Cái sân gạch cũ – Tản văn Phan Nam (Tiên Phước – Quảng Nam)
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
Văn hoá làng quê Việt dường như được đăng
trưng bởi những hình ảnh nhỏ, nhỏ nhưng mà gợi tình, nhỏ nhưng đong đầy màu kí
ức. Làng quê ngày xưa đẹp, đẹp từ từ những hình ảnh giản dị nhất: ngõ đá rêu
phong cũ kĩ, hàng chè tàu ngát xanh thẳng tắp, cây rơm dậy lên mùi lúa của ngày
gặt, luỹ tre bao bọc chở che cho bước chân trước ngõ, giếng làng trong vắt một
màu… tất cả thấm chặt, hoà quyện tạo nên một không gian thanh bình, tĩnh lặng
của chốn quê nhà. Đối với tôi cái sân gạch cũ nơi nhà ngoại làm tôi đặc biệt
nhất trong lòng tôi, sân gạch mộc mạc giản dị như tấm lòng của ngoại mãi thương
những đứa cháu nhỏ.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Phan Nam
Họ
tên Phan Văn Nam
Quê
quán: Tiên Phước – Quảng Nam
Hiện
đang học tại lớp báo chí k13 CBC, Trường ĐH sư phạm – ĐH Đà
Nẵng
Phone:
01686 642 109
Email: phanvannamsp@gmail.com
_____
CÁI SÂN GẠCH CŨ
Văn
hoá làng quê Việt dường như được đăng trưng bởi những hình ảnh nhỏ, nhỏ nhưng
mà gợi tình, nhỏ nhưng đong đầy màu kí ức. Làng quê ngày xưa đẹp, đẹp từ từ
những hình ảnh giản dị nhất: ngõ đá rêu phong cũ kĩ, hàng chè tàu ngát xanh
thẳng tắp, cây rơm dậy lên mùi lúa của ngày gặt, luỹ tre bao bọc chở che cho
bước chân trước ngõ, giếng làng trong vắt một màu… tất cả thấm chặt, hoà quyện
tạo nên một không gian thanh bình, tĩnh lặng của chốn quê nhà. Đối với tôi cái
sân gạch cũ nơi nhà ngoại làm tôi đặc biệt nhất trong lòng tôi, sân gạch mộc
mạc giản dị như tấm lòng của ngoại mãi thương những đứa cháu nhỏ.
Nhà
ngoại tôi vẫn còn cái sân gạch. Một trong những cái sân gạch hiếm hoi còn lại
trong xóm nhỏ. Bê tông hoá, gạch men hoá đã tạo nên nhiều nét hiện đại của làng
quê. Riêng ngoại tôi vẫn giữ lại cái sân gạch cũ để hoài niệm lại một thời cơ
hàn mà chứa chan tình thương, cái sân gạch do chính tay ông tôi vất vả một đời
làm nên. Trong những ngày nghỉ hiếm hoi, tôi trở về để tìm lại chút thanh thản
trong tâm hồn, tìm về chốn xưa cũ với một miền kỉ niệm không cho phép con cháu
quên đi. Quê hương mà! Ngoại tôi vẫn lặng lẽ bên căn nhà nhỏ, hằng ngày chăm
chút với những thú vui tuổi già, lặng lẽ nhai trầu trên chiếc chõng tre như
mong ngóng con cháu về quê thăm bà. Cái sân gạch cũ phơi nắng phơi mưa lâu năm
nên bạc màu thời gian, rêu phong đong đầy trên từng bước chân đi.
Cái
sân gạch chứng kiến biết bao kỉ niệm của hai bà cháu, một thời khổ cực của bà.
Còn tôi vẫn riêng mang những khoảnh khắc được bà dìu dắt những bước đi đầu tiên
trên sân gạch thân thương. Những lần vấp ngã dưới sân gạch nhẹ tựa như mây,
không một chút đau đớn. Ngoại tôi mỉm cười tập cho đứa cháu những bước đi đầu
đời. Hầu như công việc của ngoại tôi đều gắn chặt với cái sân gạch cũ. Sáng sớm
rơm rạ phơi góc bên này, rồi hạt lúa hạt ngô được rải đều trên nong tre phơi
góc bên kia, ở giữa nào là khoai sắn lạc… Những thành phẩm được đưa từ đồng về
trong cái nắng gay gắt của mùa hạ. Mấy ngày vừa rồi quế khô còn dậy mùi khắp
ngóc ngách sân gạch. Còn mấy cây quế ông để lại tối đến ngoại tranh thủ “đập”
quế kiếm ít đồng mua mắm mua rau.
Sân gạch ngày xưa là nơi tụ tập lý tưởng của
lũ trẻ quê chúng tôi. Những trò chơi dân gian ngày xưa giờ đây chỉ còn đọng lại
trong tâm thức của mấy phận người.
Nào
là trò ô ăn quan với đứa em, chơi thẻ với con bé hàng xóm, chơi hất ảnh kẹo kít
với lũ trẻ xóm dưới, nhảy lò cò với mấy đứa bạn trong lớp… Tất cả giờ cũng chỉ
còn là những mảng hoài niệm rời rạc mà đầy niềm vui, chắc suốt đời này không
thể nào quên được. Có lẽ trẻ quê ngày xưa “không biết gì” mà lại dễ dàng tìm
cho mình được nhiều niềm vui, khác hẳn với trẻ thành thị bây giờ.
Sân
gạch, chõng tre, bến nước… nhiều hình ảnh giản dị của làng quê xưa nhưng lại
đang dần biến mất đến khó tin. Còn ai còn giữ được nét đẹp đơn sơ cũ kĩ của sân
gạch đầy nỗi nhớ? Về thăm quê ngoại, thăm cái sân gạch cũ mà lòng tôi xốn xang
một mùa đã qua, mùa của hoài niệm trong lặng lẽ day dứt. Những thứ xưa cũ có
nên biến mất? Nên tôi tìm về, trong một phút lặng trong mệt nhoài của công
việc, của học tập, đó là một viên đạn vô hình giết chết cuộc sống của tôi. Hàng
ngày phải nghe tiếng còi xe, những công trình hiện đại chọc trời nhưng trong
tâm hồn trống vắng vô cùng. Cái sân gạch cũ như chết dần với thời gian. Nơi
từng giây phút trôi đi ta tìm về cúi đầu trước cố hương tưởng nhớ tổ tiên, cội
nguồn.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Quảng Nam ngày 06.7.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét