Sự tích chiếc xe trâu của Phùng Quán – Bài viết Nguyễn Quang Lập
Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015
Những năm tám mươi mình ở quê, mỗi lần ra Hà Nội mình thường trọ hai nơi, một là nhà Phạm Xuân Nguyên, hai là nhà Phùng Quán. Chỉ hai nơi đó là mình cảm thấy hoàn toàn tự do như ở nhà mình. Nhà thằng Nguyên bằng cái lỗ mũi, chưa đầy chục mét vuông. Vợ chồng nó còn trẻ, có mình chúng nó như bị cấm đoán chuyện vợ chồng, rất khổ nhưng chúng nó vẫn vui vẻ. Mình cũng ái ngại lắm. Thường trước khi ngủ mình nốc rượu thật say, một là để ngủ cho ngon, khỏi phải tưởng tượng lung tung, hai là ngầm thông báo cho chúng nó là mình say rồi, “chết” rồi, muốn làm gì thì làm, hi hi.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nguyễn Quang Lập
Có
biệt danh là Bọ Lập
Sinh
năm 1956
Quê
quán: Thị xã Ba Đồn – Quảng Bình
Là
Nhà văn, Nhà viết kịch hiện sống và làm việc tại TP.HCM
______
Những
năm tám mươi mình ở quê, mỗi lần ra Hà Nội mình thường trọ hai nơi, một là nhà
Phạm Xuân Nguyên, hai là nhà Phùng Quán. Chỉ hai nơi đó là mình cảm thấy hoàn
toàn tự do như ở nhà mình. Nhà thằng Nguyên bằng cái lỗ mũi, chưa đầy chục mét
vuông. Vợ chồng nó còn trẻ, có mình chúng nó như bị cấm đoán chuyện vợ chồng,
rất khổ nhưng chúng nó vẫn vui vẻ. Mình cũng ái ngại lắm. Thường trước khi ngủ
mình nốc rượu thật say, một là để ngủ cho ngon, khỏi phải tưởng tượng lung
tung, hai là ngầm thông báo cho chúng nó là mình say rồi, “chết” rồi, muốn làm
gì thì làm, hi hi.
Lúc
đầu cứ ra Hà Nội là mình tấp vào nhà thằng Nguyên. Một hôm, anh Quán đến chơi
nhà thằng Nguyên gặp mình ở đấy. Tàn cuộc anh kéo mình ra ngõ, nói mày vô nhà
lấy đồ anh chở lên nhà anh. Mình ngạc nhiên, nói răng rứa anh. Anh cười, vỗ nhẹ
vai mình, nói mày có vợ rồi mà tồ lắm. Mày nằm chềnh ềnh ra đó, tụi nó biết mần
ăn ra răng. Mình ok liền, vui vẻ theo anh về nhà. Bây giờ mình mới để ý chiếc
xe đạp của anh Quán, nó to quá cỡ, trông thô kệch kinh hồn, chưa bao giờ mình
thấy chiếc xe đạp nào to kềnh càng và thô kệch như xe này, ống tuýp khung xe to
hơn cổ tay, nan vành xe chiếc nào chiếc nấy to bằng đầu đũa, không thèm nói
ngoa.
Anh
Quán nói đó là xe trâu, người Nga dùng nó làm xe thồ, chở vài tạ vẫn chạy tốt.
Mình hỏi sao anh mua xe này. Anh cười cái hậc, nói tiền đâu mà mua, có tiền
cũng chẳng có mà mua, xe này khắp Hà Nội bói không ra một chiếc. Mình nói ủa,
rứa răng anh có. Anh nói người ta tặng. Mình hỏi ai tặng, anh nói Lênin. Mình
cười phì, nói anh không biết nói trạng. Lênin chết năm nào, anh sinh năm nào mà
bảo Lênin tặng anh chiếc xe đạp này. Anh cười hì hì, nói rứa mới tài.
Mình
không hỏi nữa vì biết thế nào anh cũng kể, tính anh thích kể có đầu có đuôi, ít
khi kể gọn lỏn một câu. Anh hay kể mấy chuyện liên quan đến sự viết của anh.
Anh kể cái truyện Vượt Côn Đảo tất nhiên anh bịa, hồi đó nghe người ta kể lại
một phần anh bịa ra chín phần. Cho đến ngày anh ngồi kể cho mình nghe, khoảng
năm 85 – 86 chi đó, anh vẫn chưa biết Côn Đảo méo hay tròn. Trong đó có mấy câu
anh tả con đường từ nhà tù ra bãi dương (trường bắn) được lót xương của các tù
nhân bị án tử hình. Là anh bịa ra thế để nâng cao lòng căm thù Đế quốc thực dân
chứ xương người làm sao lót được đường. Chẳng ngờ trong hồi ký của một ông ở tù
Côn Đảo về (ông này nổi tiếng lắm, không dám nêu tên, hi hi) khi viết về con
đường này cũng tả y chang như anh tả, cũng con đường lót xương các tù nhân, he
he.
Cũng chuyện tù Côn Đảo, trong Trường ca Võ
Thị Sáu (thực ra là bài thơ dài, in nguyên một trang báo Tiền Phong) anh viết
tuổi 16 chị Sáu vẫn hái hoa lê-ki-ma cài tóc. Buổi sáng ngày bị hành hình, chị
đã ngắt một nhành hoa lê-ki-ma cài lên mái tóc, trên đường ra pháp trường chị
vừa đi vừa hát. Anh đâu biết lê-ki-ma là cây gì, nghe cái tên đẹp thì tưởng hoa
của nó chắc đẹp lắm. Sau này mới biết lê-ki-ma thực ra là cây quả trứng gà, hoa
đã xấu lại đầy nhựa, “ngắt một nhành hoa cài mái tóc” có mà dở hơi. Ai dè bác
Nguyễn Đức Toàn lấy cảm hứng từ bài thơ của anh để viết bài Biết ơn Võ Thị Sáu
(chắc khi đó bác Toàn cũng không biết cây lê-ki-ma là cây gì): Mùa hoa lê-ki-ma
nở ở quê ta miền đất đỏ/ Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng/ Đã chết cho mùa
hoa lê-ki-ma nở…Chị Sáu đã hy sinh rồi/ Giọng hát vẫn như còn vang dội vào trái
tim…Anh Quán cười khà khà, nói sau này hễ viết về chị Võ Thị Sáu thì người ta
lại bê nguyên chi tiết này vào, vui quá là vui.
Đến
ngày thứ ba anh Quán mới kể sự tích chiếc xe trâu. Bữa đó trời mưa, anh đi đầu
về, chạy rật rật vào nhà, miệng nói tay chỉ, nói Lập Lập mày bê chiếc xe đạp
vào nhà cho anh. Mình chạy ra, vừa nhấc lên đã lè lưỡi, nặng quá là nặng. Mình
vừa thở vừa nói xe này đúc bằng sắt hay sao, nặng như chiếc xe máy. Anh Quán
cười nhẹ, nói thì bằng sắt chứ sao, có tí nhôm nào đâu, có rứa mới gọi là xe
trâu. Anh lôi chai rượu vừa kiếm đâu về rót ra hai ly, nói uống đi. Xe này anh
kiếm được thời viết văn chui đấy, chuyện hay lắm.
Anh
kể đâu như năm 69 – 70, bé Đỗ Quyên, con gái đầu của anh, đang học cấp I. Mùa
hè thì không sao, cứ đến mùa đông là nó thường xuyên đi học muộn. Trời rét mướt
cả nhà ngủ khì trong chăn ấm, đến khi tung chăn vùng dậy đã bảy, tám giờ rồi.
Con gái bị cô giáo phê bình liên tục, anh xót lắm, nghĩ bụng không biết làm thế
nào kiếm được cái đồng hồ báo thức. Đồng hồ báo thức Liên Xô hồi đó bán phân
phối giá 20 đồng, đối với anh Quán là cả một món tiền to. Nhưng giá có kiếm
được 20 đồng cũng chả đến lượt anh, sổ gạo còn hồi hộp sợ có ngày bị cắt mất,
anh đâu dám mơ được phân phối đồng hồ.
Đến chơi nhà Trần Dần, anh thấy có tờ họa báo
Phụ nữ Liên Xô, vừa lật vài trang chợt thấy thông báo thể lệ cuộc thi viết về
Lênin. Ngó xuống phần giải thưởng, giải khuyến khích là đồng hồ báo thức, bút
máy và một vài thứ khác. Lập tức anh về nhà viết ngay, quyết giành cho được cái
giải khuyến khích. Chừng hai ngày anh viết xong cái truyện Như con cò vàng
trong cổ tích. Tất nhiên anh không lấy tên thật. Anh thư vào Nghệ An cho chú em
họ đang làm công nhân lâm trường gì đấy, xin phép được lấy tên anh ấy. Sở dĩ
anh lấy tên chú em họ, vì chuyện thi cử anh không dám mượn tên mấy ông bạn nhà
văn anh vẫn mượn tên, hơn nữa lấy tên một người thuộc giai cấp công nhân chắc
người ta sẽ ưu tiên hơn.
Mới gửi thì thấp thỏm lắm, thỉnh thoảng có
bưu tá gọi ra ngõ lấy thư, trống ngực đập to hơn trống làng, cứ tưởng bở thư
chú em họ báo tin giải thưởng. Hơn nửa năm vẫn biệt vô âm tín, tuyệt vọng luôn.
Trách mình to đầu mà dại, tự nhiên đơm đó ngọn tre, đấu với các anh tài của cả
12 nước Xã hội Chủ nghĩa, cái giải rút cũng đừng có mà mơ.
Một
hôm rượu say anh ngủ như chết, chị Trâm, vợ anh, véo cho cái rõ đau. Anh giật
mình mở mắt, chị Trâm cầm tờ giấy báo trúng giải chú em họ vừa cầm ra đưa qua
đưa lại trước mắt anh, ối cha mẹ ơi giải nhất! Anh tự véo đùi mình hai ba cái
để xem mình tỉnh hay mơ. Chú em họ mặt nhăn như bị, nói anh mần ri chết em rồi.
Anh hỏi sao. Chú em họ kể giấy thông báo về buổi sáng, buổi chiều đã ồn khắp
lâm trường, một ngày sau thì ồn ra cả tỉnh. Một ông công nhân ở nơi khỉ ho cò
gáy bỗng nhận cái giải nhất của Liên Xô, lại giải nhất viết về Lênin thế mới
kinh. Đài lâm trường, đài huyện, đài tỉnh đua nhau nói râm ran. Các nhà báo kéo
nhau về lâm trường ầm ầm, chú em họ hãi quá, nửa đêm nhảy tàu ra nhà anh.
Chuyện
nghiêm trọng. Việc này nếu lộ ra chẳng những anh mất toi cái giải nhất mà việc
viết văn chui của anh hơn chục năm qua nhất định bị lật tẩy, khéo không tù tội như
chơi. Anh lạy lục chú em họ đã thương thì thương cho trót, cố làm sao đừng để
chuyện này lộ ra. Anh diễn giải phân tích cái truyện, đặt ra đủ loại câu hỏi
rồi trả lời, để chú em họ đối phó với đám nhà báo. Chú em họ cay đắng ra về,
thôi thì đâm lao phải theo lao, nếu lộ ra anh Quán chết thì anh cũng chết theo,
chẳng phải chuyện chơi.
Được
hơn một tuần, nửa đêm chú em họ lại mò ra, lôi trong bị ra cái đồng hồ báo thức
và năm chục đồng đưa cho anh Quán, nói của anh đó, anh cầm đi rồi tha cho em,
hai ba tuần nay vợ chồng em mất ăn mất ngủ, kiểu này rồi cũng “tăng xông” đứng
tim mà chết, chẳng sống được đâu. Hỏi thì chú em họ kể, hết lâm trường mít tinh
biểu dương đến huyện, sở hội họp khen ngợi. Lại còn Tỉnh ủy gọi lên chiêu đãi,
tặng 50 đồng; Ủy ban tỉnh gọi lên chiêu đãi, tặng đồng hồ báo thức. Hai vợ
chồng chú em họ sợ hết hồn, cứ mỗi lần có trát gọi là tim họ nhảy lên sau gáy,
mặt mày xanh như đít nhái.
Rồi
cũng qua. Ngày anh Quán đưa chú em họ đến Đại sứ quán Liên Xô nhận chiếc xe đạp
là ngày cuối cùng trong suốt ba tháng trời căng thẳng hồi hộp. Anh nấp sau gốc
cây bên kia đường, đối diện cổng Đại sứ quán, căng thẳng đến độ mồ hôi đầm đìa
toàn thân, ướt sũng cả áo quần, chỉ sợ đến phút chót mọi việc bị lật tẩy. Chờ
suốt ba tiếng đồng hồ mới thấy chú em họ đẩy chiếc xe đạp đi ra. Anh ôm chầm
lấy chú em họ nghẹn ngào không nói được. Hồi lâu mới nấc lên, nói em ơi, ơn em
đời đời kiếp kiếp. Anh theo Vệ quốc quân vào sống ra chết không biết bao nhiêu
lần, chưa lần nào anh sợ như lần này.
Nghe
đến đây tự nhiên mình muốn khóc.
----
*Nhà
thơ Phùng Quán (1932-1995)
----
Phạm Đức Nhì gửi
đăng
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ USA ngày 10.6.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________ Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét