Ngọc Diễm bình bài thơ “Tiếng rúc chim đêm” của Phạm Ngọc Thái
Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015
Trong đêm tiếng con chim nào đó kêu xé lên, nó rúc từng hồi thảm thiết. Con chim có nỗi gì? Một tiếng kêu lẻ bóng, cô đơn giữa khoảng không vắng lặng:
Con chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó nói gì không biết?
Thông tin
liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm
Ngọc Thái
Địa chỉ: 34 ngõ 194, phố Quán Thánh Hà Nội.
ĐT: 0168 302 4194.
Email: ngocthai1948@gmail.com
_____
Địa chỉ: 34 ngõ 194, phố Quán Thánh Hà Nội.
ĐT: 0168 302 4194.
Email: ngocthai1948@gmail.com
_____
Những tối trăng ngời, dưới ánh sao khuya
Anh vẫn đắm mình về phương ấy
Những câu thơ như ngôi sao bùng
cháy
Và cuộc chia ly đã hoá cánh
buồm...
Con chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó nói gì không biết?
Chắc con mái ham nơi vui thú
khác
Đã không về. Con trống gọi suốt
đêm...
Chim gọi đàn - Anh gọi tên em
Năm tháng, nắng mưa, non ngàn, bão
tố
Có lẽ nào em không về nữa?
Để hồn anh hoang mạc, bơ vơ.
Đã xa rồi. Mùa dĩ vãng trăng
mơ…
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió
bụi
Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn
tại
Thành quách loài người em thiêu trụi
thành tro!
Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau
nữa:
Mọi giá trị vĩnh hằng, nếu có
Sẽ là gì? Khi thiếu vắng em ta!
Con chim đêm run rẩy bóng xanh
già
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại
Và tất cả đã trở thành trống trải
Sao em lại phụ bạc tình, con mái
thương yêu?
Lời bình:
Trong đêm tiếng con chim nào đó kêu xé lên,
nó rúc từng hồi thảm thiết. Con chim có nỗi gì? Một tiếng kêu lẻ bóng, cô đơn
giữa khoảng không vắng lặng:
Con
chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó
nói gì không biết?
Mới chiều chúng còn có đàn, có đôi? và nhà
thơ nào đó đã viết:
Một
tiếng chim ca sáng cả rừng
Nhưng đấy là tiếng chim chào bình minh buổi
sớm, nó đã trở thành thông lệ theo bản năng véo von của loài chim sau giấc ngủ
một đêm dài. Đằng này, Tiếng Rúc Chim Đêm là tiếng kêu phát ra từ trái tim đau
đớn của con chim:
Chim
gọi đàn - Anh gọi tên em
Năm
tháng, nắng mưa, non ngàn, bão tố
Tiếng chim gọi người yêu náo động vào trong
tâm trạng của nhà thơ. Tiếng nó khắc khoải, rền rã vượt qua cả không gian, thời
gian, năm tháng, nắng mưa, non cao, rừng rậm. Ý nói về sự sống muôn đời của con
người. Tình yêu là ánh sáng, là ý nghĩa của sự tồn tại. Ở đoạn thơ đầu, cái
tiếng rúc con chim trống như nỗi lòng cô quạnh của người con trai:
Chắc con mái ham nơi vui thú
khác
Đã
không về. Con trống gọi suốt đêm...
Cái đêm ấy không hiểu vì sao con mái không
về, hay nó đã bỏ đi theo người tình khác? Con chim đực cứ gọi, gọi mãi trong vô
vọng. Cũng nỗi lòng đó đứng trên thềm nhớ của không gian mênh mông, nhà thơ đã
nhớ về em:
Đã
xa rồi. Mùa dĩ vãng trăng mơ…
Đời
vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi
"Dĩ vãng trăng
mơ..." là mơ trong bóng trăng xưa. Tuy nói "mùa dĩ
vãng" nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc tươi đẹp đã vụt qua, còn lại trong
hoài niệm. Hai câu thơ trải ra trong đời, cuốn đi theo chiều gió. Cuộc sống
không chỉ có những năm tháng hạnh phúc của tình yêu, mà còn là một vòng cát bụi
cuộc đời. Nhà thơ khắc khoải:
Có
lẽ nào em không về nữa?
Để
hồn anh hoang mạc, bơ vơ
Bài thơ đã được tạo nên từ hai mảng màu: Từ
cõi trăng mơ đến dòng cát bụi... là một mảng "màu đời" -
Chất liệu lấy ra từ trong hiện thực của cuộc sống. Còn mảng màu thứ hai, ý thơ
nhảy vọt lên thăng hoa để bao quát cả bể thế thái nhân tình:
Bao
ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
Thành
quách loài người em thiêu trụi thành tro!
Mặt sau ý nghĩa nhân bản của tình yêu, mặc
nhiên nó phủ định cả chiến tranh, tội ác. Sự thánh thiện đã tạo lập nên đoạn
thơ này là ở lý đó, nó đâu có dừng lại chỉ ở lòng đam mê trai gái thông
thường. Nó tôn sùng sự thiêng liêng của ái tình, để sang đoạn thơ thứ tư đã
triết lý:
Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta
muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Nội chiến nước Nga để làm gì? Thế giới I,
Thế giới II và còn đe doạ cả Thế giới III nữa, để làm gì? Người trinh nữ (nói
theo hình tượng) chẳng phải là vẻ đẹp thần thánh nhất, ngôi miếu thờ thiên
đường nhất hay sao? Cuộc đời chỉ yêu, con người chỉ yêu, thế giới chỉ yêu...có
hơn không?
Mọi
giá trị vĩnh hằng, nếu có
Sẽ
là gì? Khi thiếu vắng em ta!
Không có tình yêu tất cả là vô nghĩa.
Triết lý thế đấy, đó chính là đạo của thi ca! Tôi xin phân tích tiếp về đoạn
thơ cuối cùng:
Con
chim đêm run rẩy bóng xanh già
Anh
bổi hổi một thời qua vọng lại
Và
tất cả đã trở thành trống trải
Sao
em lại phụ bạc tình, con mái thương yêu?
Con chim trống vẫn run rẩy cất tiếng kêu
rúc lên trong vòm xanh. Trên bờ bến nhân gian, tiếng gọi của con chim ấy còn
vọng mãi vào những năm tháng xa xôi vô cùng, vô tận kia. Như anh gọi em, như
chàng gọi nàng...
Có thể sau đó con chim mái đã quay về và nó
thanh minh với con chim trống rằng: Con mái nó không phụ tình! Chỉ bởi cuộc
sống ngày nay kiếm miếng ăn khó khăn quá nên đã phải đi xa rồi bị lạc, lỡ đêm
không về kịp được. Nó hờn giận với con chim trống đã không thông cảm cho nỗi
khổ nhục của nó thì thôi, lại còn buông ra những lời oán trách nghĩ xấu cho nó.
Thật là không phải lối!
Tiếng Rúc Chim Đêm là một bản tình ca, nó
đã đưa tình yêu lên tận đỉnh tháp cao xa của loài người. Vì nếu như không có
niềm đam mê tột cùng của hạnh phúc gái trai, thì chắc con người sẽ chẳng khác
nào những giống sinh linh nhung nhúc lâm vào cái cảnh bị tâm thần, loạn
trí, khắp toàn cầu sẽ phủ toàn một màu băng tang trắng.
Tình yêu - còn để con người quên vợi đi
những tâm địa độc ác. Người ta không cần đến chiến tranh, con người sẽ không
tham vọng bóc lột nhau nữa, thế giới sẽ chỉ vang lên tiếng gọi của hoà
bình. Đó cũng chính là linh hồn, ý tưởng chân dung của bài thơ "Tiếng rúc
chim đêm" này.
(Trích trong mục "Thế giới thi ca Phạm Ngọc Thái
với lời bình của nhiều tác giả" tr.282-286)
Phạm Ngọc Thái gửi đăng.
©
Tác giả giữ bản quyền. . Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 31.01.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét