Rồng phun lửa – Truyện ngắn dự thi của Võ Anh Cương (Đà Lạt)
Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015
Khi Trắc giới thiệu vợ chồng Hoàng ngoài Trung mới vô muốn mướn phòng trọ, nghe cái giọng rất đặc trưng của Hoàng, bà chủ dãy phòng trọ hỏi liền:
- Cậu người Đà Nẵng?
- Dạ, nhà cháu ở đường Trưng Nữ Vương.
- Tui cũng người Đà Nẵng nhưng vô đây lâu rồi.
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Võ Anh Cương
Bút danh khác Văn H. Cương
Sống và làm việc tại Đà Lạt.
Địa chỉ: Nguyễn Hữu Cương 01 Yersin Đà Lạt
ĐT: 0982.582.298 - 0633.830660
Email: voanhcuongdalat@yahoo.com - greatcuong@gmail.com
_____
Võ Anh Cương
Bút danh khác Văn H. Cương
Sống và làm việc tại Đà Lạt.
Địa chỉ: Nguyễn Hữu Cương 01 Yersin Đà Lạt
ĐT: 0982.582.298 - 0633.830660
Email: voanhcuongdalat@yahoo.com - greatcuong@gmail.com
_____
Võ Anh Cương
Khi
Trắc giới thiệu vợ chồng Hoàng ngoài Trung mới vô muốn mướn phòng trọ, nghe cái
giọng rất đặc trưng của Hoàng, bà chủ dãy phòng trọ hỏi liền:
-
Cậu người Đà Nẵng?
-
Dạ, nhà cháu ở đường Trưng Nữ Vương.
-
Tui cũng người Đà Nẵng nhưng vô đây lâu rồi.
Hoàng
mừng rỡ:
-
Vậy thím với cháu là đồng hương!
Bà
chủ nhà cười:
-
Ờ, trong này người miền Trung mình cũng nhiều, mai mời cô cậu qua quán tôi ăn
sáng, tui sẽ múc cho tô mì Quảng đặc biệt.
Nói
xong bà Ba quay về nhà. Nghe nói tới mì Quảng, Hoàng sáng mắt. Cha, cái thứ mì
quê hương mới xa nhà đã thấy nhớ. Hồi còn ở Đà Nẵng, Hoàng hay ăn sáng món quà
này. Bẻ nhỏ miếng bánh tráng cho vô tô, trộn đều lên gắp thêm ít rau rồi ăn kèm
với một trái ớt xanh loại to, mới nghĩ tới thôi là Hoàng đã nuốt nước miếng
rồi. Vậy mà sáng hôm sau ra quán bà Ba ăn mì, Hoàng chưng hửng khi nhận tô mì
từ tay bà chủ quán. Thấy Hoàng ra vẻ ngạc nhiên, bà Ba nói liền:
-
Đây là mì nấu kiểu Đà Lạt cậu ăn thử coi sao?
Bà
Ba giải thích thêm:
-
Trong này mì Quảng phải dùng thứ mì vàng không như ngoài mình, còn cách nấu
cũng khác. Nước nhưn phải có củ đậu rim lên với tôm khô và giò heo, còn rau
sống thì dùng xà lách cô rôn xắt nhuyễn trộn chung với giá, bắp chuối, canh
giới và tía tô!
Hoàng
ăn tô mì một hơi cho đến hết, bà Ba nói đúng, mì Quảng không giống mì ở Đà Nẵng
lắm nhưng cũng có ý vị riêng, nhất là món rau khác xa món rau đủ loại ở Đà
Nẵng, rau xà lách cô rôn xắt nhuyễn ăn nghe mát cả miệng. Cũng hay hay, Hoàng
nghĩ. Lúc Hoàng uống nước, bà Ba hỏi:
-
Tui hỏi khi không phải, cậu vô đây định làm gì?
-
Chưa biết thím ơi, vợ chồng cháu chưa biết tính sao!
Bà
Ba:
-
Cậu có nghề gì không?
Hoàng:
-
Dạ hồi ở ngoải cháu làm đủ thứ nghề linh tinh, làm nhiều nhất là đi phụ hồ.
Bà
Ba ra vẻ quan tâm:
-
Còn vợ cậu, mà nè sao đi ăn sáng mà đi có một mình?
Hoàng:
-
Vợ con nó bị mệt, đi xe không quen, chút nữa con mua về vợ con ăn sau.
Rồi
Hoàng kể sơ qua chuyện vợ chồng mình. Hoàng đi làm hồ vợ buôn bán cá, giờ vô
đây kiếm việc làm, việc gì cũng được. Có điều Hoàng giấu bén chuyện hai người
đâu đã làm đám cưới, lại chẳng có đăng ký kết hôn. Trốn nhà đi thì kể làm gì
chuyện ấy? Bà Ba không biết chuyện này, bà có phòng trống thấy hai người có
giấy tờ hợp lệ là cho mướn. Tháng ba trăm, điện nước trả riêng theo đồng hồ.
Nhà bà Ba ở ngay ngã ba đường, phía sau có khoảnh đất trống, trước kia bà trồng
bụi chuối, mấy luống rau thơm, còn lại là cỏ mọc um tùm. Sau khi thấy nhiều
người hỏi thuê nhà, bà xây một dãy phòng trọ cấp bốn trên miếng đất trống đó.
Ấy vậy mà được, mười phòng bà xây xong chừng tháng sau là có người thuê đủ. Cặp
đôi này cũng có duyên đây, bà nghĩ. Mới tuần trước phòng số 1 giáp với nhà bà
Sáu hai cô gái trả phòng nghe đâu theo người cùng quê về Đồng Nai làm công nhân
da giầy, bà Ba chưa kịp dán “thông báo” thì chiều hôm sau thằng Bình và thằng
Trắc đã chở vợ chồng Hoàng tới hỏi thuê. Tối qua thấy hai người chỉ có cái xách
quần áo bà Ba phải cho mượn mùng mền ngủ đỡ. Sáng nay thấy Hoàng tươi tỉnh bà
cũng vui vui. Bà Ba nói:
-
Hay cậu làm vườn đi, ở đây người ta cần công lắm!
Rồi
bà nói cặn kẽ công việc làm vườn cho Hoàng nghe, Hoàng dỏng tai lên ghi hết lời
của bà Ba. Hoàng cám ơn bà Ba và dặn bà thấy ai cần người làm thì kêu vợ chồng
Hoàng. Bà Ba cười:
-
Cậu yên chí, thằng Trực cháu tui đang thiếu người làm. Hai người chớ bốn người
nó cũng nhận liền!
Một
tháng trôi qua nhanh lắm. Giờ Hoàng rành công việc lắm rồi. Hồi còn ở Đà Nẵng,
Hoàng làm phụ hồ nặng nhọc quen rồi nên không thấy mệt nhọc khi làm nông. Mà
công việc làm vườn nhà anh Trực nhiều việc lắm, nhưng việc nào nặng nhọc thì đã
có máy móc. Làm vườn cần người chịu khó, Hoàng hội nhập rất nhanh với nghề
vườn. Hoa – vợ Hoàng, không giống chồng, hai mươi ngày sau Hoa vẫn không quen
với việc làm mới. Hồi còn ngoài Đà Nẵng, Hoa buôn cá. Buổi sáng Hoa ra âu
thuyền Thọ Quang chờ thuyền về mua cá rồi đem đến mấy chợ xa xa bỏ mối là có
ngay đồng lời. Chừ cả ngày ngồi mài đũng quần nhổ cỏ, Hoa thấy tù túng quá,
chưn cẳng lại mỏi nhừ. Tối đó Hoa bàn với chồng nghỉ việc để đi tìm việc khác.
Hoàng chiều vợ:
-
Thôi em nghỉ ngơi mấy ngày cho lại sức, từ từ tìm việc khác làm, mình anh “cày”
ngày kiếm hơn trăm vợ chồng mình cũng đủ sống qua ngày.
Hoàng
nháy mắt với Hoa, Hoa hiểu ngay là số tiền Hoàng “mượn tạm” của mẹ vẫn còn
nguyên, hai vợ chồng chưa đụng tới. Trước khi đến nhà bà Ba thuê phòng trọ, hai
người cứ nghĩ chắc phải “đụng” tới số tiền lận lưng đó quá, vậy mà không phải.
Hôm
đó Hoàng đang sửa mấy cái bét bị nghẹt của hệ thống tưới tự động đám xà lách cô
rôn trồng tuần trước thì có hai người chở nhau trên chiếc xe máy ngang qua
vườn. Họ tắt máy, dựng xe cặp mé đường bước lên vườn coi coi, ngó ngó mấy cây
xà lách mới bén rễ. Thấy vậy Hoàng cười hỏi:
-
Anh chị tìm chi đó?
Người
đàn ông nhìn Hoàng không trả lời mà hỏi lại:
-
Chú mới vô làm à, anh Trực đâu?
-
Anh Trực đang trên nhà, anh hỏi anh Trực có chuyện chi?
Người
đàn ông trả lời:
-
Chú mới vô làm chắc không biết, vợ chồng tui buôn xà lách cô rôn. Đi ngang qua
đây thấy miếng xà lách định hỏi mua!
Hoàng
ngạc nhiên:
-
Miếng xà lách này mới cấy có một tuần, còn nhỏ quá sao bán được?
-
Nhỏ thì mua theo nhỏ, tui mua là tui tưới tắm chăm sóc bón phân bơm thuốc, chú
khỏi phải lo!
Đúng
như vậy, anh Trực trên nhà đi xuống vườn thấy vợ chồng người buôn rau, họ là
chỗ quen nhau từ trước nên việc buôn bán diễn ra chóng vánh. Nhận tiền của vợ
chồng ông Thảo, anh Trực vui lắm. Chờ xe họ chạy một đoạn anh Trực mới nói:
-
Chắc xà lách đang khan, họ trả một gốc một ngàn, tiền liền. Tui bán lấy tiền
xoay qua chuyện khác.
Hoàng
lần đầu tiên thấy cảnh buôn bán như vậy, Hoàng ngạc nhiên hết sức. Thấy vậy anh
Trực giải thích liền:
-
Trong này người buôn rau theo từng loại, ai chuyên thứ rau nào thì buôn thứ đó.
Thị trường họ nắm trong tay, họ nhạy bén lắm hễ thấy xà lách có giá cao, người
làm vườn ít trồng là họ mua non, tự chăm sóc lấy cho đến khi thu hoạch.
Hoàng
cứ ngẫm nghĩ hoài cách buôn bán này. Đúng vậy, chỉ hơn tháng hai vợ chồng ông
Thảo đưa quân tới cắt xà lách đóng vô những cái giỏ nhựa rồi chất lên xe tải
chở đi. Chỉ hơn hai tiếng đồng hồ miếng vườn còn lại những lá xà lách già sát
gốc người cắt bỏ lại. Thấy tiếc Hoàng lấy cái bao tải dồn thành một bao để
chiều chở về nhà. Vừa làm Hoàng vừa nghĩ, loại xà lách cô rôn này ngoài chợ Hàn
bán nhiều khi hai mươi ngàn một ký, trong này một gốc có khi nặng tới cả ký mà
chỉ mua có một ngàn. Chậc, nếu mình đi buôn, trừ chi phí xe cộ hao hụt chắc
phải lời tới sáu bảy mươi phần trăm. Khoan, đi buôn mình đâu bán được giá như
người mua lẻ, bù qua sớt lại chắc lời cũng khơ khớ. Hay là…nhưng mà không được,
buôn rau phải mang ra ngoài đó, thể nào cũng đụng bà già hay gặp người quen rồi
cũng tới tai bà già liền, không được!
Buổi
chiều Hoàng chở bao lá xà lách về nhà, thấy Hoa ra đón Hoàng nói:
-
Anh chở bao lá xà lách về, em coi lặt mấy lá tốt ăn, còn dư đem qua nhà thím Ba
nuôi vịt.
Hoa
tò mò mở bao lá xà lách, không biết nghĩ gì mắt Hoa sáng lên. Hoa đem lá xà
lách ra rửa rồi cặm cụi ngồi xắt nhuyễn. Hoa xắt khéo quá, những khoanh rau xà
lách đều tăm tắp ngã rạp ra cái thớt dưới tay Hoa. Đó là nhờ cái dao Quảng cô
mua tuần trước dưới chợ, cái dao trông không được đẹp mắt cho lắm nhưng mà bén
ngót, chỉ cần lướt qua một đường là được một khoanh rau mỏng tanh. Rửa tay chân
xong bước vô phòng, Hoàng ngạc nhiên khi thấy Hoa ngồi xắt xà lách. Hoàng hỏi:
-
Em xắt chi nhiều rứa, hai vợ chồng làm sao ăn cho hết?
Hoa
cười cười:
-
Mình ăn không hết thì mời thiên hạ ăn giùm!
-
Em nói răng lạ rứa, thiên hạ là ai?
-
Thì sáng mai anh sẽ biết!
Đêm
đó Hoàng đi ngủ với cục tò mò to tướng, Hoàng hỏi miết Hoa mới thỏ thẻ trả lời:
-
Em định sáng mai đi chợ sớm bán thứ rau xà lách xắt nhuyễn đó!
Hoàng:
-
Thứ đó bán được sao?
Hoa:
-
Mấy ngày nay nghỉ ở nhà em lân la qua chơi với thím Ba. Khi giúp thím dọn rửa
em hỏi thăm chuyện buôn bán của thím mới biết rau xà lách thím lấy mối ngoài
chợ. Người ta xắt sẳn rau rồi bán ký lô cho mấy quán bún bò, mì Quảng. Mai anh
cho em mượn chiếc xe đạp em chạy xuống chợ bán sớm?
Hoàng
ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:
- Một
mình em đi sớm không được đâu, hay là để anh chở em đi? Đàng nào sáng bảy giờ
anh mới phải có mặt ở vườn anh Hai mà, chắc trễ một chút cũng không hề gì!
Cái
sáng kiến của Hoa vậy mà giúp hai vợ chồng kiếm được tiền, xà lách đang có giá,
mà xà lách xắt ra thì cũng là xà lách có ai biết đâu? Hoàng hỏi anh Trực số
điện thoại của vợ chồng ông Thảo. Ông Thảo đồng ý cái rụp chuyện Hoàng xin cho
Hoa phụ việc để mót mấy lá xà lách ông thải ra tại vườn. Giờ hàng ngày Hoa cũng
đi làm như Hoàng, công việc cũng không tệ.
Một
năm qua mau lắm, giờ vợ chồng Hoàng đã có một đứa con, còn non ngày non tháng,
Hoa ở nhà coi con, Hoàng vẫn đi buôn rau. Hoàng thuê mấy đứa sinh viên cần làm
thêm phụ mình. Giờ Hoàng không lấy lá xà lách nữa, Hoàng bỏ mối xà lách cô rôn
cho mấy người bán rau ngoài chợ và đóng hàng đi các tỉnh. “Cũng nhờ cái vụ phát
hiện ra xà lách cô rôn xắt sẵn mà vợ chồng tôi mới đổi qua chuyện buôn rau. Mà
cũng nhờ vợ chồng anh chị Thảo dẫn dắt chớ lạ nước lạ cái như tôi và Hoa thì
biết gì mà buôn với bán?”.
Hoàng
cười khà khà sau câu kết luận khi kể với tôi hồi mới vô đất này lập nghiệp và
cái duyên đưa đẩy vợ chồng Hoàng đến nghề buôn xà lách cô rôn. Lúc tôi gặp lại
Hoàng là mùa hè, Hoàng đã vô trong này được mười năm. Tôi dẫn đoàn giáo viên trường
đi nghỉ hè, tôi đang lựa một cái mũ cao bồi viễn tây ở cổng khu du lịch Thung
lũng Tình yêu thì gặp Hoàng, lúc này Hoàng trên đường đi cắt xà lách ngừng xe
mua gói thuốc. Khỏi phải nói bạn bè thân thiết gặp nhau tại đất khách vui thế
nào. Hoàng lấy số điện thoại của tôi rồi dặn tối nay cắt cơm đoàn về nhà Hoàng
ngủ tâm sự một đêm, sáng mai Hoàng chở trả tôi lại cho đoàn “không ai lấy mất
luôn trưởng đoàn trường Hoàng Hoa Thám như ông đâu mà sợ”, Hoàng nói thêm như
rứa rồi mới chịu lên xe tải nhỏ chạy tiếp.
Nhà
Hoàng nằm trên sườn một ngọn đồi, từ dưới đường dẫn lên nhà là một con hẻm được
xây bằng bê tông, xe 4 bánh du lịch có thể chạy dễ dàng. Thấy tôi quan sát ngôi
nhà, Hoàng giới thiệu liền, giọng có chút tự hào:
-
Nhà này tôi xây được hai năm, còn đất thì tôi mua lâu rồi!
Phải
nói là một biệt thự nho nhỏ xinh xinh mới đúng, tôi nghĩ thầm và trong bụng
thán phục thằng bạn vô cùng. Hoa ý tứ để tôi và Hoàng ngồi tâm sự, Hoa nói phải
dò bài cho con rồi đưa hai thằng con trai lên trên lầu. Còn mình tôi và Hoàng
dưới phòng ăn, chai Chivas 18 đã vơi một nửa nhưng tôi thì chưa vơi hết thắc
mắc trong lòng. Hồi Hoàng bỏ nhà ra đi, mẹ Hoàng qua nhà tôi dò la cả tháng
trời, thím Tám cứ cho rằng tôi là bạn thân nhất của Hoàng thế nào cũng biết chỗ
Hoàng dẫn Hoa tới, thím nói:
-
Con nói thiệt đi để thím bớt lo, thằng Hoàng là đứa nông nổi, con lại là bạn
thân của nó, chắc trước khi đi nó có nói cho con biết đi đâu phải không?
Tôi
thề sống thề chết là Hoàng không nói gì hết, thậm chí mấy ngày trước khi Hoàng
“mất tích” tôi còn không gặp Hoàng nữa là. Tháng sau thím Tám qua nhà tìm tôi
lần nữa, thím hỏi có thư từ hay điện thoại gì của Hoàng không? Tôi ái ngại nhìn
thím lắc đầu, thím ngồi thừ một hồi rồi cũng lắc đầu như tôi:
-
Coi như thằng Hoàng mất tích, thím mất đứa con rồi Hùng ơi!
Câu
nói đó sau mười năm tôi vẫn còn nhớ, âm điệu phát ra từ miệng thím giống y như
cái băng cát sét bị nhão, tôi nghe mà sót cả ruột gan. Chừ ngồi trong nhà Hoàng
tôi phải hỏi cái câu mà tôi phải nhịn bấy lâu. Tôi chưa kịp hỏi Hoàng đã mở
miệng:
-
Ông muốn hỏi tôi vì sao phải trốn nhà đi với Hoa và không liên lạc với gia đình
cả chục năm trời chớ gì?
Tôi
đưa cặp mắt hơi đỏ vì rượu nhìn Hoàng và gật đầu. Hoàng nhìn tôi một hồi rồi
mới nói cái điều mà tôi chờ đợi:
-
Nói thiệt với ông hồi ra đi hai đứa tôi thề không bao giờ trở lại. Cả chục năm
nay tôi không về quê không phải vì lời thề trong lúc giận dỗi đó đâu mà chính
là lo làm ăn, công việc cứ cuốn vợ chồng tôi. Tôi với Hoa cũng từng nói chuyện
này nhiều lần, có lần vợ chồng tôi đã đặt chỗ nhà xe Phương Trang nhưng rồi lại
hồi. Tôi không biết cha mẹ tôi có tha thứ cho tôi không nữa. Vả, ngày đó trước
khi đi, nói thiệt với ông tôi có lấy của mẹ tôi mấy chỉ vàng, giờ mà về thì
không biết ăn nói làm sao….
Tôi
rót một ly rượu nữa rồi trịnh trọng nói:
-
Nhứt định ông phải dẫn vợ con về thăm quê, bảo đảm ông về lại Đà Nẵng sẽ thấy
một thành phố khác hồi ông ra đi, Đà Nẵng bây giờ là thành phố đáng sống mà!
Hoàng
chạm ly với tôi thay cho lời hứa, tôi uống một hơi cạn ly với bạn nhưng lòng
thì đâu hết thắc mắc? Tôi hỏi Hoàng:
-
Vì sao ông bỏ nhà vô trong này?
Lúc
này Hoàng ra vẻ say, tôi hơi ngạc nhiên sao Hoàng mau say như vậy, chúng tôi
mới uống có nửa chai, còn đồ nhậu thì Hoa làm có đến bốn người ăn cũng còn dư.
Cuối cùng Hoàng cũng nói bằng một giọng nhừa nhựa:
-
Hồi đó tôi thi rớt đại học còn ông thi đậu, tôi phải đi làm phụ hồ để kiếm tiền
tiêu khỏi phải xin bà già. Lúc đó là thời gian tôi gặp Hoa. Đến khi tôi dắt Hoa
về nhà ra mắt gia đình thì bị cả ba và mẹ tôi phản đối. Nói thiệt với ông, tôi
dắt Hoa về nhà cho biết rằng tôi cũng có nhà cửa đàng hoàng chớ không phải là
đứa cầu bơ cầu bất, tôi chưa có ý lấy vợ đâu. Lấy vợ gì hả trời, một thằng
thanh niên mới mười chín tuổi như tôi mà lấy nỗi gì? Khi gặp Hoa mẹ tôi vui
lắm, bà dẫn Hoa xuống bếp hỏi han đủ điều. Khi Hoa về lại nhà, ba mẹ tôi kêu
tôi lên phòng khách phản đối vụ tôi quen Hoa. Tôi hỏi vì sao, cả hai người
không cho biết lý do chỉ nói con không được quen con nhỏ đó. Tôi hỏi bộ Hoa có
bà con với nhà mình sao, hay Hoa xấu? Mẹ tôi nói Hoa không có bà con với gia
đình tôi, Hoa lại đẹp người đẹp nết nhưng con không lấy Hoa làm vợ được. Tôi
tức lắm, đã không cho lấy thì tôi cứ lấy, từ hồi còn nhỏ tôi đã là đứa cứng
đầu, ưa làm trái lời người lớn. Tối đó tôi nghe lén câu chuyện của ba mẹ tôi
mới biết vì sao họ không cho tôi quen Hoa. Đó là câu chuyện của đời trước, ông
nội của Hoa có ân oán với ông nội của tôi. Chính ông nội Hoa bắt ông nội tôi vô
tù vì tội làm Việt Cộng nằm vùng. Rồi đến đời ba mẹ tôi, ba Hoa từng có thời
gian theo tán tỉnh mẹ tôi… Mà thôi đó là chuyện từ ngày trước, có can cớ gì đến
tôi và Hoa đâu? Tôi biết ba mẹ mình đã nói là làm, vậy thì để thuận tiện đôi
đường, tôi đưa Hoa đi lập nghiệp. Còn vì sao tôi chọn Đà Lạt để sống à, thì Đà
Lạt cũng có một chữ Đà như Đà Nẵng mà, nói vậy thôi chớ chắc là tôi có duyên
với đất này.
Hoàng nói một lèo với tôi chuyện cũ, Hoàng có say đâu, giọng nói của
Hoàng đầy tâm trạng. Còn tôi thì say sau ly rượu thứ bao nhiêu không rõ, đến
khi tĩnh dậy tôi thấy mình và Hoàng ôm nhau ngủ như hồi hai thằng còn đi học
cấp hai.
Cuối mùa hè, Hoàng đưa vợ con về quê. Tôi lấy xe nhà ra bến xe đón vợ
chồng Hoàng. Tôi nói hay là Hoàng về nhà tôi rồi hẵn về nhà mẹ sau, để tôi đi
“tiền trạm” coi sao đã? Hoàng không chịu, Hoàng muốn về nhà liền, Hoàng nói:
-
Bây chừ chạm đất Đà Nẵng rồi mới thấy sốt ruột, tôi phải về nhà liền, ông cảm
phiền chở tôi về để tôi xin lỗi cha mẹ tôi!
Vừa
thấy mặt vợ chồng và hai đứa con Hoàng, thím Tám đứng sững như trời trồng. Một
lát sau, thím chạy a lại phía con cháu, thím vừa cười vừa khóc:
-
Tổ cha mi, sao mi đi tới mười năm mới về hả thằng kia?
Tôi
lẳng lặng ra về để cho mẹ con, bà cháu nhận nhau được tự nhiên, tôi về nghe
trong lòng chút bùi ngùi.
Tám
giờ tối hôm đó tôi quay lại nhà thím Tám, tôi rủ Hoàng:
-
Tối nay thứ bảy, tôi chở nhà ông ra cầu Rồng xem rồng phun lửa?
Hai
thằng con trai của Hoàng nghe vậy bu quanh tôi hỏi dồn:
-
Có thiệt rồng phun lửa không bác Hùng?
-
Rồng phun lửa có xa không bác?
Tôi
cười:
-
Bây giờ mà bác nói trước sẽ mất vui, mấy đứa cứ ra đi thì biết!
Thằng anh háo hức dắt tay thằng em ra xe, vừa đi nó vừa nói:
-
Anh nói với em rồi, quê nội mình có nhiều cầu lắm mà, ngoài cầu Rồng phun lửa
anh sẽ nói bác Hùng chở mình ra coi cầu quay hỉ?
Thím Tám nhìn theo hai đứa cháu, trong đôi mắt già của thím tôi thấy
dường như có lửa. Chẳng cần chờ đến chín mười giờ đêm, Rồng đã phun lửa từ
trong đôi mắt thím!
2/12/2014
----
Tác
phẩm đoạt giải khuyến khích cuộc thi truyện ngắn và thơ ”Người đô thị” do Hội
nhà văn TP Đà Nẵng tổ chức
----
Nguyễn Hữu Cương © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Lạt ngày 31.3.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét