61 năm qua rồi cái tết – Tạp văn Huy Uyên (Đà Nẵng)
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
Hai mươi tám Tết Ất Mùi đón đoàn CCB thuộc Trung đoàn 27 TQLC/HK về thăm lại chiến trường xưa ở sân bay Đà Nẳng rồi đưa thẳng về thôn Mỹ Lai 4 ở Quảng Ngãi. Nơi xảy ra cuộc thảm sát 504 thường dân vô tội gồm những cụ già, phụ nữ và em bé vào ngày 16-3-1968 do Trung úy William Calley thuộc Trung đội 1, Đại đội Charlie (Đại úy Ernest Medina), Lử đoàn 11, Sư đoàn 23 đóng quân ở căn cứ Chu Lai chỉ huy lục tìm nơi ẩn nấp của Tiểu đoàn 48/VC địa phương Sơn Mĩ.
Thông tin cá
nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Huy Uyên
Tên thật Lê Sinh
Địa chỉ: 112/51 Trần cao Vân TP. Đà Nẵng, Vietnam.
ĐT: 0903583673
Email: lesinh.lesinh@yahoo.com
_____
Tên thật Lê Sinh
Địa chỉ: 112/51 Trần cao Vân TP. Đà Nẵng, Vietnam.
ĐT: 0903583673
Email: lesinh.lesinh@yahoo.com
_____
Hai
mươi tám Tết Ất Mùi đón đoàn CCB thuộc Trung đoàn 27 TQLC/HK về thăm lại chiến trường
xưa ở sân bay Đà Nẳng rồi đưa thẳng về thôn Mỹ Lai 4 ở Quảng Ngãi. Nơi xảy ra
cuộc thảm sát 504 thường dân vô tội gồm những cụ già, phụ nữ và em bé vào ngày
16-3-1968 do Trung úy William Calley thuộc Trung đội 1, Đại đội Charlie (Đại úy
Ernest Medina), Lử đoàn 11, Sư đoàn 23 đóng quân ở căn cứ Chu Lai chỉ huy lục
tìm nơi ẩn nấp của Tiểu đoàn 48/VC địa phương Sơn Mĩ.
Tour Tết quá buồn cho cả đoàn CCB này khi họ đích thân xem lại phim và
hình ảnh các cuộc thảm sát năm xưa và thưc địa sau đó các hiện vật hiện cảnh
bên ngoài mặt trận xưa. Tuy họ không phải là đám lính bộ binh này mà họ khác
binh chủng .Nhưng thực sự ra họ là tất cả các người lính-xâm-lược đến từ Mĩ vào
những năm 1965. Họ cay mắt thốt lên khi nhìn những bà mẹ già bị trúng đạn ôm
bụng máu đầy người vẫn vòng tay che chở các cháu trẻ thơ của mình, những ánh
mắt căm hờn của đám đàn bà con gái, thiếu nhi nhìn chòng chọc vào lính Mĩ trên
tay súng đạn trước khi bóp cò giết chết bọn họ. Lại nữa những cụ già ẩn núp
dưới hầm tránh đạn bị bọn Mĩ lôi lên nã đạn vào đầu, những phụ nữ quê mùa bị
lột quần hãm hiếp dã man rồi bắn chết sau đó. Những mái nhà tranh nghèo khó lửa
thiêu rụi với những ánh mắt nhìn đau đớn: cuối cùng dân làng vẫn phải dãy chết
trước họng súng của giặc thù.
Những người lính bộ binh của sư đoàn 23 Hoa Kỳ bây giờ ở nơi đâu có còn
sót lại một chút lương tâm ân hận khi tuổi đã về già. Hay trên ngực vẫn lấp
lánh những chiếc huy chương còn dính máu của dân làng thôn Mĩ Lai 4.
Đoàn CCB/TQLC/HK tụ tập chung quanh tượng đài tưởng niệm Mĩ Lai, đứng im
cầu khẩn (một điều gì) khi đã 47 năm đi qua trong đời mỗi người, sau đó họ thắp
những nén hương khói nhang nghi ngút. Ngày ấy cũng trong dịp Tết gần kề mà
người dân làng lại bỏ đi không một lời trăng trối cho đến mãi bây giờ.
Xe
lai đưa đoàn về Đà Nẳng, ngày thứ hai đoàn đi thăm những đìa danh trận địa ngày
xưa mà họ tham chiến. Đầu tiên họ lên đồi 55, căn cứ của Trung đoàn 27 sau
Trung đoàn 1, tên địa phương là Bồ Bồ (quê của ông N.B.Thanh vừa mới mất). Đứng
trên đồi nhìn về phía đồng ruộng xa xa những bầy cò trắng đang đậu tìm kiếm
thức ăn, những lũy tre làng xanh um như ngày xưa cũ nơi họ đã thường cầm súng
bắn về về phía quân địch. Trên đồi bây giờ chỉ còn lại những đám cỏ trơ trụi
thỉnh thoảng đan xen vài chiếc bao cát đã bạc màu xơ rách, dấu tích sót lại của
một căn cứ cũ. Phía trước là tượng đài của phía Việt Nam dựng lại để truy niệm
trận chiến vào thời kỳ chống Pháp và những đồi sim đầy trái. Xe tiếp tục lên An
Hòa, Nông Sơn căn cứ của Trung đoàn 5, nơi xảy ra những cuộc đọ súng ác liệt
với mặt trận 4 Quảng Đà, sau nữa lên núi Quế, Trung đoàn 7 đóng ở Hương An, Quế
Sơn sắt máu đỏ hòa cùng dòng sông Kỳ Lam trong xanh ngày ấy.
Hôm
sau đoàn đi DMZ, nơi xảy ra những trận ác liệt ở khu giới tuyến, Gio Linh và
Trung Lương. Đi ngang Huế đoàn dừng lại bên kinh thành Huế với trận Mậu Thân
đẫm máu dằng co của SĐI/TQLC/HK (không kể một phần hổ trợ của Sư đoàn 101 nhảy
dù HK) với quân chính quy Bắc Việt 25 ngày đêm khốc liệt lấy lại từ tay địch.
Ở
Quảng Trị đoàn ghé những địa danh đẫm máu Dốc Miếu, Cồn Tiên rồi Bến Hải, Hiền Lương
nơi tranh nhau từng giọt máu tấc đất vào những tháng cuối năm 1965. Đoàn ngược
lên đường 9 Nam Lào qua Đông Hà (nơi bản doanh của SĐ3/TQLC/HK) Cam Lộ với đỉnh
Rockpile, sông Dakrong và cuối cùng là Căn cứ chết người Khe Sanh, sân bay Tà
Cơn chôn không biết bao nhiêu người lính TQLC/HK năm xưa (áng chừng 500) trong
vùng Hỏa, vĩ tuyến 17 chia đôi lảnh thổ Nam, Bắc. Sau khi thăm hai đồi 881 nam,
881 bắc đoàn cũng ghé qua căn cứ hỏa lực biệt kích Làng Vây trên đường đến cửa
khẩu Lao Bão.
50
năm những ngày đổ bộ và đóng quân đã lùi vào ký-ức của người lính từ hai phía: hai
triệu VC đã sinh bắc tử nam. hơn 55.000 quân MĨ đã gởi xác lại chiến trương VN
từ năm 1965 đến 1973 không kể triệu binh sĩ VNCH đã chết thế là quá đủ cho cuộc
chiến vô nghĩa từ các phía, còn chăng sự suy nghĩ vô nghĩa kéo dài đến mãi năm
2015 vẫn âm thầm rĩ máu thắp lửa đau đớn trong mỗi người đã từng tham chiến.
61
năm kể từ 1954 căm hận chia đôi đến hôm nay có còn được gì hay chỉ là những
dành giựt cho mưu đồ cá nhân hay tập thể lảnh đạo cầm quyên, còn chăng sau
những xác người đã chôn vùi bây giờ Tết Ất Mùi, 2015 vẫn chia đôi lòng người
cho dù đất nước đã thống nhất (hòa bình?) đã 40 năm kể từ khi miền Nam gảy súng
năm 1975 sau khi quân đội Hoa Kỳ hổ thẹn, tủi nhục rút về nước năm 1973. Đa số
bọn này đều đã chết và không còn gì cả ngoài một nấm mồ oan nghiệt để lại trong
đời!
(cựu Trung-sĩ 1/TDV/SĐI/TQLC/HK/1967-1973)
Lê Sinh
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.Đà Nẵng ngày 24.02.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanVietNet Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét