Home
» Biên khảo - Tư liệu
» Thư viện văn xuôi
» Năm Mùi nói chuyện chữ “Dâm” – Phiếm luận Thái Quốc Mưu (Atlanta USA)
Năm Mùi nói chuyện chữ “Dâm” – Phiếm luận Thái Quốc Mưu (Atlanta USA)
Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015
Khi nói đến tiếng/ chữ “Dâm” là người ta nghĩ, đến nói “chuyện nầy, chuyện nọ”, nghĩa là những chuyện “BỊ” cho là “bậy bạ, tục tĩu”. Thực tế trong ngôn ngữ nhân loại, không hề có tiếng/ chữ nào có cái tên hay mang ý nghĩa tục. Cái tục, có chăng là do ý tưởng của con người.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Thái Quốc Mưu
Còn
có bút danh Liêu Tiên Sinh
Ngày
Tháng Năm sinh: 11/2/1941
Quê
quán Thị xã Mỹ Tho (TP.Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang)
Định
cư tại Mỹ ngày 22-2-1992
Hiện
đang sống và làm việc tại Atlanta USA
Email: danviet1995@aol.com
_____
NĂM MÙI
NÓI CHUYỆN CHỮ DÂM ()
Khi
nói đến tiếng/ chữ “Dâm” là người ta nghĩ, đến nói “chuyện nầy, chuyện nọ”,
nghĩa là những chuyện “BỊ” cho là “bậy bạ, tục tĩu”. Thực tế trong ngôn ngữ
nhân loại, không hề có tiếng/ chữ nào có cái tên hay mang ý nghĩa tục. Cái tục,
có chăng là do ý tưởng của con người.
Ngôn
ngữ, chỉ là một trong các giao ước văn hóa giữa con người với nhau. Và, ngôn
ngữ chính là sự đồng thuận của một dân tộc. Thí dụ, từ xa xưa, khi người nào
mới thấy một vật gì đó lần đầu tiên, người phát hiện nghĩ và cho vật đó một cái
tên theo cách nghĩ của kẻ ấy, rồi đem vật đó về cho người cùng bầy, đàn thấy và
bảo vật ấy gọi bằng cái tên đó... Từ ấy về sau, bất kỳ ai gặp lại vật đó cũng
gọi nó bằng cái tên của người đã đặt lần trước.
Hiện
nay, cái computer, ở Mỹ gọi là computer, trong nước gọi là máy “vi tính”. Người
ở Mỹ không thể bảo người trong nước nói sai. Vì tất cả người trong nước thấy
cái computer đều gọi nó như vậy, thì ta không thể bảo họ phải gọi như thế nầy,
như thế kia, phải theo cách ta gọi mới đúng.
Người
Hoa, gọi Tiến sĩ là chỉ ông thầy thuốc trị bệnh theo Tây y (tức là người mà ta
gọi là Bác sĩ). Còn chức danh Bác sĩ là để chỉ người có học vị Tiến sĩ. Một ông
Tiến sĩ ở Mỹ nhân tiện sang Bắc Kinh, tìm thăm người bạn học cũ, người bạn vắng
nhà, ông bèn trao danh thiếp cho vợ người bạn. Trên danh thiếp viết ngắn gọn:
“Tiến sĩ X.” Bà vợ người bạn đọc danh thiếp, liền vui vẻ hỏi: “Ồ! Xin được hỏi
ở Mỹ ông phục vụ ở bệnh viện nào?”…
Một
sai lầm nghiêm trọng mà các nhà dịch thuật Việt Nam không biết, nên khi dịch về
Tôn Dật Tiên (孫逸仙),
(tức Tôn Văn (孫文),
Tôn Trung Sơn (孫中山), họ thấy trong tài liệu Tôn Dật Tiên học và
tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Hương Cảng, nên dịch ông là Bác sĩ Tôn Dật Tiên. Đúng
ra phải dịch là Tiến Sĩ Tôn Dật Tiên. Bởi ở Trung Hoa không có ông Bác sĩ (Tiến
sĩ ở ta) Tôn Dật Tiên, mà chỉ có ông Tiến sĩ (Bác sĩ ở ta) Tôn Dật Tiên. Phải
dịch như vậy rồi ghi chú phần cuối bài. Còn nếu dịch thẳng là Bác sĩ Tôn Dật
Tiên, thì khi tiếp xúc xã giao với người Tàu chính quốc, mà ta đề cập đến Bác
sĩ Tôn Dật Tiên, họ sẽ ngẩn ngơ ra.
Như
vậy, ngôn ngữ chỉ là sự đồng thuận, ở Tàu, hai tiếng Bác sĩ để chỉ người có học
vị Tiến sĩ ở ta, còn hai từ Tiến sĩ là để chỉ ông thầy thuốc Tây Y (tức Bác sĩ
của ta). Không vì thế mà ta nói người Tàu gọi sai, còn ta gọi đúng hoặc, ngược
lại.
Trên
cơ thể động vật người, nếu ngày xa xưa người nguyên thủy, gọi TAY bằng CHÂN và
ngược lại thì bây giờ chúng ta cũng gọi như thế. Nếu xưa kia, bộ phận gắn bó
với nam giới, gọi bằng cái tên của bộ phận gắn bó với nữ giới, giờ đây chúng ta
cũng gọi bộ phận của nam giới bằng cái tên của bộ phận nữ giới là chuyện bình
thường.
Hoặc,
bộ phận của nữ giới, người Việt nguyên thủy gọi là “A”; bộ phận sinh dục nam
gọi là “B” thì ngày nay chúng ta không thể gọi khác hơn.
Hoặc,
khi “làm chuyện sinh sản” nếu trước kia tổ tiên ta không dùng mẫu tự “Đ” ở đầu,
mà gọi là “Ăn” (hay gì đó) thì bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục gọi “ăn” (hay gì
đó), để chỉ việc làm chuyện “mây mưa”.
Thời
Việt Nam Cộng Hòa, quân đội Mỹ hiện diện ở Miền Nam khá đông, giới “chị em ta”
thịnh hành. Khi người Mỹ giao tiếp, họ muốn học chút tiếng Việt, bèn hỏi “chị
em ta”, “Cô đẹp quá!”, “Tôi yêu cô!”, tiếng Việt nói như thế nào? Thay vì, dạy
nói đúng, các nường hè nhau dạy, “Cô đẹp quá” nói là “Đồ đĩ chó!”; “Tôi yêu cô”
là “Địt mẹ mầy!”. Các anh chàng Mỹ thật thà thi nhau học ngốn nghiến, khi ra
đường thấy phụ nữ đẹp, họ giơ tay cười nói, “Đồ đĩ chó!”; khi vào các Bar ôm
“chị em ta” vào lòng, bèn thủ thỉ, “Địt mẹ mầy!”. Với những anh chàng lính Mỹ
họ nghĩ những lời ấy là ngôn ngữ đồng thuận của tiếng khen, họ nói tỉnh bơ.
Đặt
tên cho một vật thể, giống như đặt tên của một con người, mục đích là để tên
vật thể đó khác với tên vật thể kia, hầu khi nói đến người nghe biết/hiểu người
nói muốn chỉ cái gì. Tên người cũng vậy. Khi một đứa trẻ sinh ra, cha mẹ đặt
cho nó cái tên là để cho mọi người biết, hình dáng đó, mặt mũi đó mang tên đó.
Trong
nhà tù, nếu cai ngục cho ta một mã số tù, thì khi mã số đó gắn liền với tên
tuổi đó, hình dáng đó, khi cần, chỉ đến đến mã số đó thì mọi người biết kẻ đó
là ai!
Tóm
lại, cái tên của vật thể, chỉ là để chỉ thứ/cái gì đó thôi. Tự nó chẳng có gì
tục, thanh cả. Nó là đại từ riêng, hoàn toàn vô nghĩa.
Do
sự tiến hóa, thay vì, gọi theo tên nguyên thủy, người ta “chế” ra những ngôn
ngữ mới để gọi tránh đi “cái thứ mà bị cho là tục tĩu, là dâm dục,..” bằng thứ
ngôn ngữ mới hơn. Chẳng hạn, thay vì “Đ” được thay thế bằng “ân ái, làm tình,
giao hoan, hành lạc,..” Trong khi nội dung, cách tiếp cận sự việc vẫn y nhau.
Khác chăng chỉ vài hình thức, vài sự “ứng biến” của mỗi người.
Như
vậy, tất cả các ngôn ngữ bị cho là tục tĩu, dâm dục, thô thiển,... đều xuất
phát từ vị trí của vật thể đó đóng ở nơi nào trong cơ thể người, từ đó đi vào
hệ tư tưởng mà người ta nghĩ tên của vật thể đó tục hoặc thanh.
Đó
là sự đồng thuận về ngôn ngữ. Tuy nhiên, hiện nay có những thứ ngôn ngữ bị áp
đặt, bị đầu độc do ý đồ chánh trị của các chế độ cai trị buộc người dân phải
chấp nhận nói theo. Nói trái với sự áp đặt, đầu độc ấy, sẽ bị ghép vào tội phản
động, là theo chế độ thù nghịch, v.v... Thứ ngôn ngữ mới nầy, là thứ ngôn ngữ
áp đặt, đầu độc, chẳng phải là ngôn ngữ đồng thuận. Vì thế, nó không thể tồn
tại với thời gian, chắc chắn sẽ bị khước từ khi đối diện với ngôn ngữ đồng
thuận và từ từ bị loại trừ một cách tự nhiên.
Trở
lại về chử DÂM, trong Tự Điển Tiếng Việt, ở trang 237, nơi cột trái, dòng cuối
cùng, định nghĩa như sau:
Dâm
t (hoặc d). Có tính ham muốn thú nhục dục quá độ hoặc không chính đáng.
(Dâm,
tính từ (hoặc danh từ): tính ham muốn thú nhục dục quá độ hoặc không chính
đáng)
Tự
Điển của Trung Tâm Từ Điển có tất cả 16 Nhà học giả và Nhà ngôn ngữ học đồng
tác giả, mà giải thích chữ nghĩa như vậy thì... “chết sướng hơn”
Thử
hỏi, cặp vợ chồng thích làm tình với nhau thì thú vui thể xác đó là “không
chính đáng” sao?
Vậy
Dâm là gì?
Trong
các cuốn Từ Thư Hán (khi nói về chữ Hán Việt, thì phải tra cứu Hán Thư, nếu dựa
vào bản dịch thì sao tránh khỏi sai lầm?) chữ/tiếng Dâm trong dâm dục, có các
nghĩa: “QUÁ” (quá trớn, quá mức...), ĐỘNG (như động lòng), MÊ HOẶC (điều gì đó),
TÀ (ngược với chánh như bất lương, vô nhân đạo...),… Ngoài ra, tất cả những
sự/việc nào vượt quá mức, quá trớn,... đều gọi là “DÂM”. Chẳng hạng, Dâm vũ
(mưa dầm), dâm hình (hình nhìn ác quá!), dâm bằng (người bạn có tính tình quá
bất lương)…
Câu
thành ngữ, “Phú quý bất năng dâm”, đa số, người ta đều hiểu cách sai lệch:
“Người giàu sang không nên say đắm việc phòng the”. Nghĩ như thế, hóa ra giới
nghèo khó được tha hồ làm “chuyện nọ chuyện kia”?
Thực
ra, câu “Phú quý bất năng dâm” chỉ là câu đầu trong 4 câu:
Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất
Thử chi di đại trượng phu
Nhiều
người lầm tưởng đó là lời dạy của Khổng Tử, thực ra là của Mạnh Tử viết trong
chương Đằng Văn Công Hạ (có nghĩa là, Phú quý không làm mê hoặc được. Nghèo khó
cũng không làm thay đổi được (chí hướng). Uy vũ không thể khuất phục (ta) được.
Như vậy mới là bậc đại trượng phu.)
Thông
thường, nói đến DÂM, người ta hay nghĩ đến Dê. Phong Dê làm “Thầy” trong chuyện
nam nữ. Đa số trong các sách viết về dê thường viết khả năng “nam tính”. Một
ngày có thể “quần” 50, 60 nàng dê cái là “chuyện nhỏ”.
Nhưng,
theo ông Đinh Trí Thức, nguyên Xã Trưởng xã Thới Giao, huyện Xuân Lộc, Tỉnh
Long Khánh (vốn tu xuất), người chủ đàn dê khoảng vài trăm con.
Trong
dịp kẻ viết bài nầy đưa đoàn viên chức xuất sắc nhất trong tỉnh về dự dạ tiệc
do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khoản đãi trong đêm lễ Quốc Khánh. Hôm đó, ông
“bắt” tôi ngồi cùng ghế sau trên chiếc xe du lịch của ông.
Trên
đoạn đường dài, từ Long Khánh lên Sàigòn, chúng tôi nói đủ thứ chuyện, khi đến
chuyện “ăn chơi”, “làm thật”, ông hỏi tôi: “Thầy biết khả năng của con dê đực
đầu đàn không?” Tôi lắc đầu. Ông tiếp, “Mỗi sáng nó ra đứng trước cửa chuồng, bất
cứ con dê cái nào vừa ra khỏi cửa là nó “tém” liền, những con dê cái nào chạy
vuột, ra bãi cỏ, nó tìm ngay con đó “trả bài” chẳng để sót con nào cả.”
Giống
Dê Cụ đúng là “sư tổ” trong chuyện mây mưa.
Xin
mở ngoặc, kể một chút về ông Đinh Trí Thức. Người viết có thể khả quyết, xưa,
nay và trong hai nền Cộng Hòa Việt Nam, từ Cà Mau đến Bến Hải, không thể có một
vị lý trưởng, xã trưởng nào khác được Trung Ương ưu ái như ông Xã Trưởng Đinh
Trí Thức.
Ngoài
dáng điển trai, rất nam tính bên ngoài, Đinh Trí Thức - đúng như tên Trí Thức
của ông – là một nhà trí thức, giao thiệp hoạt bát, hành xử rất tế nhị. Từng
được các ông Bộ trưởng Bộ Nội Vụ của hai
nền Việt Nam Cộng Hòa mời về phục vụ tại Bộ ông đều từ chối. Nhiều lần Thủ
Tướng Trần Thiện Khiêm lên Long Khánh chơi, trực thăng bay thẳng đến nhà ông ở
xã Thới Giao, sau đó Đinh Trí Thức mới gọi báo Tỉnh Trưởng Long Khánh. Điều
nầy, khiến các vị Tỉnh trưởng “chạy bắn xúc xích” để chỉ thị điều quân đến giữ
an ninh cho Thủ Tướng. Chuyện như đùa nhưng có thật 100%. Không phải một mà
nhiều lần.
Sau
30/4/75, Đinh Trí Thức bị chánh quyền mới đem xe đến bắt, dân hay tin rủ nhau
đến nằm đầy đường cản đầu xe, không cho bắt. Cuối cùng, phải nói dối mời Đinh
Trí Thức giúp cho việc điều tra đặc biệt hai ngày rồi về, khi ấy dân mới chịu
đứng lên về. Đặc biệt, 80% người dân trong xã Thới Giao đều là công nhân của
Đinh Trí Thức.
Sau
khi bị bắt, tôi bị nhốt ở Mật Khu Đá Bàn, đến cuối năm 1975, từ mật khu Đá Bàn,
chuyển đến trại K4 (nguyên Ty Cảnh sát Quốc Gia Long Khánh) trong khi sắp hàng
chờ phân chia chỗ ở, tôi thấy Đinh Trí Thức đang khiêng lương thực chở đến cho
tù. Đầu năm 1976, kho đạn Long Khánh nổ, chúng tôi bị chuyển đến mật khu Hắc
Dịch, cùng ở trại Bàu Lâm.)
Khi
dùng DÂM để chỉ sự liên quan đến chuyện làm tình, thì phải thêm một tính/động
từ khác vào phía sau chữ dâm, như: dâm DỤC, dâm ĐÃNG,… Nếu ai dùng mỗi chữ Dâm
để ám chỉ tánh tình, nết na của một người, thí dụ như, “con nhỏ đó dâm ghê!”
“Ống ấy Dâm lắm!”,… thì chữ Dâm đó hoàn toàn vô nghĩa.
Đạo
đức hoặc lề luật trong xã hội người, có rất nhiều bất công. Chẳng hạn, ông Vua
ngoài Tam Cung Lục Viện ra, còn có hàng ngàn cung tần mỹ nữ, bất kỳ người đẹp
ông ta muốn “gieo giống dê” cứ tự nhiên chọn lựa. Chẳng ai dám bảo rằng lão vua
ấy là kẻ dâm loạn, đam mê dâm dục. Một tên phú hộ, có năm bảy bà vợ, hàng chục
hầu thiếp người ta coi đó là chuyện bình thường, không ai đàm tiếu. Nhưng, một
kẻ bình thường có vợ đôi vợ ba sẽ bị đời lên án, thậm chí ai đó có năm ba người
tình cũng bị chỉ trích gắt gao!
Trong
hoàng cung, con dì, con nhà cô nhà cậu, con… hoặc khi chị dâu mất em chồng có
thể thay thế hay ngược lại, họ tha hồ lấy nhau tùm lum chẳng ai dám bảo họ loạn
luân, vi phạm đạo đức…
Từ
chuyện người trong Hoàng cung các triều đại tha hồ lấy nhau, bất kể cùng huyết
thống hay không, đến chuyện ông nào đó hưởng xái “đồ đã dùng” của anh hay em
trai mình, chẳng hề có chút quan hệ đến máu mủ, thì bị quần chúng lên án. Thật
bất công!
Xét
cho cùng, hóa ra phong tục, lễ nghi, tập quán, luật lệ, đạo đức con người đều
có biệt lệ cho giới quyền cao, chức trọng và giới phú quý giàu sang, còn thứ
dân bần cùng như… tui, thì không thể nào tránh được phép nước, luật dân? Bất
công nào hơn?
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Atlanta USA ngày 09.6.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét