Đọc “Xin lỗi”- thơ Vĩnh Thuyên – Bài viết Châu Thạch (Đà Nẵng)
Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015
Có người nói với tôi Vĩnh Thuyên thiếu chữ để diễn tả ý thơ mình. Tôi cười không trả lời nhưng tôi biết không phải như thế vì Vĩnh Thuyên muốn nói ít để người ta hiểu nhiều. Thơ Vĩnh Thuyên không bao giờ tối nghĩa nhưng đọc thơ Vĩnh Thuyên thì trước hết phải trang bị cho mình con mắt thẩm mỹ để cảm nhận vẽ đẹp một cách khái quát như thoáng nhìn một bức tranh lập thể, sau đó từ từ chiêm nghiệm.
Thông tin cá
nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
XIN LỖI
Cảm ơn
em
Cảm ơn
hết mọi người
Đã cho
tôi
Một lần
xin lỗi
Trời
sinh tôi
Sinh
thêm lắm tội
Lời nói
đầu
Tôi XIN
LỖI tôi
Phà Cổ
Chiên
Tháng
ngày mấy lượt
Đưa tôi
đi
Và đón
tôi về
Cầu Cổ
Chiên xây xong
Ai tiễn
Phà về
đâu
Tôi
biết đâu tìm
Ao Bà
Om
Chiều
hôm còn đợi
Đợi
điều gì
Không
hẹn chưa quen
Gió đã
nói
Lời như
trách móc
Tôi đã
thua lần nữa
Mấy lần.
Lời
Bình Châu Thạch
Có
người nói với tôi Vĩnh Thuyên thiếu chữ để diễn tả ý thơ mình. Tôi cười không
trả lời nhưng tôi biết không phải như thế vì Vĩnh Thuyên muốn nói ít để người
ta hiểu nhiều. Thơ Vĩnh Thuyên không bao giờ tối nghĩa nhưng đọc thơ Vĩnh
Thuyên thì trước hết phải trang bị cho mình con mắt thẩm mỹ để cảm nhận vẽ đẹp một cách khái quát như thoáng nhìn một
bức tranh lập thể, sau đó từ từ chiêm nghiệm.
Đọc
bài thơ “Xin Lỗi” ta cũng dễ ngỡ ngàng vì gặp ngay những lời khô khan vào đề:
Cảm ơn em
Cảm ơn hết mọi người
Đã cho tôi
Một lần xin lỗi
Xin
lỗi và cảm ơn là hai câu nói ở đầu cửa miệng người Âu Mỹ. Vĩnh Thuyên tiến bộ
hơn họ ở chổ vừa xin lỗi xong, lại cám ơn tiếp vì người ta nhận lời xin lỗi của
mình. Đây là một phong cách thơ có mục đích nhấn mạnh thêm lỗi của nhà thơ nặng
nề, trầm trọng hơn những lỗi trong sự va chạm bình thường ngoài đời.
Ta
cũng ngỡ ngàng thêm vì không biết nhà thơ có tội chi mà xin lỗi nhiều như thế.
Đọc tiếp hai câu thơ sau ta thấy Vĩnh Thuyên mặc dầu xin lỗi nhưng cái lỗi
chính lại là cái Tôi cuả mình.
Người
theo đạo Chúa thường đấm ngực xưng tội mình nhưng họ nói “lỗi tại tôi mọi bề”
chớ chẳng khi nào đổ tội cho Trời và xưng tội với người. Người theo đạo Phật
thì lại càng tự nhận lỗi về mình tất cả để tu tập trên con đường Diệt Đế. “Trời
sinh ra tôi-Sinh thêm lắm tội” nhưng tại thâm tâm mình nhà thơ cũng ý niệm được
“lỗi tại tôi mọi bề” nên ông lại tự xin lỗi chính mình. Điều đó cũng xác nhận
được nhà thơ tự cảm nhận được trong thể xác mình có hai bản thể con người. Một
bản thể mang tội lỗi và một bản thể là công chính, không tội:
Lời nói đầu
Tôi XIN LỖI tôi
Vế
thơ cho ta thấy Vĩnh Thuyên vạch ra một vấn đề nam giải. Đó là nguyên nhân của
tội lỗi. Câu hỏi tội lỗi từ đâu mà có? Tội lỗi từ trời hay tội lỗi từ tôi? Nhà
thơ đưa ra nan đề và nhà thơ không trả lời. Những lời cảm ơn em và cảm ơn mọi
người đã cho nhà thơ một lần xin lỗi chẳng phải là chân thành đâu vì ai đâu
biết tác giả có lỗi gì mà tha thứ. Đó chẳng qua là ngón đòn tâm lý đánh thức tư
duy của em và của mọi người để tự giải bài toán khó giải kia, để giải một nan
đề thuộc về một triết lý cao sâu. Phần
đáp án phải do mỗi người trong chúng ta, những ai đọc bài thơ “Xin Lỗi”, hoặc
nó là một sự phi lý sẽ treo lơ lửng muôn đời không ai giải được.
Qua
phần thứ hai của bài thơ tưởng như lạc lỏng với vế thơ đầu. Phần nầy tác giả
nói về việc cây cầu Cổ Chiên xây xong đã làm cho con phà Cổ Chiên biến mất. Phà
cổ Chiên là hình ảnh thân thương trong quá khứ đối với tác giả và đối với nhiều
người.Khi người qua sông có phà đưa đón. Phà Cổ Chiên không còn ai sẽ tiễn phà
đi để nhà thơ phải ngẫn ngơ mà thốt lên:
Ai tiễn
Phà về đâu
Tôi biết đâu tìm
Phà
cổ Chiên và cầu Cổ Chiên có liên quan gì đến chủ đề bài thơ là “Xin lỗi”? Tại
sao tác giả đặt phà và cầu vào trong bài thơ nói về tội lỗi? Bến phà biến đi
làm mất theo luôn cảnh nhộn nhịp của người qua lại, của sự trao đổi bán mua.
Cây cầu hiện ra là một hình ảnh mới, một sinh hoạt mới gọn hơn và nhanh hơn
trước. Thâm tâm nhà thơ có sự ray rức vì tưởng như quá khứ có linh hồn và linh
hồn đó đã chết. Tác giả tự chuốc vào mình cái lỗi của sự từ giả một nếp sống
thân thương mà mình quyến luyến. Nhà thơ nghe tiếng than thở oán trách của linh
hồn quá khứ trong linh hồn của nhà thơ. Vì thế tác giả mới phân bua trước mọi
người như là người ta đang chất vấn mình: “Ai tiễn/ Phà về đâu/ Tôi đâu biết”.
Vế
thơ cho thấy quan niệm những thay đổi trong cuộc đời dầu là thay đổi tốt hơn
nhưng không biết trân trọng quá khứ cũng là một tội lỗi. Chiếc áo mới thay
chiếc áo cũ, ngôi nhà mới thay ngôi nhà cũ, cây cầu mới thay bến phà cũ là ta vất
bỏ chính ta của một quá khứ gắn bó, nương cậy, chuyên chở… đời ta mà với quan
niệm về chữ “chấp” của nhà Phật, có thể ta cho chính đó là ta. Vậy thì lỗi hay
tội lỗi nó nằm trong mọi hành vi, mọi giao tiếp của tôi với đời mà nó từ đâu
đến, không phải do tôi vì “Ai tiễn/Phà về đâu/Tôi biết đâu tìm” nhưng tôi phải
đau khổ như chính tôi là thủ phạm vì kỷ niệm ấy tôi sẽ giết chết lần trong ký
ức của tôi. Từ đó tôi phải xin lỗi cuộc đời.- Đó là một nan đề.
Vế
thứ ba của bài thơ tác giả đem mình vào trong huyền thoại đất Trà Vinh:
Ao Bà Om
Chiều hom còn đợi
Đợi điều gì
Không hẹn chưa quen
Gió đã nói
Lời như trách móc
Tôi đã thua lần nữa
Mấy lần
Chuyện kể ngày xưa tại đất Trà vinh có xảy ra cuộc tranh tài đào ao giữa
nam và nữ. Bên nam vì ỷ lại và ham vui nên bị bên nữ lừa phải thua cuộc. Người
lảnh đạo bên nữ là bà Om bày kế múa hát cho phía đàn ông mê mẩn quên đi trách
nhiệm của mình.
Huyền
thoại nầy cũng tưởng như không liên quan gì với chủ đề “Xin Lỗi” ở trên nhưng,
đọc lời thảo luận của nhà thơ Hoài Huyền Thanh cho ta ý niệm về vế thơ nầy:
“Tình sương khói cho đời thêm mộng
mị
Được chào thua người là hạnh phúc cho
thơ”
“Chào thua” như Hoài Huyền Thanh nói hay xin lỗi cũng là một cử chỉ biểu
hiện sự thua cuộc hay sự nhân nhượng chịu là mình thua cuộc. Từ thời xa xưa
người nam đã vì sự yêu thích người nữ mà chào thua trong câu chuyện Bà Om. Ngày
nay thi nhân chờ đợi sự thua cuộc đó trong đời mình. Mặc dầu “Gió đã nói/ Lời
như trách móc” nhưng người thơ vẫn “Cảm ơn em/ Cảm ơn hết mọi người” đã nhận
của tôi một lời xin lỗi hay nói đúng hơn, nhận sự thua cuộc của tôi với em, với
hết thảy mọi người. Người đời thua cuộc thì sinh hận thù. Thi nhân thua cuộc có
khi là hạnh phúc, giống như con kén tự rúc vào cái bọc mình làm ra để thua
cuộc, và khi kén chết tức là thua cuộc thì tơ tằm đem ra làm đẹp cho đời. Những
sự thua cuộc đó chính là “Được chào thua người là hạnh phúc cho thơ”.
Ba
vế thơ trong “Xin Lỗi” tưởng như nói về ba vấn đề riêng biệt nhưng thật tình nó
liên kết nhau trong một chủ đề, lật cho người đọc thấy như bức tranh về sự
ngang trái của cuộc đời và những nan đề đặt ra cho triết lý nhân sinh như nhà
thơ Lê Hào đã thảo luận.
Tôi
nghĩ bài thơ nầy nếu thêm 1 khổ nữa thì tròn trịa biết bao
Viết về bài thơ nầy, nếu viết ngắn thì không
hết ý, chỉ nói loanh quanh mà viết dài thì mõi mắt người xem.
Xin
dùng lời cảm ơn của Vĩnh Thuyên để gởi đến mọi người nhận cho tôi một lần xin
lỗi vì sự nông cạn của mình nhưng yêu thơ Vĩnh Thuyên nên tỏ bày vài hàng thô
thiển.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 12.4.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét