Vài suy nghĩ về những tác phẩm văn học – Tạp Bút Mang Viên Long
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
Những năm gần đây, chúng ta đều dễ dàng nhận ra, nhờ kỹ thuật ấn loát tiến bộ, nhờ cuộc sống đổi thay tương đối ổn định của thời kỳ sau chiến tranh; đã có nhiều – rất nhiều, tác phẩm văn học nói riêng và sách báo các loại hình nghệ thuật nói chung, ngày càng được xuất hiện nhiều hơn! Đây có thể là tín hiệu vui cho sinh hoạt VHNT…
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Nhà văn Mang
Viên Long
Địa chỉ: 294 Ngô Gia Tự, Phường Bình Định, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định
ĐT: 01266623513
Email: mangvienlong1944@gmail.com
_____
Mang Viên Long
Địa chỉ: 294 Ngô Gia Tự, Phường Bình Định, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định
ĐT: 01266623513
Email: mangvienlong1944@gmail.com
_____
Mang Viên Long
Những
năm gần đây, chúng ta đều dễ dàng nhận ra, nhờ kỹ thuật ấn loát tiến bộ, nhờ
cuộc sống đổi thay tương đối ổn định của thời kỳ sau chiến tranh; đã có nhiều –
rất nhiều, tác phẩm văn học nói riêng và sách báo các loại hình nghệ thuật nói
chung, ngày càng được xuất hiện nhiều hơn! Đây có thể là tín hiệu vui cho sinh
hoạt VHNT…
Sự
bất ổn của đất nước, với kỹ thuật in ấn còn lạc hậu, đời sống bấp bênh, mọi
quyền tự do chưa được tôn trọng; đã phần nào giới hạn sự đóng góp cần thiết của
những tác phẩm văn học ở thế kỷ trước.Tuy vậy, trong sinh hoạt văn học của năm
tháng vừa mới đi qua, đã tốn nhiều giấy mực để phục vụ cho những mục đích ngoài
văn học, mà người cầm bút vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhận thức
chủ quan và hẹp hòi, đã bóp méo (hay cố tình uốn nắn) bản chất chính thống của
văn học; khiến cho không ít người đọc đã vô tình (và ngây thơ) bước theo lối
mòn hiểm trở, gây ảnh hường rất nguy hại cho đời sống hiện tại, vì sự vô bổ và
kích động vô nhân tính của chúng!
Vài
năm sau của thập niên 60 và thập niên 70, có một vài cây - bút - trẻ, ưa tranh luận rổn rảng, luôn đao - to
- búa - lớn; cứ xem mình là một “yếu nhân” của lịch sử, có thể “chuyển đổi”
trời đất. Những gì họ viết đã được vài
tạp chí sử dụng vì sự lợi dụng, hay vì bị đánh lừa; trong gần hai chục năm! Sau
năm 75 – chỉ chưa hết một phần năm thế kỷ, chính họ (và thời gian) đã “đốt
cháy” cuộc đời họ, và cả những tác phẩm, trong im lặng!
Nguyên nhân dễ hiểu đầu tiên, có thể do nhận
thức quá đơn giản (và hời hợt) của họ về giá trị tối thượng của văn học, sự cần
thiết của văn học trong đời sống của con người; nên đã đi sâu dần vào ngõ cụt
tăm tối, không biết lối thoát (hay không còn lối thoát?). Từ hơn hai trăm năm
trước, Ralt Walds Emerson đã có nhận định: “Đối với công chúng, hiệu quả của
một văn phẩm có thể so sánh về chiều sâu thẳm của tư tưởng. Nếu một cuốn sách
thức tỉnh tư tưởng của bạn thì hiệu quả về trí tuệ con người sẽ bao la, sâu
lắng, thường xuyên. Nếu những trang sách không chỉ dẫn cho bạn điều chi thiết
thân với đời sống; thì chúng sẽ chết ngay như đàn ruồi (…)”
Sự “biến mất” của những tác phẩm “không
chỉ dẫn cho bạn điều chi thiết thân với đời sống” là một lẽ tự nhiên, vì
không thể khác!
Một
số tác phẩm văn học trong nhiều chục năm gần đây, cũng đang dần bước vào “lối
mòn” vô bổ (và vô ích) khi đã rất xa lạ với đời sống; đã tự hào về sự kiểu
cách, lập dị, triết lý xa vời, một cách gắng gượng và chắp vá những điều vụn
vặt lỗi thời của Đông Tây. Những tác phẩm gọi là văn học ấy, đã làm “rối loạn”
mọi sinh hoạt; đã làm cho bầu trời văn học lẽ ra ngày càng trong sáng, lại có
những áng mây đen, che khuất…
Tôi
nhớ văn hào Albert Camus đã từng lên tiếng cảnh báo về thực trạng văn học như
thế trong một bài diễn văn quan trọng nhân ngày nhận giải Nobel 14 tháng 12 năm
1957: “ (…) Người nghệ sĩ không được quyền sống lẻ loi với những mơ mộng của
riêng mình, mà phải hòa mình vào cuộc sống thực tế phũ phàng chung quanh với mọi
người (…) Người nghệ sĩ nào hay diễn tả nỗi khổ nhục, cùng niềm hạnh phúc thông
thường, họ sẽ được tất cả hiểu biết, ghi nhớ (…)”. Ông đã kết luận: “Bí
quyết của một kiệt tác là làm cho bộ mặt của nhân loại thêm phong phú và khả
kính hơn. Cả ngàn trại an trí, và cửa sắt nhà tù cũng không thể làm phai mờ
được cái bằng chứng vô cùng cảm động về phẩm cách con người”.
Gần
đây, nhà thơ Adonis xứ Syria cũng đã lập lại: “ (…)Sứ mệnh của Thơ ca (và
văn học nói chung), trước sau vẫn là, làm cho cuộc sống trên trái đất nầy tốt
đẹp hơn, bớt phù phiếm, bớt khổ đau hơn (…)”.
Một
nhà báo thân quen đã có lần hỏi tôi: “Quan niệm sáng tác của anh thế nào?
Trong gần 50 năm cầm bút, anh có gì thay đổi trong những tác phẩm đã được giới
thiệu?”. Trong bài tạp bút ngắn nầy, tôi xin được trả lời (tương đối đầy
đủ) cho người bạn về quan niệm sáng tác, mà tôi đã luôn tôn trọng, theo đuổi
trong suốt cuộc đời; dầu có lúc phải trải qua nhiều thăng trầm, thử thách; bởi
nghĩ rằng = giá trị của văn học, của tác phẩm, là vĩnh cửu. Nếu có gì “thay
đổi”, thì đó chỉ là những thử nghiệm về cách diễn đạt (về hình thức) trong
sáng tạo, muốn cho điều mình giải bày được trọn vẹn và sâu sắc hơn mà thôi…
Quê nhà, Tháng 4 năm 2012
Mang Viên Long © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Bình Định ngày 30.3.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét