Lắng đọng mùa xuân – Tạp văn của Bùi Nguyệt (Chemnitz, CHLB Đức)
Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015
Mấy hôm nay, tuyết đã rải khắp mặt đường và phủ trắng những mái nhà, ôm trên những cành cây, khoác lên một màu trắng long lanh, tạo nên một bức tranh lập thể với nhiều dáng hình kỳ thú tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người. Đi dưới hàng cây trên cành tuyết phủ ta có cảm giác thảo mộc cũng đang run lên trong giá lạnh, cũng khao khát trông chờ hơi ấm của vầng dương; như chúng tôi khát thèm màu nắng của quê hương. Ở nơi đây, chúng tôi vẫn nói vui với nhau: “Thấy tuyết là biết Tết về”
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Bùi Nguyệt
Quê quán: Hà Nội
Định cư tại: CHLB Đức
Hôi Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
homthu. bimbenbon@yahoo.de
_______
Quê quán: Hà Nội
Định cư tại: CHLB Đức
Hôi Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
homthu. bimbenbon@yahoo.de
_______
Mấy
hôm nay, tuyết đã rải khắp mặt đường và phủ trắng những mái nhà, ôm trên những
cành cây, khoác lên một màu trắng long lanh, tạo nên một bức tranh lập thể với
nhiều dáng hình kỳ thú tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người. Đi dưới hàng cây
trên cành tuyết phủ ta có cảm giác thảo mộc cũng đang run lên trong giá lạnh,
cũng khao khát trông chờ hơi ấm của vầng dương; như chúng tôi khát thèm màu
nắng của quê hương. Ở nơi đây, chúng tôi vẫn nói vui với nhau: “Thấy tuyết là
biết Tết về”
Khi
xuân về, những người xa quê chúng tôi, càng cồn cào nỗi nhớ thành phố, xóm
làng, cây đa, giếng nước, sân đình. Thông thường, những năm trước, sau
Noen tôi lại bay về Hà Nội để đón Tết với gia đình. Nghe các em tôi
nói lại: Vào dịp này, từng ngày, mẹ tôi hay ngóng đợi. Mỗi khi thấy máy
bay bay qua, mẹ tôi thường hay nói với em gái tôi:" không biết chị con có
về trong chuyến bay này không"? Rồi mẹ tôi tự đi mua những thức ăn mà tôi
ưa thích. Ngày nào nắng to, mẹ lại dở ra giặt giũ phơi cho thơm mùi nắng bộ
quần áo dài của tôi để về đi chúc tết họ hàng. Những thói quen của mẹ ngày
trước đã in sâu trong tiềm thức của tôi- một người con xa quê đang nhớ về
gia đình da diết. Đúng như mấy câu thơ của anh bạn đồng hương với tôi
đã viết:
Tết đến nhớ quê cháy cả long
Nhớ làn gió bấc cuối mùa đông
Nhớ sợi mưa phùn bay lất phất
Nhớ cảnh đào tươi dưới nắng hồng
Đó
là mấy câu thơ từ hồi chúng tôi mới đăt chân lên nước Đức, cũng là cái Tết đầu
tiên chúng tôi phải nếm cảnh tha hương nơi quê người, đất khách. Quả thực, mấy
câu này chẳng lấy gì hay cho lắm, mà sao tôi cứ nhớ hoài,nhớ mãi. Có lẽ,
nó thể hiện rất thật tâm trạng của chúng tôi, khi Tết đến, xuân về
Thế
là một năm lại đi qua, thời gian phải rời xa quê cha đất tổ của chúng tôi lại
cộng thêm cùng với tuổi đời. Ôi! Một năm - thời gian không nhiều nhưng cũng đủ
để lắng đọng những gì ta đã gặt hái, trải nghiệm về hai thế cực vui, buồn; Đó
là khổ đau và hạnh phúc. Đức Phật đã nói: “ Đời là bể khổ” bởi thế nên “Nhà
giàu cũng khóc” đấy thôi! Còn hạnh phúc thì muôn hình vạn trạng. Nhìn một bông
hoa đẹp, nhận một tin nhắn vui, làm được bài thơ hay... và khi lòng chúng ta
muốn cất cánh bay lên thì đó là hạnh phúc. Với chúng tôi, hạnh phúc tuyệt vời
nhất vẫn là những ngày được đón Tết, mừng xuân ở quê hương.
Nhớ
lại những ngày giáp Tết ở quê nhà, nhóm bạn học xưa chúng tôi lại tổ chức đi
vào vườn đào Nhật Tân ngắm cảnh. Những nụ đào chúm chím, như bẽn lẽn, e thẹn
trước bao con mắt của khách tới nhà vườn. Lại có lúc, chúng tôi rủ nhau đi chợ
hoa họp ở phố Hàng Lược để ngắm đa sắc màu của hoa xuân và cảnh nhộn nhịp của
dòng người đi sắm Tết
Những
cành đào Hà Nội, mai Sài Gòn rực rỡ trong se lạnh và rộn ràng dưới nắng vàng để
khoe sắc. Xuân đã về trên quê hương làm sáng bừng ánh mắt long lanh trên từng
khuôn mặt trẻ trung, e ấp nụ cười của những lứa đôi ngập tràn hạnh phúc.
Ngày
tết ở nơi đây, dưới trời Tây, chúng tôi không có mai vàng đào thắm, chỉ có
thông xanh cùng tuyết trắng, nhưng trên ban thờ ở mỗi gia đình người Việt cũng
có hoa đào hoặc hoa mai, có khi đó chỉ là hoa giả nhưng bản sắc dân tộc thì rất
thật - thật như bánh chưng, bánh tét dâng lên thờ cúng ông bà của những người
con lúc nào cũng hướng về quê cha đất tổ, lưu giữ dòng chảy văn hóa Việt Nam
mãi mãi trường tồn trong trái tim những người xa xứ.
Những
ngày này, các hội đoàn và Đại sứ quán đều tổ chức họp mặt đón xuân, để cộng
đồng người Việt chúng tôi xa xôi xích lại thêm gần, thương yêu, đoàn kết nhiều
hơn, để ai cũng tự hào và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn bản
sắc dân tộc, đồng thời góp phần tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống của
đất nước đến các bạn bè trên thế giới.
Trong
những ngày lễ Tết và những ngày hội đoàn tổ chức sinh hoạt cộng
đồng, tất cả các chị em chúng tôi hầu như đều mặc áo dài truyền thống. Chính
những tà áo dài này đã tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, dịu dàng của những
dáng lưng thon, trong mắt bạn bè ở trên đất nước sở tại và thế hệ con cháu
chúng tôi. Làn điệu dân ca quan họ trong trang phục truyền thống của liền anh,
liền chị hòa cùng tiếng trống hội khai xuân đã để lại những ấn tượng tốt đẹp
của ngày Tết Nguyên đán cổ truyền thuần Việt dưới trời Âu...
Nhìn
các cháu thế hệ thứ hai ở nơi đây thể hiện màn trình diễn thời trang áo dài,
trong lòng tôi chợt ngân lên lời bài hát “Một thoáng quê hương” của
tác giả Thanh Tùng
"Đẹp xiết bao quê hương cho
ta chiếc áo nhiệm mầu
Dù ở đâu paris, London hay ở những
miền xa
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi!”
Tiếng
pháo hoa đón chào Năm mới đã vút lên vang trời, hòa với niềm vui của chúng tôi
đang dạo lên những bản nhạc trong lòng lắng đọng những mùa xuân.
Xuân Ất Mùi -2015
Chemnitz, CHLB Đức
Bùi Nguyệt© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Chemnitz, CHLB Đức ngày 14.02.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét