôi hỏi anh:
Thế
lát nữa anh có chờ để chở chúng tôi ra Bến Đục không?
Không
đâu anh. Em phải kết hợp với nhóm bạn, chở đợt khách kế tiếp ra đấy cho họ. Còn
các anh, khi thăm động Hương Tích xong, người của họ sẽ thay em chở các anh ra
sau. Em phải về chợp mắt một chút để sáng đi làm.
Trước
khi bước lên bờ tôi dúi vào tay anh 100.000 (VN) và nói thầm:
Cho
tôi gởi các cháu ăn quà rồi bắt tay anh thật chặt.
Đảo
mắt nhìn quanh tôi chợt thấy mình lạc lõng lạ thường. Những người đi lễ hội như
tôi, từ lúc xuống thuyền cho đến bây giờ - chuẩn bị leo lên Nam Thiên Đệ Nhất
Động (2) – ai ai cũng mặt mày nghiêm trang, thành khẩn, dọn lòng để cầu danh,
cầu lợi, cầu bình an, phước đức cho bản thân và gia đình. Riêng tôi, ngay giữa
chốn linh thiêng mà đầu óc cứ vương vấn mãi cái hình ảnh mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương
đã có lần miêu tả:
Bày
đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt
ra một lỗ hỏm hòm hom
(Chùa Hương)
Mà
thật lạ! Cái hình ảnh hấp dẫn đó đã không khơi gợi trong tôi một ý niệm tà dâm
nào. Hình như nhờ đó tôi đã hiểu rõ hơn, không, phải nói là đã thực chứng được,
cái tâm trạng của con người đối với thơ ca: khi mê say, khi chán chường, đổi
thay bất chợt như thời tiết lúc mưa, lúc nắng.
Sao
đã lặn gần hết. Trăng móc câu ánh sáng chỉ mờ mờ. Tôi không thưởng thức được
trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh non xanh nước biếc. Nhưng có hề gì. Người tôi
đang thấm đẫm men say của 4 câu thơ thật tục mà lại thật hay.
Tôi
lặng lẽ theo đoàn người lên núi, tâm trí bồng bềnh như mấy bụi cây hai bên
đường ngả nghiêng theo gió. Và lòng tràn ngập hồn thơ.
--------------
Chú
thích:
Mùng
ba, mùng bốn trăng mờ mờ, ảo ảo
Tên
khác của động Hương Tích do Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đặt.
Đoạn Viết Thêm Cũng
Là Chú Thích
Về
Xuất Xứ Của 4 Câu Thơ
Khi
bài viết được gởi đến mấy chỗ thân tình để xin ý kiến (hoặc nhờ sửa chữa) thì
nhà thơ Trịnh Anh Đạt ở Đồ Sơn đã e-mail cho biết 4 câu thơ tục đó xuất xứ từ
bạn anh, nhà báo, nhà thơ Bùi Hoàng Tám. Anh cũng kèm theo bài viết Về Bài Thơ
“Vợ Tôi Dở Dại, Dở Khôn” trong đó nhà báo, nhà thơ Bùi Hoàng Tám kể khá tỉ mỉ
nguyên do phát sinh mấy câu thơ đó – và sau này là cả bài thơ. Bốn câu thơ
trong bài viết của Bùi Hoàng Tám như sau:
Vợ tôi dở dại, dở khôn
Ngày dăm bẩy bận dí l. vào thơ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bẩy lượt dí thơ vào l.
Sau
đó một ngày, anh Trương Vấn, người phụ trách trang web T-Vấn&BH gởi cho tôi
bài thơ Thơ Một Chữ - Vỗ Một Tay của Nguyễn Bảo Sinh trong đó cũng có đoạn
giống 4 câu thơ trên:
Vợ
tôi dở dại, dở khôn
Có
lúc nó bảo dí l. vào thơ
Vợ
tôi nửa tỉnh nửa mơ
Có
lúc nó bảo dí thơ vào l.
Theo
tôi, có lẽ Bùi Hoàng Tám và Nguyễn Bảo Sinh đều lấy hai nhóm chữ “dí l. vào
thơ” và “dí thơ vào l.” trộn lẫn với một lô các con chữ xà bần khác thành những
câu vè tục, đầy tính chơi chữ, đọc với nhau cho vui. Nhà thơ lục bát nổi tiếng
ở Hải Phòng Trịnh Anh Đạt đã nói chắc như đinh đóng cột rằng:
“Bài
của Bùi Hoàng Tám hay Nguyễn Bảo Sinh ở dạng này chỉ là vè. Không thể gọi là
thơ!”
Tôi
không biết con đường tiến hóa của 4 câu thơ bắt đầu từ đâu; từ bài Thơ Một Chữ
- Vỗ Một Tay của Nguyễn Bảo Sinh hay từ bài Vợ Tôi Dở Dại, Dở Khôn của Bùi
Hoàng Tám? Nhưng tôi biết chắc một điều – do hình ảnh mộc mạc, gần gũi, tục mà
thanh - những câu ấy đã đi vào lòng người, truyền qua không biết bao nhiêu là
cái miệng, trong đó có không ít miệng của những nghệ sĩ dân gian đầy tài năng,
ẩn mình giữa đám đông thầm lặng. Đến cửa miệng của anh lái đò, 4 câu ấy đã được
thay đổi, chắt lọc để không còn là những câu vè tục tằn vui chơi, mà đã thành
những câu thơ hay, ý nhị, độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao, mang đến cho
người nghe, người đọc một thông điệp về thơ rõ ràng, sinh động.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ USA ngày 07.7.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét