Home
» Lý luận phê bình
» Dòng sông và ánh lửa, một tập thơ hay của tác giả Phạm Đạo – Bài viết Phạm Thành Trai (Qui Nhơn)
Dòng sông và ánh lửa, một tập thơ hay của tác giả Phạm Đạo – Bài viết Phạm Thành Trai (Qui Nhơn)
Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014
Xưa nay trong hàng ngũ những nhà khoa học tự nhiên vẫn có một số người sáng tác được thơ hay và trở thành thi sĩ. Nhưng quả thật những thi sĩ ấy viết nên được nhưng vần thơ có hồn là đều nhờ vào trái tim thơ mà ‘trời đã ban tặng” chứ không phải hoàn toàn tựa vào khối óc đầy những kiến thức sâu rộng về chuyên ngành khoa học kỹ thuật. GS TS khoa học kỹ thuật ngành bưu chính viễn thông Phạm Đạo, CT HĐHP của chúng ta là một trong những thi nhân có được trái tim thơ ấy.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Thành Trai
Còn
có bút danh Thành Trai
Nơi
thường trú: Phường Đống Đa, tp Quy Nhơn- Bình Định
Nơi
sinh hoạt: Hội VHNT BĐ, Hội Nhà Báo Việt Nam tỉnh BĐ
DĐ: 0986 606 216
Email: thanhtrai1507@gmail.com
DĐ: 0986 606 216
Email: thanhtrai1507@gmail.com
_____
DÒNG SÔNG VÀ ÁNH LỬA,
Một tập thơ hay của tác giả Phạm Đạo
Xưa nay trong hàng ngũ
những nhà khoa học tự nhiên vẫn có một số người sáng tác được thơ hay và trở
thành thi sĩ. Nhưng quả thật những thi sĩ ấy viết nên được nhưng vần thơ có hồn
là đều nhờ vào trái tim thơ mà ‘trời đã ban tặng” chứ không phải hoàn toàn tựa
vào khối óc đầy những kiến thức sâu rộng về chuyên ngành khoa học kỹ thuật. GS
TS khoa học kỹ thuật ngành bưu chính viễn thông Phạm Đạo, CT HĐHP của chúng ta
là một trong những thi nhân có được trái tim thơ ấy.
Đọc 81 bài thơ được xếp
làm phần Một và phần tản văn là phần Hai của tập “Dòng sông và ánh lửa” của nhà
thơ Phạm Đạo thì ai trong chúng ta cũng đều nhận rõ tính nhân văn và sự chan
chứa chất ân tình của anh đối với cuộc đời, với gia đình anh em, bè bạn và đặc
biết đối với nhũng mảnh đời bất hạnh, những thân phận bi đát của từng con người
cụ thể trong cuộc sống.
Đây, ta hãy lắng nghe
những câu thơ rất biểu cảm thể hiện tâm tình sâu lắng ấy của anh:
“Lửa rơm cháy đến cuối đời vẫn ấm”
(Dòng
sông tuổi thơ)
Đây là một trong những câu
thơ có hồn, đầy ý tứ thi vị ám ảnh người đọc. Bởi nó, một mặt tả được cái cơ
cực của quê nghèo nấu nướng bằng rơm , mặt khác nó nói lên cái nóng ấm từ trong
rơm rạ nghèo đói đó đã làm nên cuộc đời. Chính nóng ấm rơm rạ nghèo khó đã làm
nên nhân cách nồng ấm nhân hậu của con người mà suốt đời ta phải học tập, phải
nhớ. Câu thơ này đã cho phép ta suy nghĩ rằng nhà thơ Phạm Đạo đã có những phần
thi sĩ kỳ tài như thần đồng thơ Trần Đăng khoa mà nay được báo chí gọi là “lão
thơ”:
“Mái gianh ơi hỡi mái gianh
Thấm bao mưa nắng mà thành quê hương”
Và, những câu mộc mạc sau
đây của anh lại khiến ta thổn thức ở một góc độ khác của “chất thơ Phạm Đạo”.
Vì đây không biết đó là những dòng thơ hay những dòng nước mắt:
“Sinh ra con như giẻ vắt vai
Mẹ có bao giờ trọn bữa
Suốt đời mẹ mặc toàn áo vá
Áo mới con mua mẹ cứ để dành”
(Mẹ
ơi)
Hay:
“Cái chết như là dấu hỏi
Long đong cũng một kiếp người
………………………………
Hương trầm thắp con một nén
Đau lòng bác lắm Trọng ơi”
Cháy lòng với những khốn
khổ của cuộc đời chính mình và của những người khác nên nhà thơ Phạm Đạo đã
luôn quý trong cái tốt đẹp trong cuộc sống còn đầy sóng gió, lẫn lộn vàng thau:
“Biển và trời sao quá mênh mông
Bãi cát lặng im nghe sóng hát
Hàng ngàn dấu chân in trên cát
Dấu chân nào là dấu chân em”
(Dấu
chân em)
Đọc những câu thơ đầy hình
tượng văn học này của anh, tôi lại nhớ một câu người đời thường nói là “Những
tư tưởng lớn thường gặp nhau”. Vì chính chỗ này nhà thơ Phạm Đạo đã gặp nhà thơ
tài hoa Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam:
“Xa vắng quá bồn chồn đi hỏi cát
Đường đông người đâu dấu chân
em”
(Xa vắng)
Có lẽ GS TS khoa học Phạm
Đạo cũng không ham muốn tranh tụng gì về quan điểm triết học hiện sinh hay nhân
sinh quan của mình về cuộc sống. Nhưng chính những câu thơ sau đã “vô tình”đã
khẳng định quan điểm triết học của anh:
“Hạt nước nào đã nhuốm muối biển đông
Hạt nước nào đã tan vào trong
máu
Ôi! Dòng sông quê hương yêu dấu
Chở tuổi ấu thơ về biển lớn cuộc đời!”
(Dòng
sông tuổi thơ)
Vậy là một tứ thơ mới đã
xuất hiện: “Về biển lớn cuộc đời”
Từ lâu người ta đã cho là
cuộc sống trần gian là cõi tạm. Và con người luôn mong tìm đường lên Niết
Bàn, Thiên đường hay một cõi vĩnh hằng nào đó rất tuyệt vời cao xa và tràn trề
hạnh phúc. Nhưng nhà thơ của chúng ta thì lại đau đáu với cuộc sống thế nhân và
cố gắng đem sức mình làm cho sống nhân quần ở đời này được tốt hơn. Bởi vì anh
nghĩ rằng dầu có kiếp sau, có luân hồi đi nữa thì cuộc sống con người trên cõi
thế vẫn là nhân tố quyết định là thước đo cho sự tái sinh của vòng luân hồi
không bao giờ ngừng nghỉ. Theo tôi với quan niệm nay, nhà thơ Phạm Đạo thể hiện
được sâu sắc và chính xác triết lý Phật giáo và cả Thiên chúa giáo:
“Phật ra đời cứu khổ
Chúa xuống thế làm người”
(Chưa
biết tên tác giả)
Muốn trở lại làm người ở
tầng trời nào đó thì hãy làm tròn, làm tốt tư cách CON NGƯỜI ngay trần thế này
đã!!
Chính vì vậy, mà anh đã
viết:
“Luân hồi đâu có bơ vơ
Vòng đời nhân thế - thước đo nhân tình”
(Lá
vàng)
Và anh cũng nhận rằng cuộc
sống con người trên cõi đời này là mỏng manh sương khói, rất chóng vánh đi qua,
nên anh luôn dồn tình thương vào con người của kiếp sống này:
“Vô tình thấy chiếc lá vàng rơi
Mà biết mùa thu đã đến rồi
Thấp thoáng bóng ai trong sương
Cứ ngỡ là em- thương nhớ ơi!”
(Mùa
thu đến)
Một lần nữa ta thấy sự
chuyển dần sang tính chuyên nghiệp trong “nghề”làm thơ của anh Phạm Đạo mà như
nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét tại buổi ra mắt tập thơ “Dòng sông và ánh lửa”
vào đầu năm nay.
Bởi vì với bài tứ tuyệt
phá cách này, anh đã cho chúng ta thưởng thức lại không khí Đường thi “ Ngô
đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu”( Lý Thương Ẩn) và cả sự lãng đãng
bóng người trong cõi gió sương của kiếp sống con người “sương in mặt, tuyết pha
thân” của Nguyễn Du trong Kiều.
Cho nên khi nhìn những
tầng đá mỉm cười trên đền Angkor Thom, nhà thơ của chúng ta đã liền suy nghĩ về
thế sự của một đất nước anh em:
“Với nụ cười bí ẩn
Giấu điều gì mà khuôn mặt lạnh khô
Phải chăng bỡi nhân tình thế thái
Cả ngày xưa và cả bây giờ”
(Nụ
cười bí ẩn)
Chỉ mới được đọc một số
câu tiêu biểu trong hàng trăm câu thơ của 81 bài thơ trong tập thơ “ Dòng sông
và ánh lửa”, tôi cũng xin có số cảm nhận như trên để nói lên sự ngưỡng mộ của
lòng mình đối với nhà thơ chủ tịch HĐHP TQ Phạm Đạo của chúng ta. Và vẫn biết
rằng nó còn nhiều thiếu sót và cạn cợt.
Và vào đầu năm Giáp Ngọ,
ngày 21/02/2014, tại buổi ra mắt tập thơ “Dòng sông và ánh lửa” của GS TS Phạm
Đạo, nhà thơ Vũ Quần Phương đại diện Tập đoàn Bưu chính viễn thông, đại diện
NXB văn học đã có chia sẻ những cảm xúc của mình khi đọc tập thơ nói trên
của nhà thơ Phạm Đạo : “Đến với thơ ca khi đã ở tuổi xế chiều nhưng tác giả
Phạm Đạo đã chuyển dần từ nghiệp dư sang chuyên nghiệp và thơ của ông viết chú
ý tới tứ thơ, đã thể hiện được niềm vui, nỗi buồn của người khác, đặc biệt
những bài thơ tình lại rất mạnh mẽ và trẻ trung”
Và, PCT HĐHP Phạm Văn
Dương, cũng chính là CT CLB thơ luật Đường của họ Phạm, đã nhanh chóng ứng tác
một bài tứ tuyệt rất súc tích để chúc mừng CT HĐHP Phạm Đạo. Bài tứ tuyệt rất
hay đó như sau:
Cánh đồng nở đầy hoa
Sau những ngày “Cày vỡ”*
“Dòng sông và ánh lửa”*
Hướng về phía biển xa.
(*là
tên các tập thơ của tác giả Phạm Đạo)
Theo thiển ý của tôi thì
những vần thơ rất hay ở trên anh Phạm Văn Dương, không những chúc nhà thơ, chủ
tịch họ Phạm Việt Nam mà còn cổ vũ tất cả thi hữu của CLB thơ ta và cả bạn bè
gần xa ngày một hội ngộ và sáng tác được nhiều vần thơ có cánh.
Quy Nhơn, 2/3/2014
VanDanViet Cập nhật lại ngày 03.8.2014
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP. Vinh ngày 03.3.2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét